Hôm nay,  

Sáu Năm Mài Đũng Quần

16/08/200900:00:00(Xem: 248802)

Sáu Năm Mài Đũng Quần

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2699-16208772- vb881609

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là chuyện thời đi học tại Mỹ.

***
Tính tổng cộng thì từ khi tôi quyết định đi học lại khi đặt chân lên đất Mỹ là khoảng trên sáu năm. Đi học lại là tâm nguyện của tôi khi còn bị tù trong các trại cải tạo tròm trèm hết mười năm. Trong những năm trời bị đày đọa, bầm dập đó tôi luôn nhớ đến lời má tôi vẫn thường khuyên bảo tôi. "Ba má không có của cải gì để lại cho con ngoài việc cho con một gia tài kiến thức mà không ai lấy mất của con được." Những lời nhắn nhủ đó vẫn còn văng vẳng bên tai tôi cho đến ngày hôm nay.
Ngay năm đầu tới Mỹ tôi nhờ Nhân, anh bạn trẻ cùng chung ở đảo giúp đỡ ghi danh và hai anh em ngày ngày chở nhau đi học ở trường đại học cộng đồng gần nơi ở. Nhờ có vốn Anh văn khá nên tôi không phải theo học lớp ESL, lớp Anh ngữ dành cho đa số ngươi tỵ nạn, mà lấy mấy lớp có tính credits trong chương trình học 2 năm.
Ngày thường thì đi học, cuối tuần hai anh em lại chở nhau đi làm vườn cắt cỏ để kiếm tiền trả tiền thuê phòng, chưa lúc nào tôi lại thấy mình được hạnh phúc như vầy. Vừa được sống lại cuộc đời sinh viên vừa thực hiện được ước mơ tưởng như không bao giờ có được ở tuổi lúc đó đã trên bốn mươi. Ngày ngày đeo ba lô đầy sách vở đến trường, được ngồi học với tiền trợ cấp của chính phủ sống lại cuộc đời"sách đèn"tôi thấy như mình được hồi sinh.
Những lúc vùi đầu vào sách vở cho những kỳ thi cuối học kỳ, những lần gục đầu ngủ trên cuốn sách tại bàn thư viện vì mệt mỏi đến khi thức dậy thấy chỉ còn mình mình! những giây phút sung sướng khi được điểm cao hay những lần "quê xệ" vì bị bắt đang copy bài của người ngồi kế. Tất cả những hương vị và chất liệu này của đời đi học tôi đều được có dịp hưởng và sống lại. Chẳng những thế mà tôi còn thực sự mài lủng đáy quần của mình ở ghế nhà trường nữa!
Số là tôi hay  mặc cái quần ka ki màu cứt ngựa để đi học cho... đỡ phải giặt vậy mà (xin lỗi các bạn!) đáy quần bị lủng hồi nào tôi không hay. Hôm cuối tuần một bữa nọ tôi được mời đi ăn cưới con của một người bạn thân ở nhà hàng. Thứ nhất vì là chỗ thân tình, kế đến lúc đó tôi chẳng có được một bộ vét nào nên mặc đại cái quần kaki đó mà đi dự lễ ở nhà hàng. Tới chừng tiệc xong khi ra xe  anh bạn mới khều tôi nói nhỏ là "quần của mày bị lủng đáy đó nhe!" tôi quê không biết chỗ nào mà nói.


Sau khi học xong hai năm tôi quyết định chuyển trường qua đại học của tiểu bang để học hai năm nữa. Trường đại học tiểu bang tên là Evergreen nổi danh là một trường "cấp tiến" ở miền Tây Bắc nước Mỹ. Ngoài những phá lệ truyền thống của các đại học khác như chấm điểm sinh viên theo hạng A, B, C vân vân, thì các giáo sư trường này chỉ nhận xét, đánh giá theo lời tự phê bình khả năng học của sinh viên mà cho "đậu"hay "rớt". Còn sinh viên thì thuộc loại sống theo dân hippies của  thập niên sáu mươi, ăn mặc kỳ lạ, xỏ lỗ tai, lỗ mũi, nhuộm tóc đủ màu.
Thời điểm đó mà trường đã có những môn học rất lạ như các vấn đề về môi trường, về văn minh văn hóa các quốc gia trên thế giới, về người Da đỏ... Các giáo sư chia sinh viên trong lớp của mình ra nhóm để họ tự thảo luận đề tài học rồi trình bày cho cả lớp và giáo sư nghe lập luận, ý kiến của mình. Tôi rất là bỡ ngỡ khi chuyển sang trường này, cả năm sau mới làm quen được với lối học ở đây. Trong khi học tôi được làm work study trong phòng phim ảnh và âm thanh thuộc thư viện nhà trường.
Mài đũng quần tiếp hơn hai năm nữa tôi mới tốt nghiệp. Ngành của tôi học rất khó tìm việc toàn thời gian ở tiểu bang tôi sống. Sau một thời gian làm trợ huấn cho trường dạy cho trẻ em Da đỏ tôi lại ghi danh học tiếp cao học.
Thật ra sau bốn năm trời đi học tôi bắt đầu mỏi mệt nhưng vì thôi thúc bởi ý chí nên tôi cố đi cho hết đoạn đường. Sống chật vật lại ít có tiền gởi về giúp đỡ nhà, đoạn đường còn dài tới hai năm chưa biết sẽ ra sao tôi thấy thật đầy căng thẳng.
Tuy nhiên có đi thì sẽ tới. Ngày tôi ra trường tôi cài một ảnh nhỏ của má tôi được đính vào một nút tròn trên ngực áo để nhớ đến lòng mong muốn của má tôi ngày nào mà nay tôi đã thực hiện được. Khi được gọi tên lên nhận bằng tôi thấy người mình lâng lâng nhẹ nhỏm. Trong bộ áo tốt nghiệp tôi đi xuống chỗ ngồi qua hàng ghế đầy chật thân nhân của sinh viên tốt nghiệp tôi thấy như có má tôi mỉm cười ở nơi nào đó trên cao.
Tôi mất rất nhiều cơ hội làm việc để kiếm ra tiền như các bạn khác trong sáu năm trường tôi bỏ ra nơi chốn học đường nhưng tôi rất lấy làm mãn nguyện vì đã thực hiện được ước mơ của đời mình và nhất là đã không làm phụ lòng của ba má tôi đạt kỳ vọng vào tôi. Tôi không hối tiếc chút nào với quyết định trở lại miệt mài nơi ghế nhà trường của mình vì:
Sáu năm đó con nhớ lời dạy dỗ
Để không làm phụ lòng ba má đã hy sinh
Cho con được có ngày ngẩng mặt./.
TRƯƠNG TẤN THÀNH, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến