Hôm nay,  

Tượng Phật Gẫy

08/08/200900:00:00(Xem: 103686)

Tượng Phật Gẫy

Tác giả: Long Châu
Bài số 297-16208766- vb780809

Tác giả tên thật Phan Kỳ Long, cho biết ông vượt biên sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm công việc của một  kỹ sư điện toán tại tiểu bang Oregon. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001 với 5 bài viết ký tên thật. Sau đó tiếp tục viết với bút hiệu mới là Long Châu và từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2006.  Bài viết mới kể về cái duyên của tác giả khi tình cờ được quy y với Hoà Thượng Thích Thanh Từ.

*
Thật tình cờ, tôi được diện kiến vị thiền sư trụ trì thiền viện Trúc Lâm, học hỏi làm đệ tử của Phật Giáo Thiền Tông Việt Nam.
Buổi sáng hôm đó, chuyến lên thăm Đà Lạt và thiền viện không định trước, người anh họ vào phòng trị sự, hỏi xin vấn đề quy y cho tôi, nhưng các thầy cho hay, điều đó không thể thực hiện được, bởi lẻ, thiền viện chỉ tổ chức quy y vào dịp lễ lớn, hay phải có đông người, mới tổ chức được, thiền viện không thể, không bao giờ làm lễ quy y cho một cá nhân. Tôi nhận thấy điều đó cũng hợp lý, nghĩ chắc mình chưa có duyên, thôi đành để dịp khác vậy.
Chân bước, hướng về bậc tam cấp xuống khỏi thiền viện, chợt một thầy còn khá trẻ, rão bước theo.
-Thưa, thí chủ từ xa đến muốn thọ giới quy y phải không"
Tôi hơi ngạc nhiên.
-Dạ thưa thầy đúng, nhưng con nghe nói không được, chắc xin để dịp khác con lên.
-Đúng rồi, thông lệ là không được, nhưng thày trụ trì, có nhờ tôi nhắn với thí chủ, nếu thực lòng muốn quy y, quy nhận làm đệ tử Thiền Tông, trở lại vào sáng thứ Tư, đúng 9 giờ.
Hôm ấy mới thứ Hai, nhưng vé máy bay tôi mua, phải trở lại Sài Gòn tối thứ Ba, thực lòng cũng không mặn nồng lắm với chuyện "quy y", tôi còn ngẫm nghĩ phân vân, thằng anh họ khuyên.
-Hữu duyên lắm đó, mấy khi được chính thầy trụ trì làm lễ quy y cho, mình đổi vé máy bay lại, về SG tối Thứ Tư cũng được.
Buổi sáng thứ Tư trở lại, sau khi thụ giới quy y xong, thiền sư đặt cho pháp danh "Tâm Chánh Kiến", tôi vào đàm đạo với thầy một lát. Bao nhiêu thắc mắc về Phật Pháp, tôi đưa ra hết, thầy giải thích từng chi tiết, tỉ mỉ, từ "chân lý" đến cách "hành thiền tông", nghe đến đâu, trí mở đến đó, như những điều đã nằm sâu trong tiềm thức từ lâu lắm, tôi nhận ra, một đạo Phật thật thâm sâu, bấy lâu, tôi chẳng hiểu gì nhiều, không chỉ đơn giản vào chùa tụng kinh, cầu xin Phật Trời ban phước...
Học đạo với Phật Giáo Thiền Tông VN, vở ra nhiều điều mới đối với riêng tôi. Đạo Phật không đơn giản là đến chùa, tụng kinh, cúng dường, cầu nguyện, xin Phật ban an lành, giàu sang, hạnh phúc. Giờ tôi mới biết đó là cách hiểu sai lệch về đạo Phật, giống như một sự đổi trác, cúng dường để chỉ xin đấng quyền năng ban phát điều thuận lợi cho mình.
Phật không ở đâu xa, mầm giải thoát đã có sẳn trong mỗi người chúng ta, vì nghiệp mê che lấp bao đời, nay phải tốn công phu tu tập để tìm lại, rọi sáng, để mỗi chúng sanh sẽ là "một vị Phật tương lai".
Phật Giáo có lẽ khởi đầu từ ba câu hỏi nghi vấn nơi người thái tử tên Tất Đạt Đa "con người từ đâu đến" sau khi chết con người đi về đâu" làm sao thoát khỏi sinh tử"", sau 49 ngày nhập định, đức Phật đắc đạo, người nhìn thấy vô số kiếp tiền thân của mình, rồi thấy cả chúng sanh chen nhau, đi vào sáu đường luân hồi do nghiệp dẫn, ngài ngộ ra chân lý giải thoát đau khổ cho loài người.
Theo đức Phật, con người có nhiều kiếp tái sanh luân hồi trên cõi ta bà này, vì u mê, vô minh, mãi miết tạo nghiệp, tiếp tục trầm luân đầu thai trở lại cõi ta bà, để hưởng nghiệp (nghiệp lành), và để trả nghiệp (nghiệp dữ).
Đức Phật chỉ dạy chúng sanh tạo nhân lành, để luân hồi trở lại được một đời sau tốt hơn, nhưng cứu cánh giải thoát cuối cùng không chỉ là "đạt được một đời sống tốt hơn ở những kiếp luân hồi, mà chính là "GIẢI THOÁT SINH TỬ", vì Đức Phật tin rằng, hễ còn mang thân mạng người, còn chịu nhiều đau khổ, bất kể chúng sanh giàu sanh, danh vọng, bởi "Sinh, Lão, Bệnh, Tử" không chừa một ai, một Michael Jackson lừng danh, giàu sang, cũng không thoát nổi cuộc sống nhiều phiền muộn, rồi mất đi ở tuổi 50. Ngưới thán rằng "nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển đại dương!".
Làm sao để "thoát khỏi sanh tử"" hòa thượng dẫn giải, nếu không còn nghiệp quả nữa, thì không phải trở lại cõi ta bà này để trả, thì không còn sanh tử. Phải đoạn bỏ nghiệp, dù là nghiệp lành hay dữ.
Khi tôi hỏi "Làm sao để đoạn nghiệp", hòa thượng giải thích:
"Chúng ta tu để đi tới chỗ vô niệm, tức là nhất tâm. Thể vô niệm đó không có tướng mạo nên nói "bản lai vô nhất vật". Tâm vô niệm không dính mắc đến "sáu" trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), giữ được như thế là gốc của sự tu. Như vậy trên đường tu, tất cả tăng ni, Phật tử muốn đi tới giác ngộ, thoát ly sanh tử thì phải cố gắng thực hiện được đến chỗ cuối cùng, đó là nhận lại bản tánh xưa nay không một vật của mình!" 
Mong gặp lại thầy, để được tận mặt chỉ dạy lần nữa, không biết còn có duyên này hay không"
Hòa thượng dẫn giải thêm bằng một pháp thoại.
"Ngài Anan bạch với Phật:
-Bạch Thế Tôn, cái gì là cội gốc của sanh tử, cái gì là cội gốc của Niết Bàn"
-Này Anan, cội gốc của sanh tử là sáu căn của ông, cội gốc của Niết Bàn cũng là sáu căn của ông"


"Sáu căn" đây là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sử dụng sáu căn thế nào để được thoát ly sinh tử, hoặc chìm trong trầm luân sinh tử" Mắt đuổi theo sắc, dính với sắc nên bị nó dẫn dắt, lôi kéo. Lưỡi nếm thức ăn ngon, ta thấy thích, thức ăn không ngon, ta thấy bực, do đó thay vì ăn để sống, chúng ta lại ăn để phiền não, mà phiền não chính là cội gốc dẫn đi trong trầm luân sinh tử"...
Rõ ràng theo Phật Giáo Thiền Tông, dưới sự dẫn giải của hòa thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ:  nếu bằng bất cứ cách tu học nào, chúng ta đạt được "Sáu căn" không còn nhiễm "Sáu trần", kết quả đạt được chính là đoạn tuyệt được đường sanh tử! phương cách giải thoát viết cô đọng chỉ một dòng ngắn ngủi, nhưng chư Phật, bồ tát mất bao nhiêu vạn kiếp để đạt được.
Đạo Phật là đạo của Tự Do, Phật nói rõ, "nhân quả, luân hồi..." không phải do người phát minh ra, chân lý đó tồn tại từ trước khi Phật giáng sanh, và sẽ tồn tại sau khi Phật nhập niết bàn, Phật chỉ là đấng giác ngộ, thấy được sự thật, chỉ ra chân lý cho chúng sanh, nhưng không bắt chúng sanh phải theo, chư Phật Bồ Tát, chỉ tùy duyên mà hóa độ, giúp đỡ.
Tôi có người bạn, cùng là Phật Tử thuần hành, tu theo pháp môn Thiền Tông của Hòa Thượng Thích Thanh Từ nhưng thích tu 50% thôi, nghe cũng hợp lý:
-Tao không cần tu đến được đoạt tuyệt sinh tử, tao chỉ tu để được đời sau tốt hơn, thử nghĩ "Sinh Lão Bệnh Tử" dù đau khổ, không vui, nhưng cũng là chứng nghiệm lý thú của đời người. Cuộc đời con người dù nhiều đau khổ hơn hạnh phúc, nhưng cũng thú vị lắm, "Vô Sanh" để làm gì" buồn lắm.
-Phật có dạy "thân người khó đặng, Phật Pháp khó nghe", có chắc gì kiếp sau, mày còn được kiếp làm người" năm nay, mày hơn 40 tuổi, có bao giờ mày bị bệnh trầm kha, đau đớn lâu ngày chưa"
-Chưa!
-Rôi "Vô Sanh" nhờ Sáu Căn không còn nhiễm Sáu Trần, làm gì còn biết "buồn" cha (cười)
Nhân sinh đang có cuộc sống ấm no, giàu sang, vợ đẹp, con khôn, nay nghe bàn đến chuyện tu giải thoát quả là không dễ dàng: tại sao phải "giải thoát" cuộc đời đang quá sung sướng hiện tại" thật ra, quỷ vô thường của Bệnh Tử không chừa một ai, không ai biết điều gì sẽ xẩy ra cho mình ngày mai...từ đây ngộ ra, người khổ nghèo của thế gian, đôi khi lại có nhân duyên mãnh lực hơn với việc tu hành dứt bỏ căn nghiệp. Người thái tử năm xưa, dám từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý, đi vào con đường chông gai, tu hành giác ngộ đạo pháp, quả là nhân duyên của người quá bao la...
"Phật Pháp khó nghe", khó mà tin cho được những điều mà đời phàm tục của chúng ta chưa từng trãi nghiệm, nào là kiếp luân hồi, tái sanh, nhân quả, nghiệp thức....tuy nhiên, tôi nhận ra một điều quan trọng, nếu mỗi con người trên thế gian, thành công được phần nào "Sáu căn không nhiễm Sáu trần", thành công được phần nào việc giữ Ngũ Giới (Không Sát Sanh, Không Tà Dâm, Không Trộm Cắp, Không Nói Dối, Không Uống Rượu), thế gian này cũng vơi bớt nhiều lắm rồi những đau khổ, bất hạnh, không cần đợi chi đến kiếp sau, mù xa, diệu vợi....đây mới chính là mục tiêu duy nhất của tất cả tôn giáo trên thế gian này. Rồi "Sáu căn không nhiễm Sáu Trần", điều kỳ diệu này, bỏ qua đi đạo lý thâm sâu của tu hành giải thoát sanh tử xa xôi, tôi nhận ra, nếu chỉ thực hiện được điều này, dù chỉ một phần, dù ít hay nhiều, con người đã tự cứu mình, thoát được bao phiền não của cuộc sống căng thẳng thần kinh, stress là nguyên nhân của biết bao nhiêu bệnh tật hiểm nghèo. Độc đáo thay, giáo lý Phật pháp!
Tôi cảm ơn thiền sư đã bỏ công ra làm lễ quy y riêng cho tôi, thầy cho hay, đã cảm nhận được sự đến của tôi, trong thiền định từ ngày trước, như thầy thường cảm nhận, đối với các phật tử thành tâm cầu học đạo Pháp. Thầy còn nói thêm, nếu không giúp lần này, có lẽ tôi sẽ không bao giờ có dịp tìm lại được đạo pháp, duyên nghiệp có lẽ đã bắt nguồn từ nhiều kiếp. Thầy khuyên tiếp tục cố gắng tu học "Phước Huệ Song Tu" để tự giúp mình, giúp người. Khoảng khắc đó, lòng tôi chợt chùng xuống, hình dung ra một kiếp đời, không còn nhân-nghiệp để nhận-trả của chính mình...
Thầy cho tôi một tượng Phật nhỏ làm kỷ niệm, rồi đột nhiên, đứng phắt lên quay vào trong, không có vẻ gì "lịch sự-tạm biệt" của đời thường.
-Thôi đủ rồi, đến giờ thầy bận.
Khi về đến Mỹ, tôi mới hay tượng Phật nhỏ thầy cho, chắc do va chạm lúc bỏ vào vali, bị gẫy hết một cánh tay, tôi định gắn vào xe, nhưng thôi, vì tượng Phật trông kỳ quá, bà xã còn phàn nàn "tượng Phật gì gãy hết một tay, xui chết!"
Trong cú phone gọi về thăm VN, tôi nhờ thằng anh họ, nếu có dịp lên chơi thiền viện, thỉnh cho tôi một tượng Phật khác, đẹp đẽ đàng hoàng. Thời may, hôm tết, hắn lên vấn an thiền sư, vừa xuất viện vì bệnh tim, thầy nghe hắn nói, với tay lên tủ, gởi liền cho tôi một tượng Phật khác.
Một người bạn về VN chơi tết, đem sang cho tôi. Tôi vui lắm, háo hức mở hộp quà của vị thầy, nhưng...tượng Phật này lại gẫy hết các ngón tay!
Tôi quá đỗi bực mình, gọi hỏi thằng anh họ.
-Tại sao gởi người ta, không coi chừng, để tượng Phật này lại gẫy hết các ngón tay"
Thằng anh ôn tồn phân trần:
-Hôm thầy đưa, đã thấy các ngón tay gẫy, có hỏi xin đổi lại liền, nhưng thầy lại nói "Cứ đưa cho Tâm Chánh Kiến tượng Phật gẫy này!"
Long Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến