Hôm nay,  

Nhập Gia Tuỳ Tục

29/07/200900:00:00(Xem: 113811)

Nhập Gia Tuỳ Tục

Tác giả: Tô Vũ
Bài số 288-16208757- vb472909

Tác giả là một vị cao niên tuổi “thất thập, cư dân vùng L:ittle Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể chuyện chăm sóc vị thân sinh của ông khi cụ ông đã qua tuổi 93. Bài viết kể về sự khó khăn, khi thu xếp gửi cụ ông vào một nursing home vùng Little Saigon.

***

Cái té thứ nhất làm Ba tôi sợ nên sau đó ông ít chịu đi bộ một mình. Thường thì ông hay rủ tôi cùng đi bộ với ông vào mỗi buổi sáng. Nhưng vì ông đi quá chậm đôi khi tôi không chờ được nên hay về nhà trước ông. Những hôm như vậy ông về sau tôi thấy mặt ông không vui cho lắm. Cũng có hôm tôi bận chi đó nên ông lại phải đi bộ một mình.
Sáng nay cũng vậy, tôi bận chút việc ở nhà nên sau khi ăn lót lòng xong ông mặc thêm chiếc áo ấm xỏ đôi dép lẹp xẹp cầm cây ba toong đi ra đường. Chỗ tôi ở là xóm người lớn tuổi nên cũng vắng xe qua lại. Cũng chẳng có trẻ con chạy chơi ngoài đường, vì thế mỗi ngày cụ đi bộ tôi cũng không đến nổi lo lắng cho lắm. Nhưng một hôm khi Ba tôi về gần trước ngõ bước lên bực thềm thì trợt chân té ngã. Cụ la ơi ới! Tôi đang ở trong nhà nghe tiếng la của cụ hốt hoảng chạy ra thì thấy cụ đã nằm dài dưới đất. Tôi đỡ cụ dậy miệng cằn nhằn:
- Cũng tại cái đôi dép lẹp xẹp! Con đã nhắc Ba nhiều lần rồi rằng chịu khó mang giày khi đi bộ mà Ba cứ không nghe lời con!
Cụ yên lặng mặt tái xanh chẳng nói gì cả. Thật ra thì cụ cũng có nghe theo được vài hôm, rồi thì chứng nào tật ấy cụ lại không mang viện cớ mang dép khoẻ chân hơn mang giày đi nóng chân lắm! Tôi dìu cụ vào nhà miệng vẫn càm ràm:
- Tại Ba không nhìn cho kỹ cái bậc thềm để té lên té xuống hoài! Lần này là lần thứ hai rồi đó!
Thấy cụ chỉ bị trầy xước sơ sài nên tôi dìu cụ ngồi vào ghế lấy bọc túi cứu thương thấm cồn lau chỗ xây sát trên đầu gối. Hỏi cụ có đau nơi nào không thì cụ lắc đầu bảo không chỉ đau chút đỉnh chỗ đầu gối mà thôi. Ngày hôm đó qua đi cũng không thấy gì khác lạ. Nhưng đến nửa đêm thì cụ bị sốt. Tôi nghi ngờ có sai trật gì đây. Sờ đầu và cặp thủy cho cụ thì thấy độ nóng hơi cao. Tôi cho cụ uống vài viên Tylenol rồi xoa dầu cho cụ ngủ chờ đến sáng hãy tính. Sáng ra cụ còn nóng và kêu đau sau sống lưng phía dưới. Tôi đo thủy lại và thấy cụ còn sốt nên đưa cụ đi bác sĩ ngay. Bác sĩ hỏi kỹ lưỡng vụ cụ vấp ngã và ghi giấy bảo tôi chở cụ vào bệnh viện ngay để chụp quang tuyến vì nghi có động tới xương. Sau khi chụp quang tuyến cùng MRI bác sĩ bệnh viện cho biết cụ bị nứt một đốt xương sống gần chỗ đốt xương cùng sau lưng. Bác sĩ cho thuốc về uống và căn dặn đừng đi đứng nhiều để cho chỗ xương nứt lành lại. Ông tiếp: tuy vậy người lớn tuổi khó mà lành mau được!
Nghe theo lời bác sĩ căn dặn tôi về theo dõi cụ thường hơn và từ đó cụ không đi bộ nữa!.
Cụ tôi năm nay cũng đã 93 tuổi rồi, nhưng được cái cụ ăn uống rất đạm bạc và kiêng khem, chịu khó đi bộ hằng ngày nên cụ chẳng bị áp huyết hay đường cao. Cụ cũng không bị bệnh mãn tính nào, chỉ thỉnh thoảng vào mùa Đông thì  bị cảm chút ít thôi. Vì sức khoẻ cụ tương đối tốt nên tôi cũng không lo lắng gì cho lắm. Nhưng tôi cũng có nghe nhiều người có kinh nghiệm cho biết rằng thường mấy cụ lớn tuổi phải để ý kỹ lưỡng đừng để té, vì nếu rủi ro mà bị té thì xác suất gãy xương bao giờ cũng cao hơn người trẻ. Không ngờ lần này thì lại đến phiên cụ tôi. Nhưng việc đã rồi chỉ phải cẩn thận hơn vậy thôi.
Lần tái khám sau đó một tháng bác sĩ khuyên cụ nên ngồi xe lăn và đừng cử động nhiều tránh cho chỗ xương gãy làm độc. Từ đó cụ tôi xuống tinh thần và buồn bã nên biếng ăn và hay ngồi thơ thẩn nhìn mông lung ra trước cửa. Tôi cũng buồn nên cố gắng làm nhiều việc cho cụ vui và an ủi cụ rồi có ngày đốt xương sống cũng phải lành, cụ đừng có lo lắng thái quá mà hại cho sức khoẻ. Nhưng khi tinh thần suy sụp thì kéo thể xác xuống theo. Bệnh hoạn ở đâu kéo đến ào ạt. Ban đầu thì chỉ cảm cúm qua loa nhưng sau đó hết bệnh này lại lòi đến bệnh khác, giống như chiếc xe cũ lâu năm rồi, hể hư cái này thì nó phá tới cái kia! Tôi bắt đầu phải trông nom cụ 24 trên 24 nhưng không vì thế mà tôi buồn vì tôi là con một và tôi chỉ còn có cụ. Mẹ tôi khuất bóng từ 10 năm nay. Ngoài bổn phận làm con đối với cha, chữ hiếu làm đầu nên tôi lại càng thương cụ và lo lắng cho cụ nhiều hơn trước. Nhưng sức tôi cũng có hạn, cụ tôi 93 thì tôi cũng đã vào tuổi thất thập rồi! Cái khó khăn cho tôi là dẫu tôi có thương cụ cách mấy tôi cũng không thể nào lo cho cụ vẹn toàn được! Ít lâu sau đó đến phiên tôi phải đi bác sĩ vì bị trẹo gân sau lưng. Sau khi bác sĩ khám xong ông ta quở tôi:
"Tôi đã nói rồi ông phải thực tế một chút đi! Ông cũng già rồi, ông lo cho cụ cũng phần nào thôi chớ ông mà cứ ẵm bồng thay tã thay giường mỗi ngày thì có lúc ông cũng nằm xuống đó thì lấy ai lo cho cụ đây""
Tôi nghe bác sĩ nói lòng cũng lo buồn, nhưng nghĩ rằng nếu tôi không chăm sóc cụ thì còn ai vì cụ chỉ còn có tôi là đứa con duy nhất và cụ thì thương tôi lắm. Thôi mặc kệ bác sĩ nói gì thì nói tôi cứ nghe vậy, thương cha thì tôi cứ làm tới đâu thì hay tới đó chớ tôi không nỡ giao khoán cho người nào khác được.
Dĩ nhiên tôi cũng có xin chính phủ thêm một người giúp việc qua chương trình IHS (In Home Supportive) cho cụ. Nhưng họ chỉ đến mỗi ngày 3 tiếng vào mỗi buổi sáng trong tuần, cuối tuần họ nghỉ. Sau đó từ trưa đến ngày hôm sau thì tôi lại cũng phải làm. Công việc của họ là lo việc vệ sinh cá nhân của cụ cùng dọn dẹp trong phòng, thay áo quần hoặc ẵm cụ ra khỏi giường. Nhưng đến lúc tắm rửa hay vào cầu thì cụ cứ khư khư muốn tôi làm cho cụ mà thôi. Cụ viện cớ không thích người khác phái sờ vào người cụ coi nó kỳ lắm!. Tôi cũng cố gắng chìu cha mình vì biết cụ chỉ còn có mình tôi nhưng cụ đâu có nghĩ rằng tôi cũng đâu còn trẻ trung gì nữa, nếu công việc dai dẳng năm này qua tháng nọ thì có ngày tôi cũng phải nằm xuống đó như cụ. Tôi khuyên nhủ cụ hãy thương mình cũng như thương con, con cũng có tuổi rồi ba nên chấp nhận cho họ làm bớt thế con. Ông cụ sau đó cũng ý thức được nên tôi cũng đỡ phần nào trong việc chăm sóc cụ mỗi ngày.


Nhưng tình trạng bệnh lý của cụ càng ngày càng xuống dốc không sao kềm được. Có một hôm cụ bị stroke, tôi hốt hoảng kêu ngay xe cấp cứu đưa cụ vào bệnh viện, sau đó cụ liệt cả nửa người. Bác sĩ gay gắt mắng tôi rằng: 
"Tôi đã nói với ông nhiều lần rồi, ông không thể nào để cụ ở nhà mãi được đâu, tốt hơn hết nên đưa cụ vào nhà dưỡng lão (nursing home) để ở đó họ có đủ phương tiện mà chăm sóc cho cụ. Bây giờ đang lúc cụ đau, tôi ký cho cụ vào thì cụ khỏi phải trả tiền, chính phủ sẽ lo cho cụ. Mai kia ông có nhờ tôi mà tôi không giúp được chừng đó ông phải bỏ tiền túi ra mỗi tháng trên 3 ngàn, liệu ông chịu cái nào""
Nghe bác sĩ "phán" đưa vào nursing home cha con tôi rất buồn. Tôi buồn ít nhưng cụ tôi thì buồn nhiều ra mặt. Cụ tôi không thích vào nhà dưỡng lão. Cụ bảo vào đó thì tao chết sớm. Tôi có hỏi cụ tại sao nhưng cụ không nói. Thực ra thì lòng tôi cũng đã không muốn giải pháp đó từ lâu nên trì hoãn cái vụ đưa cụ vào viện dưỡng lão sau bao nhiêu lần ông bác sĩ khuyên nhủ và thôi thúc.
Tôi cũng đã nghe nhiều lời than phiền của nhiều người có cha mẹ nằm trong đó, phần thỉnh thoảng đọc báo xem ti vi cũng thấy chỗ này nhân viên viện dưỡng lão "abuse" người già bằng cách đánh đập, chỗ kia nhân viên để mặc cho người già đến chết cũng vì ghét bỏ cái tánh khó của một vài cụ, v.v..! Vì vậy bao lần nghe lời khuyên của bác sĩ tôi cũng để ngoài tai, cứ ừ à cho qua chuyện rồi thì để đó, lần lửa từ từ còn nước còn tát, khi nào cùng lắm hãy hay.
Nhưng phải thực tế mà nói, nhiều khi lòng mình không muốn nhưng cũng không được. Ở Mỹ chính phủ họ đã lo trước hết rồi, hễ cứ già quá mà đau ốm bịnh hoạn liên miên thì chỉ có vào viện dưỡng lão, ngoại trừ khi mình giàu có thì lại khác. Mỗi gia đình có một cách tính riêng khó lòng mà so sánh được. Vì thế sau những năm tháng dai dẳng, riết rồi tôi cũng phải đành lòng chấp nhận cái giải pháp đưa cụ vào nhà dưỡng lão. Hiện tại chỗ tôi ở cũng có một vài Viện, nhưng toàn là các cụ già người Mỹ ở. Cụ tôi lại không nói được tiếng Anh và cũng không ăn cơm Mỹ được. Nội cái đó cũng đã là khó rồi.
Có người mách cho trên vùng Bolsa khu vực Little Saigon ở cách xa nhà tôi 40 miles có một nursing home phân nửa là các cụ Việt nam. Tôi nghe được mừng lắm bèn cùng nhà tôi lên trên đó. Cũng phải mất gần nửa tháng trời để lo việc di chuyển cho cụ cùng cho vợ chồng tôi. Thu dọn rời nhà cũ, thuê căn phòng gần Viện càng tốt để sớm hôm gần cụ mà chăm sóc cho cha. Tới tuổi già mà di chuyển là một việc hết sức khó khăn, nào giấy tờ cho cụ, cho tôi, đâu phải dễ dàng gì. Nhưng vì lòng thương yêu cha nên vợ chồng tôi đã khắc phục mọi khó khăn trên.
Sau khi đã tìm được cho cụ một nơi tạm vừa ý, có các cụ Việt Nam mình cũng ở đó, có y sĩ, y tá Việt và cần nhất có cơm Việt Nam ít nhất mỗi ngày cũng được một buổi cơm ta. Bây giờ chỉ còn cách thuyết phục làm sao cho cụ vui lòng chấp thuận. Đó là cái khó thứ nhì vì cụ tôi không dễ gì chấp nhận dời đô! Nhưng sau cùng cụ tôi cũng đồng ý vì thương con cũng đã già nua.
Tuần lễ đầu cụ cứ nằng nặc đòi về nhà. Tôi bèn nhắc cụ rằng nhà đâu còn nữa mà về. Con đã cho người ta mướn và thuê một chỗ gần đây để sớm hôm qua với Ba. Cụ ứa nước mắt nhưng nhập gia thì tùy tục, nhập giang tùy khúc, không thể nào đòi hỏi hoàn toàn được trăm phần trăm.
Được cái là chỗ Viện dưỡng lão này tương đối khá, có đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ khoáng đãng. Có bác sĩ Việt đến khám hai ngày trong tuần ngoài trừ những trường hợp cấp bách thì có nhà thương gần đó. Cơm ta ngày hai buổi, các cụ có phòng họp, phòng chơi và giờ giấc rất thoải mái cho các cụ. Cuối tuần cụ nào còn đi được thì con cái đưa ra  dạo phố Bolsa, không thì cũng có những đoàn thanh thiếu niên tự nguyện của các nhà thờ và nhà Chùa đến giúp vui. Ngoài ra con cái viếng thăm thường xuyên và cái mà làm cho chúng tôi an lòng nhất là khỏi phải lo lắng thuốc men nhiều như khi còn ở nhà thiếu thốn mọi phương tiện, từ cái việc cái giường đặc biệt cho các cụ, cái võng để đỡ các cụ lên hay xuống giường v.v... Mọi thứ khác đều có y tá và nhân công trong đó lo lắng đầy đủ. Nhưng người Việt mình nặng tình cảm Á đông, hễ cứ nghe con cái mà bỏ cha mẹ vào nursing home là bất hiếu rồi. Và cũng vì một vài nơi có những con sâu làm rầu nồi canh làm xảy ra tình trạng ngược đãi (abuse)  nên miệng thế gian càng khó mà ngăn cho được!
Cụ tôi vào trong đó một tháng sau thì hết đòi về và bệnh hoạn cũng bớt hẳn đi. Nhưng như tôi đã nói ở trên, cái máy xe chạy trên 93 năm rồi, hễ hư một cái thì nó hỏng cái kế bên. Nhưng cụ cũng đã ở đó được ba năm, rồi theo má tôi qua bên kia thế giới một cách an lành.
Tôi viết những dòng này không có ý khuyến khích một ai đem cha mẹ mình vào viện dưỡng lão. Chỉ muốn chia xẻ cùng những người đi sau một trường hợp tôi đã gặp phải. Cũng không có ý chạy tội bảo rằng mình già cả nên chỉ còn có cách trên. Nhưng như tôi đã nói, mỗi gia đình có một trường hợp, một cái nhìn hay thực hành tùy theo cung cách của gia đình đó. Nhưng ở nước Mỹ này trước hết phải thực tế, thực tế một cách hợp tình hợp lý để không mắc tội cùng cha mẹ hay bị một mặc cảm phạm tội bất hiếu khi cha mẹ đã qua đời.
Lời khuyên dạy duy nhất của cha mẹ tôi lúc các cụ còn sống là "sống một miếng không cho ăn, để chết làm văn tế ruồi". Tôi đã cố gắng chu toàn cho các cụ trong lúc các cụ còn sống. Nhưng khi Trời đã gọi thì ai cũng ra đi!
Tây phương có câu nói thật hay: "Chẳng ai không gặp thần chết!" và Việt Nam ta cũng có một câu thật chí lý: "Không ai lột da sống đời!”
Tô Vũ

Ý kiến bạn đọc
29/01/201819:44:12
Khách
Bài viết gọn gàng súc tích.
Xin hỏi tác giả tên của viện dưỡng lão.
Cảm ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,446,781
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến