Hôm nay,  

Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về

14/07/200900:00:00(Xem: 154267)

Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về

Tác giả: Trần Huyền Chi
Bài số 278-16208745- vb371409

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008, tự sơ lược tiểu sử:  Sinh năm 1959, cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề dũa nail. Hiện là bà mẹ của 4 người con. Bài viết mới lần này của bà là một truyện ngắn linh hoạt về tình trạng vợ chồng tan vỡ tại Mỹ.

***

Thảnh giật mình thức giấc vì tiếng alarm của xe hàng xóm đang rú inh ỏi. Đầu nhức như búa bổ, tay chân rã rời, Thảnh nhớ ra rằng tối qua chàng đã uống quá chén. Nỗi buồn giận tức thì tiếp tục vò xé tâm can chàng. Mà không buồn sao được. Hai vợ chồng ở với nhau đã 12 năm, những tưởng là đi suốt cuộc đời, đâu ngờ xảy ra cớ sự này.
Cuộc đời nghĩ thật trớ trêu. Hồi còn ở Việt Nam nghèo khổ, vợ chồng sống chết có nhau, ngày nay qua được xứ Mỹ, tưởng rằng từ đây bước chân vô cổng thiên đàng hạnh phúc thì vợ chồng lại tan rã.
Rồi Thảnh tự sĩ vả mình... đồ hèn, đồ nhu nhược, vợ bỏ thôi chứ đâu phải tận thế. Chuyện nhỏ mà, mất vợ này thì kiếm vợ khác lo gì. Suy nghĩ một hồi Thảnh lại thắc mắc tự hỏi .. tại sao cha mẹ chết mà mình không buồn, không khổ bằng khi bị vợ bỏ. Ngẫm một hồi Thảnh tìm ra được câu trả lời .. cha mẹ chết tuy mình có buồn nhưng nỗi buồn đó mau nguôi ngoai, vì nghĩ đó là chuyện đương nhiên, già thì phải chết. Vả lại đó là cha mẹ của ta, không ai có thể giành giựt được, còn ngược lại nếu bị vợ phản bội, món đồ của mình bị người cướp lấy sao mà cam tâm.
Thảnh và Hân cưới nhau được 2 năm, vợ chồng đi vượt biên, trong thời gian ở trại Mã Lai, Hân có mang, sinh con trai đầu lòng. Điều đau lòng là chưa đầy 2 tháng sau thì đứa con mất trong cảnh thuốc men thiếu thốn. Ba tháng sau đó thì hai người được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, chấp nhận cho đi định cư.
Qua đến Mỹ, Thảnh xin được housing của chính phủ dành cho những người low income. Trong khu Thanh ở có khoảng 10 hộ nhà Việt Nam. Hân vui lắm, vì mỗi ngày Thảnh đi làm Hân có thì giờ rảnh qua tán gẫu với người đồng hương. Tuy Thảnh đi làm đầu tắt mặt tối nhưng mỗi ngày Hân đem những thông tin bên ngoài về, Thảnh cũng biết hết tất cả mọi hộ ở trong này. Nào là bên phải nhà Thảnh là nhà vợ chồng bà Năm Đại. Hai vợ chồng đã già, con cái đều ra riêng, cô con gái lớn có nhà to lắm, kêu bố mẹ về ở chung nhưng ông bà không chịu, nói ở nhà chính phủ vui hơn, muốn hội họp mấy người bạn cao niên lúc nào cũng được, rủ nhau nấu ăn, đi chùa không ai quấy rầy sướng hơn ở chung nhà với con cái nhiều. Còn phía bên trái là nhà của cô Tâm. Cô này ở một mình nuôi 2 đứa con nhỏ, vì là single mom nên cô được hưởng tiền trợ cấp. Nhà của cô là chỗ tụ hợp của mấy bà già ăn tiền chánh phủ rảnh rỗi tập hợp lại đánh tứ sắc. Cách đó 3 căn là nhà của vợ chồng ông Tư Lùn. Ông này cũng đi làm nhà hàng giống Thảnh, vợ ở nhà giữ con nít, phần đông người Việt trong đây đều gửi con cho bà Tư. Mấy tháng sau, một bữa tối trong lúc 2 vợ chồng đang nằm trên giường xem tivi, Hân nói:
- Anh nè, hôm nay có một người mới dọn đến khu của mình.
Thảnh lơ đãng hỏi:
- Ai vậy"
- Thanh niên độc thân cháu của cô Tâm. Anh này tên Minh nhưng mọi người đều gọi anh bằng Minh Giá vì hồi xưa, lúc đi vượt biên khi ở trại anh làm giá bán cho đồng bào nên mọi người đều quen gọi là Minh Giá, kêu riết thành quên miệng nên chết tên luôn.
Thảnh mơ màng nghe được tiếng còn, tiếng mất, giấc ngủ đến hồi nào không hay...
Thắm thoát vợ chồng Thảnh ở trong khu nhà chính phủ được 3 năm. Một hôm vào buổi sáng Chủ Nhật, Hân bảo chồng:
- Hôm nay em thấy khó chịu trong người quá, anh đi giặt đồ dùm em một bữa. Phòng giặt ở cạnh bên office đó. Nhớ đem tiền cắc theo, tiền cắc em để trong cái hủ trên nóc tủ lạnh đó.
Thảnh làm theo lời vợ dặn. Đến phòng giặt Thảnh thấy có vài ba người đàn bà cùng ở chung khu, cũng đi giặt đồ ở đây. Sau khi sấy khô đồ xong, Thảnh ôm hết đem ra xe, chợt chàng nhớ ra đã bỏ quên thùng xa bông, chàng vội quay lại để lấy, gần đến cửa phòng giặt, bỗng Thảnh đứng khựng lại vì nghe đám phụ nữ đang bàn tán có nhắc đến tên chàng:
- Nghĩ coi mặt ông Thảnh bảnh bao như vậy mà bị vợ cắm sừng hàng chục cái cũng không biết.
Một giọng khác phụ họa theo:
- Thằng Minh giá vừa lùn, vừa xấu, xét mọi mặt đều thua ông Thảnh, mà không hiểu tại sao bà Hân lại mê nó cà.
Giọng nữa cất lên có vẻ giễu cợt:
- Thằng Minh Giá tuy nó không bằng ông Thảnh, nhưng nhờ cái miệng. Thằng này đĩ miệng lắm, chắc nó có tài hơn ông Thảnh, hai bà không nghe người ta thường nói: nó nhỏ nhưng nó có võ à"
Rồi cả đám đều ré lên cười, xem như đó là một chuyện vui bình thường chẳng có gì quan trọng..
Thảnh nghe lùng bùng lỗ tai, tức tối chạy về nhà, kéo vợ dậy hỏi cho ra lẽ:
- Hân! Em cặp với thằng Minh Giá bao lâu rồi"
- Ai nói với anh"
- Cần gì ai nói. Cả khu này ai cũng đều biết em đang cặp bồ với nó.
- Tùy anh, nghĩ sao cũng được.
Thảnh đập bàn hét lên:
- Có hay không, chứ làm gì nghĩ sao cũng được. Em phải nói cho rõ ràng.
Hân thách thức:
- Có rồi thì sao"
Thái độ của Hân làm Thảnh điên tiết hơn. Thảnh tưởng Hân sẽ chối bai bải, nhưng thật khong ngờ nàng vẫn dửng dưng, không chút sợ sệt. Thảnh giơ tay định tát một bạt tay, nhưng Hân vội lên tiếng cảnh cáo:
- Anh mà đánh tôi một cái, tôi sẽ kêu police liền, coi ai bị nhục cho biết.
Bàn tay của Thảnh đang giơ cao, từ từ hạ xuống, đồng thời thấy một nỗi nghẹn ngào dâng lên cổ họng. Người đàn bà mà Thảnh yêu thương nhất, lại chính là người làm cho trái tim Thảnh tan nát, đau lòng nhất...


Cả tuần sau đó 2 người giận nhau, không ai nói chuyện với ai lời nào, đến tối Thảnh lại ôm mền gối ra phòng khách ngủ. Mấy ngày sau, Thảnh đi lang thang ngoài phố, đầu óc suy nghĩ mông lung, tìm một biện pháp để chấm dứt tình trạng này. Cuối cùng, Thảnh đành nhượng bộ, chàng mua một bó hoa hồng đem về tặng cho Hân, với ý định là sẽ bỏ qua hết mọi chuyện, rồi 2 vợ chồng thu xếp dọn ra chỗ khác ở cho yên thân. Thảnh còn tự nhủ với lòng, từ đây sẽ bỏ nhiều thời gian chăm sóc, gần gũi Hân nhiều hơn.
Vừa bước vô nhà, Thảnh lên tiếng gọi vợ, nhưng không thấy Hân trả lời, Thảnh đi nhanh vào phòng, Hân đã dọn quần áo đi hết, bỏ lại cái tủ trống trơn, hai cánh cửa tủ mở ra toang hoác. Thảnh há hốc miệng không nói được một lời nào.
Chàng đi ra xe, đề máy xe nổ, rồi tự hỏi lòng: biết đi đâu bây giờ. Thật không ngờ, vợ chồng chung sống suốt ngần ấy năm trời, mà giờ đây Hân lại tàn nhẫn với Thảnh như vậy. Tiếng nhạc máy cassette trong xe của Thảnh đang cất lên tiếng hát Tuấn Vũ “...Anh biết.. em đi .. chẳng trở về, em đừng quay lại .. nhìn anh nữa .. anh biết .. em đi .. chẳng trở về...”
Thảnh tức tối chửi:
- Đồ khốn nạn.
Từ đó Thảnh sống buông thả, bê tha rượu chè, nhà của Thảnh bây giờ là quán bida Tao Ngộ. Quán này là nơi tụ tập đám đàn ông, đa số có hoàn cảnh giống như Thảnh nghĩa là bị vợ bỏ. Còn đám thanh niên độc thân thì không có công ăn việc làm, tối ngày ở đây cá độ football, binh xập xám, nói chung là những thành phần chẳng ra gì!
Thông thường, đám thanh niên này chỉ cầu mong ăn tiền bài bạc được vài ngàn, thì lập tức chạy mau mua một vé du lịch VN, đi ăn chơi, hưởng thụ cho đã.
Hôm đó Thảnh đang ở quán đánh bida, thì nghe giọng của thằng Tuấn méo oang oang:
- Trời ơi! Về VN mới thấy mình giống như vua, em nào em nấy trẻ măng, tướng thật đã, 1 dạ, 2 dạ, chứ không như mấy má ở bên này, chảnh lắm, coi đám đàn ông chẳng ra gì.
Thằng Bảo hùa theo:
- Còn phải nói, mỗi khi đi shopping, mấy má vẽ tốn ít nhất cũng vài trăm, có khi còn đòi hột xoàn vài cara, tiền đâu mà chịu cho nỗi. Còn ở VN, mày cho mỗi em 100 đô, các em mừng rỡ, cám ơn rối rít, đến nỗi tay chân muốn quíu lại hết trơn.
Thế là Thảnh gom góp tiền để đi VN một chuyến cho biết. Thật đúng là quá sức tưởng tượng của Thảnh. VN bây giờ thay đổi quá nhiều, nhất là những cô gái trẻ đi nhan nhản  ngoài phố, không biết con gái ở đâu mà bò ra nhiều thế, đâu còn cảnh mặc quần áo kín đáo, gặp người khác phái e ấp, thẹn thùng như ngày xưa. Bây giờ cô nào cô nấy đều khoe hàng dữ dội, chỉ mặc một cái yếm ngắn củng cởn đưa nguyên cả cái lưng ra ngoài, quần thì xệ xuống khoe cả một mảng bụng thon trắng nõn nà. Nếu kêu Thảnh chọn một em, chàng thật sự không biết phải nên chọn em nào.
Lần đầu về VN, Thảnh rất là bỡ ngỡ. Sáng hôm đó, chàng đang tản bộ ngang một quán cà phê, một cô gái còn rất trẻ, chạy ra vồn vã:
- Anh uống gì" Ngồi đi anh.
Thảnh bước vào quán, kéo ghế ngồi và kêu một ly cà phê sữa đá. Cô gái khi bưng ly cà phê lên, kéo ghế ngồi cạnh Thảnh chủ động làm quen:
- Anh ở đâu về vậy"
Thảnh cười cười:
- Ở đây chứ ở đâu, anh ở quê mới lên.
Cô gái cong cớn:
- Không tin. Ở quê mà sao thơm quá vậy, mùi này là mùi Việt kiều. Anh ở nước nào về vậy"
Thảnh đành chịu thua nhận xét tài tình của cô gái. Sau một hồi điều tra lý lịch, Thảnh biết cô gái tên Nga, 22 tuổi, ở Cần Thơ lên Sài Gòn bán cà phê hơn một năm nay.
Rồi cô dạn dĩ hơn, nắm lấy tay của Thảnh để lên tay cô và nói nũng nịu:
- Anh coi nè, tay của em mỗi ngày phải đập đá pha cà phê, bởi vậy nên chai hết trơn. Thảnh cầm tay cô gái dâng lên niềm thương hại. Và không biết họ đã nảy sinh tình cảm tự bao giờ.
Về đến Mỹ, Thảnh lập tức làm thủ để đem Nga qua chung sống cho đời bớt lẻ loi.
Lũ bạn trong quán Tao Ngộ khi nghe tin, mừng rỡ reo.
- Có tương lai. Có tương lai.
Bảo phụ họa theo:
- Mừng anh Thảnh có tình yêu mới. Tối nay nhậu vô tư.
Một năm sau Nga bước chân vào đất Mỹ. Đến nơi Nga đòi đi làm, viện cớ muốn phụ giúp Thảnh, và đồng thời có tiền gửi về cho gia đình. Thảnh dẫn Nga đi học nail ở tiệm của một người quen. Thảnh giữ Nga còn hơn giữ con mọn, sáng đưa đi, tối đón về, không dạy cho Nga lái xe, không cho giao du với ai ngoài các bạn làm chung trong tiệm.
Tình trạng hạnh phúc đó kéo dài được hơn một năm. Tối nọ như thường lệ Thảnh đến đón vợ. Ngồi ngoài xe hơn 15 phút, gọi điện thoại Nga không bắt phone, Thảnh nghĩ chắc Nga đang còn khách, chàng tắt máy xe vô tiệm ngồi để chờ. Thấy Thảnh bà chủ ngước mắt nhìn, rồi cúi xuống đếm tiền, vừa đếm vừa nói:
- Khỏi đưa đón làm gì cho mất công, con Nga nó nghỉ luôn rồi.
Thảnh ngạc nhiên lắp bắp:
- Nghỉ hồi nào .. ai .. ai .. chở nó về.
- Nó cùng thằng Kỳ dọn hết đồ nghề, lấy tiền lương nghỉ luôn rồi.
Một chị khác nói thêm với giọng thương hại:
- Nghe hai đứa nó bàn tính qua tiểu bang khác cùng nhau mở tiệm nail.
Thảnh đứng sững như trời trồng, không nói được câu nào, lảo đảo bước ra xe, chưa hoàn hồn tưởng chừng đang còn mơ ngủ. Thảnh nổ máy xe theo bản năng tự nhiên, vô tình tiếng nhạc từ máy cassette trong xe vang lên bài ca ngày nào:
... chẳng tại vì anh, chẳng tại em. ..
... bể cạn, sao dời, núi cũng tan ...
Anh biết em đi... chẳng trở về...
Lần trước khi Hân bỏ đi, Thảnh còn sức để chửi đồ khốn nạn.. lần này thì Thảnh gục đầu xuống vô lăng xe cảm thấy quá mệt mỏi, không còn sức để chửi nữa.
Trần Huyền Chi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,614
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến