Hôm nay,  

Chuyện Người Gửi Điện Thư Rác

13/07/200900:00:00(Xem: 118488)

Chuyện Người Gửi Điện Thư Rác
 
Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 276-16208743- vb271309

Tác giả tên thật Hồ Việt Tân, từng nhận giải tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết “Không Được Phép Chết”, hiện sống với cha mẹ già bệnh tại Los Angeles.

***
Có rất nhiều người thân, bạn bè đã hỏi vì sao tôi gởi ra rất nhiều điện thư rác (junk Emails).
Đúng như câu hỏi trên, tôi xin nhận tội là tôi đã gởi ra rất nhiều thư rác từ khi có trương mục điện thư (Email account).  Làm một bài toán để tính sơ số thư rác tôi gởi đi mỗi tuần   năm trăm cái vì tôi gởi đi ít nhứt mười cái thư rác cho năm mươi người thân, và bạn bè. 
Số thư nằm trong trương mục của tôi lên trên năm ngàn rưỡi lá nhân lên cho năm chục người rồi trừ ra số phóng đại và huênh hoang thì ít nhất tôi đã gởi đi khoảng chừng hai mươi ngàn đến hai mươi lăm ngàn lá thư rác.
Những lá thư rác tôi gởi ra hàng tuần thường là những mẫu truyện cười, những câu chuyện ngụ ngôn, những hình ảnh tếu, những đoạn phim ngắn vui, v.v...
Trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi xin kể một truyện ngắn. 
Năm 2004, tôi và mười người bạn đã đi du lịch mười ngày ở Tây Tạng.  Một chuyến du lịch rất thú vị và khó quên   tôi tin là những người bạn đi cùng chuyến đó khó quên được những chuyện đã xảy ra.  Hình ảnh và kỷ niệm về chuyến du lịch đó thì rất nhiều   nhưng tôi không muốn kể ra đây. 
Tôi chỉ muốn nói lên điều tôi quan sát và thu thập được của người dân Tây Tạng.  Dân Tây Tạng rất nghèo   một dân tộc thiểu số sống khoảng năm mươi năm dưới ách cai trị nghiệt ngã của Trung Cộng, trên vùng đồi núi lạnh giá, khô cằn; tuy vậy họ có lòng từ bi rất rộng lớn.
Lòng từ bi rất rộng lớn"  Đúng vậy!  Tuy dân Tây Tạng nghèo nhưng nhan nhãn trong thành phố, ngoại ô, và vùng đồi núi chỗ nào cũng có phướn được cắm trên những ụ đá, có chữ viết, sơn hay tạc trên những vách núi với những lời cầu nguyện như Om Mani Pad Me Hum, Nam mô A Di Đà Phật hay Từ, Bi, Hỷ, Xả.


Tại sao một dân tộc theo đạo Phật nghèo đói không đủ ăn, đủ mặc lại bỏ công, của, sức ra cắm phướn, viết chữ, tạc đá trên vách núi với những lời cầu nguyện như vậy"  Xin thưa tại vì dân Tây Tạng cho rằng họ sống trên "nóc nhà" của trái đất nên họ muốn nhờ gió đem những lời cầu nguyện của họ ban rãi ra khắp thế giới.
Truyện tôi muốn kể chỉ có vậy thôi và bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi vì sao tôi gởi ra rất nhiều điện thư rác (junk Emails).
Tôi là một kẻ đã sống hơn nữa đời người, vô tướng, bất tài, không công, rỗi nghề, ở nhà với mẹ (biết ngày nào khôn), không đóng góp gì cho xã hội   sống chỉ thêm xấu hổ. 
Với sự xấu hổ đó và tài sức giới hạn, tôi muốn thực tập bài học tôi học được từ người dân Tây Tạng  bằng cách gởi ra thật nhiều thư rác và tôi hy vọng những lá thư rác của tôi sẽ được người thân, bạn bè chuyển tiếp ra cho người thân và bạn bè của họ, và cứ như thế thư rác sẽ được chuyển đi mãi, đi mãi. 
Kèm theo những lá thư rác gởi đi là những lời cầu nguyện chân thành của tôi.  Tôi muốn nhờ gió điện tử đem những lời cầu nguyện của tôi ban rãi ra khắp thế giới thật và thế giới ảo.
Lời cầu nguyện của tôi:  
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh không bị tổn hại. 
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh không còn phiền não. 
Cầu chúc cho tất cả chúng sanh thân tâm an lạc.

Let all beings be free from harm.
Let all beings be free from sorrow.
Let all beings be free from sufferings

Và tôi nhớ lời nhạc Trịnh Công Sơn:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng ...                             
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ...”                                                                 

Cánh Chuồn Chuồn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,055,712
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến