Hôm nay,  

Góp Một Bàn Tay

11/07/200900:00:00(Xem: 150370)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Góp Một Bàn <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Tay  

Tác giả: Bảo Trân
Bài số 268-16208736- vb670309

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Bài viết đầu tiên năm 2006 của cô là "Người Vẽ Tranh" kể về một ông tiến sĩ Mỹ xin trợ cấp xã hội. Viết về nước Mỹ 2009, Bảo Trân là tác giả vào danh sách chung kết với bốn bài viết: "Vĩnh Biệt  Popo," kể về người Mỹ bảo trợ của gia đình; "Xa lộ 105" kể kỷ niệm sâu sắc về Bố;  “Săn Ảnh Mùa Thu” kể chuyện thực tập chụp ảnh phóng sự, va bài “Con Bé”, kể về hoàn cảnh một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu và chính sách của sở xã hội. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

 

Tim tôi như thót lại khi Đôn chạy sầm sập từ trên lầu xuống báo: 

-  VOICE* nhận con đi làm rồi. 

 Tôi ngao ngán nhìn khuôn mặt hí hửng của con, coi bộ nó còn vui hơn là lúc báo tin với tôi chiều hôm qua sau khi đi phỏng vấn về:

-  Hãng ORU ở Fontanađã offer con 28 ngàn một năm.  Người ta nói con có thể đi làm ngay nếu muốn.

Tôi cũng đã vui mừng hỏi con:

-  Vậy thì chừng nào con đi làm"

Đôn lắc đầu:

-  Nhưng mà con nói với họ là con đang chờ một cái offer khác từ WashingtonDC, sẽ đến vào ngày mai, đi làm thiện nguyện.  NếuDCkhông nhận con thì con mới đi làm ở Fontana.

Và hôm nay, cái offer của WashingtonDCđã đến.  Đôn vừa nhún nhảy vừa hỏi:

-  Hiện nay VOICE đang có chương trình giúp người tị nạn ở Phi và ở Cam Bốt.  Má có một trong hai cái chọn lựa, Cambodiahay Philippines.  Má muốn con đi làm ở chỗ nào"

Tôi nhìn con ngập ngừng:

-  Má muốn con đi làm ở Fontana

Đôn nheo mắt nhìn tôi:

-  You are cute, but Fontanawas not one of the choices.

Đôn ôm vai tôi:

-  Con biết má muốn chỗ nào rồi, nên con đã chọn đi Philippines.  Má sẽ yên tâm hơn vì có gia đình ông bà Laws ở Manila.  Má sẽ gọi điện thoại cho Mrs. Laws… mỗi ngày để nhờ coi chừng con, phải không"  Bây giờ con cho má lựa cái ngày con đi Phi đó, thứ bảy hay chủ nhật… tuần sau. 

Tôi thảng thốt kêu lên:

-  Tuần sau à!  Sao gấp vậy"

Rồi tôi mặc cả:

-  Gần Tết mà, chậm chậm chút hẵng đi có được không con"

Đôn lắc đầu:

-  Không được, bởi vì contract của tụi con là sáu tháng, mà đầu tháng tám thì mấy đứa con đều phải trở về Mỹ để đi học lại, nên con phải đi gấp đó.  Hai bạn cùng làm chung project với con đã đi qua đó tuần trước rồi.  Con tính như thế này nhé, theo mọi năm thì mùng một Tết mình đi lễ chùa với bà nội, bà ngoại, mùng hai thì má cúng ở nhà, nên con nói với program director là con có thể lên máy bay sáng ngày mùng ba Tết.

Tôi buồn rầu nhìn Đôn.  Nó đã tính hết rồi thì còn cái gì cho tôi chọn lựa nữa"!  Thằng con này của tôi giống bố nó từ hình dáng cho tới tính tình, và giống nhất là cái tính hay đi “vác ngà voi”.  Bởi vì bố con nó biết là cho dù tôi có càm ràm đến mấy đi nữa, thì sau đó tôi cũng là người hân hoan khiêng phụ… cái ngà voi. 

Thảo nào mà khoảng gần hai tháng trước, sau bữa cơm tối, Đôn đã “vô tình” hỏi tôi:

-  Tấm hình chụp hôm mà con đi bộ gây quỹ giúp xây Làng Tị Nạn năm 1996 ở Philippinesđâu rồi má"

Tôi lục album, tìm tấm hình của hai anh em Quân và Đôn chụp ở MileSquarePark, trong ngày đi bộ gây quỹ giúp thuyền nhân, đưa cho con coi.  Tấm hình chụp Đôn mặc cái T-shirt “Walk For Refugees” rộng thùng thình, cười tít mắt đưa hai ngón tay qua sau đầu Quân làm sừng chọc anh, trong lúc Quân đang nhăn nhó vì phải dậy sớm để đi bộ, cả hai việc mà Quân đều không thích, nhưng vì “good cause” nên Quân đã phải chịu khó thức dậy để theo bố mẹ với em đi làm việc thiện.  Đôn cười, bảo:

-  Con nhìn “dễ thương” quá há"  Má cho con cất tấm hình này nghen.

Rồi Đôn ngập ngừng hỏi:

-  Má có biết tổ chức thiện nguyện VOICE không"  Tổ chức này đang giúp cho 161 người tị nạn còn sót lại ở bên Philippinesqua Canadađó.   Công việc này tốn nhiều tiền lắm.  Ngoài ra, người ta còn cần người tình nguyện sang làm việc ở văn phòng VOICE bên Manilađể giúp hoàn tất hồ sơ nhập cảnh cho những người đi tị nạn.

Từ nhiều tháng trước, tôi đã có nghe nói đến chương trình đưa người Tới Bờ Tự Do của một liên hội người Việt ở Canada.  Sau những năm tháng dài vận động, hội đoàn người Việt ở bên đó đã thành công trong việc thuyết phục chính phủ Canada cho phép những người Việt tị nạn còn sống vất vưởng ở Philippines (những người không được quốc gia nào chấp nhận, nên đã cố gắng làm lại cuộc đời ở trên vùng đất xa lạ, nhưng cuối cùng rơi vào thân phận của những di dân không được hợp thức hóa, nên không có việc làm chính thức, không có được một tương lai), nhập cư vào miền lá phong giá lạnh theo một chương trình Nhân Đạo và Bác Ái đặc biệt của chính phủ nước này. 

 

Tôi cũng đã nghe nói là chương trình Tới Bờ Tự Do này cần rất nhiều tiền, vì chi phí bảo trợ cho từng này gia đình không phải là một con số nhỏ, nên nhiều hội đoàn người Việt đã tìm cách gây quỹ hay kêu gọi sự đóng góp của đồng bào ở khắp tất cả mọi nơi.  Mùa hè năm ngoái, tôi và Thảo, cùng Hội Thân Hữu ĐL của chúng tôi cũng đã gởi tiền đến chùa Hoa Nghiêm ở Vancouvertheo lời kêu gọi của thầy Thích Nguyên Thảo, để thầy có thêm chút phương tiện giúp đỡ người tị nạn.  Tôi bảo với Đôn:

-  Bố má với hội thân hữu của mình cũng có gửi tiền đi giúp đỡ mấy người này.  Không nhiều, nhưng mình cũng góp được một chút đỉnh trong cái ý nghĩa “lá lành đùm lá rách”.

Đôn lắc đầu:

-  Nhưng mà mình còn làm được những điều khác hơn là…chỉ gởi tiền đi chứ má.

Và thằng con của tôi đã âm thầm gửi thư đi WashingtonDCđể xin đi làm thiện nguyện ở Philippines.  

Tôi nhìn lướt qua cái offer của giám đốc chương trình VOICE vừa gửi bằng điện thư tới cho Đôn.  Theo offer này thì chương trình VOICE sẽ lo cho Đôn tiền máy bay đi về, nơi ăn chốn ở, và còn cho thêm $150 mỗi tháng tiền tiêu vặt.  

Đúng ra thì tôi cũng không tiếc cái việc làm ở Fontanaghê lắm, vì công việc này chỉ là tạm thời mà thôi.  Đôn chỉ có thể đi làm toàn thời gian khoảng năm bẩy tháng gì đó vì đầu tháng tám là nó đã phải lo sửa soạn trở lại trường học tiếp, nhưng ít ra thì Đôn cũng có đồng ra đồng vào để nó khỏi phải xài ké cái thẻ tín dụng American Express của tôi.  Hơn nữa, đi làm gần nhà, Đôn sẽ không phải ra ngoài ở một mình, như nó đã từng ở một mình trong năm năm dài khi đi học ở UC San Diego, và tôi sẽ có cơ hội nhìn thấy con mỗi ngày… trong năm bẩy tháng, trước khi nó lại thu xếp sách vở, quần áo ra đi qua Vanderbilt học tiếp.  Cho dù đã quen dần rồi với những ngày tháng vắng xa con, nhưng tôi vẫn ước mơ có những ngày vợ chồng, con cái thường xuyên ngồi ăn cơm vui vẻ với nhau ở dưới một mái nhà.  Lần này, không những Đôn đi xa nhà mà là lại còn đi đến một xứ sở mà tôi nghe là có nhiều cuộc tranh chấp, bạo động, thì bảo tôi không lo làm sao được. 

Sáng mùng ba Tết, đưa Đôn ra phi trường về rồi tôi ngồi khóc mùi mẫn.  Tôi tức cho cái số mạng của tôi, sao mà nó hẩm hiu đến thế này, sắp về già mà cũng chẳng được ở gần con.  Gia tài có hai đứa con mà cả hai đứa đều có thân cư… thiên di, nên đứa con nào của tôi cũng thích vẫy vùng khắp nơi cho phỉ chí tang bồng hồ thỉ.  Tự dưng tôi ghét cái phi trường Los Angeleskhôn tả.  Tôi không biết là tôi có nợ duyên gì với cái phi trường này không mà mỗi năm tôi đều phải nhìn thấy nó… mấy lần.  Cuối mùa Xuân nào cũng vậy, tôi vẫn nước mắt ngắn, nước mắt dài rời phi trường sau khi đưa Quân ra máy bay lên đường trở về nhiệm sở, ở một nơi cách xa tôi hơn nửa quả địa cầu.  Bây giờ, tôi lại sụt sùi đưa Đôn lên đường đi đến một phương trời xa lạ, một nơi cũng cách tôi đến nửa quả địa cầu. 

Tôi mở computer, vừa khóc, tôi vừa tủi thân viết lại những xúc động trong lòng mình.  Vừa nghĩ đến con tôi vừa nghẹn ngào viết:

 

Lặng lẽ nhìn con xếp hành trang

Cắn môi, ngăn nước mắt chực tràn

Con đi tô thắm màu hy vọng

Mẹ dám nào buông tiếng… thở than

……………………

 

Viết xong bài thơ, tôi gửi vào cái diễn đàn Đất Quê nho nhỏ của tôi, nói cho “cả nhà” biết là tôi đang buồn, đang khóc vì nhớ con.  Bài thơ gửi lên diễn đàn không bao lâu thì một anh bạn trong diễn đàn lên tiếng:

Trời ơi,

Sao BT lại mít ướt thế cơ chứ.  Con ra đi giúp người chứ nào phải ra chiến trường mà chị làm thơ quá sầu não.  Không được, không được chút nào.  Một ngày cháu xa anh chị là thêm một mối hy vọng cho 160 đồng bào tị nạn.  Chị phải vui lên, làm 1 bài thơ thật phấn khởi đầy tiếng cười, tiếng vỗ tay mới đúng. (mdt)

 

Đọc lại bài thơ tôi thấy mình sao ủy mị quá vậy không biết.  Con đi làm việc thiện nguyện mà cứ làm như là đi qua bên chiến trường Iraqkhông bằng, nên tôi nghe lời anh bạn Mai Đông Thành của tôi ngồi viết lại bài thơ “Góp Một Bàn Tay” khuyến khích cho tinh thần tôi phấn khởi hơn.  Tôi đã thay những đoạn thơ mới của tôi như thế này:

 

Xuân, Tết, là mùa của đoàn viên 

Mở lòng chia hạnh phúc êm đềm 

Phi trường buổi sáng trời xanh, ấm

Đưa trẻ lên đường tạo phước, duyên

 

Phép lạ tình thương đã đến rồi

Hoa Nghiêm Thiền Tự ngập tin vui    

Quan Âm Thiên Thủ dài tay với

Đón người sang bến, dựng xây đời

 

Hãnh diện vì con biết thương người

Nén chặt nỗi niềm, tươi nét môi 

Cho con mạnh dạn đường thiên lý

Góp một bàn tay, dẫu nhỏ nhoi…

 

Gửi lại bài thơ lên diễn đàn xong, tôi đi rửa mặt, rửa tay rồi vui vẻ ra phòng thờ thắp hương lễ Phật, tụng kinh.  Tôi bắt đầu buổi cầu kinh với những bài kinh Nhật Tụng: Chú Đại Bi, Bát Nhã Tâm Kinh.   Tôi tụng thêm mười biến Kinh Cứu Khổ, cầu Phật Bà Quan Âm ra tay cứu độ cho những người Việt tị nạn ở Philippinessớm thoát khỏi cảnh nhọc nhằn.  Tôi kết thúc buổi cầu kinh của tôi bằng những lời kinh cầu an thường lệ:

 

Nguyện ngày an lành, đêm an lành

Đêm ngày sáu thời đều an lành

Tất cả các thời đều an lành

Xin nguyện Từ Bi thường gia hộ

 

Tôi cúi xin đấng Từ Bi gia hộ cho Đôn của tôi, và cả những người bạn trẻ đang làm thiện nguyện ở Philippinesđược bình an, mạnh khỏe để cùng nhau góp một bàn tay đưa những người tị nạn khốn khổ đó mau chóng đến bến bờ tự do.

 

Bảo Trân

 

 

(*)VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) is a non-profit organization, providing a voice for the overseas Vietnamese community through education and advocacy for the protection of Vietnamese refugees, counter trafficking of Vietnamese women and children in South-east Asiaand other issues confronting the conscience of our community.  www.vietnamvoice.org

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến