Hôm nay,  

Nỗi Buồn Thất Nghiệp

06/07/200900:00:00(Xem: 125699)

Nỗi Buồn Thất Nghiệp

Tác giả: Vũ Chí Đạo
Bài số 271-16208739- vb2705096

Tác giả 58 tuổi, hiện là cư dân Centreville, Virginia. Trước 1975, ông là Phó Trưởng  Ty Bưu Điện Sa Đéc.  Định cư tại Mỹ theo diện ODP từ tháng 6/1990. Hiện đang làm  cho County of Fairfax, VA. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.

***

Dĩ nhiên tôi không phải người đầu tiên cũng như người cuối cùng nếm phải vị đắng này trong thời buổi kinh tế khủng hoảng hiện nay. Tôi có chờ đâu có đợi đâu nhưng cái ngày bất hạnh ấy vẫn cứ ập tới! Cuộc đời có "thất tình lục dục" vốn làm khổ con người nhưng đâu có nghe nói đến "món" thất nghiệp này đâu nhỉ" Thôi thì ai sao ta vậy! Thay vì ngồi hát bài "Nỗi buồn thất nghiệp" trước hết tôi phải chấp nhận và đương đầu với "nó" xem sao!
Nào, việc đầu tiên lo apply tiền trợ cấp thất nghiệp cái đã. Thực ra tiền này cũng chẳng phải chính phủ tử tế gì cho không, chẳng qua cũng là tiền của mình khi đi làm bị giữ lại dưới cái "búa thuế" để rồi bây giờ "nó" nhả ra chút ít cho mình để cầm hơi trong những lúc khốn khổ này! Ngồi vào bàn với cái computer, từ từ điền đơn xin trợ cấp qua mạng điện toán mà sao thấy lòng trống vắng- thấy mỏi mệt và cảm nhận được ở xứ Mỹ này càng về lâu về dài (nếu chỉ là kiếp công nhân) thật là khó sống!
Trong các khoản linh tinh mà tôi phải lần lượt điền vào có một khoản thấy nghịch lý và nực cười: "Bạn có thể làm việc và sẵn sàng làm việc để hội đủ điều kiện nhận tiền trợ cấp"" Từ ngày bước chân đến "thiên đường cờ hoa" này là cầm chắc 100% phải luôn luôn làm việc và sẵn sàng làm việc rồi còn gì! Trong thời gian này, với số tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, không biết sau 26 tuần (có thể nhận thêm đến 20  tuần) khả năng tìm được việc là có thể hay không thể" Chỉ biết chờ đợi và trông vào chính sách "kích cầu" của Ngài Obama xem có khá hơn không!
Bỗng dưng được nghỉ phép vô thời hạn, cuộc sống thường nhật của tôi hoàn toàn xáo trộn. Bây giờ không còn phải thức dậy sớm (bình thường là 5giờ sáng) nhưng vốn đã có tuổi nên muốn ngủ nướng cũng chẳng được. Cơ thể cứ như cái đồng hồ báo thức, vào khoảng 4-5 gờ là tự động thức giấc! Sau khi làm đầy đủ thủ tục- từ vệ sinh cá nhân, pha ly cà phê "tan nhanh" ngồi vào bàn check email, lướt qua những tin tức nóng hổi trong ngày- tất cả mất khoảng một giờ đồng hồ rồi sau đó tôi tự nhủ trong ngày hôm nay làm sao cho qua hết thời gian còn lại" Ra khỏi nhà để đi Super Market thì chỉ cuối tuần (thông thường vợ tôi đi chợ ngày weekend, nấu nướng ăn cho một tuần) la cà quán cà phê thì sợ tốn tiến, (bây giờ phải tiết kiệm đi là vừa!) xem phim online mãi cũng chán- vừa mỏi mắt lại dễ ngủ gà ngủ gật không tốt- làm việc lặt vặt trong nhà cao tay cũng chỉ 2-3 tiếng là hết việc bởi lẽ chúng tôi ở aparterment) nhà không cao, cửa không rộng thì lấy gì để mà quét dọn- lau chùi! Còn khoản "làm vườn" thì làm gì có đất để mà lao động! Thế là cứ đi ra rồi đi vô đếm nhịp thời gian cho hết ngày! Rồi lại tiếp tục "đến hẹn lại lên" cho một ngày khác! Nguy hiểm thật! Cứ điệu này, cứ điệp khúc này lập đi lập lại mỗi ngày không khéo tinh thần mình khó có thể bình ổn và thân xác sẽ có vấn đề bịnh tật không biết chừng!
Để quân bình tinh thần và thể chất có lẽ tôi phải tham gia các sinh hoạt vui chơi có lợi- Nhưng than ôi trong lúc thất nghiệp, tâm trí còn đâu nữa mà vui với chơi! Thời gian quả là vô tình: lúc mình muốn nó rút ngắn lại thì sao nó kéo dài lê thê và đôi lúc muốn nó ngừng trôi thì sao nó cứ lững lờ trôi thật nhanh! Đành là không phải tại tôi nhưng sao tôi thấy mình quả là vô dụng. Trong tôi giờ đây tự tin dường như không còn nữa. Tôi vẫn muốn là tôi nhưng khó khăn trước mắt trong những ngày sắp tới làm tôi không thể suy nghĩ tích cực về bản thân mình nữa!
Cái mà tôi có thể làm là bắt đầu từ ngày hôm nay phải lên kế hoạch chặt chẽ cho ngân quỹ gia đình (nghe sao thảm quá!) Thực ra từ trước khi tôi thất nghiệp thì vợ chồng tôi đã phải hà tiện và từ bỏ những thứ chi tiết không cần thiết. Bây giờ chắc lại phải chặt chẽ hơn. Chi li hơn. (Thật ra đời người có bao lâu nhỉ! Lúc nào cũng phải bận tâm về miếng cơm manh áo- không còn thì giờ tận hưởng lạc thú để rồi mai này khi đến lúc "một cõi đi về" chắc cũng thấy ân hận!!)


Từ lúc thất nghiệp trong tôi bỗng dưng lại xuất hiện một thứ mặc cảm vô hình làm tôi không còn cảm thấy thoải mái trong quan hệ với đồng nghiệp cũ hay bạn bè! Cuộc sống ở xứ Mỹ này từ lâu đã nổi tiếng là thực dụng nên quan hệ giữa người và người trên một nghĩa nào đó chỉ thuần túy có tính cách "xã giao", hời hợt, không bao giờ đậm tính chân tình. Giá trị của con người được đánh giá qua hình thức bên ngoài, vỏ hào nhoáng giả tạo, nhà cửa to rộng, xe đắt tiền, đời mới, job thật "thơm" income nhiều. Bởi vậy ở trong hoàn cảnh của tôi hiện tại, cách tốt nhất là phải "biết mình biết ta"
Thực sự tôi cảm thấy đơn độc và bị ngăn cách! Phải chăng trường hợp của tôi là cá biệt" Giờ đây có điều kiện dành nhiều thời gian cho gia đình, con cái thì cũng như không bởi lẽ người thân chúng tôi hầu hết còn ở lại Việt Nam. Sang đây có hai đứa con thì một đứa đã qua đời, một đứa ở tiểu bang xa. Nhìn đi nhìn lại chỉ còn hai vợ chồng già ra vào có nhau mà thôi! Không có những đầu mối cần thiết nên quá trình tìm việc làm khác ("cày" tiếp vài năm trong lúc chờ đợi về hưu!) đối với tôi quả cũng khó khăn. Tôi đã nhiều lần lên mạng tìm những khóa học do sở thất nghiệp tài trợ để ghi danh những cũng không được khả quan cho lắm. Phần không phù hợp với khả năng, phần không phù hợp với tuổi tác thành ra "lưỡng đầu thọ địch."- "Họa vô đơn chí". Đành rằng quá trình tìm việc đòi hỏi thời gian- kiên nhẫn nhưng thực tình hai yếu tố ấy lại tỷ lệ nghịch với tôi- với thị trường việc làm!
À! Nhân đây tôi cũng xin phác sơ qua để "bạn hiền" nào có hoàn cảnh như tôi tham khảo: thông thường sau khi claim tiền thất nghiệp, vào khoảng 2-3 (tùy tiểu bang) ta sẽ nhận được một thông báo từ sở thất nghiệp cung cấp cho ta những thông tin cần thiết để áp dụng trong suốt thời gian "làm việc" với sở. Chẳng hạn như số Pin (nếu bạn claim benefits qua phone hay internet) địa chỉ Website để bạn đăng ký tìm việc (cái này là bắt buộc đấy nhé!) rồi để nhận được tiền (benifits) bạn còn phải hội đủ vài điều kiện như hợp lệ về tiền lương, hợp lệ khi bị cho nghỉ việc (nghĩa là không phải bạn tự ý thôi việc hay bị đuổi việc do lỗi tại bạn.) Hàng tuần bạn phải file claim để nhận được chi phiếu (thường bắt đầu vào chúa nhật và chấm dứt lúc nửa đêm ngày thứ Bảy tới) rồi lại còn phải chịu đựng một tuần chờ đợi đầu tiên (waiting period week). Ôi thôi nhiêu khê đủ thứ!
Số tiền mà bạn nhận được còn tùy thuộc vào income của bạn đã kiếm được trong năm trước tính đến ngày bạn bị cho layoff. Ví dụ bạn thất nghiệp vào tháng 3/2008 chẳng hạn nghĩa là giai đoạn cơ bản để xác định benefit cho bạn sẽ được tính từ 4/1/07-3/31/08. Giả sử income của bạn là $42,000 (làm tròn số): Ba tháng đầu năm 08 bạn kiếm được $10,500. Từ tháng 4-tháng 6 năm 07 bạn kiếm được $9,000- Từ tháng 7-tháng 9/07: 12,000. Từ tháng 10 đến tháng 12/07: $10,500 thì số tiền hàng tuần bạn sẽ được nhận là $370 (chưa trừ thuế) kéo dài trong 26 tuần nghĩa là bạn chỉ có quyền được nhận tối đa: 370x26=$9,620! (riêng trong năm nay, vì tình hình kinh tế yếu ớt, khủng hoảng nên bạn có thể nhận thêm tối đa 20 tuần nữa như tôi đã nói ở trên) Nhưng chắc chắn số tiền hàng tuần sẽ bị giảm đi (thường là 50%) chứ không phải là $370/week nữa! Thôi thì có còn hơn không!!
Thực ra chuyện layoff ở trên xứ Mỹ này là chuyện xảy ra như cơm bữa- giống như "chuyện thường ngày ở Huyện" tại Việt Nam. Chỉ có điều khởi đi từ tháng 12 năm 2007 cho đến nay nó mới "đại trà" như vậy!
Nếu có trình độ tương đối, khả năng chuyên môn vừa "đủ xài", nhu cầu trong cuộc sống không nhiều, biết mình biết ta" theo tôi nghĩ ta cũng chẳng cần phải sợ cái "bóng ma" thất nghiệp bởi lẽ ở đất nước "cờ hoa" này là miền đất hứa- miền đất cơ hội thì thế nào rồi sau cơn mưa trời lại sáng thôi!
Tự nhủ và an ủi mình một chút để tâm trí được thảnh thơi và quên đi "Nỗi Buồn Thất Nghiệp".
Vũ Chí Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,206,857
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.