Hôm nay,  

Đào Bắt Vòi Voi Biển

05/07/200900:00:00(Xem: 111366)

Đào Bắt Vòi Voi Biển

Tác giả: Phan Hữu Chí
Bài số 270-16208738- vb870509

Tác giả quê Kinh 5, Rạch Giá, hiện là cư dân San Jose, làm nghề Điện toán. Bài viết kể về một buổi cắm trại đào bắt vòi voi kỳ thú tại Lawsons Landing.
Hình trích từ darkkroastedblend.com.

Con vòi voi (Panopea abrupta) là loại trai biển thân mềm, có cái vòi dài 1 hoặc 2 mét, và tuổi thọ kỷ lục, từ 146 năm tới 160 năm.

 

 

 

Vùng bờ biển Canada và Tây Bắc Mỹ từ 1989 có nhiều trại nuôi con vòi voi trong những ống hố sâu cả thước.

 

 

 

 

Con vòi voi nặng 4,5 kg được trưng bày trong một cửa hàng tại thành phố Seatlle, Mỹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại trại nuôi, hàng nghìn con vòi voi bám vào một thân cây mục để đẻ trứng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều nơi trên nước Mỹ coi vòi voi là linh vật, hàng năm có lễ hội diễn hành với hình tượng  con vòi voi cao bằng cột đèn.

 

 

 

 

 

 

Mời xem thêm cuối bài: sưu tầm của Thanh Mai về con vòi voi biển.

Và bây giờ, mời đọc du ký của Phan Hữu Chí.

***

Cách đây mấy năm, anh Nguyễn Viết Tân người cùng quê Kinh 5 với tôi, có viết một bài về việc đi đào hến vòi voi ở Dillon Beach, California đăng trên Việt Báo. Năm nay mùa hè lại đến, chúng tôi cũng tổ chức một chuyến picnic y chang như vậy, mà có phần "hoành tráng" hơn, vì còn thêm cái vụ câu cua biển và đốt lửa trại nữa.
Hơn hai mươi người lớn bé tập họp ở nhà tôi từ buổi chiều để đi ngủ sớm, vì mai phải khởi hành lúc 3g đêm, để có thể đến nơi đào hến đúng lúc thủy triều đang xuống thấp nhất là 6g sáng.
 Bọn con nít nằm sắp lớp nơi phòng khách như xếp cá mòi trong hộp, tụi nó nhi nhô ồn ào, quát mãi mới chịu im.
Tôi gọi mọi người dậy thì mới biết bọn nhóc náo nức suốt đêm nên chúng không ngủ được, cứ sợ ngủ thì bị bỏ lại tại nhà. Khi lên xe rồi chúng mới bắt đầu ngủ gà ngủ vịt. Xe lớn và mạnh nhất kéo theo chiếc obo.
Đến Lawsons Landing chúng tôi phải mua license cho mười người lớn, check in xe cộ. Nếu không ở lại đêm thì chỉ có $8 cho một xe, còn ở lại camping qua đêm thì $26.
Tại đây có chia ra làm nhiều khu vực: Khu cho xe RV, những nhà nhỏ Cabin, khu có lều bạt sẵn như những tent nhà binh, nhưng chúng tôi ở khu chỉ có nền để căng lều bạt đã mang theo.
Đi sớm như thế nhưng vì có con nít đi theo nên lục đục mãi 8g sáng mới ra tới cồn cát. Obo lại hơi nhỏ, mỗi lần chở được có bảy người nên phải ba chuyến mới đem hết người ra đến nơi.
Chúng tôi tản ra thành từng nhóm, mỗi nhóm có mang theo thùng, xẻng và cái ống plastic lớn để đào hến. (Nếu ai không biết dụng cụ này và cách đào ra làm sao, xin đọc lại bài viết về nước Mỹ của Tân Ngố, “San Jose Dễ Đi Khó Về”, tại Việt Báo Online:  http://vietbao.com/"ppid=74&pid=51&auid=590&nid=84503&page=1, hoặc xem hình ảnh kèm theo bài viết.)
Cồn cát này suốt nằm chìm dưới nước, chỉ mấy tháng hè mới lộ ra khi thủy triều xuống thấp, tháng hai lần, mỗi ngày độ vài giờ mà thôi.
Màu cát đen nhờ nhờ vì pha bùn, trên mặt cát chi chít lỗ hến, có lẽ đến hàng triệu con. Vì nó ở dưới sâu gần một mét, nên người không có dụng cụ và không biết cách thì cũng rất khó mà đào, cho dù chỉ được một con.
Nhóm chúng tôi đã có kinh nghiệm và được chỉ huy bởi ông Hảo, sếp của công ty Amland, nên chỉ trong vòng có hai giờ đồng hồ mà đã đào được cả hơn trăm con. Nên nhớ là mỗi con giá khoảng $20.
Đến 10g sáng thì nước bắt đầu dâng cao, không thể đào thêm được nữa nên chúng tôi lên tàu qua một hòn đảo gần đó. Đảo nhỏ, cây cối khô cằn, cỏ dại lúp xúp nhưng cũng có vài cây khuynh diệp khá to, gốc khoảng hai người ôm. Trên cây, có ai đó đã cột mấy sợi dây thừng lớn để làm xích đu nên trẻ con tha hồ đùa giỡn.
Trong khi mấy bà, mấy cô đang xúm nhau mồi lửa nấu nước bằng bếp ga mang theo, làm món Sushi từ hến vòi voi, đám đàn ông đưa tàu ra cách bờ chừng dăm chục mét, thả lồng bắt cua. Lồng làm bằng một vòng sắt có lưới, ở giữa cột túm mồi là đầu cá hoặc mấy đùi gà. Chúng tôi thả xuống bốn năm lồng một lúc, chừng mười phút lại kéo lên một lần.
Hôm nay trúng mánh, cua nhiều quá sức, có khi đươc ba bốn con một mẻ, ngoài cua đá còn có cả cua trắng (loại vỏ mềm hay bán ở siêu thị) nhưng cua trắng chỉ được bắt con đực và đúng size mà thôi nghĩa là phải dài 6" tức dài bằng đồng tiền đô, nhỏ hơn phải vứt xuống biển trở lại.
Cua thì hấp với beer chấm muối tiêu chanh, vòi voi thì trụng sơ qua nước sôi rồi thái ra ăn với mù tạt wasabi. Chúng tôi trải bạt ra dưới tàng cây hoặc trên bãi cát cho mấy bà và bọn trẻ nhỏ, còn mấy ông thì có người nằm soài ra trên cát mà nhậu.
Thức ăn được đựng trong dĩa giấy, beer lạnh mở nghe lốp bốp. Đó đây vang lên tiếng hát và tiếng cười trong như thủy tinh của lũ trẻ.
Cua và hến nhiều quá, chúng tôi ăn không hết một phần, còn bao nhiêu xếp vào thùng để mang vô bờ.


Đã hơn 4g chiều, chuyến thứ nhất yên ả, bỗng chuyến thứ hai đi về đã khá lâu mà không thấy trở ra. Chúng tôi liên lạc điện thoại thì mới biết là tàu hư giữa đường. Thật may có chiếc tàu nhỏ hơn của những thanh niên Mỹ cũng trên đường về ghé lại tiếp cứu. Sửa không được nên họ chạy vô bờ chở người bạn biết sửa máy và có đồ thử điện nữa ra giúp. Coi mòi không thành công trước khi trời tối, họ dùng tàu của mình mà chạy ra đảo chở chúng tôi về. Vì tàu nhỏ hơn tàu chúng tôi, nên phải đi hai chuyến mới hết. Nếu không có sự giúp đỡ này, chắc mấy người đi chuyến chót của chúng tôi phải ngủ ngoài đảo, không có mùng mền chiếu gối gì hết, mà còn đói bụng khát nước nữa chứ.
Sau cùng tàu cũng sửa xong vì hệ thống xăng bị nghẹt. Chúng tôi cám ơn đám thanh niên tốt bụng kia và ngỏ ý chia xẻ với họ tiền xăng. Họ cười vui vẻ rồi nói "Các bạn đừng lo, hôm nay tôi giúp các bạn, một ngày nào đó sẽ có người giúp chúng tôi".
 Sau khi căng lều, tắm rửa xong chúng tôi bắt đầu đốt lửa trại và nướng BBQ. Để tỏ lòng biết ơn, chúng tôi bưng sang lều nhóm thanh niên Mỹ mấy dĩa sườn bò Đại Hàn. Họ khen rối rít rằng thịt nướng thơm quá, nhậu với beer là hết xẩy.
Để trả lễ, họ tặng lại chúng tôi cả thùng cua bự.
Thật là một xứ sở đầy tình người, nếu chúng tôi bị hư máy ở một quốc gia nào khác, ngay cả ở VN, cũng có thể bị yêu sách trả tiền rất nhiều để được kéo vô bờ, còn hôm nay họ giúp đỡ mình mà vẻ mặt tươi cười, giọng nói thân thiện như đã quen nhau lâu ngày.
Lúc nói chuyện, tôi mới biết nhóm của họ vừa quen nhau trên Net đây thôi, kẻ có xe RV, người khác có tàu, người nữa có xe trượt nước, ở nhiều thành phố khác nhau, cùng hẹn một ngày để đi cắm trại chung, để kết thêm bạn mới trong những mùa hè.
Đêm nay trời trong, ngàn sao nhấp nhánh trên cao, chúng tôi có mang theo đàn để hát với nhau y như những buổi sinh hoạt Thiếu Nhi ngày còn nhỏ ở quê nhà. Lều bạt căng ở phía sau những cồn cát, nên gió biển đã không thổi trực tiếp vào lều hoặc bếp lửa của chúng tôi.
Hát hò chuyện vãn đến gần nửa đêm chúng tôi mới chui vào sleeping bag. Tiếng sóng biển ầm ào ru chúng tôi vào giấc ngủ.
Sáng sớm hôm sau, khi bọn con nít đã dậy sớm chạy đuổi bắt, chơi giỡn trên bãi biển, đám thanh niên đàn ông chạy tàu ra cồn cát "dzớt cú chót". Lần này không vướng chân vướng cẳng vì lũ trẻ, chúng tôi đào rất nhanh được hơn một trăm con vòi voi nữa rồi trở vào bờ, dọn dẹp để ra về.
Chúng tôi đã mua 11 license (mỗi license là $13 nếu mua cho một ngày, còn hai ngày là $20) cho 11 người lớn, nên chỉ có thể lựa 110 con lớn nhất mà mang về. Trẻ em không được tính theo đầu người, nên tuy nhóm đi hơn 20 người mà chỉ mang được số giới hạn đó mà thôi.
Tôi hy vọng sẽ đề nghị với đám thanh niên thiếu nữ quen biết, nên tổ chức mỗi mùa hè vài ba lần picnic như vầy, ai muốn tham gia thì liên lạc trước để biết ngày giờ đi dã ngoại.
Chi phí cho mỗi người chỉ dưới 200 đồng, mà được hưởng vài ngày thoải mái, thở hít không khí trong lành, ăn uống mấy bữa, no nê như người tiền sử hoặc Robinson ngoài hoang đảo, mà lại còn mang cả chục con hến vòi voi về làm quà cho gia đình nữa.
Phan Hữu Chí

Con Vòi Voi Biển, vòi dài 1,2 mét, sống thọ 160 năm
Con vòi voi (Panopea abrupta) là loại trai biển thân mềm có hai vỏ sống trong vùng biển nước mặn tại Canada và bờ biển tây bắc nước Mỹ. Đây là loài có tuổi thọ cao nhất,  từ 146 năm tới 160 năm.
Nhiều nơi trên nước Mỹ coi vòi voi là con vật mang đến may mắn, hình ảnh phóng lớn của vòi voi được rước đi trong các lễ hội, diễn hành.
Vòi voi có chiều dài 15-20 cm, nhưng chiếc vòi (hay cổ) của chúng có thể đạt độ dài tới 1 hoặc 2 mét. Con vòi voi là loài trai rất lớn, với trọng lượng trung bình một vài ký lô. Nhiều con nặng tới 7,5 kg.
Loài trai này vùi thân khá sâu dưới cát (có thể cách mặt cát tới 1 mét) và chỉ sống tại một vị trí trong suốt cuộc đời. Một khi đã bị phát giác con vòi voi sẽ không có cơ hội tẩu thoát. Người ta thường dùng các thiết bị chuyên dụng tạo hố trên cát rồi lặn xuống để tóm chúng
Ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, con vòi voi được coi là đặc sản. Giá của chúng có thể lên tới 65 USD/kg. Trong ảnh là những con trai được trưng bày trong một nhà hàng tại Trung Quốc kèm theo giá. Để thưởng thức một đĩa con vòi voi rán, bạn sẽ phải bỏ ra 200-300 USD.
Một con vòi voi cái đẻ khoảng 5 tỷ trứng trong suốt cuộc đời, trong khi một phụ nữ chỉ tạo ra xấp xỉ 500 trứng có thể trở thành phôi thai.
Người ta bắt đầu đánh bắt con vòi voi với quy mô lớn từ năm 1970. Nó mang lại khoảng 80 triệu USD cho nước Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ và Canada kiểm soát rất chặt chẽ việc khai thác loài động vật đặc biệt này.
Panopea zelandica là một loài trai có họ hàng với con vòi voi. Chúng được nuôi và đánh bắt từ năm 1989.  Ngày nay người ta lập trang trại nuôi con vòi voi sát bờ biển ở nhiều nơi trên lãnh thổ Mỹ và Canada. Chúng hút sinh vật phù du qua một lỗ trên vòi để ăn rồi tống chất thải ra ngoài qua một lỗ khác. (Thanh Mai sưu tầm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,135,810
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến