Hôm nay,  

Buồn Già Cô Đơn

01/07/200900:00:00(Xem: 162318)

Buồn Già Cô Đơn
 
Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 266-16208734- vb470109

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ".  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Việt Nam mình có câu "Nhập giang tùy khúc". Thật vậy, nhất là người Việt ở hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ, muốn "nhập giang" mà không "tùy khúc" cũng không được.
Xứ Mỹ là xứ tân tiến. Khoa học kỹ thuật mỗi ngày một tiến bộ. Đời sống con người đủ tiện nghi. Còn dân mình ở trong một đất nước nghèo, thứ gì cũng thua kém nước người ta. Văn minh lạc hậu. Toàn nơi toàn cõi đất nước Hoa Kỳ đâu đâu cũng cày ruộng bằng máy cày. Tưới vườn nho, thu hái nho  bằng máy móc. Trong khi đó ở làng quê nước ta cày bừa ruộng đất còn xử dụng phương tiện cỗ lổ "con trâu đi trước cái cày đi sau". Người nông dân tưới vườn bằng cách múc nước mương xẻ từng sào đất nhỏ, tưới từng gàu tào cau. Bởi thế khi qua Mỹ người Việt mình phải học hỏi, siêng năng. Học Anh ngữ, học lái xe, trẻ già đều đến trường học nghề, học chữ để thích hợp với hoàn cảnh ở xã hội Mỹ, nói nôm na là "tùy khúc" để thích ứng với đời sống mới tại xứ người.
 Trường hợp tôi qua Mỹ có đem theo hai đứa con còn nhỏ. Chân ướt chân ráo tại xứ sở không phải là quê hương mình nên tôi gặp muôn vàn khó khăn. Càng chống chọi tìm kế sinh nhai tôi càng vấp phải nhiều trở ngại làm cho đời sống thêm điêu đứng.
Tôi nhìn lại  mình tuổi ngoài 50 mà phải học Anh ngữ, bẻ mồm bẻ miệng, khó khăn luyện giọng cho đúng chữ. Người ta lái xe ào ào trong khi đó tôi chỉ có một chiếc xe đạp trành để đi đây đi đó. Vốn liếng không đủ để mướn một apartment vì chủ nhà đòi hỏi phải đặt cọc, hay tìm bạn hữu co-signer. Bạn bè không một người, làm cho tôi nơm nớp nửa đêm nửa hôm rủi gặp chuyện nan giải không biết trông cậy vào ai, thành phố rộng thênh thang tôi càng thấy mình bơ vơ nơi chốn phồn hoa đô hội. Nói chung, tôi lạc lõng, mồ côi ở xứ người. Tôi không cảm thấy hy vọng gì ở tương lai. Càng lo nghỉ tôi càng sợ hãi không biết cuộc đời của cha con tôi sẽ trôi dạt về đâu, sống chết ra sao, vì vậy tôi rất cố gắng xin việc làm và đã làm qua các công việc: Làm thợ mộc đóng bàn ghế, đi bỏ báo Mercury, giao Pizza, đánh máy mướn, thợ phụ làm cho nhà in sách báo, thợ tiện, bán xăng, lượm banh đánh quần vợt... Tôi có nhận xét ở Mỹ mà ta không nghề nghiệp thì khó tìm công việc làm lắm. Cho nên thứ gì tôi cũng làm dù biết việc hay không miễn có người mướn thì nhận lời ngay.
 Tôi ít lo nhiều về tôi, chỉ nghĩ mà thương cho ba đứa con. Tụi nó còn nhỏ quá, thằng con trai lớn mới được 13 tuổi nếu ba của nó có mệnh hệ nào ở xứ người ảnh hưởng tới tụi nó không biết các con tôi nương tựa vào ai để sinh sống" Cuộc đời chúng sẽ ra sao" Kiếp sống lây lất qua cuộc đời homless, sẽ bị người đời khinh khi hay đi ăn mày ở xứ lạ"
 "Nhập gia" tùy "tục" là điều kiện thứ hai quan trọng trong mái ấm gia đình.
 Đã 30 năm qua tuổi tôi đã lên cao, hiện thời 67 tuổi. Tôi không còn làm gì được nữa để ra tiền. Đã vậy, sức khỏe ngày càng suy tàn. Nay bịnh mai đau. Một cái bịnh đeo đẳng suốt cuộc đời còn lại của tôi là bịnh đái đường. Mỗi lần có ai nhắc tới bịnh tật tôi nhớ lại và tôi đau khổ nhiều về chứng bịnh nan y đó. Biết rằng tuổi già không ai khỏi bịnh tật và là một con người thì phải qua đoạn đường "sanh, lão, bệnh, tử" nhưng căn bịnh nằm cuối đời làm cho tôi không ít thì nhiều phải suy tư. Sự suy nghỉ mông lung, những chuyện thương đau bên lề xã hội như nhà cửa foreclose, ngân hàng bunkcrupcy, cửa hàng out of business, công nhân trong tình trạng  unemployment; các hiện tượng bi đát đó in vào trí làm cho tôi phải suy nghỉ và ngậm ngùi.
Người già cả tùy trường hợp mỗi người đều có một tâm sự buồn. Sự buồn bực tuy có khác nhau nhưng tựu chung những nỗi buồn ấy, nỗi thảm đạm chính, không ngoài buồn gia đình vợ hay chồng không đồng ý nhau một lý do nào đó mà sanh ra cắng đắng hoặc con cái trong gia đình không đáp ứng điều gì của cha mẹ mong đợi ở con cái.
Đối với vợ là người đầu ấp tay gối hằng mấy chục năm sống chung cho đến bây giờ con cháu đầy đàn. Không phải người vợ hay chồng kỳ khôi mà sự thể có thể vì một lời nói không khéo, một cử chỉ thiếu tế nhị trong cuộc sống hàng ngày đã làm tổn thương danh dự, tính tự trọng của người phối ngẫu nên mới xảy ra điều bất bình trong đạo vợ chồng. Nhiều khi vì một việc không đâu cũng xảy ra thành lớn chuyện. Một lời nói chênh lòng, nhỏ nhặt cũng đưa đến mất hạnh phúc trong gia đạo.
"Nhất ngôn phát xuất tứ mã nan truy" vậy mà phàm nhân khi lên cơn giận không còn biết phải trái, giận mất khôn, trút căm hờn cho đã tức gây thương tổn đến tình cảm của người đối thoại. Câu nói chói tai dù ngoài mặt một vài gia đình khôn khéo không tranh cải để giữ không khí trong nhà êm ấm, nhưng cũng chính vì sự chịu đựng lâu ngày, mỗi ngày một thêm nhiều, thùng rác càng ngày càng hư thối, gia đình trở thành chiến tranh lạnh rồi xảy ra tình trạng vợ chồng mặc dù còn sống chung trong nhà nhưng hố sâu chia rẽ càng ngày càng nặng thêm.   
 Lấy thì dụ chuyện của gia đình người bạn để làm sáng tỏ những gì tôi vừa nói bên trên như sau:
Tiến bị bệnh nặng có thể "Về với ông bà" rồi nhưng có lẽ "Trời thương" cho nó sống lại. Nhưng khi được sống Tiến buồn nhiều hơn là vui. Bạn hay than thở "Tôi  "bị" sống hơn là được sống"
Bạn tôi thều thào qua dòng nước mắt. Và sau đây là câu chuyện của anh, một ông chồng một người cha trong những ngày bệnh tật đau yếu. Nhân vật xưng “tôi” sau đây là ông bạn của tôi.

*
"Thường ngày tôi chỉ ăn được một chén cơm vài gắp là xong. Món ăn bày ra rất giản dị  một phần tư khứa cá hay một tép thịt là đủ cho một bửa ăn rồi. Chuyện bình thường nhỏ nhoi nhưng lại là chuyện cơm không lành canh không ngọt, xảy ra lớn chuyện. Dù bị bệnh nhưng tôi rất vén khéo không để hột cơm hay miếng cá đổ tháo ra bàn, rơi xuống đất, mà nếu có sơ sót để đổ đồ ăn ra ngoài tôi lau bàn thật kỹ.
 À, để cẩn thận hơn, tôi sắp dĩa đồ ăn tôi luôn trong mâm để nếu có đổ thì chỉ đổ trọn trong mâm cơm thôi.
 Tôi kỹ như vậy mà bà xã tôi "không biết lý do gì"  không bằng lòng lại cằn nhằn:
 -Nhà này không có tôi bàn ăn của ông sẽ dơ và hôi như thùng rác!
 Tôi chữa lỗi:
 -Mình nói gì mà tệ lắm vậy" Nếu có đổ tháo tôi cũng tự lo liệu không để mình phải nhọc công đâu.
 -Không đầu cũng không mình gì hết! Xí!
 Bà ta ngúng nguẩy, te te đi một nước. Tôi dị ứng lời xỉa xói nhưng vẫn giử bình tĩnh xuống nước:
 -Tôi bệnh mà bà. Nếu có đổ chút bà lo cho tôi cũng chẳng sao mà.
 Bà xã tôi một mực một chọi một:
 -Tôi là vợ ông, ông nghĩ tôi còn làm tớ cho ông đến bao lâu nữa mới hết nợ"
 -Vợ chồng sao bà nghĩ việc bà giúp tôi là nợ được sao bà"
 -Ông tự biết lấy!
 Không còn nhẩn nhục được nữa đáng lẽ phải la hét ầm ỷ cho đã tức nhưng tôi vẫn nghĩ "Thôi, 10 câu nhịn 9 câu lành" giử thái độ hòa nhã làm thinh vì không muốn lời qua tiếng lại trong gia đình không hay nếu con cháu nghe được sự cãi vã, gấu ó om sòm của cha mẹ chúng càng buồn thêm chớ không ích lợi gì cho gia đình. Nhưng nỗi niềm cay đắng đó chất chồng làm cho tôi sau này hóa thành cau có. Mỗi lần có chuyện gay cấn, tức giận lại trào dâng!
 Một hôm sdúng bữa cơm, vợ tôi rầy la thằng con nghe chỏi tai:
 -Mày làm biếng không chịu tìm việc gì làm thì cơm đâu mà ăn"
 Thằng con giãi bày:
 -Con có xin rồi mẹ ạ nhưng không có hãng nào mướn hết mẹ ạ!
 Bà ta lồng lộn:
 -Mày biếng nhác giống hệt thằng cha mày còn nói gì nữa!
 Trời đánh còn tránh bữa ăn, đàng này đang ăn cơm trưa tôi vô cớ bị đưa vào tròng chực xiết cổ. Tôi thối thoát:
 -Tình trạng chung mọi người tìm việc rất khó mà bà. À, sao bà đưa tôi vào việc của con mình để chê bai cha nó vậy bà"
 -Chớ không phải sao"
 -Bà cho rằng tôi làm biếng"
 -Chớ còn gì nữa mà ông già hàm còn cãi bướng.
 Trong thâm tâm tôi tức cành hông qua lời mắng nhiếc "già hàm" nhưng vẫn ôn tồn:
 -Con nó có xin job, bà thông cảm cho nó đi bà.
 -Nói ra thì biết ngay lũ biếng nhác là như thế.
 -Tôi là chồng bà sao bà kêu là lủ này lủ kia bà không sợ tôi buồn sao bà"
 Vợ tôi không chút hối hận:
 -Ông buồn kệ ông chớ!
 Câu nói có chữ "kệ ông" dù chỉ có hai chữ đơn giản, nhưng nặng ngàn cân đè lên ngực,  làm tôi đau nhói như vừa bị ai vò ai xé tan nát tâm can.
 Mấy ngày liền tôi không ăn không ngủ vì một câu nói kim châm muối xát không đếm xỉa tới sự có mặt của tôi. Đối với tôi một người đang bịnh tật tôi càng tự ái, hơn nữa vì tuổi già tôi trở thành một đàn ông vô dụng, vợ tôi không thông cảm mới cho rằng tôi làm biếng chăng" Tình cảnh đã đến mức như vậy, anh nghĩ tôi muốn gì bây giờ" Thực sự là mong chết quách đi cho rồi. Đó là lý do tôi than với anh là tôi “bị sống” chứ không phải “được sống”.

*
Trên đây là câu chuyện của ông Tiến bạn tôi. Cũng qua anh Tiến và một số quen biết khác, tôi còn thấy thêm một vấn đề khác nữa về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Đa số người già rất muốn con cháu gần gũi, thường về nhà cha mẹ quây quần bên nhau như ngày nào chim bay về tổ ấm. Cha mẹ muốn các con đưa cháu chít về nhà đoàn tụ, dù chốc lát, trong căn nhà của cha mẹ đầy ấp những kỷ niệm lúc các con còn nhỏ; nơi đó các con đã có thời gian chung sống san sẻ nỗi vui buồn với cha mẹ trước khi con cái lấy vợ lấy chồng ra riêng xây dựng tổ ấm gia đình.
 Nhưng sự mong đợi đó gần như gió thoảng mây bay, thường không được con cái nghĩ tới. Các con ở nhà các con, có nghĩ tới các bậc cha mẹ chờ đứng chờ ngồi, đi ra rồi lại đi vào, như lục bình trôi vất vưởng.
  Ở lớp tuổi già, trường hợp tôi cũng mòn mỏi trông đợi các con đến nhà. Rồi cũng thất vọng. Cũng chán nản. Và nếu có đến chút xíu chúng lại đưa vợ con nào đi tiệc tùng hay lấy lý do đi shopping. Tụi nó đến trong khoảnh khắc rồi tìm cách ra đi. Tôi vừa buồn vừa tủi. Trông theo xe chúng chạy qua khúc quanh ở chặng cuối đường nước mắt tôi cũng vừa rưng rưng ở đôi khóe mắt.
Tôi còn nhớ một lần tôi "mời" con tôi ở lại cùng tôi:
 -Con ở lại mẹ dọn cơm ăn. Ba ra phố mua con vịt quay ổ bánh mì cho các con ăn vui với ba mẹ. 
 Con tôi vô tình từ chối:
 -Ba mẹ ăn đi con không ăn đâu.
 -Các con đi đâu vậy"
 -Đi shopping mua cho thằng Quang đồ chơi ở nhà nó buồn lắm!.
 Tôi làm thinh, nghe cay ở khóe mắt, nghẹn ngào không nói thành lời. Con cái bỏ rơi ông già nó ở lại một mình trong nhà bốn bề vắng lặng mà chúng không chút nghĩ tình.
Các con ơi! Nỡ nào các con lãng quên những lúc cha mẹ tay ẫm tay bồng nuôi dưỡng lúc các con khi còn nhỏ dại, không ăn no để dành cơm cho con ăn. Giờ này cha mẹ thèm khát con cái dành chút thì giờ đến nhà cha mẹ; coi như sự có các con là cử chỉ "săn sóc" thương cha thương mẹ.
Quý khi còn sống, chớ lúc cha mẹ mất rồi các con có ma chay linh đình, cỗ cúng  thịt cá đê hề cũng bằng vô ích. Mong những lời thật lòng này đến được mắt được tai những ai còn cha mẹ già đang chờ mình đâu đó.
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,110,745
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.