Hôm nay,  

Tôi Thi Đậu Quốc Tịch

19/05/200900:00:00(Xem: 276806)

Tôi Thi Đậu Quốc Tịch

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2617-16208694- v351909

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Mục đích sau cùng của người di dân hay tị nạn ở xứ này là trở thành công dân Mỹ. Tôi cũng không khác chi. Điều ấy đã trở thành sự thật ngaỳ hôm qua vào lúc hai giỡ rưỡi trưa trong buổi lễ trao quyền quốc tịch ở cơ quan Sở Di Trú của tiểu bang Washington. Phải nói đây là sự kết hợp do công tôi chịu khó bỏ ra học, sự chăm lo của chồng tôi và điều may mắn.
Ngay từ hồi nộp đơn, chồng tôi đã chuẩn bị bài vở, thu băng để tôi học. Tôi biết mình tiếng Mỹ không có là bao nên cố tâm học để hy vọng thi đậu. Ngoài việc in bài học trên internet ra, chồng tôi còn đọc hết những câu đó vào cassette để tôi nghe trong khi lái xe và khi tôi ở nhà. Tôi cũng có được dĩa CD thi quốc tịch do người Mỹ đọc cho quen giọng. Mỗi lần đi làm hay đi đâu tôi mở cái CD nghe đến nổi gần thuộc lòng. Ngoài ra tôi còn phải học những câu về lý lịch của mình và tra nghĩa những danh từ mà có từ đến tiếng Việt tôi còn chưa biết! Cũng may là tôi có "cuốn tự điển sống" bên cạnh mình.
Tôi rất nhát nói và sợ nhất là điều này. Sợ vào gặp giám khảo rồi run mà không trả lời được gì cả. Chồng tôi nói là tôi cứ học cho thật kỹ thì sẽ thấy tự tin và đỡ sợ hơn khi thi. Dì Ba cùng quê với tôi cũng nói là mình đừng sợ gì cả, họ cũng như mình, cứ học cho kỹ bài là đậu. Tôi nghe vậy mà thấy vững lòng hơn nhiều.
Ngoài việc nghe học tôi nhắn với chị Hai tôi bên đó đi chùa thỉnh một câu thần chú để tôi học thuộc để đi thi! Có điều tôi rất bực mình là chồng tôi ít khi nào giúp tôi trực tiếp mà luôn đọc bài vào băng để tôi nghe. Ảnh nói như vậy tôi muốn nghe lúc nào, bao nhiêu lần đều được thay vì cứ hỏi ảnh hoài. Lần thi này tôi đóng tiền hơn ba trăm đồng, nghe nói trong tương lai tiền đóng có thể tăng gấp hai, tôi lại càng thêm lo. Thi rớt lần đầu chắc tôi không còn đầu óc đâu mà thi lại nữa. Trở thành công dân Mỹ bài học nói là tôi có thể bảo lãnh cho thân nhân, được làm việc cho chính phủ và có passport để đi chơi xứ nọ xứ kia cho biết với người ta. Điều này thúc đẩy tôi hăng hái học kỹ thêm. Tính từ ngày nộp đơn thi đã gần tám tháng  mà sao tôi không thấy thư gởi về hẹn ngày thi. Tôi đâm ra chán mà không chăm học như trước nữa. Và điều may mắn đã xảy ra cho tôi.
Số là có một hôm thư và các tờ quảng cáo gởi về quá nhiều. Chồng tôi vứt xấp quảng cáo qua bên không thèm đụng tới. Không biết sao bữa nọ tôi lại lục mấy tờ quảng cáo thì thấy ngay cái thư hẹn ngày đi thi của Sở Di Trú! Mừng ơi là mừng! Chồng tôi nói tôi đi mua bánh trái về cúng để tạ ơn. Tôi làm theo liền!
Trước ngày đi thi tôi vào hãng làm xin lấy vaction nghỉ  một tuần để ôn bài chuẩn bị. Mấy chị làm chung cười tôi nói là làm gì mà quan trọng dữ vậy. Ai nói gì thì nói chớ tôi biết mình kém dở nên phải lo xa. Hai ngày trước khi thi tôi nhờ chồng tôi đọc những câu hỏi để tôi trả lời và để biết câu nào mình chưa nhớ hiểu để học lại. Chồng tôi nói là tôi được tám mươi phần trăm rồi đó, chỉ cần học kỹ lại và bình tĩnh khi thi thì đậu thôi. Tôi cũng mong như vậy. Tôi hỏi mấy người quen thi rồi họ nói là nếu vào gặp được mấy ông, nhất là mấy ông bà giám khảo da đen thì dễ đậu lắm còn gặp mấy ông bà da vàng hỏi thì chỉ có nước xách gói ra về học lại. Tôi van vái là mình được gặp may mắn đó nếu không thi rớt là cái chắc. Tuần trước nghe nói vợ của một anh bạn đậu một cách dễ dàng nhờ gặp ông giám khảo da đen tôi thấy mà ham.


Hôm bữa thi tôi xin về sớm lúc mười một giờ rưỡi để chuẩn bị và chồng tôi lái xe đưa tôi lên nơi thi hẹn vào lúc hai giờ. Hôm đó trời nắng thật đẹp. Tôi ăn mặc chỉnh tề, chồng tôi cũng vậy. Tôi thì trong bụng đánh lô tô, chồng tôi bề ngoài không có gì lo nhưng tôi biết trong bụng ảnh cũng đang…đánh cá ngựa! Sau khi bị lạc đường chúng tôi tới cơ quan và trả năm đồng để vào đậu xe trong bãi. Qua cổng xét an ninh chúng tôi vào hàng số 3 để được phỏng vấn thi trên lầu hai. Khi lên lầu tôi thấy đã đông người đang chờ đợi, tây tầu, âu á đủ cả. Tôi hồi hộp ngồi chờ đợi cạnh hai vợ chồng người Phi với đứa con gái nhỏ và bà vợ là thí sinh. Nhìn giám khảo ra và gọi thí sinh  mà tôi thấy nôn cả ruột. Tôi cũng nhận thấy có rất nhiều giám khảo người Châu Á. Xin cho con đừng gặp mấy ông bà này, tôi lầm thầm trong bụng. Chờ đợi sao mà lâu vậy. Bài vở trong đầu tôi gần bay mất hết. Cửa phòng thi mở, tôi thấy một ông giám khảo da đen bước ra. Tôi nói với chồng tôi:
- Phải em được thi với ông này thì…
Mới nói tới đó thì ổng gọi tên tôi ngay! Hên ơi là hên! Tôi lật đật đứng dậy đi ngay lại cửa.
Sau khi cố lấy bình tỉnh để chào ông giám khảo, tôi được mời ngồi trước mặt ổng. Ông ta hỏi thăm sức khỏe của tôi rồi bắt đầu hỏi tên họ lý lịch và địa chỉ. Tôi nói được hết Ổng bắt đầu hỏi về những điều "có" và "không" của một người tạm trú ở Mỹ. Tôi cũng trả lời được. Ông khen "very good", sau đó ổng hỏi tôi bảy câu về lịch sử Mỹ, tôi cũng trả lời được. Lại "very good". Bỗng nhiên ổng hỏi:
- Cô có biết nghĩa chữ "deportation" là gì không"
Tôi chết cứng! Tôi không nhận được ra chữ đó. Tôi run run nói:
- Can you repeat, please.
Ông chịu lặp lại đến lần thứ ba thì ổng có vẻ muốn mời tôi ra khỏi phòng. Tôi quýnh quá nói đại:
- Sir, sir, repeat for me one more time. One more. Last time, Please! OK"
Ông cười ra tiếng tồi nói đây là lần chót nhe. Ổng đọc chậm và rõ, tự nhiên tôi nhận ra nó rồi lắp bắp trả lời:
- Means…you…sent back to your country…from the U.S (bị trả về xứ mình từ Mỹ)
Ông ta cười to nói "Very good!" Tôi mừng muốn xỉu luôn!
 Sau đó ông đọc cho tôi viết hai câu ngắn và đưa giấy tờ cho tôi ký. Tôi biết mình đã đậu! Đúng là gặp ông da đen thì đậu, y như lời thiên hạ nói mà.
Tôi định ra cửa làm mặt buồn để hù chồng tôi mà không được. Tôi bước ra cười toe toét, nói:
- Em đậu rồi anh ơi! Chồng tôi nói:
- Vậy hả!!!
Trên đường về tôi tíu tít kể lại cho chồng tôi nghe chuyện xảy ta trong phòng thi.
Tự nhiên tôi thấy hôm nay sao mà trời đẹp và yêu đời quá hổng biết nữa.
Thế là tôi đã đậu và trở thành công dân Mỹ. Tôi cảm ơn bề trên đã giúp đỡ, cảm ơn chồng tôi và những người quen thân đã khuyến khích. Kể từ đây tôi vững lòng tạo dựng cuộc đời nơi quốc gia mà tôi hãnh diện được chấp nhận làm công dân và cũng là quê hương xứ sở của mình từ đây.

Quê huơng cũ tôi chào từ biệt
Nhận nơi đây làm xứ sở thứ hai
Để sống hết cuộc đời còn lại.

Xin thành thật được chúc tất cả bà con cô chú thí sinh tương lai cũng được may mắn như tôi vậy./.

Trương Tấn Thành, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến