Hôm nay,  

Gọi Mẹ Trong Nghịch Cảnh

15/05/200900:00:00(Xem: 185646)

Gọi Mẹ Trong Nghịch Cảnh

Tác giả: Kim Trần
Bài số 2614-16208691- vb651509

Sinh năm 1983, từng học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2005, cô là người trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Năm 2008, cô nhận giải vinh danh tác giả với bài viết về ma tuy,ù khi kể chuyện "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện." Lễ Mẹ năm trước, Kim Trần viết về Mẹ bằng cách  nhìn lại chính những cư xử vô tình của chính mình, như thường thấy của đứa con đối với mẹ. Bài viết mới của cô mùa lễ mẹ năm nay mang tên “Lỗi Lầm Của Mẹ - Nước Mắt Đời Con,” viết thay lời những đứa con bất hạnh kêu mẹ. Tựa đề được đặt lại theo nội dung.

***

Mẹ là nguồn gốc của nụ cười và niềm hạnh phúc. Không gì sánh bằng tình yêu thương và công ơn dưỡng dục của mẹ. Nhưng trong cuộc sống không ai hoàn hảo - kể cả mẹ - những người đang vô tình không biết rằng ở đâu đó trong góc tối căn phòng, bên song cửa lạnh lẽo, có những giọt nước mắt và lời nói nghẹn ngào của những đứa con đang cần sự lắng nghe, chia sẻ và vòng tay âu yếm của mẹ.
Thế gian có rất nhiều nỗi đau, và thiếu vắng tình thương yêu của mẹ là một trong những nỗi đau lớn nhất mà loài người khó vượt qua được...
Có biết bao tiếng gọi “Mẹ ơi!” Nhưng đằng sau những tiếng gọi đầm ấm, hạnh phúc, biết ơn, cũng có không ít tiếng gọi mẹ của những người con côi cút, bất hạnh.
Bài viết này thay lời của những người con đang thiếu vắng tình yêu thương của mẹ.
Đứa con bị bỏ rơi,
Mẹ ơi. Con biết mình không thể có mẹ bên cạnh, nhưng con vẫn mãi ước mơ đượcï gặp mẹ một lần.
Đành rằng mẹ là mẹ của con, là người đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày và đưa con đến với thế giới này, nhưng mẹ ơi, cuộc sống không có mẹ con từng quá mệt mỏi. Con đã trải qua những ngày tháng mồ côi không êm đềm, hạnh phúc như những đứa bé có cha mẹ khác.
Con không biết làm gì để quên đi nỗi đau không có mẹ. Mọi người thường bảo con: ai cũng có số phận, hãy chấp nhận và ngẩng cao nhìn đời. Con đã nhiều lần trách mẹ tại sao bỏ con, lúc mới sinh ra, khi con chưa biết gì, khi đầu óc con còn chưa hình dung và khắc ghi hình ảnh mẹ. Có lúc con cố gắng học dần cách chấp nhận số mệnh mồ côi của mình và nói với bản thân rằng mẹ cũng như bao nhiêu người mẹ khác, với tình yêu thương con sâu đậm; Việc dứt bỏ con là điều mẹ chẳng bao giờ muốn nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc.
Nhưng hoàn cảnh đó là gì hả mẹ"
Con đã cố gắng hình dung tất cả những lý do để mẹ phải bỏ con đi. Có phải người đàn ông đó đã bỏ rơi mẹ khi mẹ trót mang con" Mẹ không chịu nổi áp lực dư luận và miệng lưỡi nhân gian nên phải bỏ lại con để đi tìm cuộc sống mới. Hay vì gia cảnh quá khốn cùng mẹ không nuôi nổi con" Còn bao nhiêu câu hỏi khác con đã từng tự hỏi. Vô số lý do khác làm thành nỗi khúc mắc quá lớn mà có lẽ suốt cuộc đời này con mãi mãi không hiểu được.
Cũng đã có những lúc con nghĩ giá như mẹ đừng sinh con ra, để con phải mang mãi trong tâm trí "dấu chấm hỏi", bài hát cùng tên của thằng bé mồ côi như tâm trạng của chính con:

"Mẹ ơi, mẹ ở đâu"
Mẹ ơi, mẹ là ai"
Mưa rơi, ôi lạnh quá,
Gió buốt từng cơn,
Con nằm bơ vơ,
Nằm mơ một mái nhà,
Có mẹ và có cha.

Tại sao sinh em trong cuộc đời"
Mà sao không cho em tình người"
Tại sao em lang thang lạc loài"
Em nào có tội gì đâu! ..."

Đêm nào con cũng nghĩ đến mẹ, tự hỏi mẹ đang sống ở đâu, đang làm gì, có nghĩ đến con không"
Con lớn lên trong vòng tay của những người xa lạ, họ cũng đối xử tốt với con nhưng mẹ ơi con thèm tình yêu thương và vòng tay của mẹ. Con thầm nghĩ nếu mẹ không bỏ đi, con đã lớn lên trong cuộc sống khác, có thể sẽ cực khổ hơn cuộc sống con đã trải qua nhưng dù cho có là nước mắt hay nụ cười, con nghĩ có mẹ vẫn hơn trong đời. Con rất muốn tìm mẹ, nếu biết mẹ ở đâu dù có cực khổ đến đâu con nhất định sẽ tìm mẹ. Nhưng mẹ ơi làm sao con tìm mẹ khi con không biết chân dung hình hài của mẹ, không biết tên tuổi mẹ, và thậm chí không biết cả cái tên mẹ đặt cho con ngày sinh con ra. Con không biết làm gì lúc này, thốt gọi mẹ, òa khóc, hay im lặng và xót xa"


Dù không có mẹ bên cạnh nhưng con vẫn muốn cảm ơn mẹ đã sinh con ra. Con tự nói với bản thân rằng hạnh phúc lớn nhất đơn giản chỉ là con đã được sinh ra, để học cách sống, cách chấp nhận đau khổ và cảm nhận hạnh phúc. Máu trong người con từ mẹ mà ra, trái tim con đập, sức mạnh con có để đứng vững trong cuộc sống, tất cả những thứ đó cũng do mẹ tạo ra.
Đứa con không cùng
huyết thống,
Tuy không cùng máu mủ nhưng con thương mẹ như mẹ ruột của con. Mất đi người mẹ là nỗi đau quá lớn trong đời con, và được mẹ đây bảo bọc, con mãi không quên ơn sâu nghĩa nặng. Con không biết làm gì để đền đáp, chỉ biết cố gắng làm một người con đúng nghĩa, cho dù mẹ có xem con là người ngoài gia tộc. Nhiều lúc con rất muốn ôm mẹ vào lòng và nói con rất yêu mẹ, nhưng mẹ hình như không mong chờ điều ấy từ con.
Con thật sự mong muốn mẹ nhận ra con rất yêu mẹ và mong mẹ cũng yêu con như cách mẹ yêu các em, dù biết rằng điều ấy rất khó xảy ra. Tuy thế con biết mẹ yêu bố, vì thế mà mẹ chấp nhận gọi con bằng con của mẹ. Dù không cảm nhận được tình thương thật thụ của người mẹ dành cho con, con cũng vẫn muốn cảm ơn mẹ đã cho con cảm giác không còn là đứa trẻ mồ côi khi con được gọi mẹ bằng mẹ. Cho dù mẹ không sinh ra con nhưng con vẫn yêu mẹ như yêu người mẹ duy nhất của con. Có lúc con không cầm được nước mắt vì những câu nói vô tình của mẹ, những lần mẹ mắng và đuổi con đi, nhưng con không bao giờ trách mẹ.
Con rất hy vọng một ngày nào đó mẹ sẽ nhìn con bằng ánh mắt thiết tha như mẹ nhìn các em. Mẹ sẽ đón nhận những nụ hôn con muốn dành cho mẹ. Mẹ sẽ để con phụ mẹ trông em và giúp mẹ làm việc nhà. Mẹ sẽ để con ngủ trong vòng tay mẹ một lần... Con hy vọng .. ngày ấy sẽ không xa.
Đứa con hư hỏng,
"Hello, sao mẹ không bắt máy mẹ ơi""
"Hello, mẹ ơi. Có phải mẹ đó không" Mẹ đang nghe con phải không" Mẹ đừng tắt máy nhé. Mẹ ơi. Con biết mẹ giận và buồn con nhiều nhưng mẹ hãy nói chuyện với con đi. Con đang sợ lắm. Con biết mẹ đã quá thất vọng khi con trở nên hư hỏng thế này. Mẹ đã trông đợi quá nhiều ở con để rồi hôm nay con thành ra như thế. Mẹ bảo con "Đừng có gọi tao bằng mẹ mày nữa! Đi ra khỏi đây và đừng bao giờ trở về. Tao không có đứa con như mày." Mẹ đã mắng con và đẩy con ra khỏi cửa như thế. Con đã đứng như trời trồng. Tim con thắt lại sau câu nói ấy, và con đã bỏ đi hơn hai tuần chỉ vì những lời đay nghiến đó. Tại sao mẹ lại nỡ thốt ra những câu nói vô tình như thế" Lần đầu tiên con nếm những giọt nước mắt của mình, những giọt nước mắt mặn chát.
Những ngày con sống không có mẹ là những ngày địa ngục, lạnh lẽo và u tối. Con rất nhớ mẹ. Xin mẹ hãy tha thứ cho con. Con hứa sẽ không bao giờ phạm lỗi lầm như thế nữa. Con sẽ học ra trường, sẽ làm lại từ đầu. Con sẽ làm tất cả những gì có thể để bù đắp lại nỗi thất vọng và đau khổ của mẹ. Xin mẹ đừng ruồng bỏ con. Xin mẹ hãy cho con giữ lại đứa bé trong bụng. Mẹ ơi. Con cần mẹ. Con muốn tâm sự và kể cho mẹ nghe tất cả những gì đã xảy ra nhưng tại sao mẹ không nghe con giải thích. Mẹ đã không muốn nói chuyện với con. Mẹ à, có bao giờ mẹ (phone disconnected) hello, hello"
. . .
Mẹ ơi, là con nữa nè.
Con cần mẹ, con xin mẹ lắng nghe con một lần. Mẹ luôn muốn con nghe lời răn dạy của mẹ nhưng tại sao mẹ không bao giờ nghĩ đến cảm nhận của con. Mẹ luôn cho rằng mẹ là mẹ của con, mẹ sinh ra con nên mẹ hiểu tất cả những gì về con. Nếu mẹ hiểu con, con mong mẹ hiểu rằng giây phút này con chỉ muốn mẹ lắng nghe con.
Mẹ biết không, con tự tin mình sẽ có thể chăm sóc bản thân và đứa con trong bụng con. Con sẽ làm được, mẹ hãy cho con cơ hội chứng minh điều ấy. Mẹ ơi, con muốn được về nhà với mẹ. Xin mẹ tha thứ cho con và chấp nhận con. Không có mẹ, con sẽ chết mất mẹ à. Mẹ ơi, hãy gọi điện thoại cho con. Mẹ ơi...
. . .

Lời người viết: Chắc chắn còn nhiều lắm, tiếng kêu mẹ của những người con bất hạnh. Không thể kể hết. “Mẹ ơi!” Chỉ một tiếng kêu thôi, biết bao tình huống khác nhau. Ước mong những người mẹ, những người con cùng bỏ chút lòng hình dung thêm và nghĩ đến nhau.
Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến