Khi Tháng Tư Về
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ
Bài số 2595-16208672- vb542309
Tác giả tự giới thiệu: Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên, và mới nhất là các bài "Không Cho Phép Mình Quên"; "Homeless tại Mỹ." “Lễ Tạ Ơn 2008”. Sau đây là bài viết mới nhất.
***
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi còn quá nhỏ để có thể cảm nhận đầy đủ biến cố đau thương này của đất nước tôi, nhưng mỗi dịp tháng Tư về, qua các chương trình tưởng niệm, tôi như được thấy lại bức tranh của một Việt Nam đầy máu và nước mắt, của một Việt Nam hận thù cộng sản cao ngút trời xanh.
Đất nước tôi đã chịu quá nhiều đau thương, mất mát. Không đêm nào tôi không dành ít phút cầu nguyện cho các vị ân nhân đã vị quốc vong thân, cho quê hương tôi. Tôi cầu mong quê hương tôi sớm thanh bình, người người yêu thương nhau, cùng nắm tay xây dựng một Việt Nam hùng cường, một Việt Nam được lân bang kính trọng.
Điều đáng buồn là có rất nhiều người chẳng còn nhớ gì nữa. Họ quên tất cả. Về Việt Nam như áo gấm về làng, vui vẻ trên sự nghèo đói, hưởng thụ trên tình cảnh thương tâm của đồng bào, ngoảnh mặt, che tai trước lời van xin của người khốn khó, nhưng lại lúi húi, khép nép dâng tiền cho bọn hải quan, công an.
Ngày xưa khi được thoải mái sáng tác, viết lách, được sống trong bầu không khí tự do thì họ tìm cách lợi dụng để ca ngợi kẻ thù, lên đường, xuống đường để phá tan đất nước. Khi nước mất rồi, khi bị bọn Việt cộng đè đầu, cưỡi cổ, các "anh hùng" xưa biến đâu mất. Muốn hát, phải hát chui. Muốn nghe, phải nghe lén. Bỏ bút vì sợ hay bẻ cong bút để làm vui lòng bọn cầm quyền. Đợi đêm về, vặn radio dò tìm các đài của thế giới tự do, những đài luôn bị Việt cộng phá sóng, như đi tìm nguồn sống. Cúi mặt xuống khi nghe bọn ngu dốt Việt cộng lên lớp trong những kỳ "học tập" chính trị. Thấp thỏm, nghe ngóng, lén lút tìm đường vượt biên. Lo sợ, đói khát, mệt mỏi, tuyệt vọng khi lênh đênh trên biển hay khi lần mò sang Thailand bằng đường bộ. Thất vọng, chán nản, âu lo khi mày mò, xoay xở với cuộc sống mới nơi xứ người. Thế mà khi đã có cuộc sống ổn định và khi Việt cộng buộc phải mở cửa để cứu nguy cho chế độ, thì gần như lập tức, họ lại quay về làm kiếp bưng bô cho giặc. Họ không ngượng mồm ca ngợi kẻ thù với những lời lẽ không còn một chút liêm sỉ.
Cái chế độ mà họ cho là đã thay đổi đã chẳng có gì thay đổi về bản chất. Có thay đổi chăng là nó vẫn lưu manh nhưng với vẻ bề ngoài hào nhoáng hơn. Ngày xưa nó mặc khố, đi dép râu kêu Má Má để nhờ sự chở che, nuôi dấu của các bà Mẹ miền Nam hiền lành. Ngày nay nó quần áo tươm tất, đi xe hơi và đuổi các "Má" để cướp đất, cướp nhà. Có thay đổi chăng là nó vẫn tàn ác nhưng với dáng vẻ phần người hơn phần con. Ngày xưa nó mặc khố, đi dép râu và giết người. Ngày nay nó vẫn giết người nhưng mặc veston, thắt cravate và đi giày Tây. Một luật sư dám đứng ra bào chữa cho những giáo dân can trường Thái Hà bị ngăn cản bằng mọi cách để không thể tham gia phiên tòa. Còn điều gì để nói không" Việt cộng phóng uế ngay trong cái khuôn luật pháp của chúng. Trong cái thế giới thông tin bùng nổ như hiện nay, mà Việt cộng vẫn ngang nhiên bịt miệng linh mục Lý trong phiên toà có sự theo dõi của thế giới, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng giết hàng ngàn đồng bào vô tội trong các phiên toà "nhân dân" diễn ra sau bức màn tre, trong những đợt cải cách ruộng đất trước đây ở miền Bắc hay lập các tòa án lưu động xử bắn các viên chức, các sĩ quan VNCH sau khi chiếm được miền Nam.
Sau khi cả cái hệ thống cộng sản thế giới đã sụp đổ, Việt cộng vẫn ngang nhiên đem đất, đem biển của cha ông dâng cho Tàu cộng, thì chẳng có gì khó hiểu khi xưa chúng đã ký văn bản công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của ngoại bang. Và tôi thắc mắc những người "hay quên" sẽ làm gì và nói gì khi mà cái chế độ thối nát này sụp đổ. Có lẽ họ lại tiếp tục lên đường hay xuống đường"
Cũng có nhiều người nói tôi không quan tâm đến chính trị, chỉ quan tâm đến đất nước thôi. Đó có phải là điều mà Việt cộng muốn nơi người Việt hải ngoại" Cái nghị quyết 36 mà Việt cộng đã và đang tốn biết bao nhiêu tiền của, cố công thực hiện cũng chỉ nhằm mục đích này. Hãy gửi tiền về Việt Nam, hãy tiếp tục về Việt Nam ăn chơi và xài tiền, hãy tham gia cứu trợ đồng bào nghèo đói hay thiên tai nhưng cấm nói xấu chế độ (vì nó đã quá xấu) và đừng tham gia hoạt động chính trị hay chống chế độ. Chúng ta tập hợp những sinh viên, những con em chúng ta, những người đang học hay làm việc trong các ngành Y, Dược, về Việt Nam phát thuốc, khám bệnh cho đồng bào, và chúng ta không bàn đến chính trị. Chúng ta muốn đem kiến thức do khó nhọc học hành hay trui rèn, đem tiền bạc do vất vả gầy dựng nơi xứ người, về Việt Nam để làm ăn, tạo dựng công việc cho đồng bào, và chúng ta không dính đến hoạt động vì tự do, nhân quyền. Giúp đồng bào là điều cần làm nhưng chúng ta phải khôn ngoan vì chẳng khéo chúng ta đang hà hơi tiếp sức cho cái chế độ man di này. Chúng ta có thể không quan tâm đến chính trị nhưng chúng ta phải có chính kiến. Làm người thì phải có chính kiến, phân biệt đâu là chánh, chỗ nào là tà, thấy nơi tốt, nhận ra chỗ xấu. Có bao giờ chúng ta thắc mắc tại sao ở Việt Nam bây giờ có quá nhiều các lễ hội được tổ chức" Ngay cả những lễ tục rất đỗi mê tín hay có tính cách không văn minh như đâm trâu, cắt tiết lợn tưới vào ruộng trong lễ nhập điền, …, cũng được Việt cộng khai thác tối đa. Quốc tổ Hùng Vương sao bao năm dài bị lãng quên thì nay lại được Việt cộng "cấp" cho một ngày giỗ. Việt cộng nay phải xài đến Quốc tổ vì "cha già dân tộc" đã quá mất giá. Hội hè liên tục để hủ hoá thanh niên, thanh nữ. Hãy nhìn những thanh niên, thanh nữ cuồng nhiệt hò hét, cổ vũ khi hội tuyển Việt Nam tranh tài trong các trận túc cầu và so sánh với con số ít ỏi những người can đảm đứng cầm biểu ngữ phản đối cuộc rước đuốc Thế vận của Trung cộng trước tòa nhà Quốc hội cũ ở Saigon.
Họa mất nước hiển nhiên, kẻ thù hung hiểm dương oai, diễu võ ngay cửa nhà, vậy mà bọn cầm quyền còn mở toang cửa đón chúng vào Tây Nguyên. Thanh niên Việt nam làm gì" Bạn bè tôi ở Việt Nam không bao giờ dám bàn về việc nước mỗi khi tôi gợi ý, hỏi thăm. Tất cả đều né tránh. Đi làm xong, là vào các quán nhậu. Có bao giờ ở Việt Nam, các quán nhậu nhiều như bây giờ không"