Hôm nay,  

Còn Trời, Còn Đất

17/04/200900:00:00(Xem: 142833)

Còn Trời, Còn Đất

Tác giả: Hồ Ngọc
Bài số 2589-16208666- vb641709

Tác giả tự sơ luợc tiểu sử: Sinh ngày 1/1/1937 tại Huế. Tuổi thiếu niên: đi học; tuổi thanh niên: đi lính; tuổi trung niên: đi tù hay đi cải tạo cũng thế; tuổi ngũ niên: đi hát ô; tuổi lục niên: đi cày và tuổi thất thập thì đi... bộ và đi... bác sĩ.  Không biết lúc nào sẽ đi  ra... nghĩa địa hay đi... chùa đây.

Đã đi, đã đến cuối trời,
đã về như vẫn muôn đời ra đi  thơ Bùi Giáng

***
 
- Gia đình anh gồm bao nhiêu người cả thảy" Người social worker hình như gốc Lào hỏi Cảnh.
- Tôi và vợ cộng 4 đứa con, Cảnh  trả lời nhát gừng.
- Như thế  là 6. Sáu người mà dám mướn nhà với 4 phòng ngủ sao" Rồi còn dẫn xác đến đây để xin hưởng trợ cấp. So weird, I don't believe so. Tôi đây, hai vợ chồng và 2 con mà chỉ cố gắng  thuê một phòng ngủ mà thôi.
Nóng nảy vì phải chờ mãi gần hai tiếng đồng hồ mới được vào phỏng vấn. Vào rồi lại gập một anh công dân Mỹ mà cao không quá 5 feet, gốc Á châu, cân nặng không hơn 100 lbs, mặt thì tái mét thêm cái môi ghiền thuôc lá thâm sì. Tướng tá này trước tháng Tư 75 mà đến xin việc làm cở công chức công nhật hạng B.3 chắc Cảnh cũng không buồn mướn, và chẳng thèm tiếp, vậy mà hôm nay, con người nhỏ thó ấy đang ngối chểm chệ giữa một bàn giấy vĩ đại hạch hỏi và phỏng vấn như có vẽ điều tra Cảnh.
 Biết  mình đang ở trong cái thế đi xin xỏ, nhưng tiền gì của cha con nó đâu mà nó nỡ làm tổn thương mình. Với cái vốn liếng "Anglais sans peine", Anglais vivant, nhuần nhuyễn, thêm hơn hai năm trời đóng đô ở Hội Việt Mỹ, mỗi ngày đủ tám tiếng không một giờ cúp cua, cộng thêm hai năm làm Sĩ quan liên lạc ở nước ngoài, Cảnh thấy thừa sức đối đáp, tranh luận với nhau mà khỏi phải phụ đề à, ừm, you know...
- Tôi nói cho anh biết. Anh hỏi tôi như thế là anh đã insult tôi nhiều. Vừa nói, Cảnh vừa chỉ ngón tay trỏ vào mặt người đối diện. Mướn một phòng là quyền của anh, mướn bao nhiêu phòng là... tự do của tôi, là... damn my rights, anh biết chưa. Tôi sẽ nói chuyện thẳng với Manager của anh.
Nói xong, Cảnh vội gom góp giấy tờ, bước ra khỏi phòng phỏng vấn, và đóng ập cửa. Vợ và con đang đứng chờ ở ngoài, thấy mặt Ba nó hầm hầm, Mẹ sấp nhỏ chỉ biết đứng kế bên, nhỏ nhẹ :
- Chắc là nó làm khó dể anh nữa chứ gì"
- Thôi về. Ở Việt nam, nghèo khổ đến thế mấy mà mình có bao giờ biết đi năn nĩ, xin xỏ một thứ gì đâu. Cảnh hằn học, qua đây rồi, trời cao đất rộng, tại sao lại chun vào một căn phòng để xin trợ cấp từng cent, từng dime, như thế rồi về nhà đi xoa mạt chược, đi đánh tennis, đi ăn nhà hàng, đi làm lãnh cash"
Tính ghé vào phòng tiếp tân để xin gặp manager phân trần, nhưng đoán chắc thế nào phủ cũng binh phủ, huyện về phe với huyện, lại phải chờ đợi hằng giờ nên vội thúc các mẹ con  -    Về, về, Mẹ và mấy con, kể cả Ba nữa, lái xe về nhà, vừa làm vừa đi học. Ăn oe phe riết rồi nó ngóc đầu lên không nổi đâu, Nó còn hạch lên hỏi xuống nhục nhã lắm.
- Em đã nói với anh nhiều lần rồi. Cứ tự ái và nóng giận nào có ích gì. Hồi đó, em đã bảo anh và gia đình cứ chun qua rào Tổng Tham Mưu để qua phi trường như một số Tá, Tướng đã làm, đã chun, vậy mà anh nhất định không chịu khom mình xuống đễ rồi phải đi cải tạo, ra tù  rồi sống với chuột bọ mà cũng không bỏ được cái bịnh tự ái, nóng giận.
Về nhà xong là ngày hôm sau, mấy cha con cùng nhau đi xin việc. Agency thấy nguyên cả một gia đình, liền hỏi còn ai nửa không" Còn, còn một cậu út, 4 tuổi, ngày đầu qua đây, khi đi xuống hội USCC, người ta bảo là trúng số.
Nó là như thế này, Cảnh sinh năm 1937, qua Mỹ tháng 8/91, trong tuổi 54, 55. Cậu Út được 4 tuổi, được ưu tiên hưởng trợ cấp cho đến 18, tức là hưởng được 14 năm. Cảnh, vì là cha nên được ăn theo của con 14 năm, sau đó dư điều kiện để tiếp tục hưởng  tiền già, như trúng số, êm ru bà rù, khoẻ re hơn con bò kéo xe. Đúng không" Nhưng mà, nói vậy chứ không phải vậy, đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Cái mề đay nào cũng có hai mặt, một mặt nhục và một mặt vinh, như viên thuốc trị cao máu hay tiểu đường, 60 phần trăm chữa bịnh, và 40 phần trăm bị side effect, hoặc như đồng xu, tail và head, sấp và ngửa, và oái oăm thay, một mặt lại cứ ưa xuất hiện hoài.
Đi xin việc, ừ, thì đi xin việc. Nói thì dễ lắm, nhưng thử đi xin mà xem, nó khó khăn và gúc mắc trăm đường. Cảnh nghĩ, cỡ như mình, đa số trong giới  sĩ quan, chỉ biết cầm quân đánh giặc, trình độ học vấn trung bình là tú tài, có ai cao lắm  có thêm một hai chứng chi đại học, hoặc cử nhân. Còn phe công chức thì cũng même chose, trừ mốt số chuyên viên có chỉ số chuyên môn riêng biệt chứ giới  đốc sự, giáo sư triết, tổng giám đốc công vụ, chánh sở thượng vụ v.v.. thử hỏi xin được việc gì ở Mỹ đây để phù hợp với sỡ trường chuyên môn của mình lúc ở bên nhà" Một kỹ sư thủy lâm, qua đây phải chịu khó đi học lại, programmer chẳng hạn rồi bò lần kiếm cái bằng tiến sĩ luật nếu muốn tiến thân lên đài danh vọng. Tóm lại, phải  đi học lại nếu có chí cầu tiến, kể cả giới nha y bác sĩ, còn không, thì may ra "chồng technician, vợ assembly" theo lối nói của ex-colonel Giao Chỉ. Giả dụ, nếu không đủ điều kiện để học thêm, chỉ có nghề ...chữa lửa, chỗ nào mà có help, wanted thì nhào vô, chờ cơ ứng biến, thợ may, tiệm giặt, chặt thịt, đẩy xe, casino, dịch vụ, đâu cần ta có, đâu khó ta cứ thử apply, đâu có chết thằng tây, thằng chệt nào đâu.
Vậy là toàn gia của Cảnh bắt đầu đi xin việc, đi chung một xe cho nó đở tốn xăng - ở Việt nam mới qua, đâu có chiếc xe thứ hai nào mà đi - đi một xe còn cái lợi khác là khi điền mấy cái application form, cha có thể chỉ thêm cho con, chỗ nào con không hiểu, còn chữ nào con không biết mà cha cũng trươt hươt luôn thì con hỏi lại bạn bè cách điền như thế nào rồi chỉ trở lại, học hỏi lẫn nhau, hai bên đều có lợi, ngư ông và cò, hai bên nếu có job thì đều có ... cá, có sushi ăn.
Muốn xin job permanent cũng khá chật vật, chi bằng chọn những agency, họ giúp giới thiệu temporary job, sau vài tháng siêng năng cần cù và chịu khó, hảng sở tuyển thêm công nhân chính thức, họ sẽ để ý đến nhóm tạm thời này. Có một lời khuyên mà Cảnh để ý nhiều nhất là,  trong dịp cô em gái chiêu đãi bạn bè tuần đầu tiên khi Cảnh bước chân đến Mỹ - có một anh bạn thân đề nghị - "cố gắng đi học để có một tương lai tốt hơn, chứ khoan hãy đi làm, vì khi đã đi làm được rồi thì lại biếng đi học, còn muốn đi làm, nên chọn một hãng lớn, nhiều công nhân, nhiều cơ hội thăng tiến, nhiều quyền lợi," v..v..
Thế là, một hai ba chúng ta đi lính Cộng hoà, một hai ba cả gia đình vào làm hãng golf,  so với assembler, sản xuất, được cao hơn một bậc, chức thư ký gói hàng - shipping clerk, mà cây golf cũng chả nặng bao nhiêu nên công việc cũng khá nhàn rỗi.
Từ thư ký gởi hàng quốc nội, chuyển lần lên quốc ngoại, lên expediter, lên sale rep. Cảnh  làm shift một, con gái anh shift hai, con trai ca đêm. Mỗi  hai tuần lãnh lương, tất cả check của các cha con  gom lại để trên đầu tủ lạnh, vợ Cảnh ở nhà lo cơm nước và lo đưa Út đi học, cuối 2 tuần có bổn phận tổng cọng tất cả số tiền trong mấy cái check  lại, và ... trừ ra các chi phí, còn dư không bỏ vào savings mà bắt chước lối  để dành của tổ tiên cha ông ngày trước - mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời.
Gặp  lúc kinh tế bùng lên, bonus mỗi năm đều đặn, cổ phần trong 401K chia gấp hai, rồi lại chia hai lần nửa. Trong khoản không đầy ba năm dành dụm, gia đình Cảnh không những mua được thêm hai xe mới mà còn dư để down payment mua một căn nhà cũ, khỏi phải trả tiền rent mỗi tháng. Mua được căn nhà cũng có lý do riêng của nó. Số là, ông chủ nhà cho mướn cũng như Cảnh, thuộc loại khó tính, nhà ở buộc phải thắp sáng một bóng đèn trước cửa nhà vào lúc ban đêm, không được đậu xe trên bãi cỏ, và cỏ phải luôn tưới nước để giữ cho xanh v..v..
Hôm đó, có một gia đình bạn thân ở tiểu bang xa xuống thăm, nhằm ngày quét rác, xe cộ không được đậu trên lề đường nếu không muốn bị phạt. Xe ở nhà phải đậu trên bờ cỏ, nhường chỗ trên thềm xi măng cho xe người bạn. Chủ nhà hình như đã chờ sẵn, hay là nhà bên cạnh gọi điện thoại báo, chủ nhà không phone  báo trước, liền lái xe đến hậm hẹ: "Tôi muốn you move chiếc xe ra khỏi bãi cỏ của  tôi ngay, nếu không, cỏ của tôi sẽ chết hết, và you sẽ phải trách nhiệm bồi thường". Đi theo ông chủ là bà chủ, cái bụng to hơn cái ngực, gương mặt tỏ ra rất hách xì xằng tuy rằng miệng ngậm thinh không nói, ra cái điều ta đây cũng thuộc loại chủ nhân, land lord.
Giận vì bị xỉ vả trứơc người bạn từ bang xa đến thăm làm mất thể diện, Cảnh xổ luôn một tràng ăng lê rất đúng văn phạm: Tao xin lỗi mày. Mày cũng nên lịch sự khi to tiếng với tao trước mặt một người đàn bà và một người bạn. Tao nghĩ, tao sẽ không move chiếc xe mà gia đình tao sẽ move ra khỏi nhà mày để vợ chồng mày khỏi phải đến nhà complain mà không biết gọi phone cho hay trước.
Thế là chấp nhận mất tiền deposit, gia đình Cảnh với sáu mống già trẻ move đến một căn nhà mới, mới mình mà cũ ta. Nhà tuy nhỏ, 3 bed, 2 bath cũng vừa đủ cho một gia đình mới ở Việt nam qua chưa tròn ba năm có chỗ chun vô chun ra, có chỗ ngủ nghỉ  tạm dung ở miền đất hứa. Nhà ở ngay cul de sac có cái view 180 độ. Những buổi chiều tà, có thể trông thấy ánh tà dương khuất dần sau rặng núi xa xa, từ ba giờ chiều cho đến khi trời tối hẳn. Hoặc những bửa weekend trăng tròn, thu mình sau back yard thấy rõù trăng treo trên đầu núi, vợ chồng và mấy đứa con quây quần quanh cái bbq lửa hồng nghe mùi mỡ reo,  thơm mùi thịt nướng, nhìn rõ ly remy martin sủi bọt vì pha trộn với nước suối perrier, cố gắng tìm xem đâu đó một cây đa cao, một thằng cuội già... mà sao không thấy.
Nhà neighbor bên cạnh chắc cũng thèm được nhìn ngắm ánh mặt trời chiều nên đã nhiều lần đề nghị với Cảnh cho đốn hẳn gốc cây cao phiá nhà Cảnh,  lúc đầu họ tính sẽ share số tiền công đốn chặt, Cảnh không chịu, sau đó họ chịu trả công một mình, Cảnh vẫn không bằng lòng, không phải Cảnh ích kỷ gì một mảnh riêng tư trời đất, nhưng ngặt nỗi, tàn của cây cao ấy là cả bóng mát của back yard nhà Cảnh, không một cái dù hay cái tent khổng lồ nào đủ tạo ra được cái bóng mát như thế ấy. Một hôm, vào ngày thứ tư, lựa lúc Cảnh đi làm, chỉ có một cậu con trai ở nhà, anh chàng hàng xóm mới qua nhà liên lạc với cậu con trai xin chặt cây và cho biết đã liên lạc trước với Cảnh rồi. Chiều về, Cảnh mới hay sự việc. Đợi đến thứ bảy, Cảnh sai người con qua mời qua nhà để nói chuyện. Hai ngừơi đứng trước sân, phía nhà Cảnh. Với giọng ban đầu từ tốn, Cảnh chậm rãi:
-   Cây bên nhà tao, nếu có nhánh nào đó qua hàng rào phiá  nhà you, thì you cứ chặt, nếu  muốn.
-   Đúng, tao đã chặt xong phiá của tao rồi.
 -  Còn you mà qua phía tao để chặt cây, nếu có tai nạn, tao là người gánh chịu, chứ không phải you. Phải thế không"
- Đúng, đúng. Nhưng tao cũng cẩn thận lắm, you khỏi lo, ngừơi hàng xóm nhỏ nhẹ trả lời.
- Tao muốn hỏi you, khi you qua nhà tao để xin chặt  cây, you đã có ý kiến của tao chưa" Cảnh gằn giọng.
- Tao nghĩ, người hàng xóm trả lời, miệng vừa cười vừa xả giao, tao nghĩ, you cũng không nỡ hẹp hòi khi một người hàng xóm bên cạnh thích được san sẻ một chút cái view phiá nhà người bên cạnh.
- Tao không care, và không muốn giử riêng tư cái view ấy. Cái mà tao care là mày lợi dụng dịp tao không có ở nhà, mày tự động qua chặt cây, và nói dối với con tao là tao đã thuận cho mày chặt. Mày có biết như thế là vô liêm sĩ đấy không" Vừa nói, Cảnh vừa sấn đến trước mặt người láng giềng.
Biết mình không ở thế thượng phong, vừa giải bày lời xin lỗi, nguời láng giềng tốt bụng vừa rút nhanh chân về phiá hàng rào của mình.
Cảnh không để yên, đưa chân ngáng lại, trong đầu đã có ý định, nếu muốn chơi thì nên ăn thua đủ bên biên giới của nhà mình, chớ để  nó rút về nhà nó là ...huề cả làng. Trong đầu Cảnh lại luôn luôn bị ám ảnh bởi câu nói là "Quân đội VNCH yếu, không dám đánh," nên Cảnh tiếp tục cự người láng giềng:
- Tao nói cho mày biết, tao không cần biết ai là vua, ai là hoàng hậu -vợ nó tên là Reina bên nhà mày- nhưng bên này, tao là vua của cái giang sơn này, nếu mày qua một lần nửa  là tao đánh, tao đánh mày để mày biết rằng tao không ...yếu và tao dám ...đánh.
- Hey, Cảnh, tao đã xin lỗi you rồi mà Cảnh. Chàng ni bo đứng trong rào nói vọng trở ra.
Có xin lỗi thì cái cây to cũng đã bị trim hết nhánh rồi, nhà Cảnh thiếu bóng mát trong vòng hai tháng để cây bắt đầu đâm ra nhánh non. Nhà bên cạnh, thấy cây ra nhánh mới, lại che mất cái view rồi, ở đó nữa mà làm chi, bán nhà đi tìm cái view mới và người láng giềng khác đỡ phức tạp và bớt khiêu khích, hiếu chiến hơn.
Gia  đình Cảnh, từ khi mua được nhà - tạm an cư lạc nghiệp, công việc làm ăn cũng tạm xem như ổn định nên  muốn nhảy ra làm business, để giúp con cái có dư thời giờ học thêm, bèn nghĩ cách mua một cái tiệm dry cleaner do cô em gái có kinh nghiệm lâu năm trong nghề phụ giúp huấn luyện và hướng dẫn. Được vài năm sau nữa, con Út đã tự động đi học một mình khỏi phải đưa đón, nên vợ Cảnh cũng rảnh tay, muốn mở thêm một shop may cho có đồng ra đồng vào, xin làm contractor cho một hãng may mặc lớn chuyên bán và sản xuất áo quần thể thao.
Làm business nào cùng dể thở hơn là làm ở hãng xuỡng. Làm ở hảng xưỡng, có siêng năng cố gáng chăm chỉ cho lắm thì cũng chỉ được tăng lương vào mỗi kỳ review mà thôi, còn mình làm cho mình nếu chịu khó thì được hưởng trực tiếp những công khó ấy. Tuy nhiên làm business  cũng lắm nhiêu khê, lấy tiền của người giàu khó ăn hơn móc túi của người nghèo như làm coin laundry chẳng hạn. Giặt áo quần mà dơ một tí bị complain đã đành, đằng này muốn giặt và lấy gấp trong ngày chỉ xin thêm có 50 cents mà nhà giàu cũng ưa méo mặt. Ấy là chưa nói đến những chất hoá học, chất perc độc hại bao vây đầy dẫy quanh mình. Các viên thanh tra, và toán bảo vệ sức khỏe thường xuyên thăm viếng bất thần hàng tháng, mà mỗi vi phạm không bao giờ dưới giá 1 ngàn đô.
Nói về nghề may cũng vậy, cũng khá bọt bèo. Nói chung business nào cũng có cái nhức đầu sổ mũi của riêng nó. Như  công nhân nghề may, đa số là phái nữ, vì kẹt một chút "lắt léo" nên thường yêu cầu chủ nhân chi  trả tiền mặt,  trả lương giờ thì họ không làm đủ năng xuất, còn trả lương theo kiểu ăn cái thì bị trách là chủ bóc lột, mà trả theo chính phủ yêu cầu thì chủ còn đâu mà đóng thuế, trả rent v.v.. Tìm công nhân trong giới Mễ lậu có chịu khó siêng năng thật đấy nhưng cũng hơi phiêu lưu. Lần đầu bị phạt một, lần sau gấp đôi, và lần ba là cúp giấy phép, thử hỏi chủ nhân nào đủ can đảm theo nghề.


Thế là, cả gia đình, ai rảnh được giờ nào là chịu khó ra phụ với Mẹ, kẻ bundle, em đóng nút, chị cắt belt, còn cha thì gói đồ cho kịp sáng mai giao hàng...v..v.. Nhiều lúc  Cảnh cũng thấy tự tội nghiệp cho bản thân mình, sinh ra nhầm thế kỹ hay là nhằm ngôi sao không vượng cho nên trong cái tuổi thanh niên cường tráng yêu đời phải vuớng vào binh nghiệp, lê lết mòn hết đôi giày sô, lội rừng băng ruộng từ Cà mau đến Bến Hải, nơi nào có giặc, có a ka là nơi đó có "phe ta" cùng nhau đấu súng;  đến cái tuổi trung niên khoẻ mạnh, còn sức lại rủ nhau vào tù, cải tạo trong những trại tập trung rừng thiêng nước độc, ăn không đủ no, ngủ không có chiếu, ra tù chui rúc với chuột bọ, ruồi lằn cho đến khi gặp được lá buà hát ô thì cũng đã năm mươi lăm, năm bốn tuổi đời, tuổi này trong những năm hưng thịnh của đất nước là tuổi của bầu rượu, túi thơ ngất ngưỡng trên chiếc xe bò với cô hầu trẻ. Tuổi này ở Mỹ là tuổi nên mua một chiếc r.v, chồng lái, vợ ngồi kế bên dong ruổi khắp 50 tiểu bang, đâu có núi cao sông rộng, đâu có biển xanh cát trắng là ta dừng xe cắm trại, vợ chồng tê tỉ ngắm trăng, đuà nguyệt, giỡn với gió, trò chuyện cùng mây. Đó là tuổi của Cảnh khi mới đến đây, phải vùng vẫy cách nào để mưu sinh thoát hiểm, để, không tham vọng bẳng những bạn bè qua trước, mà chỉ hy vọng làm sao để... sống còn. Xấp bài xập xám chỉ có hai đường binh tương đối tối ưu. Một là xin oeo phe phút xờ tem, khai bịnh điên, mất trí, vietnam syndrome  v..v... hai là cố gắng đi làm cho đủ 40 units, rồi cầm hơi với số tiền hưu ít ỏi. Đường binh nào thì cũng lắm vinh, nhiều nhục, và Cảnh đã dứt khoát chọn option hai - đi cày.
Mấy năm đầu, cày tám tiếng, rồi mười tiếng mà chưa bao giờ biết thấm mệt. Mấy năm sau, sức người có hạn, yếu dần, yếu dần, nhất là lúc con mở thêm tiệm dry clean, vợ mở thêm cái shop may là lúc thân thể bắt đầu ...rã rời, lười biếng, lỏng lẻo, và có... vấn đề. Đúng lúc này, đối với Cảnh, không chỉ là mỗi ngày 10 tiếng, mà hơn nửa. 10 tiếng là từ sở làm, làm xong là phải lái xe đến tiệm dry clean, ở đó hai ba tiếng không chừng, lại phải chạy về shop may thêm vài tiếng nửa mới  hy vọng lái xe về nhà, cơm nước tắm rửa rồi mới có dịp ngã lưng, và rồi con quay lại tiếp tục 3 giờ rưỡi sáng thức dậy, lại một chu kỳ mới. Cảnh đã nhiều lần đuà với bạn bè là - khi đi làm đèn đường chưa kịp tăt, và khi đi về thì đèn đường vẫn chưa tắt kịp là thế. Nhiều khi mệt lả người, Cảnh chỉ biết than với vợ chứ không dám tỏ bày với con cái - sợ tụi nhỏ nghe được, tụi nó... nản lòng, bỏ học.
Nhờ sự kiên trì chịu đựng dẻo dai,  chồng cày, vợ cày, các con cày và đi học, cày liên tục, cày nhiều giờ, cày ngày không đủ, tranh thủ cày đêm nên gia đình mới thêm được cơ may rời khỏi căn nhà cũ, để dành cho mướn và move đến một căn nhà mới, khang trang, rộng rãi, trên một ngọn đồi cao. Xung quanh nhà bán kính một mile chưa thấy bóng dáng một gia đình gốc Phi, gốc Mễ hay Mỹ đen trong khu vực đó.
Một hôm, đang nhổ cỏ phiá sân sau, Cảnh đã nghe rõ lời đối thoại của cô con gái nhà hàng xóm đi học xa về thăm cha mẹ vào những ngày cuối tuần:
- Mom, mom có người ni bo mới dọn đến, phải không"
- Ừ,  một gia đình duy nhất gốc Á châu ở khu này.  Hy vọng họ không làm bẩn xóm mình.
Nghe mà buồn. Bên Mỹ này, trong nhiều giấy tờ luôn luôn ghi rõ là không bao giờ có sự đối đãi kỳ thị, trong tất cả cuộc đối thoại cũng thế,  nhưng trên thực tế, trong bụng, nó không hẳn vậy. Âu cũng là chuyện thường tình và cũng không nên trách người mà chỉ kiểm điểm lại bản thân ta. Thấy chàng Mễ, ta gọi là xì, thấy chú Phi có người nặng lời cho là mọi nước, rợ hồ, còn dân ta rõ mặt da vàng, mũi tẹt lại cứ oang oang là dân Bắc kỳ chính cống Hà nội - hoặc là giòng dỏi con vua cháu chúa. Gặp ai không thich thì bảo rằng cái thằng đó hồi mấy nẳm đi chăn trâu, hoậc đi ở đợ. Cười người hôm trước, hôm sau hay lâu lâu, gặp hàng xóm một lần, lúc đem thùng rác ra đường, vợ Cảnh cố gắng "hi" với nó mà nó vẫn làm thinh, bèn báo cáo với Cảnh :
- Anh ơi, bà bên cạnh hình như không phải gốc Mỹ hay sao ấy. Giống như gốc Ái nhỉ lan, hà tiện cả tiếng hai, hà tiện cả nụ cười.
- Em yên chí, cứ mỗi lần gặp nó, em cứ "hi" với nó. Hai thật to, hai thật tình và nhớ điểm thêm một nụ cười giùm anh.
- Em hai với "thằng" chồng thì thằng chồng hai trở lại. Chỉ có "con" vợ thôi. Xem bộ nó ưa khinh khỉnh.
Mà nó khinh khỉnh thật. Đến dịp Giáng sinh, hai vợ chồng đích thân mang  thiệp chúc mừng và một gói quà nhỏ đến cho từng nhà, trừ nhà của Cảnh. Chà, bà con nghĩ xem có lạ đời không" Có muốn kỳ cũng kỳ cọ vừa phải chứ kỳ thị và đối xử kiểu này... kẹt nhiều đấy nhé. Hay là anh em tưởng lầm Cảnh  giông giống tướng Loan... người đã từng rút colt để nhẹ vào đầu tên đại đội trưỡng đặc công ác ôn hôm Têt offensive 1968" - Mấy ông bác sĩ tâm thần ở Mỹ giàu to là nhờ chữa nhiều bịnh nhân bi stress như thế này đây. - Có nên "sue" họ không nhỉ" Mà sue thì lấy cớ gì, lấy tiền đâu" Hay là anh em ngở Cảnh còn là resident chứ chưa tuyên thệ để trở thành công dân của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ" Cảnh nghĩ, cứ phớt lờ theo kiểu ăng lê là thượng sách, hơi đâu mà nghĩ những chuyện tào lao, nhưng trong lòng ...vẫn thấy ... xốn xang và nhột nhột sao ấy.
Thời giam thấm thoát trôi qua. Sáng chủ nhật Cảnh có thói quen thức dậy sớm để đọc báo, vừa mở cửa trước từ trong nhà ra lấy báo Cảnh liền gặp ngay cô con gái  dẫn chó đi bộ.
- Chào cô buổi sáng. Con chó của cô cute quá.
- Cám ơn ông. Mom tôi hôm nay không được khỏe, nên tôi phải walk her dog. Katie, tên chú chó - chào người láng giềng của mom đi.
Con chó biết nghe lời, vẫy vẫy đuôi xong liền quỳ hai chân sau và chổng hai chân trước như đã được huấn luyện rất thuần thục.
- Xin lỗi, tôi chưa  hân hạnh biết được cô" Tôi là Cảnh. Nguời ta thường gọi tôi là Mr. Ken
- Tôi là Jennifer. Lúc tôi còn học ở UCLA, mỗi tháng tôi thường về thăm cha mẹ, nay tôi đã chuyển trường, nên lâu lâu mới về thăm. Tôi cũng học tại trường này. Jennifer vừa nói, tay vừa chỉ bảng số xe hơi của cậu Hai con của Cảnh, có ghi tên trường.
- Thế thì trên đó, tháng này lạnh lắm. Cô cũng theo ngành medical chứ"
- Yeah, hy vọng hai năm nữa, Ba mẹ tôi sẽ mừng lắm
- Congratulations. Chừng nào cô graduate nhớ nhắc Ba me cô cho tôi hay. Chào cô.
Vài tháng sau nhà hàng xóm đã tỏ ra rất thân thiện. Có lẽ nhờ sự trung gian của cô con gái, của lớp trẻ, của các bảng số xe có ghi chữ alumni và tên trường,  hay là tại vợ Cảnh luôn luôn "hai" và luôn luôn nhoẻn miệng cười theo yêu cầu của Cảnh"
Nói chuyện lâu ngày, Cảnh được biết, người vợ là một giáo sư đại học, còn chồng là chemist, nhưng không đi làm, ở nhà hành nghề insurance. Có ở gần giới thượng lưu trí thức, tầm hiểu biết của mình mới được trau chuốt hơn thêm, nếu không, Cảnh cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, xem kẻ đối thoại như rơm như rác.
Ông láng giềng này có cái hay là biết rất nhiều lãnh vực, và rất thích  được tiếp chuyện  - nghề insurance mà - không tiếp xúc ngọt ngào, không cởi mở thì đố ma nào chịu mua insurance" Ông còn biết bầy quạ bay qua và đậu lai xung quanh đây lúc mấy giờ và sẽ bay về ngủ đêm tại đâu, và vào tháng mấy sẽ bay hẳn đi một thời gian rồi sẽ bay trở lại xem "chúng ta" có còn ở đây hay là move đi nơi khác. Ông khuyên Cảnh đừng rải loại phân mà Cảnh đang rải trên bải cỏ ở nhà, vì phân ấy chỉ cho cỏ xanh, chứ không nuôi rễ phát triển, và cũng nên chờ đến lúc nào, tháng nào thật thuận tiện nhất mới bón phân, loại phân không cần nước mà gặp ngày mưa, nước sẽ cuốn đi mất thì thật rõ là hoài công, mà phân có thứ khi bón xong phải tưới nước để cỏ khỏi cháy vì quá nóng vv..v..
Một hôm, gia đình Cảnh có tổ chức đám cưới cho con, có mời một số thực khách có học vị cao nên có soạn thảo trước một đoạn văn chào mừng quan khách và nhờ ông hàng xóm rà soát lại cách hành văn.
- Việc này để tôi nhờ Helena, vợ tôi. Anh và tôi không qua mặt nổi Helena đâu, đừng buồn, nghề của nó.
Vài hôm sau, ông láng giềng trao lại Cảnh mảnh giấy và dặn thêm: Helena bảo không có thực khách nào chịu khó để ý thưởng thức món văn chương của tụi mình đâu, họ chỉ chờ xem món ăn nào khoái khẩu nhất trong buổi chiêu đải này mà thôi. Cảnh mở mảnh giấy ra xem, Helena viết thật đơn giản, nhẹ nhàng, không cầu kỳ, lộn xộn như của Cảnh. Thế mới biết, làm thầy có khác.
Thời gian lâu, gia đình hai nhà tỏ ra  rất có thiện cảm, Helena đã bớt khinh khỉnh, gặp nhau, không những hai mà còn đưa tay ve vẫy.
Sống ở Mỹ như thế mà đã 15 năm trôi qua thật nhanh. Gia đình Cảnh có tổ chức một party kỷ niệm, trước để cám ơn cùng vinh danh sponsor, bạn bè, ân nhân đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ gia đình trong những ngày đầu chân ướt chân ráo tại đây, và sau là để họp mặt với tất cả đồng nghiệp của gia đình và con cái cùng họ hàng sui gia v..v.. Bà con bạn bè đến chia vui thật đông, ngồi chật cả back yard. Helena và chồng cùng con gái đích thân đi mời bà con lối xóm. Có cả ban nhạc, chơi đủ loại kèn trống, cùng nhau ca hát đủ loại ngôn ngữ, Mỹ, Mễ, Phi, Việt, cùng nhau múa nhảy quay cuồng; Mấy teenagers của những gia đình lân cận không có giấy mời khi nghe tiếng nhạc xập xình vọng đến cũng đồng tình tự động ra trước garage  lúc lắc, uốn éo, cà tưng, cà giựt... Phần ẩm thực cũng được gia đình Cảnh  chọn lựa đúng theo khẩu vị của các khách mời của mỗi nước khác nhau. Hôm đó cũng nhằm ngày hai vợ chồng đã chung đụng trên 40 năm "mắc bẫy lẫn nhau" nên cũng khăn đóng áo dài... ra mắt quan viên... nhiều họ khiến party vui nhộn đến gần giờ giới ... nghiêm ấn định đã được Helena và chồng điện thoại thông báo với giới chức Cảnh sát giữ trật tự.
Thời gian thấm thoát trôi qua. Các con cái đã tốt nghiệp và đủ lông đủ cánh bay xa lập riêng tổ ấm. Không còn để những tấm check trên đầu tủ lạnh nữa, khi ra riêng, vợ Cảnh đã tổng cộng số tiền của mỗi cá nhân đã đóng góp bao nhiêu xong trao đủ cho từng người cả vốn và lẽ nhiên có thêm phần lời - vàng mua vào lúc đó trên dưới  sáu trăm, nay thì đã hơn chín trăm một ounce rồi - Phần cái tiệm dry clean không còn ai chăm sóc cũng đã sang bán, người mua trả trước một phần ba, còn lại trả từng kỳ mỗi tháng thêm 8 phân lời theo tính toán của escrow.
Tình hình kinh tế trong toàn nước Mỹ cũng không được khả quan khiến Cảnh, người employee lớn tuổi nhất của hảng bị lay off cũng hưỡng được trợ cấp thất nghiệp 6 tháng và nghe đâu được chính phủ cho hưỡng thêm đến một năm. Hai tháng sau, shop may của vợ Cảnh cũng được thông báo chấm dứt hợp đồng, lý do là toàn công việc đã được điều qua Nam Mỹ và China để rút bớt giá thành.
Cảnh làm bài toán nhanh trong đầu và cho vợ hay là - với  số tiền hưu, tiền 401k, tiền stock mua lúc còn làm ở hãng, tiền  thâu mỗi tháng của tiệm dry clean v..v.. Ở Mỹ, chỉ có tiền nhà là hơi nặng nhưng nhờ có tiền rent của căn nhà cũ đã pay off nên có dư để bù qua mortgage của căn nhà đang ở, - cũng may là căn nhà tậu vào thời điểm 1999-2000, nếu mua vào khoảng giửa 2005-2006 thì không lỗ đầu, thế nào cũng bị thương chảy máu - cho nên , dù phải đóng một số tiển life insurance khiêm nhượng - để lỡ khi có nhắm mắt nằm xuống, người thân cũng bớt hục hặc chuyên lo hậu sự - cho nên may mắn chưa cần nghĩ đến viện trợ nào khác từ bên ngoài, đó là good news. Hai năm nữa, vợ Cảnh có thể xin hưu non cũng góp thêm một điểm son trong bài toán kinh tế tài chánh gia đình.
Thấy căn nhà lớn mà trống trơn, lâu lâu con cái mới về họp mặt một lần, Cảnh liền phone cho cơ quan bảo trợ các international exchange students, nhận ba học sinh từ các quốc gia bạn đến Mỹ để theo học các lớp trung học, từ lớp 10 đến 12. Đây là một chương trình thiện nguyện, không nhận chi phí nào của cá nhân và chính phủ. Gia đình gốc học sinh trách nhiệm trả insurance vả tiền tiêu vặt cho học sinh. Gia đình foster parent - như Cảnh cung cấp chỗ ăn ngủ, xe cộ đón đưa đi học - miễn phí - có nghĩa là... free mọi thứ.
Điện thoại xong vài ngày, cơ quan bảo trợ gọi điện thoại và phỏng vấn Cảnh, xong gửi đến một danh sách để Cảnh tùy nghi lựa chọn. Cảnh và vợ đã chọn ba em để lấp 3 phòng ngủ còn trống trong nhà. Một em gái gốc Pháp, hai em trai, Một gốc xứ Latvia - một quộc gia mới tách rời khỏi Liên bang Sô viết - và một gốc Lào. Cảnh cho vợ hay lý do chọn em gốc Pháp, trước là để có dịp nói chuyện, đàm thoại và ôn lại vài câu tiếng Pháp cho nó... đỡ buồn, và sau là để ôn nhớ một người con gái tên Jacqueline, cháu nội của một thú y sĩ người Pháp ở tận An khê, mỗi sáng chủ nhật đi lễ nhà thờ tận Chợ đồn trên chiềc xe đạp alumium và mặc nguyên bộ đồ trắng tinh  điểm thêm một chiếc nón lá. Ông thú y sĩ này không nói được tiếng Việt nên Cảnh có dịp lân la làm quen và bắt gặp dung nhan của cô cháu nội, cho nên mối sáng chủ nhật khi thấy Jacqueline từ nhà dắt xe ra khỏi cổng, là bên nay nhà, Cảnh đã chờ sẵn với cây violon thong thả solo bản "Muà đông binh sĩ" - muà đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng, chim thôi bay nhìn mưa gió ... Bóng dáng Jacqueline khuất dần là lúc phím nhạc chạm đến nốt cuối. Hình như cuối năm 1956, nội và cháu gái xuống tàu về cố quận mang theo mối tình của chàng trai xứ thuộc điạ về Paris đông giá. Người đẹp An khê đi rồi, nỗi lòng biết bày tỏ cùng ai nên Cảnh đã ...ngông cuồng ...đập vỡ cây đàn, và không buồn kéo violon... từ độ đó.
Còn cậu Latvia, trên thế giới, ngoài trẻ em gốc Phi châu và các nước Cộng sản ra, không quốc gia nào có nhiều trẻ em đói khổ cho bằng. Một nước cộng sản can đảm tách rời liên bang Sô viết để theo thể chế cộng hoà là một thành tích đáng đề cao. Giúp đỡ một con em cùa một thành viên biết thực sự "xoá đói giảm nghèo' là một việc nên làm, Cảnh nghĩ vậy.
Còn cu cậu Lào con này, tên Phoumi Phatet, Cảnh phân vân không biết chọn nó hay chọn 2 cậu kia, một gốc Phi châu và một nam Mỹ. Đành phải chọn  gốc Á châu vậy. Có thêm 3 ...cháu nội, tự nhiên trong nhà có thêm nhiều tiếng nói líu lo. Vợ chồng Cảnh, cố gắng nuông chiều và dạy dỗ chúng trong tình thương và kỷ luật. Nôi quy trong nhà, thời khoá biểu luôn thi hành đúng như đã từng áp dụng với tất cả  con cái.
Mỗi chiều, đúng 5 giờ, trước khi ăn tối, ông bà nội dẫn 3 đưá cháu... nuôi đi bộ một tiếng xong mới về tắm rửa, dùng cơm tối. Thông thường, nếu tất cả gia đình xư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,177
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.