Hôm nay,  

Tháng Giêng Đợi Chờ

22/01/200900:00:00(Xem: 197695)

Tháng Giêng Đợi Chờ

Tác giả: Nguyễn Thị Huế Xưa
Bài số 2512-16208589 vb512209

Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới cùa cô là một truyện tình buồn, trong khung cảnh một thành phố miền Nam Texas. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Sửu.

***
Kha đứng tựa vào vách đá, đôi mắt nhìn về hướng tây nơi có những tia nắng yếu ớt, nũng nịu trên những tàng cây xanh với những nhánh lá dài xoắn quyện vào nhau thì thầm đón gọi bóng chiều xuống.
Bóng chiều của tháng giêng ôm choàng cái lạnh tinh khiết trong không gian làm se sắt nỗi buồn day dứt trong lòng chàng. Bóng chiều rồi cũng sẽ buồn bã như cuộc đời với sự chờ đợi mòn mỏi của chàng từ bao năm qua. Sự chờ đợi không ai thấu hiểu, chỉ có chàng mới biết được trong sự mỏi mòn đó chút hạnh phúc mãi theo đuổi, mãi vờn quanh cuộc sống như hơi thở cần thiết, như nguồn máu chảy về tim để nuôi nấng dĩ vãng, để chắt chiu kỷ niệm và rốt cuộc thì cũng chỉ để đợi chờ, thứ đợi chờ mà chưa bao giờ Kha nghĩ gì tới sự hy vọng vì tất cả rất hão huyền, xa xôi. Một thời, một đời, duờng như tâm còn đó mà trí thì đã phiêu dạt nơi đâu. Nếu con người không có linh hồn, không cảm giác thì làm sao có sự đợi chờ.
Nắng nghiêng nghiêng trong công viên vắng lặng, giọt nắng của ngày đầu năm ngập ngừng, bỡ ngỡ như một bắt đầu của không gian mới, như sự ngập ngừng chờ đợi bất tận của Kha. Kha lười lĩnh thổi nhẹ hơi thuốc lá, khói bay thành vòng tròn, luẩn quẩn trước mắt nhắc nhở những bước chân đang bồn chồn, kiên nhẫn mong ngóng. Công viên hiền hoà với những tàng cây cao xanh mướt lá, con lạch dài nho nhỏ chạy quanh róc rách tiếng nước chảy vỗ về an ủi sự ngu ngơ rất tình cờ. Những nhánh hoa Iris màu trắng mọc theo bờ lạch trông rất bơ vơ, tội nghiệp.
Tháng giêng ở miền nam Texas này không buốt giá mà chỉ lạnh vừa đủ để thưởng thức sức ấm toả ra mùi hương quế từ những chiếc lò sưởi của những căn nhà chung quanh khu công viên vắng.
 Kha tiếp tục nhìn về cuối góc đường bên kia con lạch nhỏ. Hai hôm rồi chỉ có chàng và những người rất xa lạ trong công viên này. Chỗ đứng trốn tránh lén lút của Kha bên vách đá là nơi chốn trú ẩn an toàn từ một năm nay từ khi Kha quyết định đi tìm, và cũng để quyết định sống với sự đợi chờ vĩnh viễn trăm năm kia. Không biết chàng sẽ trốn tránh đến bao giờ và cuộc đời sẽ đưa tới đâu nếu một mai kia sự đợi chờ sẽ bị khám phá và ân tình sẽ không còn ý nghĩa.
Một năm trước Kha đã đi tìm, đã đến nơi chốn có bóng dáng một thời, một người.
Thời gian rồi cũng già như Kha thôi, chỉ có bóng dáng ấy thì vẫn còn dịu dàng, hiền hòa trong trí nhớ.
Nàng qua công viên mỗi chiều, dáng nàng vẫn gầy như thưở xa xưa, mái tóc dài bây giờ cắt ngắn gọn, cái quần capri trắng, áo thun cotton trắng, đôi giày Adidas trắng có những viền tím đậm, đậm như chiếc khăn lụa tím quàng cổ tung bay theo những bước chân thoăn thoắt, nhẹ nhàng lần theo lối công viên mỗi chiều. Nàng đi qua con rạch nhỏ, đi không biết mệt, mỗi ngày đi cả tiếng đồng hồ, đi âm thầm lặng lẽ, chiếc khăn lụa tím phất phơ kiêu hãnh trước gió, đôi mắt giấu sau đôi kính mát to màu nâu. Dạng profile bây gìờ là khuôn mặt của một người đàn bà chín chắn với vẻ đẹp quyến rũ hơn xưa nhiều. Không biết nàng có nhớ đến một di tích thần thoại của một thời, một chút thương, một chút nhớ có còn. Nàng đi miệt mài mỗi ngày, bóng nàng lúc ẩn, lúc hiện làm Kha quay quắt nhớ tới dáng áo trắng, tiếng guốc khua rộn trên góc đuờng Bùi Viện vắng. Cũng hàng cây xanh, cũng gió hôn mái tóc, cũng ao ước ngất ngây. Nàng chỉ dừng lại sau chặng đường cuối, ngồi bên con rạch, nâng niu, ấp ủ những đóa Iris trắng, rồi cúi đầu quay gót đi về một hướng mịt mùng sau khóm cây rậm rạp. Cứ như thế mà Kha đã cảm thấy đầy đủ, đợi chờ, khắc khoải ngóng mong. Cứ như thế mà Kha trở về qúa khứ với hạnh phúc miên viễn ngọt ngào.

*
Ngôi biệt thự đồ sộ trên đường Công Lý, những con đường có lá me xanh, có hàng phượng đỏ rực rỡ theo mùa, có con tim rào rạt mới lớn yêu thương. Nàng cổng kính tường cao, đài các, kiêu sa. Sáng mẹ đưa đến trường bằng xe hơi, chiều tan học thong thả bước trên đường dài ngập đầy hoa phượng vĩ. Phượng đỏ làm nổi bật tà áo trắng, tươi như môi cười rạng rỡ, như mắt trong chưa biết vướng buồn. Vạt nắng ngày xưa sao bây giờ nhức nhối bởi bóng nắng làm dài thêm nổi đợi chờ theo năm tháng. Sài Gòn có những cơn mưa bất ngờ, mưa vội vàng, xối xả, mưa xuyên qua cành lá, mưa làm ướt mắt nâu, mưa mịt mờ như tương lai không có trước mặt. Từ dạo mới lớn nàng đã thích đi bộ, nàng đi từ con đường này qua con ngõ khác, đi hứng thú theo những cơn mưa, mặc nước mưa vô tình phơi bày cơ thể ngây ngô, ngực trần môi ướt, mặc bước chân đạp lối dày lá rụng rơi, mặc Kha năn nỉ ỉ ôi và đâm ra hờn ghen với ông lão đạp xích lô khi nàng lên xe tránh mưa lũ. Nhưng rồi Kha cũng lẽo đẽo đi xe gắn máy theo, đi chầm chậm theo nhịp đạp của xích lô, nàng cười e ấp ngượng nghịu khi nghe chàng nói... em mê ông lão đạp xe hơn anh. Về đến nhà chỉ biết ngó nhau xong thì cánh cồng nặng nề, to lớn đã vội vàng khép lại. Cánh cửa vô tình ngăn chặn, chỉ hé mở mỗi ngày rất nhanh và đóng lại cũng rất chóng. Phải chăng cánh cửa đã là định mệnh, ngăn cách, chia lìa và tàn nhẫn. Cổng tường cao cũng lạnh lùng không kém gì nét mặt nghiêm khắc của bố nàng khi ông hằn học tra hỏi " lại đi theo cái tên giang hồ, lãng tử đó phải không"". Bố nàng khắt khe cho nên nàng bị cấm cung trong khi "thằng lãng tử" thì mỗi ngày cứ rình rập đợi chờ với mối tình vu vơ, khờ khạo. Đâu ngờ mối tình trong trắng nhưng bao nhiêu năm đó là khởi đầu của sự đợi chờ đam mê vô tận, có lẽ sẽ chờ đợi đến cuối cuộc đời cũng không hay.
Tháng tư năm bảy lăm, hàng triệu những bước chân thảng thốt bàng hoàng và tức tưởi ra đi. Ngày tháng cũ tưởng đã mất mát theo sự tàn nhẫn buông xuôi của đất nước, nhưng tình yêu kia còn mãi tôn thờ. Nói như tiểu thuyết, như kịch, như cơn ác mộng thì đúng hơn. Kẻ ở lại chịu đựng đớn đau. Sự mất mát, day dứt làm cuộc đời thêm mòn mỏi, cay đắng. Những năm Kha bị đưa về miền cao nguyên dạy học những tối có trăng lên, thầy trò mệt mỏi ngồi bên nhau lén lút nhắc đến một thời đã mất. Kha còn nhớ, khi ngồi giữa đám học trò ngây ngô, chàng đã từng nhìn thấy đôi mắt hoang dại của nàng, người con gái mang tên Hải Đường trên những vì sao đêm lóng lánh. Chàng đã say sưa kể cho đám học trò nghe về huyền thoại tình yêu của chính mình. Chàng đã nhỏ những hạt nước mắt tiếc thương và chàng đã cảm nhận được sự đợi chờ giăng dẳng vô vọng kia. Sự đợi chờ đã nuôi nấng Kha qua từng tháng ngày tuyệt vọng, tình yêu đã làm một liều thuốc hồi sinh sau nhiều lần chán nản muốn buông xuôi.
Miền cao nguyên có đồn điền cà phê thơm ngát, có những con suối chảy biền biệt không ngừng, tiếng nước suối chảy là nỗi đau trong trí nhớ, một âm hưởng về sự sống khắc khoải, chờ mong. Bờ đại dương nào đưa người con gái chàng thương yêu về một nơi không hò hẹn, không dấu tích. Đã có những cơn sóng cuốn nhưng không gạt đi được ưu phiền, không không xóa bỏ được vết tích của tình yêu. Trong khu rừng hoang, bên cạnh những con suối mọc xum xuê những đoá lan rừng, Phong Lan, Bạch Lan, Hoàng Lan đủ màu, đủ sắc. Nhưng, chỉ có nàng, đoá Hải Đưòng ngạt ngào hương vị. Tình một thời mong manh, trắc trở. Đóa hoa ép lại trong trang sách để còn tiếc nuối mùi hương thánh thiện, vẹn toàn. Mỗi ngày trang sách lật ra, mùi hoa còn ngọt dịu, nồng nàn, một nhắc nhở triền miên trong khi thời gian và không gian đang lắng đọng. Nếu như tinh cầu có ngừng quay thì mùi hương đó sẽ còn mãi mãi, và con tim sẽ hết những khắc khoải chờ trông.


Kha còn nhớ khi chàng đến vào tháng giêng ở vùng cao nguyên Ban Mê Thuột chàng ở trọ nhà chị Diệu và hai đứa con thơ dại của chị. Chồng chị Diệu thưở trước là đại uý cho nên bị đày đi học tập cho đến lúc bị chết vì sưng phổi. Chị Diệu ở nhà bán khoai sắn nuôi con. Ngày Kha đến thị trấn đìu hiu, gió lạnh này, chàng không quen biết ai, may nhờ một người bạn giới thiệu đến tá túc nhà chị. Kha trả ơn chị bằng cách sáng dậy sớm trước khi đi làm phụ đào khoai sắn mì, múc nước cho chị nấu khoai đem ra đầu ngõ bán. Phía sau nhà chị Diệu có những dây khoai, dây sắn mọc lên chi chít, chỉ cần xài cây cuốc nhỏ khảy xuống đám đất đỏ mềm là trong chốc lát đã đủ cho chị nấu đầy một nồi trước khi hai đứa bé thức dậy đòi ăn. Mỗi lần nhìn Kha kiên nhẫn đào khoai lên rồi đem rửa, chị Diệu hay đùa chú Kha ơi chú tương tư ai mà sáng sớm đã thấy chú buồn rồi. Kha chỉ cười không trả lời vì làm sao chị có thể hiểu được sự đau đớn trong lòng Kha lúc đó. Hải Đường ra đi không lời từ giã, trước khi bị đổi lên thị trấn buồn này chàng tìm đến ngôi biệt thự ngày xưa thì chỉ thấy hai cái cổng sắt nặng nề, lạnh lùng như thuở nào.
Chị Diệu có cái tài nấu khoai rất ngon, khoai vừa đủ ăn bùi bùi, không mềm và không cứng quá. Ngoài tài đó ra, chị Diệu còn là người làm mứt gừng rất tuyệt diệu. Tháng giêng tết đến rất nghèo nàn, trong nhà không đủ cơm ăn nói gì đến kẹo mứt. Chị Diệu mua gừng về ngào một chảo thật to cũng để đem bán, mùi ngọt cay của gừng và cái lạnh tê tái của núi rừng miền cao nguyên làm ngất ngư nổi nhớ trong lòng Kha. Tết đến thị trấn Ban Mê Thuột lạnh buốt, trời mưa buồn bay phấn đất đỏ au, tết đến không ai biết chúc tụng gì nhau ngoài nụ cười gượng gạo, tất cả mọi người đều nghèo như nhau. Hai đứa bé con của chị Diệu mặc hai bộ đồ mới được mẹ may từ khúc vải màu vàng lợt xé từ tấm ra trải giường cũ. Áo quần tết không sắc đỏ, không hoa hòe, quà lì xì là một dĩa khoai nóng, vài lát mứt gừng mà hai đứa bé vừa ăn vừa xuýt xao than cay. Chị Diệu vừa ngào gừng vừa nấu nước chè đãi Kha. Nước trà của chị cũng rất đặc biệt vì trà nấu từ những chịếc lá vối mà mấy tháng trước chị đã hái ra từ những cây trà, chị đem phơi khô làm thành lá chè. Mấy năm trước lúc còn Sài Gòn, Kha nhớ mình đã từng lén lút hẹn hò với Hải Đường đi chợ hoa Bến Thành mỗi khi gần tết. Nói là hẹn hò chứ thật ra chàng chỉ dám đứng núp sau những chậu hoa mai vàng rực, những cây cúc đại đóa lộng lẫy để được nhìn thấy Hải Đường đi bên cạnh mẹ của nàng. Giữa một rừng hoa đủ màu, đủ sắc, chàng chỉ thấy một đoá hoa Hải Đường yêu dấu của chàng. Phải chăng cuộc đời của Kha lúc nào cũng là những lén lút, đợi chờ giống như những đợi chờ mông lung trong công viên vắng lặng này.
Ban Mê Thuột mưa phùn lất phất, trong căn nhà rất nhỏ bé của chị Diệu, nước chè đắng, miếng mứt cay và tình bạn của chị Diệu dành cho Kha đã là nguồn an ủi duy nhất làm cho Kha cảm thấy ấm lòng. Chị Diệu khóc khi nghe về chuyện tình của Kha và Hải Đường, chị từng khuyên Kha nên thực tế, nên xin đổi về những tỉnh ở miền tây để còn có cơ hội tìm cách vượt biên. Chị khuyên Kha nên đi tìm Hải Đường vì đối với chị tình yêu và niềm tin là hai điều sẽ làm cho con người vượt qua những khó khăn trong đời sống. Ngày tháng dật dờ trong cảnh đời tạm bợ, nhẫn nhục trong xã hội vô thần, bẩn thỉu đã làm lòng Kha càng thêm chán nản, bất cần. Chưa bao giờ Kha có ý định đi tìm vì tình yêu không là một tìm kiếm, vì trái tim không thể rung động khi không có cảm xúc. Nhưng rồi rốt cuộc Kha cũng chịu thua, cũng đã đi tìm để rồi chỉ sống với chịu đựng riêng mình.
Trong nỗi nhớ thiết tha ray rức, Kha đã thay thế quá khứ với hy vọng tìm được sự bình thường trong đời sống gia đình. Chàng lập gia đình vào năm hai mươi tám tuổi. Cho dù có những đổi thay trong cuộc sống, chàng vẫn còn mang hoài sự chung thủy với tình yêu và đôi lúc làm chàng cảm thấy áy náy với chính mình. Kha không hiểu tại sao chàng lại đeo đuổi một đợi chờ không có mức hạn định. Mù quáng hay ngu ngơ. Ở tuổi ba mươi, sự ngu ngơ không thể chấp nhận, nhưng tình yêu thì làm gì có sự cân nhắc trong đó. Quá khứ ám ảnh, quá khứ dày vò, quá khứ làm cho con người không còn tỉnh tảo, minh mẫn.
Hơn ba mươi tuổi và sau bao nhiêu năm sống nhẫn nhục, đợi chờ, tuyệt vọng, thất chí và bó tay hững hờ với định mệnh, Kha cùng vợ và con qua đến mảnh đất tự do. Những phấn đấu, nhiều nghị lực vượt qua những trở ngại trong đời sống mới, thoát ra khỏi cái chủ nghĩa mị dân, rỗng tuếch khiến con người thêm sinh khí. Một nơi chốn lạ lùng, một ngôn ngữ mới, một phong tục phưong tây, tất cả đã xảy ra như mộng ảo, chỉ có kỷ niệm là thật với Kha thôi. Kỷ niệm làm chàng day dứt, làm đời sống thêm lảo đảo, và dĩ nhiên là một đợi chờ, không biết chờ đợi những gì sẽ đưa đến trong đời sống chạy đua, tấp nập này, và ở ngần tuổi chớm năm mươi của chàng hiện tại, chàng sẽ chờ đợi đến bao lâu rồi mới ngã gục, ăn năn.
Kha may mắn được sự giúp đỡ của đám bạn bè đi trước, với sự cố gắng, kiên trì, vợ chồng chàng đã có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội sau hơn hai mươi năm sống trong thành phố rất đông đúc người Việt Nam. Sau những tháng năm miệt mài làm ăn, tưởng như máu đã đọng xuống đáy tim, tuởng như tình đã là đá cuội và ngỡ dáng xưa kia chỉ là một qúa khứ không tên. Sự đưa đẩy của định mệnh, sự chờ đợi bỗng dưng còn rất dai dẳng, tình cảm còn rất thiết tha.
Đứa con trai được nhận vào trường luật trong một thành phố rất nên thơ. Thành phố có lần ở Việt Nam Kha đã tình cờ đọc tên trong một cuốn sách nào đó. Thành phố mù sương có hương thơm của loài hoa trong ký ức, có luyến lưu mối tình đã một đời câm nín, đợi chờ.
Kha nhớ tới cảm giác bàng hoàng xúc động lần đầu tiên bất chợt nhìn thấy Hải Đường trong sân trường đại học khi đưa đứa con trai vào nội trú. Kha đã chạy trốn, đã cảm xúc bồi hồi để rồi sau đó một mình lặn lội, kiếm tìm và lẩn tránh. Tình cảm từ một thời niên thiếu làm Kha thấy xôn xao, tình yêu trong qúa khứ làm trái tim vẫn còn hồi hộp và khiến những mạch máu làm nhiệt cuồng cơ thể. Trái cấm thuở nào bây giờ vẫn còn là trái cấm bởi mỗi người đã có một đời sống riêng với bổn phận trách nhiệm đối với gia đình.
Biết được Hải Đường là một giảng viên của trường đại học, có một lần Kha đã đến ngồi phiá sau giảng đường rộng thênh thang, rồi đâm ra sợ hãi với sự liều lĩnh của mình. Nhưng rồi vì mãnh lực của tình yêu dồn nén bao nhiêu năm, chàng lén lút theo gót nàng đến công viên và tiếp tục lén lút đợi chờ, mong ngóng những bước chân đi của nàng. Chàng nhận thấy Hải Đường đi rất đều đặn, mỗi ngày sau giờ giảng huấn, nàng đi bộ từ trường đại học qua đến công viên và một mình âm thầm đi dưới những tàng cây, đi qua con lạch nhỏ và không bao giờ quên quì xuống nâng niu nhựng cánh hoa Iris. Cứ một tháng thì Kha lái xe đến thăm con một lần và từ đó chỗ đứng trong công viên là một góc đời riêng tư của Kha.
*

Từ ba tháng nay Kha đi công tác ở nước ngoài nên không đến thăm con, chàng vẫn thường liên lạc với đứa con trai qua email. Tháng trước đứa con trai ngoài sự chia xẻ với Kha về chuyện học hành, nó còn cho hay là hôm tháng mười trời bất ngờ bị bão tố, mưa ngập lụt thành phố và có những cơn nước lũ cuốn trôi đi những mạng người. Kha vẫn biết những thành phố ở Texas đường cống rất thấp, chỉ cần một cơn mưa lớn đã là một nguy hiểm. Chàng cũng từng nghe một người bạn kể lại là đứa con của anh ta bị nước cuốn đi trong khi lái xe đi học về mắc phải cơn mưa lớn.
Trời chiều đã ngả bóng mang đến một chút lạnh làm Kha rùng mình cài khuy áo khóac. Chàng đi đốt thêm điếu thuốc, khói thuốc làm cay đôi mắt mãi đợi trông của chàng. Ba tháng nay chàng không đến công viên, hai ngày nay chàng trông ngóng nhưng không thấy bóng dáng với chiếc khăn quàng tím. Những đoá hoa Iris trắng dường như cũng đợi mong sự nâng niu từ bàn tay của nàng.
Ánh nắng đã tắt hẳn, trong công viên yên tĩnh chỉ còn chàng với nổi đợi mong vô thường. Kha thất vọng, định ra về thì bỗng dưng chàng nghe có tiếng nói chuyện lao xao của mấy ngoại quốc gần bên con lạch nhỏ, chàng không rõ họ nói những gì và rồi họ vội vã quay đi. Sau khi nhìn kỹ không còn ai, Kha tò mò đi đến bên con lạch, đôi mắt chàng ngưng lại trên nhánh cây thấp gần con lạch nơi có treo một chiếc bảng nhỏ bằng gỗ trắc với cái nơ tím bên cạnh dòng chữ rất giản dị "Vĩnh Biệt H.Đ. ".
Nỗi bàng hoàng làm mạch máu đưng lại trong trái tim của Kha. Dường như tháng giêng đang âm thầm mê ngủ trong mùa đông với sự đợi chờ thiên thu bất tận của cuộc đờì chàng.
Nguyễn Thị Huế Xưa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến