Hôm nay,  

Tháng Tư...

01/04/200900:00:00(Xem: 840008)

Tháng Tư...

Tác giả: Phan 
Bài số 2575-16208652- vb440109

Thàng Tư thêm một lần trở lại. Mời đọc một đoản văn nhiều chất thơ và tâm sự lưu vong của Phan, một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007.

***
 Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Tư lá mới, Lễ Phục Sinh, thời tiết như tuổi trưởng thành - đẹp và đầy sức sống. Tháng Tư như sự khởi đầu của vũ trụ sau giấc ngủ đông. Thân cây già cỗi, khắc khoải qua mùa giá rét đã sinh ra chồi non trong thế giới tuần hoàn; chú bé co ro trong áo ấm thật dầy, đón xe bus học trò ngoài ngã tư đường lất phất sương đông - như lớn hẳn lên với nắng Tháng Tư - trong cái T shirt chói chang màu Texas; và con sóc con năm ngoái còn lẽo đẽo theo mẹ đến lề đường học luật giao thông, học cách qua đường sao cho đừng hoá kiếp! Chú sóc con Tháng Tư qua đường vừa ngoái lại mùa đông đã xa... hạt giẻ nuôi chú lớn chỉ còn có vỏ trong hốc cây; người mẹ già nhìn theo đứa con háo hức lên đường. - Giấc mộng đời vừa rụng khỏi thân cây, mái ấm gia đình... chú sóc con mang theo lời chúc lành của mẹ đi vào cõi mông lung.
Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Những đám mây soi mình dưới ao cạn làm chùn chân chú bé tính xuống chơi. Tôi ngước lên trời quê tôi với tiếng thét gầm của máy bay phản lực F5 đang truy đuổi máy bay Mig 21 cố xâm nhập vùng trời Sài Gòn. Chiến tranh đã về tới vùng trời bình yên cuối cùng ở quê tôi. Trận chiến trên không làm cho người lớn hoang mang; người ít nói nhất như Phật Bà Quan Âm cũng loảng xoảng trên ban thờ... rồi rơi xuống đất, niềm tin đã lung lay! Mẹ tôi lo sắp xếp những bao bồng bột cho từng đứa con - mỗi đứa 2 bộ đồ, tờ giấy Khai sanh và Tờ khai gia đình (dĩ nhiên là bản sao). Mỗi đứa được cột vào cổ một sợi chỉ đỏ để Phật Bà Quan Âm luôn sát bên mình mà che chở cho những đứa con ham chơi của mẹ. Mẹ tôi, còn có mỗi âu lo. Lo mấy đứa nhỏ rồi đây thất lạc; mấy đứa lớn ngoài trận... không biết có nhớ ngậm Phật Bà vô miệng lúc xung phong!
Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Chú sóc con đã qua được bên kia đường; đang tán gái. Cô bé sóc làm điệu suốt mùa đông trong hang đã quên lời mẹ dặn - thấy trai như lân thấy pháo. Chú bé tôi ném hòn sỏi xuống ao cho sóng loang đi những đám mây tạo ảo giác ao sâu, nhưng chân không bước xuống làn nước xuân mát rượi vì trên đầu tiếng gầm rú của phản lực cơ hấp dẫn hơn! Hai chiếc F chui vào những đám mây đen... mất dấu! Rồi đột nhiên lao ra khoảng da trời xanh trong với uy vũ của tốc độ chóng mặt; chiếc Mig quặt né vụng về nhưng  F ta hình như quá trớn; phải lượn một vòng thật rộng mới quay lại được để chơi tiếp trò chơi mèo vờn chuột.


Dưới đất, bạn bè tôi đã dang đôi tay bé con, chân chạy, đôi môi gầm rú... văng nước miếng lên tận mũi, tận mắt để rượt nhau - đứa nào cũng dành làm F để truy kích Mig. Thằng Đeo - con ông Chín Cấm, mới đạp đinh hai, ba hôm, chân còn xưng tù vù. Nó cò cò theo bạn, cũng dang tay làm máy bay Đầm Già đi thả trái châu, cho F thấy đường... bắn chết cha Việt cộng.
 Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Những đám mây cổ tích không che chở nổi bầu trời tự do. Quê tôi từ đó không còn những cánh chim sắt mang tự hào dân tộc; chở ước mơ trẻ con bay tới tương lai. Chúng tôi qua tuổi bay bằng tay vào những giấc mơ Đại bàng. Chúng tôi bỏ xứ ra đi như con sóc con mới qua đường lúc nãy. Dòng sống cuốn trôi đi những giấc mơ thiên thần, thời gian xoá tan đi những bể dâu thời cuộc. Ký ức Tháng Tư chỉ còn như giấc mơ ban ngày.
Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Chú sóc con ngồi nhìn những đám mây cổ tích, nhớ về hốc cây, những hạt giẻ no tròn từ trên cây hạt giẻ không rụng thẳng vào hang! Chú trở về con đường mà lần đó chú đã băng qua-một mình. Bên kia đường không cò là thế giới tuổi thơ. Tôi trở về nhà tôi cũng không còn là quê hương tôi nữa! Mây Tháng Tư trên trời mang bóng dáng mẹ tôi đang ngơ ngác tìm đàn con thất lạc. Tiếng gầm rú không xé toạc không gian như Tháng Tư cổ tích mà như tiếng kêu oan của những linh hồn mất nước chơi vơi...
Tháng Tư lá mới, Lễ Phục Sinh, thời tiết như tuổi trưởng thành - đẹp và đầy sức sống... đã chết theo dòng lịch sử lưu vong từ Tháng Tư năm ấy! Những Tháng Tư trôi theo dòng người hối hả khắp hành tinh. Tháng Tư dừng lại với cái chết của Đức Thánh Cha John Paul II - niềm tin cuối cùng của hoà bình thế giới đã ra đi ngày 02 Tháng Tư , năm 2005. Tháng Tư chỉ còn lại bầu trời nhiều mây và những cơn mưa bất chợt; những hốc cây thì thầm với gió đã bao đời sinh vật nhỏ bé, dễ thương, đến rồi đi. Mây Tháng Tư bay qua bầu trời mang trí tưởng trẻ con; mang hình hài quê cũ khi con không còn trẻ nên mãi mãi... Tháng Tư trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,581,031
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.