Hôm nay,  

Bóng Ngày Qua

26/03/200900:00:00(Xem: 97058)

Bóng Ngày Qua

Tác giả: Hảo Lâm
Bài số 2570-16208647- vb532609

Tác giả tên thật là Phạm Thị Hảo, năm nay đã ngoài 86 tuổi, hiện đang sống tại cư xá Guadalupe, California. "Mặc dầu tuổi đã cao nhưng cụ muốn viết để quên đi giây phút trống trải trong cuộc đời còn lại và những nhức mỏi của tay chân và thân thể. Đây là bản viết tay của cụ bà." Ông  Nguyễn Quang, Hội trưởng Hội Ái Hữu Quảng Trị Nam California, cho biết khi giới thiệu bài viết về nước Mỹ của cụ bà.  Bản thảo viết tay của tác giả có nét chữ rất đẹp, chuyện kể thứ tự, quan sát sâu sắc và chữ nghĩa chính xác. Trân trọng cám ơn sự giới thiệu của ông Nguyễn Quang và mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

*
Cơn gió thoảng từ hướng biển nhẹ thổi, êm ả dịu dàng làm mắt bà Ánh ríu lại. Có tiếng chim ríu rít trên cành cây đã làm bà tỉnh thức giấc ngủ chập chờn vào trưa hè nóng bức. Ngơ ngác nhìn quanh, bà Ánh nhận thức được là bà đang ngồi trên chiếc xe lăn trước hiên căn chung cư, nơi bà đã cư ngụ hơn chục năm nay.
Theo dõi tiếng loại chim bé nhỏ làm tổ trên hai tàng cây si đan vào nhau như chiếc lọng to lớn, bóng tỏa ra che ánh nắng chói chang, rất tiện nghi cho các ông bà già như bà làm nơi tụ họp bàn luận chuyện tin tức, thời tiết để giúp cho qua thời giờ.
Nhướng mắt cố tìm tổ chim ở đâu, nhưng cành lá sum xuê không thể nhìn thấy gì ngoài tiếng kêu chút chích. Chỉ đôi khi chim nhỏ vù bay đi khi đã mớm đủ mồi cho chim con.
Đôi mắt nhìn theo bóng chim, bà thầm nghĩ "chim có tổ, người có tông", nay tông môn gì cũng chẳng còn có mấy ai. Vài người anh em họ ở mỗi người một tiểu bang, khi nhớ nhau thì điện thoại để gợi lại những niềm thương nỗi nhớ cố hương, nhắc lại thời niên thiếu, ôn lại những kỷ niệm nơi quê nhà hoặc th"m h"i sức khỏe của nhau. Vì người nào cũng trên bảy mươi "cái xuân xanh".
Ông Thuấn, chồng bà mất đi để lại cho bà nỗi nhớ nhung thầm kín. Vì hơn 56 năm sống bên nhau với bao kỷ niệm, có với nhau bốn người con, hai trai và hai gái. Hơn 30 năm sang đây tị nạn cộng sản, ông bà định cư tại California. Tạ ơn trên, con cháu đã trưởng thành. Ông bà bàn nhau là xin thuê một apartment ở cư xá này để tự săn sóc cho nhau. Nhập gia tùy tục mà.
Chung cư bà cư ngụ có nhiều sắc tộc khác nhau Âu, Mỹ và Á Châu. Tuy ngôn ngữ bất đồng, nhưng hoàn cảnh không khác biệt. Chỉ nhìn ánh mắt làn môi và nói tiếng "Hi" với nụ cười thân thiện là có thể chia sẻ niềm vui trong những buổi liên hoan (party).
Ngày tháng vẫn trôi qua, lòng người cũng êm ả dần vì không còn gì để cho mình vương vấn. Đức tin tôn giáo - Phật giáo, Công giáo, và Tin lành - đã đem lại niềm vui và an ủi cho các vị cao niên cảm thấy bớt cô đơn, trong số đó có bà. Có tiếng bước chân lại gần, bà Ánh quay qua nhìn người vừa đến là một bà bạn người Trung Hoa, bà Ying. Bà Ying còn có tên Mỹ là Helen. Bà cỡ 75, biết nói đôi chút tiếng Anh. Bà Ying ăn mặc chỉnh tề tay xách bóp có vẻ sắp đi dự tiệc nhà hàng hay về nhà con cháu. Cả hai trao đổi với nhau bằng tiếng Anh không cần văn phạm. Bà Ánh cũng đáp nụ cười và hỏi:
- Where you go"
- My grandson's birthday
Qua lại với nhau và đều thông cảm, chia xẻ nỗi buồn vui qua đi khoảng thời gian 15 phút thì chia tay vì con trai bà Ying đã đến đón bà đi mừng sinh nhật cháu nội. Bà Ying vội vã lấy tay quẹt ngăn dòng lệ. Trong thời gian chờ đợi con đến đón bà Ying đã tâm sự "Tôi từ Đài Loan qua đây 7 năm rồi. Hai năm đầu ở với con trai độc thân, vì nó bảo trợ cho tôi. Sau đó nó cưới vợ, vợ nó sanh bên Mỹ, sạch sẽ và quá ngăn nắp. Tôi thì chậm chạp và rửa chén bát cứ bị rớt làm vỡ hoài, có lẽ vì xà phòng quá trơn. Con trai tôi nó cứ bảo tôi là cứ ngồi yên đi đừng làm gì cả, để vợ chồng nó làm." Buồn quá, tôi về nhà con gái ở, lấy cớ là về đó có cháu ngoại 8 tuổi. Chúng cũng cần có người lớn ở nhà và mở cửa cho nó đi học về. Có một hôm vợ chồng nó cãi nhau bằng tiếng Mỹ. Tôi cũng buồn vì vợ chồng nó bất hòa. Sau đó con gái tôi quay sang tôi, nó nói: "Mẹ đi đến đâu là đem sóng gió đến đó." Nghe vậy tôi tủi thân và cũng chẳng muốn hỏi là vì lý do gì. Tự hỏi mình, có phải lỗi tại mình cho con cái đi học Mỹ. Vì lo cho tương lai của chúng và sợ cộng sản Trung Quốc chiếm Đài Loan nên tôi phải theo con bảo trợ qua đây. Tôi đã là công dân Mỹ. Trở về lại Đài Loan thì nhà cửa bán rồi. Có hai đứa con qua đây hết. Ruột thịt mình ở bên nầy, làm sao bỏ đi được" Vì thế, tôi theo lời bạn khuyên nên vào đây ở được 3 năm rồi. Tuy buồn và cô đơn nhưng không gây sóng gió cho con cháu. Chiều nay con trai tôi đón tôi về mừng sinh nhật cháu nội đầu tiên của tôi."


Nói đến đây bà rươm rướm nước mắt. Bà Ánh cũng chẳng biết bà xúc động buồn hay vui. Nhìn con chim bay trở lại tổ khi kiếm được mồi khác, bà Ánh lại nhớ câu ví "chim có tổ, người có tông". Bà thầm nghĩ tại sao chỉ ví với chim mà không ví với các động vật khác có vú như khỉ, heo hoặc mèo, chó" Có lẽ chim có tổ, chim trống lo làm tổ kiếm mồi khi mái đẻ con. Nuôi chim con đủ lông đủ cánh là bay đi làm tổ ấm khác cũng như giống người. Đó là luật tạo hóa xoay vần từ thời này qua thời khác. Trời, Phật dạy chúng ta phải thương yêu nhân loại, đùm bọc gia đình và biết tha thứ cho nhau. Chỉ có tình yêu là khắc phục được tất cả. Nhớ đến các con, bà thầm hỏi chẳng biết chúng ra sao.
Nhìn lên bầu trời, mây đã đổi màu, ánh nắng đã nghiêng chiều chuyển hướng. Bà Ánh có ý đợi chim bay ra nhưng không thấy, chỉ thấy vài cặp bay về chui rúc vào các cành lá sum xuê. Tiếng kêu chíu chít như xa nhau cả ngày nay là lúc đoàn tụ, có nhiều chuyện kể cho nhau nghe. Con gió nhẹ làm bà cảm thấy hơi lạnh, lấy áo khoác vào, chợt nghĩ đây cũng là giờ bà phải vào uống thuốc. Lặng lẽ lăn xe vào, xem như một ngày lặng lẽ trôi qua.
Nhìn bát canh rau và củ khoai luộc mà chị giúp việc đã dọn sẵn cho bà dưới ánh đèn mờ ảo. Bà cảm thấy không khí lạnh lẽo, cô đơn. Nhìn củ khoai bà cảm giác lại nỗi cô đơn nầy cũng tương tự như nỗi cơ đơn khi bà "làm dâu Quảng Trị" xưa kia. Tên nầy do em bà đặt cho bà. Lúc ấy ba mới 20 tuổi mà đã có 1 con. Chồng bà, ông Thuần, đã ra Hà Nội học bổ túc một năm nên đã gửi bà về Quảng Trị nhờ thân sinh ra ông săn sóc hộ. Lúc ấy Hiếu, con trai bà, mới 2 tuổi. Quảng Trị là thành phố nhỏ bé. Chỉ vài chục tiệm buôn. Bao quanh có sông Thạch Hãn. Khi mùa cạn nhìn thấy nước như ngừng chảy. Bên kia sông có làng Nhan Biều, đất cát khô cằn, chỉ khoai và sắn. Có ngôi chợ nằm giữa phố chợ, chừng 5, 7 quầy thịt. Thổ sản chỉ trà tươi, mít, khoai sắn và củi từng gánh của dân làng Đại Nại. Gia súc chỉ vài lồng gà, vịt, vài rổ cá, ốc gạo và châu chấu (có nhiều màu sắc nhỏ như cúc áo, màu sắc đẹp và được bán từng thúng) luộc sắn lấy gai lễ ra ăn. Bà Ánh nhớ lại mỗi khi buồn bà đưa con trai đi bộ thả dọc theo sông Thạch Hãn. Ngồi nghỉ chân nhìn sang bên kia sông. Tính lại ngày tháng xa vắng chồng và mong mỏi ông sớm về để khỏi "làm dâu Quảng Trị". Có lẽ vì nỗi cô đơn khi còn niên thiếu nên bà không còn để ý đến ngoại cảnh" Đôi lúc trên đường về, bà ghé chợ mua một mớ khoai và ốc gạo, là hai món quà mà bà và Hiếu, con trai bà, thích nhất.
Ai là người sinh quán Quảng Trị đều phải công nhạn khoai lang Quảng Trị vừa ngon, bổ và ngọt ngào hương vị, ngon hơn các thứ khoai ở các địa phương khác. Củ tròn to như cái chén ăn cơm, da vàng như khoai tây. Trưa nào đói bụng, bà Ánh và con luộc khoai hay nướng khoai vùi tro. Ra ngồi gốc mít, vừa ăn bà vừa canh chừng chỉ sợ rắn khoanh đỏ và rắn mối mà bà sợ nhất.
Nhìn lại củ khoai màu đỏ tím, đầu to, đầu nhỏ nằm trên cái đĩa trắng dưới ánh đèn lu mờ, trông như con chuột chết. Bà rùng mình lăn xe vào phòng ngủ, cố xua đuổi nỗi ám ảnh ma quái trong tâm trí bà. Nỗi cô đơn ở Quảng Trị còn có hy vọng chồng bà sẽ về với bà. Hơn nữa, lúc ấy có Hiếu, hai mẹ con như hình với bóng. Còn nỗi cô đơn hiện nay vô vọng. Ngày lại ngày chẳng biết chờ đợi ai. Chiều chiều mỗi khi quá trống trải tâm hồn, bà Ánh lại lăn xe chờ đàn chim tìm về tổ ấm, san sẻ cho bà âm thanh mà bà mòn mỏi đợi chờ.
Hảo Lâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,035,728
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến