Hôm nay,  

Tình Già

17/03/200900:00:00(Xem: 125432)

Tình Già

Tác giả: Tô Vũ
Bài số 2545-16208622 vb722809

Tác giả là cư dân Honolulu, khu c'ánh trái phía tây, sát bên cạnh Trân châu cảng (Pearl Harbor) trong đảo Oahu của quần đảo Hạ uy di. Sau đây là bài viết về nước Mỹthứ hai của ông. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***
Con cá nó làm ra con mắm,
Vợ chồng già thương lắm mình ơi!!

Ngày mà lão Tư Râu nhận được thẻ Medicare cũng là cái ngày vợ chồng lão sắp sửa bán căn tiệm bách hóa để nghỉ hưu.
Người đưa thơ xóm lão tên Hóa, người nhỏ nhắn vừa là hàng xóm lại cũng là chỗ thân tình với vợ chồng lão. Cứ mỗi lần lão có thư từ gì đặc biệt thì anh ta lại cẩn thận đem vào tận trong tiệm cho lão chớ không để đằng trước cái bàn nhỏ kế cửa như mọi khi, và cũng nán ở lại ít phút hàn huyên rồi mới tất tả đi giao thư cho các căn khác.
Sáng nay cũng vậy, anh ta dừng lại tiệm hơi lâu một chút. Lão còn nhớ anh hăng hái cầm xấp thư giao trong đó có một cái bao thư màu vàng của liên bang. Anh ta vừa trao cho lão vừa cười:
Bác Tư ơi! để cháu đoán xem nghe, sáng nay chắc bác nhận được thẻ Medicare rồi đó!
Lão Tư Râu ngạc nhiên nhìn Hóa!
Tại sao anh biết"
Hóa chúm chím cười vẻ bí mật.
Cháu đưa thư cho nhiều người lớn tuổi nên đoán già đoán non vậy mà!
Lão mời anh Hóa cốc nước trà, anh cầm lên uống đánh ực rồi tiếp:
Thì bữa nọ bác nói bác với ba cháu cùng tuổi, tuần rồi ổng cũng mới nhận được cái bao thư giống hệt như cái của bác! Ông già mở ra thấy cái thẻ Medicare mừng húm!
Lão mỉm cười bóc thư ra thì đúng thật, lão bảo với anh đưa thư:
Anh giỏi thiệt! Tụi tui được cái thẻ này là sắp  hai năm mươi  rồi đó anh ơi!. Lão tủm tỉm xuống giọng:
Chính phủ ưu ái phát cho tui họ cũng có ý bảo tui nghỉ hưu được rồi đó!..Rồi lão tiếp với giọng khôi hài:
Í mà sao họ tài thật há anh". Hai tuần nay tôi vừa lên bảng bán tiệm để nghĩ hưu thì may lại được cái thẻ Medicare! Đỡ khỏi mua bảo hiểm sức khoẻ! Anh biết có ai muốn mua tiệm thì mách mối dùm nghe!
Hóa gật đầu cười, dạ dạ rồi xin phép đi ngay.
Tay cầm cái thẻ Medicare lão thừ người ra mấy phút, mắt ngó mông lung ra trước cửa tiệm. Trời hôm nay sáng trong, vài áng mây lững thững bay trên nền trời xanh thẳm. Ít khi trời ở vùng lão mùa này trong xanh lắm vì ngày nào cũng khói bụi cộng với sương mù (smog) giăng mắc đấy vùng lão ở cho đến xế trưa. Lúc nào trời cũng mờ mờ ảo ảo ít khi được một ngày nắng trong. Lão buông tiếng thở dài! Vợ lão ở buồng trong nghe tiếng thở dài của chồng, bà bước ra thắc mắc:
Ủa, ông được thơ chi mà lại thở dài vậy"
Lão cười đáp:
Thư của ông Clinton!
Vợ lão nguýt một cái rồi tiếp.
 Xí, ông làm chi mà tổng thống phải gửi thư cho ông" Nói chuyện tào lao, đưa đây tui xem với nào"
Lão đưa bao thư đã bóc trong có tấm cạc hai lằn xanh đỏ cho vợ, nói tiếp:
Ổng bảo tui già rồi cầm cái cạc này về nghĩ hưu là vừa! 
Vợ lão rút lấy tấm cạc lật qua lật lại rồi đưa cho lão nói bâng quơ.
Không nói tụi mình cũng sắp nghĩ rồi!, làm cho lắm cũng đóng thuế hết thôi!
Lão lấy lại tấm cạc bỏ vào bóp, nhìn lên nói với vợ:
Chắc rồi nay mai bà cũng có đó! Không phải mình tui có mô"
Vợ chồng nhìn nhau cười, cái cười pha lẫn chút xót xa! Hai vợ chồng nhìn nhau và cùng chung ý nghĩ.  Sao mà thời gian qua nhanh quá! Mới đó mà người nào cũng đã 65!! Thảo nào sáng lão soi gương trên đầu thấy tóc đã bạc thếch, da thì nhăn má thì hóp và hai bên khoé miệng hai lằn đi xuống như hai cái vòng kiềng!
Mới nghỉ hưu nên vợ chồng lão Tư Râu hăm hở lắm. Gần mấy chục năm lăn lộn trong công việc, vui có buồn có song mệt thì nhiều hơn nên gần tới tuổi nghĩ hưu trong lòng ai chả hăm hở". Thôi thì hai vợ chồng lên đủ mọi chương trình: du lịch nè, dọn về ở gần với các con các cháu nè, mỗi ngày khỏi lo thức dậy đúng giờ nè, ngủ ráng một chút cũng chẳng chết thằng Tây nào nè"! Hí hửng hai ông bà rồi đây chán gì thì giờ để dung dăng dung dẻ... cho trẻ nó dzui!
Trả hết mọi nợ nần cầm chắc số tiền còn lại trong tay đã, rồi thì ta khởi sự du lịch mút chỉ cà tha! Nghĩ đến đó lão phì cười.
Nhưng nói vậy chớ không phải vậy! Người miền Nam trước năm 75 có câu nói thật là chí lý. Mới nghĩ mấy tuần mà hai vợ chồng đã thấy nhớ nhớ cái tiệm vô ra hằng chục năm. Mấy tháng rảnh rỗi ờ nhà tỉa cây cắt cỏ chăm mảnh vườn nhỏ sau nhà riết rồi cũng chán. Du lịch thì vài ba lần bay xa hằng chục ngàn dặm, ngồi bó gối trong khoang tàu trên chục tiếng đồng hồ hai cái bàn chân sưng thấy mà ớn ngược. Chưa kể mỗi lần đi du lịch về lại quà cáp lễ mễ hết biếu người nọ đến kẻ kia!. Nhất là những chuyến về thăm quê hương bà con bạn hữu. Ôi thôi, mỗi lần ra đi hăm hở bao nhiêu thì về nhà lại chán nản bấy nhiêu. Lão văng tục, mẹ kiếp, chúng nó làm cứ như qua Mỹ là hái ra tiền trên cây hay nhặt sẵn ngoài đường không bằng! Dự tính đem về năm. Về nhà xem lại số tiền xài đã lên gấp mười! Mấy cái thẻ tín dụng thì cứ quẹt tứ tung lung tàng tha hồ về mà viết bills trả nợ mỏi tay. Riết rồi thấy ngán chẳng còn muốn đi đâu nữa. Ở nhà vô ra riết thấy buồn, lại tiếc cái thời đi làm xưa kia, nhưng già rồi có muốn đi làm cũng khó có người họ mướn!


Mới nghĩ hưu vài ba năm mà người đã bắt đầu bệ rạc, tứ chi đau nhức lung tung công thêm cái tật làm biếng! Lại có cớ đổ thừa cho tuổi già! Giữ cháu đưa đón cháu đi học cũng có ngày. Còn những ngày khác chẳng còn công việc chi cứ đi ra đi vô nhà trên xuống nhà dưới sao mà ngày nó dài lê thê bất tận! Sang năm thứ ba lão bắt đầu thấy bệnh hoạn ở đâu kéo tới dồn dập. Mùa Xuân thì sụt sịt ho hen vì phấn hoa cây cỏ, muà hè thì than nóng, muà thu than lạnh, mùa đông ôi thôi đau nhức liên miên! Lão ngạc nhiên tự nhủ: Ủa sao vậy cà" Mấy năm trước khi còn đi làm đi ăn thì khoẻ như trâu chẳng cảm chẳng cúm, sao bây giờ mới động mốt tí là sốt là ho là nằm cả tuần cả tháng! Lại đổ thừa cho tuổi cao tác lớn! Chỉ tội cho cái thẻ medicare, rút vô rút ra bắt mòn cả bốn cạnh! Ông nhăn bà nhó tối ngày. Đi riết rồi chả còn chỗ để đi nữa. Quanh quẩn bà thì vào mấy cái Mall, ông thì cửa chợ cửa đò, tha riết đồ ăn về chất đầy tủ lạnh!.
Đám con thấy cha mẹ như vậy đứa thì cằn nhằn tại ba má nghĩ hưu sớm quá, đứa thì bảo thôi ba má già rồi qua nhà xem dùm đám cháu nhỏ cho nó vui. Lại có việc làm nhưng thấy sao nó có cái chi không ổn trong đám con cháu. Không phải lão không thương tụi nó, nhưng ở cái tuổi gần thất thập này thì nhiều khi nhìn cháu chơi đùa cũng thấy mệt bở hơi tai đừng nói chạy theo nó, chỉ có mà hụt hơi! Bỏ thì thương vương thì tội. Tội đây là tội cái thân già! Thôi thì vợ chồng lão phải bàn đi tính lại, sắp đặt công việc cho nó ra đâu vào đó, may ra những ngày sắp tới mới phải khỏi ông ngồi xe lăn bà run rẩy đầy, hay ngược lại!
Nghĩ như vậy nhưng lão thấy người Việt mình sao nặng tình cảm gia đình lắm thế! Nội các con, dâu, rể đứa nào cũng đã ngoài năm mươi, đã già hết rồi. Các cháu thì lớn tồng ngồng có đứa đã vào trung học. Vậy mà vợ chồng lão vẫn coi chúng như đám trẻ con, vẫn còn lo lắng từng li từng tí, nhiều khi lo đến nỗi cha mẹ chúng phát buồn vỉ thấy vợ chồng lão xía vô việc gia đình riêng tư của chúng quá nhiều! Chúng không dám nói ra nhưng vợ chồng lão đọc trong ánh mắt và một vài hành động cũng bắt đầu thấy rõ. Dẫu biết vậy nhưng vợ lão sao thấy khó mà dứt áo ra riêng.
Song việc gì phải đến là nó đến, có lo cũng bò trắng răng, lão bảo với vợ là phải thực tế. Ở Mỹ mà, Mỹ nó thực tế lắm và nó làm được thì mình cũng ráng làm được. Đây rồi cái đám con cháu nó cũng có phần có việc của chúng, chẳng nhẽ mình lại băt con cái hầu hạ mình trong lúc mình còn lo lấy thân được hay sao" lão cằn nhằn với vợ như thế.
Lão phân trần mãi, bây giờ chỉ còn lại  ông lo cho bà, bà lo cho ông . Mình phải thực tế! Lại nói vậy nhưng không phải vậy! Cũng khó khăn lắm cả mấy năm vợ chồng lão mới quyết định dứt áo dọn đi. Lần này vợ chồng lão phải cố tìm cho được cái chung cư cho người lớn tuổi để gần gũi với mấy bạn già. Vẫn biết đây rồi vô ra cũng chỉ hai cái bóng, nhưng nhập gia thì tuỳ tục, nhập giang tùy khúc, lão vẫn nói với bà Tư như vậy. Riết rồi nó cũng quen đi. Ở Mỹ không tính được chuyện như ở Việt Nam xưa kia đâu mình à! Lão nhẹ nhàng với vợ khi mặt bà Tư tư lự buồn xo. Nó khác lắm, và Mỹ nó cũng đã thấy trước cái khác đó nên nó đã tính cho mình rồi. Chỉ có mình có can đảm chấp nhận hay không mà thôi!
Từ ngày vợ chồng lão quyết định ra riêng (!), lão lại thấy đời mới mẻ lên hương chút đỉnh. Hai vợ chồng lão sáng ra rủ nhau đi đến phòng tập yoga, đi bộ trên thảm chạy, cho thể xác bớt béo phị béo phì. Được cái bà vợ lão cũng chìu lão nên hai vợ chồng nhiều khi cười hở cả lợi khi ông xướng bà tùy. Chiều về vợ chồng lão nắm tay nhau rảo bước vòng quanh cư xá. Đám trẻ qua lại mỉm cười khen hai cụ: tình tứ ghê"
Tình tứ chi bây, ông đi mà bà không nắm tay nhau té chết đó chúng bay ạ!.
Lại một tràng cười bằng trăm thang thuốc bổ. Chỗ lão ở thấy đẹp hẳn lên vì người vui thì cảnh cũng vui. Một hôm có cái thằng bạn phải gió đến thăm nó chê là ở chi mà chỗ toàn là mấy cụ gần đất xa trời! Tối ngày cứ nghe tiếng xe cứu cấp í e...Thế mà vợ chồng mày chịu được"! Lão Tư giận lắm, song mặt tỉnh khô hỏi lại: "chớ tụi mình bộ còn trẻ lắm hả mậy" Không khéo mầy lạng quạng leo lên bàn thờ trước tụi tau đó a nhe!" Lại cười hỉ hả!
Từ ngày dọn ra cư xá cao niên, tự nhiên lão bớt đau nhức, bà cũng bớt sụt sịt ho hen. Những đêm khó ngủ lão lặng lẽ ngồi dậy nhìn bà miên man trong giầc điệp thấy sao mà thương vợ quá chừng! Tới tuổi này lão được sống lại cái thời kỳ mới cưới. Đi đâu cũng hai mình, ăn ngủ cũng hai mình! Lão hồi tưởng lại quá khứ thấy trên 50 năm chung sống với vợ, nhiều lần lão đã làm cho vợ không vui. Lão hối hận cúi hôn lên trán vợ. Vợ lão ú ớ, lão thoạt nhớ đến câu, gừng càng già càng cay rồi mĩm cười lấy một mình.
Có một lần lão ăn trúng thực sao đó phải kêu xe cấp cứu. Vợ lão ngồi chung trên xe cứu thương nhìn chồng mà nước mắt chảy quanh. Bà sợ lão bỏ bà đi. Mặt bà tái xanh nom thảm não! Lão an ủi vợ, bảo con người sống chết có số!
Mỗi khi lão trở chứng đau lưng hay mỏi gối, phần đông thì  ít lão xít cho nhiều  để cho bà đấm bóp. Bà vừa đấm nhẹ vừa nói. Tôi mà đi trước ông thì lấy ai mà đấm lưng cho ông đây" Những lúc đó lão lại chợt nhớ đến hai câu thơ dân gian mà cô em bà con lão có lần đến thăm tặng hai vợ chồng lão, lão khe khẽ ngâm cho vợ vừa đủ nghe:
Con cá nó làm ra con mắm,
Vợ chồng già thương lắm mình ơi...!
Rồi lão phá lên cười lấy một mình ên! Vợ lão đấm một cái thật mạnh vào lưng lão và đứng dậy. Lão tủm tỉm nói với theo. Làm ơn tắt dùm cái đèn cho tui đi ngủ!...
Tô Vũ (USA)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến