Hôm nay,  

Địch Thủ

13/03/200900:00:00(Xem: 198532)

Địch Thủ

Tác giả: Hoàng Trần
Bài số 2557-16208634- vb631309

Tác giả tên thật là Trần Minh Hoàng, 50 tuổi, qua Mỹ được 15 năm, hiện là nhân viên bưu điện tại Minnesota. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện linh hoạt, hữu ích về bệnh tiểu đường loại hai. Bài mới lần này Hopàng Trần lần này là một truyện vui gia đình.

***
Trưởng thành vào cuối thế kỷ 20, khi mà các lớp đàn anh của tui đã biết yêu cuồng sống vội từ lâu, cái chuyện "make love, no war" của các cô cậu hippi đã là chuyện từ thời tui còn mũi dãi lòng thòng, vậy mà tui vẫn là một thằng nhát gái hiếm có. Nghe được những câu như là "mèo mù vớ cá rán" hoặc là "lù khù có ông Cù độ mạng" tui lấy làm an ủi lắm nhưng sự đời hiếm khi được như vậy. Đối với tui, mèo mù chỉ vớ được con cá khô mà thôi!
Con cá rán mà tui vớ hụt xảy ra năm tui 25 tuổi, khi đã là một anh công chức hẳn hoi. Hôm đó trên đường đi công tác từ Sài Gòn về lại Nha Trang, xe đò thời đó chạy cà rịch cà tang vì bắt khách dọc đường liên tục lại thêm các trạm kiểm soát hàng hóa dọc đường nên xuất phát ở Sài Gòn từ sáng sớm mà đến tối mịt mới tới Phan Rí. Ngồi bên cạnh tui là một con cá rán thơm phức, nàng trạc tuổi tui, trông tướng xinh đẹp và hấp dẫn. Tui chỉ thỉnh thoảng liếc ngang chớ đâu dám bắt chuyện. Mãi sau khi ăn cơm chiều ở Phan Thiết, buồn tình quá tui mới quay sang tán gẫu ít câu. Xe đến Phan Rí thì gió lạnh làm tui co ro. Con cá rán lấy ra cái áo len đưa cho tui. Tui từ chối. Ai lại kỳ vậy, mình mặc áo của người ta còn người ta chịu lạnh coi sao được! Nàng bèn trải cái áo len xuống phủ kín giữa hai cặp giò của hai đứa, xong giấu tay vào đùi mình cho đỡ lạnh. Tui cũng làm theo y như vậy nghĩa là cũng dấu hai tay vào đùi mình chớ không phải đùi nàng. Được một lúc, tui ngủ quên lúc nào không biết. Giật mình tỉnh dậy tui hết hồn khi thấy hai cái tay của mình đang nhét vào giữa đùi cô nàng từ hồi nào. Trời ơi là trời, tui hãi bắt chết. Nhìn lên thì thấy cô ta đang im lặng chăm chăm nhìn mình. Tui mắc cở rút vội tay ra và cũng không dám nói tiếng xin lỗi, quay vội nhìn qua hướng khác. Từ đó cho đến lúc xuống xe, tui sợ không dám nói một câu nào với cổ, lòng cứ mong mau tới bến. Cô ta cũng im re. Và hai đứa tui vừa xuống xe là cắm đầu cắm cổ mỗi người một ngả không dám quay nhìn lui. Từ đó tụi tui không bao giờ gặp lại nhau nữa. Nhưng cô ta có biết đâu tui vẫn mang hình ảnh cô ta trong lòng cho đến nay với câu hỏi "Tại sao nàng không bợp cho tui một cái" Có phải là đã chịu đèn tui"" Nếu tui không rút tay ra lúc đó thì có phải giờ tui đã có con cá rán thay vì con cá khô là bà xã tui bây giờ"
Sau này kể lại câu chuyện đó cho địch thủ tức vợ tui, nàng nói:
- Vậy là anh đã dê từ trong tiềm thức chứ khi không bàn tay lại tìm tới chỗ đó mà nhét.
Rồi nàng còn nguýt tui và phán thêm hai câu thơ:
Bẩm sinh đâu có hiền lành,
Đến khi cưới vợ lòi chành máu dê!
Tui đâu sợ nên thêm vô liền:
Chồng dê thì vợ mới mê
Tối nào cũng cứ rủ rê chung mền.
Còn chuyện tui vớ được con cá khô cũng gian truân chớ đâu phải dễ dàng gì đối với một con mèo mù như tui!
Hôm đó gặp thằng bạn cũ ở xóm biển ngày xưa, tui mừng lắm, kéo đại nó vào một cái quán cà phê nhỏ xíu gần đó để nói chuyện. Quán giờ vắng khách vì không nhằm vào giờ uống cà phê. Cô bán hàng, tui nhận ra là "cô" nhờ cái đâu tóc dài chớ cái tướng ốm nhom ốm nhách, những chỗ đáng lý phải là đường cong thì hầu như thẳng băng. Nói như tụi bạn tôi thì cô ta thuộc loại người chung thủy vì "trước sau như một".
Thăm hỏi nhau một hồi hai thằng ngồi yên, bỗng thằng bạn hỏi một câu chẳng đâu ra đâu:
- Bài toán "vừa gà vừa chó, bó sao cho tròn, có 36 con và 100 cái cẳng. Vậy có mấy gà, mấy chó" giải làm sao mày"
- Con mày mới học mẫu giáo, hỏi chi chuyện đó"
- Thằng cháu tao nhờ.
Tui lên giọng giải cho thằng bạn:
- Nó học lớp sáu thì đặt hệ hai phương trình hai ẩn số. Nó học tiểu học thì làm toán giả sử. Giả sử rằng...
Cô chủ quán ngồi gần đó bỗng lên tiếng:
- Cũng có thể giải cho học trò mẫu giáo hiểu được đó, mấy anh.
Tui không tin là có cách gì hay ho, nói với cổ:
- Thôi cô ơi, để cho cháu nó hát hò "em là búp măng non, lớn lên em thành búp măng già..." cho nó vui, ép con nít làm gì tội nghiệp.
- Thiệt đó, cô giáo cho 36 con vật xếp hàng xong rồi, bảo: "Mỗi con vật co hai chân lại". Cô giáo cho học trò đi đếm coi còn lại bao nhiêu cái chân chưa co. Rồi cô giảng:
"28 cái chân chưa co lại toàn là chân chó vì gà có hai chân đã co lại hết rồi, chó cũng đã co hai chân nên chỉ còn hai chân chưa co, vậy là có 14 con chó".
Tui cảm thấy thích cái đầu minh mẫn trong cái thân thể gầy nhom này nên khi bạn tui phải đi cho kịp chuyến xe tui vẫn ngồi lại cùng nàng đố và giải những câu đố lắt léo. Rồi những ngày sau đó hễ rảnh là cặp giò tui tự động dẫn tui tới cái quán đó. Hết trò đố nhau, tụi tui hẹn nhau đi đấu...bi da, bóng bàn. Hết trò thi đấu, tụi tui rủ nhau đi dạo phố, dạo biển. Ngày nào tui cũng tìm đến nàng, ít nhứt cũng một lần.
Người ta nói rằng "vợ là địch, bồ bịch mới là ta". Vậy mà tui đã chọn một địch thủ của mình để làm bồ bịch rồi cưới luôn làm vợ, cho nên đời tui thấy toàn là địch.
Quen với nàng được hơn năm mà vẫn không dám tỏ tình. Thằng bạn quân sư quạt mo của tui nghe mà hết hồn kêu trời.
Tui nghe lời quân sư quạt mo, rủ nàng đi vào rừng hái nấm. Đường đi khúc khuỷu quanh co, tui thấy nàng đi khập khễnh nên nắm tay nàng để dìu qua những chỗ khó đi và sau đó tui không buông ra nữa. Nàng để yên bàn tay nhỏ nhắn trong tay tui và không nói tiếng nào. Quân sư của tui đã nói đó là bước thứ nhất, địch thủ mà để yên như vậy là chịu đứt đuôi con nòng nọc rồi.


Đến bước thứ hai, tui tìm một chỗ ngồi trong bóng mát dưới một bụi chuối để nghỉ chân. Tui bẻ tàu lá chuối lót trên đất cho nàng ngồi và tui ngồi xuống bên cạnh. Miếng lá chuối nhỏ xíu nên dĩ nhiên hai đứa tui ngồi sát rạt với nhau rồi. Tim tui đập thình thịch, không biết địch thủ có nghe không nữa, nhưng địch thủ vẫn im thin thít. Mấy bữa cái miệng tía lia mà sao nay lại chơi màn im lặng vậy cà. Nhưng theo quân sư dặn thì im lặng cũng có nghĩa là chuyện tốt, cho nên tui làm gan tiến thêm bước nữa choàng tay qua vai nàng. Đôi vai của nàng thật gầy y như đôi vai trong bài hát "Như cánh vạc bay" của Trịnh công Sơn. Tui ôm đôi cánh vạc mà người tui run quá đỗi! Hồi hộp quá! Tui lấy hết can đảm kéo nàng vào lòng và hôn vào đôi môi ngọt mật kia. Mắt nàng nhắm nghiền và nàng cũng choàng tay ôm lại tui. Trời ơi! Hôm nay tui thấy trời đẹp quá xá. Tui thấy ông trời tốt quá đã phù hộ cho tui. Và tui cũng thấy thương... bụi chuối đã chứng kiến nụ hôn đầu đời của mình.
Sau đó tui tiếp tục rủ nàng đi thăm bụi chuối, khung cảnh hoang vắng của rẫy rừng làm nàng thấy sợ, tui bày trò chơi cho nàng giải buồn:
Sợ thì sợ.... vui vẫn vui
Hai người đủ cặp mình chơi.... năm mười.
Mấy cái trò con nít này làm nàng vui thiệt, nàng làm bộ nghiêm chỉnh:
Con quỳ lạy chúa trên trời
Sao cho con trốn được người con yêu.
Bụi chuối đâu có rộng lớn gì cho cam, cho nên chỉ một tí sau là con mèo mù tui cũng bắt được con cá khô. Tui thì thầm:
Đèn Nha Trang ngọn vàng, ngọn đỏ
Trai gái Nha Trang nằm trên cỏ cũng yêu!
Nàng có vẻ lo lắng:
Chuột kêu chít chít trong hang,
Anh mà không khéo, em mang...bụng bầu.
Cái này thì tui đâu có ngán, tướng tá ốm nhom ốm nhách vậy làm sao có con. Chính vì vậy mà tui mới tàn đời trai trẻ phải thúc ông bà già lo gấp cái đám cưới. Đùng một cái tui từ một thằng lớ ngớ đã làm chồng làm cha cái rụp. Bởi vậy mà thỉnh thoảng mới ngồi tiếc cái thời trai tơ, giá mà mình không chủ quan thì còn vui vẻ nhởn nhơ lâu lâu một chút. Ngồi buồn mới than thở:
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Giỡn chơi một chút ai dè có con!
Không ngờ địch ở gần đó nghe được, thách thức:
Có con thì mặc có con
Giỡn thêm tí nữa mới ngon đó chàng!
Trời ơi, mới ngày nào còn nói chuyện toán học, chuyện thơ văn thật là trí thức và lãng mạn, vậy mà thoáng cái đã nham nhở quá chừng.  Tui than trời:
Tình chỉ đẹp khi còn giang dở
Lấy nhau rồi, nham nhở quá đi thôi!
Mà đúng ra lấy nhau rồi đâu phải chỉ có nham nhở không thôi mà còn nhiều chuyện đau điếng đến nhớ đời nữa! Một lần tụi tui đã đấu khẩu dữ dội, không ai chịu nhường ai. Tui tức quá tính đưa tay lên nựng địch thủ một cái nhưng không ngờ...nhanh như chớp, địch thủ chụp tay tui bẻ quặp rồi lên đầu gối dện cho tui một phát đau tới tim can. Vẫn chưa hết đâu, bằng một thế võ gì đó tui không biết mà tui bị quật té cái rầm! Lần này tui quả là khinh địch còn hơn lần trước nữa, chỉ dám than thầm trong bụng:
Buồn buồn đánh vợ mà chơi
Không ngờ vợ đánh, buồn ơi là buồn.
Tui cứ nằm lặng im ra đó không muốn ngồi dậy, mà muốn ngồi dậy cũng ngồi không nổi vì người ngợm bị đau quá xá. Địch thủ xuống tay hơi nặng, thấy tui nằm thẳng cẳng thì hoảng quá nên chạy tới lay tui dậy. Được nước tui giả bộ xỉu luôn làm địch thủ sợ khóc quá chừng. Cho chừa cái tật dám dỡ thói vũ phu, ấy quên vũ thê thô bạo.
Qua vụ đó tui nằm vạ cả tháng, không đụng tới việc nhà, bắt địch thủ hầu hạ đấm bóp mỗi ngày sướng như vua vậy đó. Còn địch thủ cũng hối hận, không bao giờ dám lớn tiếng cãi cọ với tui nữa. Có giận, phản ứng cao lắm là chơi màn chiến tranh lạnh mà thôi.
Chiến tranh lạnh tui cũng... thua luôn bởi vì tuy lớn xác nhưng tui chịu lạnh dở lắm, nhất là từ sau ngày có vợ. Khi chiến tranh lạnh thì mỗi người một góc giường, đâu có ai chịu úm mình. Tui lạnh độ dương, còn địch thủ lạnh độ âm, đã vậy cái mặt còn băng giá hơn cả mùa đông ở Alaska nữa thì làm sao tui chịu nổi! Được vài hôm tui đã lên tiếng than thở:
Buồn buồn giận vợ chút chơi
Không ngờ vợ giận buồn ơi là buồn.
Ấy vậy mà chiêu thức lui một bước hay lắm đó, băng sẽ tan, địch sẽ chịu bồi thường chiến tranh, nằm trong lòng địch thủ tha hồ mà được cưng được chìu. Địch sẽ coi ta bé bỏng như ...con của nàng vậy. Hết lạnh lẽo ta có quyền mở toang cửa sổ ra ngắm trăng, có lạnh một chút cũng có người úm mà, lo gì. Quan trọng nữa là muốn gì được nấy, tha hồ nhỏng nhẻo.
Sau cơn mưa trời lại sáng, sau chiến tranh là hòa bình. Khi hòa bình thì phải trùng tu, kiến thiết... Ta và nàng sẽ cùng sửa đổi một chút cho chăn ấm, nệm êm. Giai đoạn này mới tuyệt cú mèo. Tui thấy nàng dễ thương ra nhiều, hết cái mặt lạnh tanh mà thật nồng nàn tình tứ. Nàng lo săn sóc từ miếng ăn giấc ngủ, từ cọng tóc đến cái móng chân của tui để bù trừ cho những ngày bỏ tui bơ vơ lạnh lẽo phòng không gối chiếc. Thật là kỳ, khi giận nàng thấy cái mặt dễ ghét bao nhiêu thì khi hết giận lại thấy cái mặt dễ thương chi lạ.
Cuối năm, nàng sinh một lần hai thằng cu, vậy là hai đứa đầu tắt mặt tối, không còn thì giờ để... giỡn chơi chút xíu nói gì đến chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng. Chiều chiều tui đi làm về, nghe vợ ru con mà thấy ...thương:
Thu đi để lại lá vàng ,
Anh đi để lại cho nàng thằng cu.
Mùa thu nối tiếp tiếp mùa thu ,
Thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời.
**
Địch thủ của tui quả thiệt cao tay ấn, sau cái thời chiến đấu bằng toán học, bằng thể thao rồi bằng cả võ Bình Định. Chiến tranh lạnh rồi chiến tranh nước. Nay địch lại bày trò chiến tranh bốc phét cho tui vui. Chính vì vậy mà tui thấy đời người trôi qua quá nhanh, thoáng một cái mấy thằng cu nhà tui đã bỏ tụi tui đi tìm những con cá rán, cá khô của chúng để chơi... năm mười. Rồi chúng lại bận bịu với những thằng cu của chúng mà quên mất tụi tui. Nhà cửa bây giờ vắng tanh, buồn bã. Tui không thiết gì chuyện hơn thua nên không gọi nhà tui là địch thủ nữa mà trân trọng gọi nàng là "mình". Nàng cũng gọi tui như vậy, nên bây giờ nàng chăm sóc và lo lắng cho tui còn chu đáo hơn là hồi trẻ sau khi giận nhau. Hôm nay thấy tui ủ rũ như gà mắc toi, nàng đến sờ trán rồi ân cần:
- Không thấy sốt mà sao mình lại ủ rũ vậy"
- Không biết, thấy người xìu xìu ễnh ễnh quá.
- Để em lấy cho mình viên thuốc, uống xong rồi nằm nghỉ một chút là hết xìu xìu ễnh ễnh ngay.
- Thuốc gì mà hay vậy, mình có chắc không"
- Chắc chắn! Viagra mà lị!
Hoàng Trần
viết chung với Thanh Mai

Ý kiến bạn đọc
28/12/202115:20:50
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can ubuy cialis on streets</a>
28/02/202107:44:47
Khách
https://genericviagragog.com sildenafil online
20/02/202113:09:09
Khách
zithromax family <a href=https://zithromaxes.com/>zithromax antibiotics</a> zithromax azithromycin 500 mg
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến