Hôm nay,  

Cali-saigon, Huế Mùa Kinh Tế Đi Xuống

26/02/200900:00:00(Xem: 134728)

Cali-Saigon, HUẾ Mùa Kinh Tế Đi Xuống

Tác giả: Kim N.C.
Bài số 2543-16208620 vb522609

Tác giả đã tham dự và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên. Bài mới của Kim N.C. là chuyện kể của Việt kiều Cali về thăm Việt Nam mùa kinh tế đi xuống.

***
*Sàigòn .. ăn và thở
Trời Cali bắt đầu trở lạnh. Tôi theo chuyến bay đêm trở về Sàigòn. Vầng. Về Việtnam chứ không phải đi Việtnam. Quê hương là nơi nương náu nên luôn luôn là một chốn quay về.
Rời khỏi phi trường Tân sơn nhất, chiếc taxi chở tôi nhập vào giòng xe cộ, mùi xăng dầu nồng nặc giữa ban trưa, bụi đường bay mờ mờ ảo ảo. Mắt bắt đầu cay và mũi thì nghẹt thở. Mọi người chạy Honda trên đường phố đều đeo khẩu trang che bụi. Mốt này nhất cử lưỡng tiện, vừa bảo vệ phổi, vừa khó bị phát hiện cho ai khoái "ăn phở ngoài luồng", có khi anh chồng chở đào nhí  mà chị vợ chạy sát bên mà cũng không tài nào nhận ra nhau.
Buổi trưa của Sàigòn uể oải, con hẻm nhỏ trong khu cư xá Kiến thiết im lìm ngủ trưa, tôi đếm được khá mhiều hàng quà dọc theo con hẻm, hàng cơm tấm. bún bò, cháo huyết, hủ tiếu, bánh cuốn.  với giá cả bình dân nhẹ nhàng.
Việt kiều Cali về Sàigòn vốn sợ đau bụng, nhưng lại khoái ăn quá vặt, Ngồi quán cóc thì có cái thú vị của quán cóc ven đường, có khi là ngon bổ rẻ. Ngồi ở quán sang trọng có cửa kiếng nhìn ông đi qua bà đi lại thì lắm khi dở khóc dở cười vì không ngon không rẻ lại còn bổ . . . ngửa (tiếng huế, tức là té đó) vì giá cả ở trên trời. Những khu vực sang trọng,  khu Tự do, Nguyền huệ, các nhà hàng  đều có đề thực đơn, hình ảnh các món ăn, giá cả để khỏi làm hồi hộp các Việt kiều yếu tim, vì có lúc rủ bạn bè đi ăn một bữa cơm mà bị chặt 300, 400 dollars thì cũng hồi hộp lắm,  đâu phải Việt kiều nào cũng là đại gia hoặc lãnh lương ông Obama.
Saigon có con đường tên Sư Thiện Chiếu mà Mô Phật, cả một đoạn đường dài có cả chục quán kề bên nhau chỉ bán có mỗi món lầu cá kèo. Lũ cá còn sống nhăn răng bị trút vô cái nồi nước đang sôi ào ào có con còn cả gan nhảy ra khỏi nồi nước, tiệm nào tiệm nấy đông đúc ồn ào như chợ vỡ, ắt hẳn sư Thiện Chiếu cũng chảy nước mắt cho đám chúng sinh đang tấn công lũ cá kèo bé nhỏ.
Sàigòn có một tiệm phở rất Hànội từ hương vị cho đến chủ nhân và nhân viên phục vụ, phở thì ngon , rẻ nhưng ăn xong một tô phở tái thì thường tái cả mặt vì tiếng quát tháo của quí vị bưng bê cứ chan chát vào tai thực khách: "bàn số 4, lẹ lên. 5 tô chín gân hành trần giá chín, khách đói vêu mồm rồi..." Tiệm này đà được đổi tên thành phở quát.
Sàigòn cũng có hàng bánh cuốn tráng tay rất Hànội ở gần cô nhi viện Lâm tì ni, có cả cà cuống nhỏ vào nước mắm, có thịt ruốc rắc lên miếng bánh trắng nõn, Sài gòn đi đâu cũng gặp hàng ăn, làm tôi nhớ đến Cali với những buổi sáng vội vã miếng baguel. Sàigòn quả là thần tiên
*Sàigòn... nón
Từ ngày có luật người đi xe gắn máy phải đội nón an toàn  thì mọi người ai ai cũng phải thi hành nghiêm chỉnh, nếu không sẽ bị công an giao thông phạt nặng nề. Dân có tiền thì xài nón xịn của hãng Honda, dân nghèo thì xài đồ Hồngkồng bên hông Chợ lớn, có loại cực kỳ dổm đến độ khi té xuống đất cái nón bề thành nhiều mảnh găm cả vào đầu người đội. Và cái nón bền nhất là cái nón sắt của quân đội VNCH ngày xưa còn sót lại đâu đó trên các chiến trường được những người sưu tầm đem về tân trang bán lại rất đắt.
Sàigòn và dòng xe cộ  trong giờ cao điểm, bạn có thể nhìn thấy những chiếc nón đủ màu đủ kiểu tròn trịa như những qủa dưa hấu di động.
Nón sắt Sàigòn làm xấu đi những mái tóc thề những tà áo dài của cô thiếu nữ, nó cũng làm cản trở những người đang yêu nhau chở nhau bằng xe gắn máy vì không thể nào kề vai nhau được.
Tôi mượn chiếc xe đạp chạy  một vòng qua mấy con đừơng có hàng cây xanh mướt, nhớ những buổi sáng chủ nhật đạp xe với mấy đứa con trên con đường biển của Newport Beach.   Ở Saigòn mà thèm cái khoảng trời thơm mùi biển của cali vô cùng…
*Sàigòn …. uống
Không một nơi nào mà tôi đã từng đi qua đi lại có nhiều quán cà phê, quán bia như Sàigòn.
Cà phê thì uống sáng, trưa, chiều. Bia thì uống trưa, chiều sáng tối. Vui cũng uống buồn cũng uống, giận vợ giận chồng cũng uống.
Những chầu nhậu không hề vắng những tiếng chưỡi thề và luôn luôn phải là... không say không về, mà say thì cũng không về luôn,  mà nểu có về thỉ 100% là vô lộn nhà hàng xóm
Sàigòn có càphê bụi ở đường Hàn Thuyên, có càphê nhạc Flamenco rộn ràng. Saigòn có đủ thứ nhưng chưa thấy quán nào nào mát mẻ như càphê Dĩvãng của Cali, hay chắc có mà mình  không biết
*Sàigòn …dở khóc dở cười


Khi tới phi trường Tân sơn nhất tôi gặp phải rắc rối khi hành lý chạy qua máy kiểm tra quang tuyến. Số là tôi có mua về mấy hộp kẹo rượu làm bằng chocolat mà ai cũng biết ở Cali được bày bán ở Cosco mỗi hộp chứa 50 chai với giá 10 dollars. Khi đi qua máy các nhân viên hải quan nhất định đó là nhiều chai kem dưỡng da đắt tiền, họ khăng khăng bảo tôi nên thành thật khai báo nên tôi cũng thành thật nói họ có thể khui thùng ra kiểm tra nếu đúng là mỹ phẩm tôi sẵn sàng đóng thuế, rốt cuộc  họ phải cho tôi thông qua, họ làm má tôi muốn đứng tim.
Khi trở về Đà nẵng mà tôi mua mấy  kí muối ở chợ Hàn và mấy lọ mắm rò mắm tôm đặc sản đem về Cali làm quà, vậy mà tên bà cụ cũng được gọi trên loa vô phòng hải quan làm việc. Anh chàng  hải quan mặt mày hình sự hỏi;
-Bác có mang hàng gì quôc cấm hay có ai gửi cho bác cái gì  nhờ bác xách không"
-Dạ, không
-Vậy thì Bác mang nhũng thứ gì trong  cái thùng này"
- Dạ, chỉ có mấy  kí muối với mấy hủ mắm , chú không thì cứ mở ra.
Dĩ nhiên cái thùng mắm muối đụơc khui ra, cho đi sau khi nghe phán một câu rất dễ thương:
-Rõ là rách việc, Việt kiều mà lại về Việtnam mua muối…. .
Sàigòn cũng có những cột điện dở khóc dở cười vì những tấm bảng quảng cáo đóng từ trên cao  cho tới xuống đất, rao  bán thuốc giảm cân thuốc làm trắng da mặt ấn tựơng nhất là quảng cáo thuốc Viagra VN hay còn gọi là Minh Mạng toa bằng mấy câu thơ như sau; “em ơi pháo đã tịt ngòi, gia tài còn lại một vòi nước trong... giờ đây  pháo hết tịt ngòi. vợ nhà tấm tắc cái vòi lại sung… hãy dùng thuốc của nhà…
Huế- rất xưa
Chuyến bay 6 giờ sáng đưa tôi về quê hương thời thơ ấu. Rất lạ là Huế tháng giêng trời rất mát, nắng ấm, không hề có một chút giá lạnh như ngày xưa.
Huế có buổi sáng theo phà đi qua hồ Truồi êm ả, mặt hồ phẳng lặng in hình bóng núi. cảnh đẹp như tranh. Huế là một ân sủng của đất trời, nhìn đâu cũng núi đồi sông nước, Trúc Lâm Bạch mã ẩn mình tĩnh lặng trong sương sớm đẹp như một bức tranh thủy mặc bên Tàu khiến người đến hành hương cũng muốn đi tu cho thoát cảnh đời ô trọc nhiều phiền toái.
Huế có buổi trưa vàng nắng trong khu vườn trên làng Kim Long. Ngôi từ đường họ Nguyễn được con cháu trùng tu ngày đêm hương khói. Những cây ăn trái trong vườn đang mùa sai quả, tôi được đứa em bà con hái cho một rổ  măng cụt, lần đầu tiên được ăn một rổ trái cây cao cấp trong vườn nhà thiệt là đã đời. Huế có trung tâm văn hóa thờ vua Trần nhân Tông và công chúa  Huyền Trân tuyệt đẹp nằm trên ngọn núi Ngũ Phong,  có rừng thông nguyên thủy, có chuông hòa bình được đúc từ phường Đúc nổi tiếng của Huế,  người  vẽ kiểu của chuông hòa bình cho khắc dòng  chữ rất có ý nghĩa “Thế giới hòa bình Nhân loại hạnh phúc...”  ngoài ra những cảnh  chùa nổi tiếng của Viêt nam cũng được  chạm khắc tinh xảo. Tiếng chuông được gióng lên ấm áp cả một không gian trên đỉnh đồi lộng gió.  Quả thật khi không có chiến tranh mọi việc đều tốt đẹp.
Huế có quán bánh xèo lai căng dở xuất sắc,  ai đời bánh xèo mà được đổ với thịt xá xíu và chả lụa thì huế ni là huế mất gia phả. Khi về sàigòn kể lại món bánh xèo,  bà bác tôi nói đứa mô giới thiệu mi cái quán nớ thì mi cho hắn ăn bánh tráng đập dập cho hắn  nhớ đời mà đừng chỉ bậy bạ.
Huế có quán “Không gian xưa” vơi mấy o mặc áo dài tím huế rất dễ thương với những món ăn dân dã ngon lành.
Huế có những quán nhậu thịt rừng rôm rả không thua chi những quán nhậu Sàigòn.  Một mẫu chuyện nghe lóm trong quán Hương lúa trên dốc Nam giao:
-Nì,  túi qua mi làm chi mà tau gọi điện hoài không thấy mi trả lời.
-Dạ,  tại lúc nớ vợ em nó đang hành tội em.
-Răng rứa" Có chuyện chi hay mi chọc giận hắn"
- Dạ, tự bữa tê vợ em hắn gọi em cả chục lần mà em không thể, thành ra...
-Ui trời, vợ gọi mà không bắt máy là đủ có tội rồi, huông chi gọi cà chục lần, mà tự răng, mi noái tau nghe cho tường tận hè.
-Dạ, thì như ri, bị khi hắn gọi em thì cái phôn di động được cài ở chế độ rung, ma khi nớ cái phôn lại nằm trong cái quần đang ở chế độ treo, mà em thì đang ở chế độ…lênh đênh  trên sông hương.
-À thì  ra cái phôn của mi đã ở ngoài vòng phủ sóng còn mi  thì đang ở vòng phủ phê, hèn chi…. 
Chuyện này thỉ mấy ông hay rủ nhau đi ăn hột vịt lộn trên đò  là biết rõ…
*Sàigòn,mùa kinh tế đi xuống
Đi đâu cùng nghe thiên hạ than thở là buôn bán ế ẩm nhưng nhìn đâu thì những  quán nhậu quán ăn đông ơi là đông, chợ Bến thành cũng gói hàng không kịp. Nhất là Việt kiều khi trở lại Mỹ người nào cũng mua cả tỉ hàng hoá quà cáp đem đi. Nào mắm nào mưt nào bánh nào kẹo, cầu xin cho ông Obama vực đất nước Hoa kỳ phục hồi nền kinh tế cho dân Việt có công ăn việc làm để có điều kiện vê thăm nhà. Có rứa chợ Bến thành mới có mối bán buôn
Thôi đã tơi giờ giã từ  quê hương xinh đẹp. Sàigòn yêu...
 KIM. N.C.

Ý kiến bạn đọc
10/07/202123:30:38
Khách
chloronique https://chloroquineorigin.com/# hydroxychloroquinone
12/02/202113:37:46
Khách
best erectile dysfunction meds <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil rash</a> best erectile herbs
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến