Hôm nay,  

Valentine: Tháng Hai Thức Dậy

14/02/200900:00:00(Xem: 942231)

Valentine: Tháng Hai Thức Dậy

Tác giả: Phan 
Bài số 2533-16208610 vb721409

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết đặc biệt của Phan dành cho ngày Valentine's 2009

***
Có thể do hoàn cảnh không có cà phê ở nhà để pha hay thói quen không uống cà phê một mình vì thèm không khí quán. Nhưng tựu trung, bất luận nam hay nữ trong nhịp sống thời đại này ai cũng thường tự làm cho mình một ly cà phê sau khi thức dậy.
Có đôi lần được nghe những người có tuổi nói rằng: "Bác không uống cà phê nữa vì lý do sức khoẻ, bác sĩ bảo thôi cà phê thuốc lá nên bác bỏ đã mấy năm." Ồ! Giá bác biết nghe lời bác sĩ từ hồi còn trẻ thì tốt hơn biết mấy! Thời nào quán rượu cũng đầy thanh niên, ngoài công viên chỉ thấy người già tập thể dục. Nghĩ cho cùng, ý nghĩ ấy đến rồi đi, cũng không có gì thay đổi trừ phi hết tiền.
Gặp bác kia cũng bỏ cà phê vì mấy ông bạn già đã rơi rụng dần, bây giờ ra quán ngồi với ai"! Ồ! Quãng đời còn lại của con người là một ngày như mọi ngày thế đó! Không biết khi còn trẻ, bác đối đãi với bạn bè có tốt không mà bây giờ không còn gặp nhau nữa thì bác bỏ cả thói quen một thời. Nhưng biết làm sao với người thích nói về quá khứ, bác có thể ngồi chung bàn cà phê với thằng nhỏ ưa cho biết sản phẩm mới ra của hãng xe Toyota, hãng Sony đang giữ kỷ lục TV mỏng nhất thế giới, chức năng của điện thoại BlackBerry Storm 9530, thời trang của bà tân tổng thống... Chả có chuyện gì để hai người khác thế hệ có thể ngồi chung bàn cà phê vì người nói đánh mất khả năng chọn lọc thông tin và người nghe chưa hình thành thói quen kiên nhẫn với dĩ vãng.
Đến hôm nghe bác kia nói mới giật mình: Bác bỏ cà phê mấy năm rồi! Bà ấy đi theo Chúa thì ai pha cà phê cho uống nữa…Ồ! Chúa sinh ra bác gái, không lẽ chỉ để pha cà phê cho bác trai" Trong nhịp sống đương thời, có ai còn pha cho chồng ly cà phê buổi sáng" Người phụ nữ bây giờ bận rộn vì ít con hơn những thế hệ trước nhưng lắm việc nhức đầu, hay ly cà phê bây giờ rẻ quá nên người đàn ông nào cũng mua được, làm xáo trộn gia đình. Tập quán mới trong xã hội nương nhờ là tự làm lấy, đi đâu cũng thấy chữ "self service". Đàn bà nổi hứng biến thành đàn ông, đàn ông nổi quặu…mang bầu.
Ly cà phê buổi sáng không còn là biểu tượng của hạnh phúc gia đình trên cái bàn ăn: cha coi tin tức trên TV với ly cà phê đầu ngày do chính mẹ pha mới được, mới đúng ý cha, con cái lo ăn sáng nhanh lên cho kịp giờ đi học, mẹ chỉ ăn qua loa gọi là lót dạ đầu ngày sao cho kịp buổi chợ…Những hình mẫu về gia đình chính mình không còn nữa nên người đàn ông bây giờ lầm lũi hơn xưa, đi tìm ly cà phê của cha như tìm ước mơ tuổi nhỏ, thèm cái hà hơi mãn nguyện sau hớp cà phê đầu ngày của cha những buổi sáng chỉ còn là cồ tích.


Tháng hai thức dậy với ly cà phê đầu ngày và căn nhà vắng. Ly cà phê tự pha đã hẳn vì quán xá bên đây không như bên nhà. Một, hai giờ đêm không ngủ được với mộng mơ, ra quán cà phê đầu ngõ nghe những người đi ăn chơi về trò chuyện trong hơi men, vài cánh hồng xơ xác đêm về…nhưng ba giờ sáng là đã có tiếng ho khan của bác hai xích lô bên ly cà phê đen nóng hổi, khói thuốc lào điếu cày quyện sương chưa tan... ánh điện câu thấp thoáng dì Mười, cô Chín gánh hàng đi chợ sớm…rót ly nước trà cám ở quán nghèo đã thấy lớp đàn em thành thiếu nữ trong tiếng xuýt xoa của những tên ranh con như mình dạo nọ…Ly cà phê chứa hết xóm làng đắng chát thơm ngọt... tới giờ chưa tiêu hoá hết.
Tháng hai thức dậy với ly cà phê đầu ngày và căn nhà vắng. Căn nhà tuổi nhỏ của tôi đâu, cha tôi không thích tiếng cái thìa cà phê lách cách trong ly miểng. Quậy ly cà phê như thế không đúng cách. Kiểu cách của ông chưa phổ biến thì đã qua thời. Xóm làng tôi đâu, bác hai rít hơi thuốc lào, hớp hớp cà phê đầu ngày trong kính nể của những người xung quanh dù chuyện phân tích tình hình thế giới của bác sau đó rất mông lung! Những người muôn năm cũ của tôi đâu, thèm nghe tiếng hỏi câu chào.
Hình như tôi mới vừa mất một quê hương trong ly cà phê sáng nay. Ly cà phê không thoáng hiện những gì xưa cũ, không có gì mới hơn hôm qua, không biết có gì trong tương lai vừa thêm một tuổi rớt trên vai đã mỏi. Thời tiết sáng nay cho ra sân ngồi đã là ân sủng. Mùa lạnh nào đi qua cũng để lại xác xơ cây lá, con người... bưng ly cà phê lên nhấm môi ngụm đầu như tuổi tác - quên bỏ chút đường.
Rê chuột cái laptop vô saigonbao.com như lạc vào rừng tin tức mà tức tin nhiều hơn vui với thông tin. Thế mà chịu ngồi uống ly cà phê đắng chứ không vô lấy đường - chẳng có lúc nào trong đời người không hảo ngọt, nhưng ngọt ngào không còn ở vị trí thứ nhất của sự tìm kiếm khi con người đã quen với ngọt-đắng sau tháng năm tự pha cà phê cho mình. Nghe đâu trong xa xưa vọng về lời thơ dĩ vãng... "nếu một ngày trái đất thiếu cà phê/ thành phố Paris sẻ trở thành thành phố chết/ dòng sông Sence ngưng chảy/ và chiến tranh sẽ làm nổ tung nước Mỹ..." Ly cà phê tập tành lớn đến thế sao!
Nhưng ly nào không vơi theo thời gian! Lớp đường dày đặc dưới đáy ly âm thầm. Con người mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời ảm đạm, nhạt nhẽo với tình người hời hợt đến đau lòng.
Đã bao lâu rồi, con người đi tìm kiếm sự ngọt ngào cho đời sống thăng hoa nhưng không tìm được vì những vô tình. Sự ngọt ngào không ở đâu xa hơn tầm với, chỉ cần khuấy lên. Đừng vô tình, chờ đợi trong cuộc sống cà phê tự pha. Đừng mơ ước ly cà phê của cha khi thời đại ấy qua rồi!
Hãy hớp hớp cà phê đắng cuối cùng để ngọt gắt trong cổ họng trên đường đi mua hoa Valentine. Cho dù trên block hôm nay vẫn có những người khốn khổ ở đâu đó...
"hôm nay ngày lễ tình yêu
trời mưa từ sáng tới chiều âm u
đi làm đem thuốc phờ-lu (flu)
chỉ mong kiếm đủ tiền (để) bù mua hoa..."
Cầu chúc cho người biết khuấy lên sự ngọt ngào trong khốn khó dù sao cũng hơn kẻ đi tìm trong hoang tưởng.

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến