Hôm nay,  

Dưới Mái Trường College

11/02/200900:00:00(Xem: 158088)

Dưới Mái Trường College

Tác giả: Lynh Phương
Bài số 2530-16208607 vb421109

Tác giả cho biêát tên thật là Ly Ngô, cưụ học sinh trường Nữ Trung-học BTX, Đalat,  qua Mỹ theo diện HO đã được 17 năm. Hiện là  cư dân thành phố Long Beach, Caifornia. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện của một bà mẹ đi học lại trên đất Mỹ.

***
Sáng nay trời vào thu gió hơi lành lạnh, tôi còn luời biếng cuộn mình trong chăn ấm chợt nghe tiếng gõ cửa phòng nhè nhẹ, giật mình thức giấc khi nhìn thấy ngoài kia những tia nắng ban mai đang chiếu vào khung cửa sổ, chiếc đồng hồ trên bàn phấn chỉ 7 giờ sáng. Đã đền giờ đi học. Con gái chạy đến bên tôi lay nhẹ và gọi lớn:
- Mẹ ơi dậy đi học kẻo trễ.
Tôi uể oải thu don đồ đạc uống ly cà phê cho tỉnh táo, trang điểm sơ xài, khoác vội chiếc áo ấm, và quần jean, chạy thật nhanh ra góc đường để kịp đón xe bus tới trường.
Tôi nhớ mãi trong ký ức, lúc còn bé dại ngày đầu tiên Ba dắt tôi đến lớp học vỡ lòng. Buổi sáng sớm thành phố Đalat đuợc bao phủ trong lớp suơng mù dầy đặc, con bé run rẩy trong tay ba lòng đầy lo sợ cho buổi tựụ truờng, hình ảnh ấy khó phai mờ trong tôi.
Dạọ ấy cũng vào Thu, nhưng thời tiết lạnh vô cùng, tôi được khoác trên người chiếc áo len mớí, và quấn khăn quàng quanh cổ, co ro ngồi lên cái xe đạp cũ kỷ cọc cach của ba tôi. Ông gò lưng đạp lên con dốc cao, có làn hơi ấm tỏa ra như ngươi ta đang nhả khói thuốc. Thật là tội cho ba.
Đời tôi có những chuổi ngày gian nan và nhiều nuớc mắt, tôi như những con ốc bi cơn sóng xô đẩy cuốn trôi, cũng có lúc vùi dập không còn tìm thấy chốn nào là bờ bến.
Rồi đến ngày miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, chồng tôi  vào trại tù biền biệt sáu năm dài, một mình nuôi nấng dạy dỗ các con, và còn phải lo thăm nuôi chồng. Tôi dẫn dắt ba đứa con thơ dại buớc vào trường học. Đêm đêm chong đèn dầu để kèm cho chúng hoc mà nghe lòng buồn đến não ruột, không có anh kề cạnh gánh vác dùm cho tôi những lúc khó khăn.
             Ngày buớc chân qua Mỹ, vốn liếng sinh ngữ của tôi thì chẳng thấm vào đâu, hai thứ ngoại ngữ Pháp, Anh pha trộn của tôi thật là tai hại, học tiếng này rồi lại nhầm lẩn tiếng kia. Cuối cùng tôi nói chẳng ai hiểu. Mang trong lòng hoài bão đựợc cắp sách đến lớp học, nhưng vì không có đủ điều kiện nên đành xếp lại.  Nhớ  những ngày mới qua đây chân ướt chân ráo, vợ chồng tôi bận rộn làm ăn kiếm sống, cố gắng giúp đở và khuyến-khích các con học hành, tiến thân, và hội nhập với xã-hôi bên này. Tôi quan niệm ở đâu thì người ta cũng cần có mảnh bằng, nên khuyên các con phải gắng học hành.
 Sau những năm làm việc ở xứ người, giờ đây cái (job) của tôi là nội trợ. Các con tôi đã lập gia đình nên cũng rảnh rỗi, chỉ một việc là lo cơm nước cho chồng con, và săn sóc nhà cửa.
Bổng một hôm trong bữa cơm tối mấy đứa con bàn luận với tôi:
-Mẹ ạ, ở nhà cũng buồn chán, thôi mẹ đến truờng học thêm Anh văn cho vui.
Tôi ẩm ờ, viện đủ lý lẽ để ngồi nhà cho nó yên thân. Nào là mẹ sợ đến truờng college học thua kém lũ trẻ nó cuời chê, rồi bà ra "Mẹ lớn tuổi không cần phải học thêm sinh-ngũ đâu các con a.ï" Bọn trẻ thấy mẹ bàn ra thì xúm nhau bàn vô, khuyến khích mẹ đi học.
Nhiều đêm tôi nằm suy nghĩ mãi "Có nên đi học không nhỉ"" Thôi thì cứ quyết định đến trường đi, học thêm cũng rất là bổ ich.
Không thể nào quên được hình ảnh ấn-tượng dễ thương của ngày đầu tiên bỡ ngỡ cắp sách đi học. Con gái dẫn mẹ đến trường Long Beach City College sau khi chuẩn bị cho tôi cặp vở, bút mực, tôi như đứa con nít mới bắt đầu đến lớp, ánh mắt thì sợ sệt nhìn đâu cũng thấy xa la. Ngôi trường College rộng mênh mông với nhiều phòng học trông thật choáng ngơp. Không khéo tôi sẽ chẳng tìm ra được lớp học của mình. Sau khi thi lấy cái test đề xếp lớp, kết qủa tôi được nhận vào ngồi cái lớp ESL vỡ lòng, lý do tôi đã trả hết chữ nghĩa cho các giáo sư Anh-văn ở quê nhà. Tôi tự an-ủi: "Không sao, chẳng có gì phải lo lắng cả tôi sẽ cố gắng"
Mùa đầu tiên tôi lấy 6 units. Lớp tôi học là do thày giáo người Mễ phụ-trách.               
Bắt đầu giờ học tôi bị ông kêu lên bảng hỏi tên họ, rồi chất-vấn  "Do you have a routing card"" Tôi ngẩn nguời ra, chẳng biết ông thày đang nói gi" Và vội trả lời " No, I don't". Cả lớp phía dưới ngồi nhìn tôi cười khúc khích. Thì ra là cái thẻ màu vàng ghi tên vào lớp mà tôi chả hiểu. Thật là xấu hổ. Rồi đến câu hỏi kế tiếp: What is your job" Toi ấp úng mãi, rồi lúng túng trả lời: "My job is wife house". Thế là thêm một trận cuời của học trò trong cái ngày khai giảng của tôi.
Dù sao, tôi nhất định sẽ cố hoc. Về nhà, sau giờ cơm nước xong xuôi công việc tôi vào phòng ngồi vào bàn học bài, làm homework, cái gì thắc mắc tôi hỏi các con. Tôi là học sinh gương mẫu, tôi luôn luôn đến đúng giờ, bài làm đầy đủ, những bài làm thầy phát ra tôi đều được điểm cao. Tuần sau các bạn học bắt đầu đến làm quen, nhìn tôi cười thân thiện. Trong lớp tôi có 4 người Việt-Nam nên hoc cũng thấy có nhiều niềm vui. Giờ break time nghỉ 20 phút chúng tôi hay dạo quanh sân trường kể chuyện cho nhau nghe, nhìn những hàng phượng tím nở cả góc trường thật là thơ mộng. Tôi nhớ đến những mùa nghỉ hè hàng năm khi còn ỏ quê nhà được về Nha-Trang rong chơi với bạn bè, tôi thích ngắm những hàng phượng vĩ nở rực đỏ trên càc nẻo đường ven bãi biển, ôi nó đẹp làm sao, Đalat có trăm hoa khoe sắc, nhưng hoa phượng thì không, thật là tiếc quá.
Một mùa học trôi đi quá nhanh. Cuối mùa, tôi hí hửng cầm tờ giấy được chuyển lớp về nhà khoe với chồng con cái thành tích điểm nào cũng khá. Vào mùa Spring, tôi lấy 9 units, lớp mới tôi học có Roberto ngồi cạnh, nó hay vào trễ nên đề nghị với tôi cho nó coppy bài vở, vì nó bận đi làm ca đêm nên không có giờ để làm homework. Thấy tôi bằng lòng giúp, nó mừng và luôn miệng "Thank you".
Roberto  rất có chí. Một hôm vào lễ Giang-Sinh tôi đang tung tăng dạo với các con trong Lakewood Mall,  thấy nó đang cặm-cụi lau sàn gạch và dọn dẹp bàn ghế, nó không có ngần ngại tươi cười đến chào hỏi vồn vã với mẹ con tôi.


 Có đôi khi đến trường sớm tôi lang thang dưới sân trường, thả hồn về quê cũ. Nhớ làm sao những giờ tan học nghịch ngợm với lũ bạn vui reo trong tiếng cười đùa ngây thơ, nhìn những tà aó dài tung tăng bay lượn trong gió, ôi sao đẹp qúa.
Có hôm ngồi trong lớp học, nhìn ra ngoài khung cửa sổ qua hàng thông xanh tươi mát, tôi nhớ nhiều về cuộc đời áo trắng học trò. Nhất là những ngày dưới mái trường Trung-Học. Nhớ laị những buổi tan học, cùng mấy nhỏ bạn rủ nhau đến nhà ông Cai-trường kiếm caí gì để lót bụng rồi sau đó chạy ra sau đồi cù, vội vàng cột túm vạt áo dài, xắn quần lên cao, vứt cặp vở trên bờ cỏ, mò mẫm xuống hồ hái hoa súng tặng cô giáo hường dẩn N.L dể thương của mình, có ngờ đâu bị lún sình  hổng chân nên mấy đứa cùng té nhào xuống hố, áo quần ướt sũng bám đầy sình, đành chạy đến nhà cô để cầu cưú. Thế là phải xin cô giáo nghỉ học lớp buổi chiều. Cô la rày không cho bén mãng đến hồ để hái hoa bắt bươm.
Qua hai mùa tôi đã hoàn tất lớp ESL, ngày cô giáo phát cho cái certificate thật là mừng vui, tôi cười tươi đứng chụp hình bên cô giáo và một đám bạn bè.
Trong lớp, toán của tôi có anh Bằng là người lớn tuổi nhất, anh rất hiền từ, tồt bụng. Dáng người thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn, mái tóc anh lấm tấm điểm sương. Có hôm giờ nghỉ học, anh ra ngồi cạnh tôi nơi ghế đá trong sân trường, và bùi ngùi kể cho tôi nghe về hòan cảnh gia đình anh:
- "Mùa hoc tới tôi sẽ lấy ít lớp, để đi kiếm việc làm partime, và  đưa đón cháu bé Vi, vì vợ tôi bận đi làm xa".
Anh kể cho nghe về cuộc đời anh rất đỗi thương tâm, ngày anh bước chân ra khỏi trại tù, mang trong lòng những hy vong được sống xum họp bên vợï mình thì nàng đã thay lòng đổi dạ, bỏ anh theo người cán bộ Phường.
- Cô biết không tôi đói khổ lê lết trên vỉa hè Saigon kiếm sống qua ngày, cuối cùng tôi may mắn gặp được người đàn bà bán thuốc tây để ý thương và giúp đỡ tôi trong cơn khốn khổ. Sau này chúng tôi lấy nhau, và làm giấy tờ hợp thức hóa đưa nàng qua Mỹ.
Anh qua đây chân ướt chân ráo chẳng biết làm gì để kiếm sống, đến hãng may xin cắt chỉ, ủi đồ, bỏ bao, làm phụ ở chợ. Nghề gì anh cũng làm nhưng chuyên môn thì không đuợc như mọi nguời, vì tuổi đã ngòai sáu mươi. Anh tâm sự tiếp:
 - Tôi phải cồ gắng học thêm ít tiếng Anh. Ngày ở bên nhà tôi đi dạy toán, còn sinh-ngữ, tôi quá tệ cho nên mỗi lần tôi nói tiếng Anh con bé Vi nó thường chê: " Bố ơi, bố đọc tiếng Anh gì mà con chẳng hiểu". Chẳng hạn tôi đọc chữ "how" mà nghe cái accent là "house". Rồi chữ "much" nghe là must.Tôi phải nhờ nó dạy lại cho tuổi già rồi cố đọc, nhưng cái lưỡi mình nó cũng không sửa chữa được.
 Trong lớp Pronounciation, (tập đọc phát-âm) 01 unit cử tưởng là dễ, nhưng có ngờ đâu rất ư là khó. Ông thày Mike vào lớp gọi lên đọc, đứa nào cũng uốn lưỡi, múa miệng bắt mỏi, những âm th, ch, sh, cứ nhầm lẫn mãi, nhưng cuối mùa may sao cũng lấy được điểm C. Trong các môn học, tôi rất thích môn writting, lớp 54 cô giáo Potter còn độc thân và rất dễ thương. Một hôm cô gọi lên bảng đọc cho cả lớp nghe bài viết của tôi, vì tôi đươc điểm cao, đó là bài tựa đề: "A HAPPY DAY"
The day I recived my papers to leave Viet-Nam and come to the United-States was very important. In 1991 my family left Communism, while we found the new life and freedom in the United State. I was a sweet dream. Then I cried because I so happy...
Tôi đã viết dài hơn một trang giấy trắng bằng tất cả sự trung-thực của mình.
Thấm thoát đến truờng đã được một năm, tôi cố học để theo kip mấy em nhỏ, nhưng không sao theo kịp. Các cháu thật la nhanh nhẹn thông minh, học đâu nhớ đấy, còn mình học đến lớp 56 va lớp Reading 65 thì đã đuối rồi.
Mùa Fall tôi lấy thêm lớp typing va computer. Hôm bước vào phòng học, nhìn những dàn máy Computer làm tôi thấy choáng ngợp, những hoc-viên ngồi xử dụng thông thạo lanh tay.Cô-giáo gọi tôi ngồi vào bàn đánh máy thật là hồi hộp và hơi run tay nên gõ như gà mổ, mắt nhìn xuống keyboard đánh từng chữ. Cô bảo:  "Phải tập cho đúng phương pháp, từng ngón đặt đúng mặt chữ theo sách, mắt chỉ nhìn trên màn monitor thôi". Hỡi ôi! Sao mà khó quá. Sau hai tuần hoc thử, anh Bằng bỏ cuộc. Tôi ngồi tập tành mò mẫm một mình trên máy, có lúc muốn bỏ học luôn, vậy mà cũng cố gắng được đến cuối mùa.
Chuyện về mấy đứa bé học trò mới qua Mỹ đến trường ghi tên, ngày đầu ngơ ngác lăng-xăng, tôi đi truớc một bước nên hướng dẫn giúp dùm cho mấy cháu. Trong đó có gia-đinh của bé Hân rất là khó khăn đang ở nhà chung với ông Bác, khi sang đây bị bác gái đối xử rất tệ, con bé lên trường lúc nào cũng buồn thiu, tủi thân khóc mãi. Thấy cùng cảnh ngộ gia đình tôi lúc mới qua, tôi cố an ủi bé Hân. Tôi tìm đến nhà bé Hân, mang những quyển sách học cũ và vật dụng mà chúng tôi chưa dùng đến, goi là chút tấm lòng ..
Mấy đứa hoctrò nhỏ sau một năm vào truờng đã bỏ xa, vượt tôi hàng trăm cây số. Cuộc sống là vậy, luật của đất trời, nguời ta thường bảo "Trẻ khôn ra, già thì lú lẩn."
 Trong vòng hai năm, mấy cô bé tôi gặp ở trường học nay đã bước vào ngưỡng cửa Đại-học, với ánh mắt tự-tin và hãnh diện vì đã vạch cho mình một tương lai tươi đẹp nơi xứ người. Theo đúng những ngành chuyên môn mà các cháu đã chọn. Có đứa thì vào ngành Pharmacist, có cháu theo học Bussines.
Khi qua Mỹ nguời ta học lấy bằng Ph.D, MD, v.v... Còn tôi từ ngày qua đây đã nhận những mảnh bằng mà tôi cất kỹ, đó là tốt nghiệp một năm ở truờng Occuppation Harbor, bằng ESL và những tấm giấy khen thưởng về giải  viết truyện do các nhà báo trao tặng.
Bây giờ, nếu có ai hỏi thời-gian nào ở Mỹ mà tôi hạnh-phúc nhất" Tôi sẽ kể "Tôi thích nhất là những ngày được ôm cặp đi học dưới mai truờng  College". Nơi đây đã cho tôi nhiều niềm vui, hy-vọng và được học hỏi hiểu biết thêm nhiều điều mà tôi chưa hề biết về nước Mỹ.
 Đồng thời cũng xin mượn vài dòng nơi đây để gởi một lời nhắn nhủ đến các cháu khi bắt đầu hội nhập vào xứ sở này: Đừng sợ sệt dù vốn liếng sinh ngữ còn yếu kém. Hãy tự tin, cố-gắng bước những bước thật vững chắc, dù có khó khăn phải vừa học vừa làm. Ở trường College, nơi đây là nền tảng vững vàng để đào tạo hoc sinh trước khi muốn bước lên Đai-học. Hãy chọn một tương lai tốt đẹp cho bản thân, rồi sau đó mới có cơ hội giúp ích cho xã hội để trả ơn đất nước đã mở rông vòng tay cứu giúp mình.
LYNH- PHUONG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến