Hôm nay,  

Người Già Ở Housing

10/02/200900:00:00(Xem: 161001)

Người Già Ở Housing

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Khuê
Bài số 2529-16208606 vb321009

Bà là tác giả bài viết “Buồng Chuối Mễ” đã phổ biến từ năm 2001.  Sinh 1943, bà nguyên là nhà giáo ở Việt Nam, qua Mỹ theo diện HO, ở Cali từ 1992, không đi làm việc ở ngoài vì sức khỏe kém, chỉ ở nhà lo việc nội trợ cho một gia đình 6 người. Từ 2006, dời chỗ ở qua Houston, TX. Sau đây là bài viết mới của bà. Ước mong tác giả tiếp tục viết.

***
Bây giờ, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi dọn về ở Texas, trong một vùng gọi là Allen Parkway Village. Viết bài này, tôi muốn chia xẻ với các bạn cảm tưởng của một người già khi ở housing.
Hơn 13 năm trước, vợ chồng chúng tôi ở Cali. Ở đâu tôi cũng có tình bà con, bạn bè chòm xóm quyến luyến như ở quê hương mình. Tôi cùng có trồng một ít rau, cây lên xanh mướt, dù ở trong một căn apartment. Mỗi khi ăn món Việt Nam với mớ rau "cây nhà lá vườn", tôi lại nhớ quê cha đất tổ.
Một bữa kia, chồng tôi đang làm việc, bị lay-off. Người Mỹ vốn thực dụng. Khi tuổi ông ấy đã 67, nhận thấy họ cần dùng người trẻ hơn mà lại trả lương thấp hơn là họ kiếm cớ cho nghỉ! Trước đó 2 năm, chúng tôi đã xin housing mấy lần mà không được. Nhân lúc một đứa con trai út ở Texas mới cưới vợ, rủ qua ở chung; vì thương con, chúng tôi nhận lời để bỏ Cali mà đi.
Về đến Houston, lòng tôi vẫn còn lưu luyến Cali. Dẫu đổi thay đã là như nguyện ước, người xa người sao cho khỏi bâng khuâng. (Đó là tôi mượn ý câu của nhà văn Anatole France).
Ngày lên máy bay, tôi còn mang theo mấy cây lá cẩm để trồng mà nhớ Cali, để rồi sau này thỉnh thoảng làm món bánh ít hay xôi lá cẩm mà tôi rất thích.
Khi mới qua Texas, gặp mưa, tôi cảm thấy mưa ở đây sao giống mưa Sài Gòn quá! Mưa lớn dữ dội, một lát rồi tạnh khiến tôi liên tưởng đến cái tính bội trực của người miền Nam, nói xối xã một hồi rồi thôi. Nó không dai dẵng như mưa xứ Huế, ngày này qua ngày khác. Có lẽ mưa ảnh hưởng đến sự thâm trầm của người Huế chăng.
Về ở với con được 6 tháng thì chúng tôi làm đơn xin housing. Tôi muốn con cái phải biết tự lập. Ở với chúng, thấy việc gì mình cũng làm, vì thương con mà làm, vừa hại sức khỏe, vừa tạo cho chúng tính ỷ nại! Vả chăng, tôi vốn không khỏe mạnh gì. Hồi chồng tôi ở tù, một nách 4 con, biết bao gian khổ, vất vả nên bệnh hoạn liên miên. Cũng may mà được đi HO qua Mỹ, chứ không tôi đã chết lâu rồi.
Sau 3 tháng, gặp dịp có người đi khỏi, chúng tôi được nhận vô ở tại khu cao niên này. Nhà gồm chỉ 1 phòng ở lầu 3 (chỉ có 1 phòng ngủ, 1 chỗ nấu ăn, không có phòng khách).
Khi mới đến, đi một vòng quanh các building tôi thấy cảnh trí ở đây như là trong công viên. Những hàng cây cao to, bóng mát thật dễ chịu. Giữa các khu nhà, có những ghế đá cho mình ngồi ngắm cảnh. Cứ nhìn phía trước mấy căn nhà có trồng sả, ớt, hành, ngò, hẹ, chuối ... là biết ngay chỗ người Việt Nam ở. Lại gặp đồng hương rồi, kể cũng vui. Nghe nói người Việt ở đây khoảng 100 người, còn lại là những sắc dân khác.
Chim bồ câu rất nhiều; con nào con nấy mập ú, hễ thấy người thì sà xuống từng đàn, rất dạn dĩ, vì thường được cho ăn bánh mì, gạo... Nếu ở Việt Nam, thì chim sẽ sợ người vì sợ bị bắt ăn thịt. Vào những ngày lễ lớn, như lễ Độc Lập, thì ở phía bên kia đường trước khu tôi ở, họ làm những gian hàng hội chợ, có ca hát giúp vui. Tối đến, họ đốt pháo bông, nghe inh tai, mọi cư dân ở đây túa ra xem, vui lắm.
Mới ở được 2 tuần, một bữa giữa khuya, chúng tôi hết hồn vía khi nghe tiếng alarm hú, báo động có lửa. Vậy là từ lầu 3, chúng tôi hối hả chạy bộ xuống (vì cúp điện, thang máy không chạy). Ngó lại, chỉ hai đứa tôi là sợ hãi lo chạy "nạn", còn mấy nhà kia họ cứ điềm nhiên, vì quen với chuyện này rồi. Chỉ năm phút sau, xe chữa lửa chạy tới. Họ xem xét, té ra alarm "mát dây" sao đó, chứ không có lửa!
Chúng tôi ở vài tháng, lại nghe có người ra đi... cõi khác. Rồi lại nghe có một người Việt Nam nào đó, chết trong phòng cả mấy ngày, người ta mới phát hiện, vì sống độc thân, con cháu ở xa. Mình nghe, lòng hơi sợ sợ, nghĩ rằng: Đây là đoạn cuối của đời mình rồi. Thế nào rồi cùng có một ngày... Tôi kể chuyện với một con bạn. Nó khuyên tôi bằng 2 câu: "giữ mình thanh thản lòng trong sạch, mặc kệ tàu đi, đến hay về"!
Nghe lời nó, tôi sống một lối sống mà theo chữ nhà Phật gọi là "quán chiếu trong giờ phút hiện tại", và tôi tập tự quên mình trước kia tôi là ai, nay bao nhiêu tuổi, mạnh hay yếu... Rồi tôi làm quen với những sinh hoạt của chung cư. Tự ngó lại, tôi là loại người trẻ trong những người già, mặc dù tôi vừa đủ tuổi "ăn tiền già". Nhìn họ, Mỹ hay Việt, ai cũng mập hơn tôi cả.
Mỗi tuần, chúng tôi được tập thể dục 5 ngày, 3 ngày tại trung tâm cao niên ở đây, có huấn luyện viên đến dạy, còn 2 ngày kia, có xe bus đến đón, đưa tới trung tâm của hội YMCA, nơi đây có đủ tất cả các máy để tập luyện, có hồ bơi, chổ tắm hơi... Tôi bị chứng suyển nặng, mỗi lần vô đây, tôi thấy thở nhẹ nhàng, khỏe khoắn làm sao! Hội này còn chở cho mình mỗi tháng đi chơi 2 lần (không tốn tiền): đi nông trại, đi biển, đi nhà hàng ... Mỗi lần đi vui lắm, mình cùng hòa với tất cả những sắc dân khác.
Hằng ngày, buổi trưa, họ cũng có tổ chức buổi ăn cho người cao niên. Nếu mình làm biếng nấu, cứ ghi tên buổi ăn (không tốn tiền) đã có sẵn, cũng đủ dinh dưỡng.


Người Việt ở trong khu này nhiều thành phần, trình độ khác nhau nên việc quan hệ đôi khi cũng phức tạp. Có người trình độ Anh ngữ rất giỏi, có người không biết chữ, đừng nói chi tiếng Anh! Một bữa, đang ăn cơm tối có người gọi nhà tôi "nhờ kêu dùm ba-lăng." Tưởng là gì, hỏi lại, té ra người này định gọi, kêu xe ambulance chở đi bệnh viện vì bệnh cần cấp cứu mà không nói tiếng Anh được. Ông xã tôi có tánh rất tử tế với hàng xóm, đôi khi chính điều này lại làm tôi phiền bụng, vì họ thiếu tế nhị. Một bữa nọ, tôi đang gói bánh, nào lá, bột, nào khay mâm, dầu mỡ lung tung thì có một người hàng xóm gọi điện thoại đến, xin đến nhà nhờ giải thích một cái giấy gì đó. Nhiều lần họ đến thình lình kiểu này tôi đã bực rồi, giờ tôi không chịu để ông xã cho họ vào nhà (nhà có phòng khách đâu!). Ông xã tôi thì biểu tôi vô phòng ngủ ngay để nhà ngoài ông tiếp họ. Vô lý! Bất công chưa! Tôi không chịu. Sau cùng nhà tôi phải tiếp họ ngoài hành lang.
Về tuổi tác, nói chung Mỹ cũng như Việt, có người hơn 90 tuổi mà còn mạnh. Còn người tuổi trên 80 khá nhiều. Có người thỉnh thoảng có con cháu đến viếng thăm, đưa đi chơi rồi chở về lại. Có người sống đơn độc một mình. Nhìn họ, tôi thấy có vẻ do cam chịu đã quen nên họ bình thản lạ lùng. Mới đây, tôi có quen thân với một bà bạn, lớn tuổi hơn tôi, xưa kia cũng là nhà giáo. Bà ấy có chồng từng bị "cải tạo", sau đi vượt biên, chết ở đảo. Làm bạn với bà ta, tôi rất vui vì bà có một lối sống rất an lạc, hằng ngày tụng kinh niệm Phật. Bước vào nhà bà, tôi như đến cái am cốc nhỏ của nhà sư, thiết kế những pho tượng Phật lớn và kinh sách rất nhiều. Ấn tượng của bà nơi tôi là nụ cười tươi, nụ cười như của Phật Di Lạc.
Trong tháng 9, những ngày có bão Ike, khu tôi ở cũng bị 3 ngày cúp điện. Lần đầu tiên, sau khi qua Mỹ, ở trong nhà không điện, cửa sổ đóng, trời thì nóng bức, tôi cảm thấy ngộp thở vô cùng, tưởng như mình đang ở trong một cái hộp kín mít, không có không khí. Suốt mấy ngày đó, cứ sợ cháy nhà, đêm về tôi thức suốt chỉ lo cầu nguyện. Đến ngày thứ ba, thấy hơi lặng gió chúng tôi đi ra xung quanh nhà xem tình hình ra sao. Dọc lối đi, lá và những cành cây gãy rớt xuống khá nhiều. Đến một building nọ, nghe kể: Đêm qua vì không có điện, có mấy người Việt Nam bẻ những cành cây kho đốt lửa nấu ăn, sau bị mấy người Mỹ la quá, họ mới dập tắt, nếu không đã có hỏa hoạn! Sau đó, chúng tôi tìm đến nhà bà K.D., một cụ bà 84 tuổi ở một mình, con cháu đều ở xa hết. Hỏi bà về ba ngày vừa qua, bà nói cúp điện, không có gì ăn hết. Ông xã tôi giúp bà để mở một cái bếp gas đang còn nguyên trong thùng, để bà có thể dùng được cái bếp mà nấu nước uống. Bà K.D. tay chống gậy, bước đi trong một căn nhà mà đồ đạc chất cao như núi. Một cây đèn cầy đang cháy để gần một đống giấy. Tôi đề nghị xin mang cây đèn đi chỗ khác, sợ nó bắt lửa. Và trong bóng tối mờ mờ, tôi phát hiện một điều: nhà bà ta quá nhiều gián! Đi một bước là gặp gián. Chúng nó đuổi nhau chạy rần rần. Tôi thắc mắc: Người provider của bà K.D. ở đâu mà không giúp đỡ bà" Nghe nói có người hưởng lương chính phủ làm việc này mà. Hay tại vì làm cho bà vất vả quá, không ai muốn làm" Và bà ta ở trong mớ hỗn độn, mất vệ sinh như thế.
Thăm bà K.D. xong, tôi về nhà, lấy trong tủ lạnh còn lại gì đem nấu hết. May là đồ ăn vẫn còn tươi. Tôi nấu một nồi hủ tiếu mì bằng cái bếp gas đặt ở hành lang. Sau đó, chúng tôi đem qua nhà bà K.D. một tô, bà vui mừng tiếp nhận, lòng mình cũng vui.
Chừng hơn tháng sau, bà K.D. một bữa bị té và bất tỉnh, phải đi cấp cứu trong bệnh viện. Trong hoàn cảnh đơn độc, bà được một bà hàng xóm tốt bụng tên H lên xuống bệnh viện chăm nom, giúp đỡ. Bây giờ, sau khi khỏe hẳn, con của bà ta đã đưa bà về ở chung tại Washington.
Trong khu tôi ở, có một nhân viên người Việt làm trong ban quản trị. Cô này rất đặc biệt ưu ái cho người mình. Cũng nhờ có cô ta mà người Việt xin vào đây ở được dễ dàng. Hiện tại, nguyên dãy lầu ba tôi ở, toàn là người Việt Nam.
Ngoài tình hàng xóm như ở bà H kể trên, tôi còn thấy những con người nặng tình hiếu để như người xưa. Một ông già ngoài 70 tuổi, chu đáo trực một bên mẹ, một cụ bà trên 90 tuổi. Những lúc có alarm báo động hú lên, ông phải cõng mẹ từ tầng ba xuống qua mấy chục bậc thang. Nay vì ở dưới lầu có người dọn đi, nên bà cụ được chuyển xuống tầng một, cũng đỡ. Một bà cụ 84 tuổi chuyên lo cho một bà chị 85 tuổi từng li từng tí. Nữa đêm, có cần gì là bà chị ơi ới kêu bà em, trong khi đó con cái không ở gần.
Ngoài những tình cảm thắm thiết kể trên, tôi còn thấy một khía cạnh về tình yêu ... lãng mạn ở người già. Một ông xấp xỉ 80 tuổi mới cưới cô vợ khoảng 30 tuổi từ Việt Nam qua. Gần hai năm nay ở đây, tôi thấy họ sống rất hạnh phúc. Một ông già kia ghen rất ồn ào khi bà vợ già có vẻ đang thân với ai đó. Có một cặp tình nhân, nay cả hai đều gần 84 tuổi, lúc nào cũng "ra rít", chăm sóc cho nhau, mỗi ngày đưa nhau tập thể dục, đi với nhau thì tay trong tay, miệng cứ "anh anh em em." Một bà kia, tuổi ngoài 70, hồi bão Ike, ông chồng đau bệnh rồi chết, bà ủ rủ. Mới đây, tôi thấy bà mặt mày tươi tắn, rực sáng niềm vui. Tôi ngạc nhiên và để ý tìm hiểu. Té ra bà đang có người yêu mới. Và "ông người yêu" cũng là người mới đến chung cư.
Đó là những điều tôi biết về nơi tôi ở housing. Cứ như lịch trình mỗi ngày trong tuần, tôi sống theo và cảm thấy ngày trôi qua thật mau. Cầu nguyện Ơn Trên cho mọi người được bình an, ngày nào còn sống thì còn yêu thương nhau.
Nguyễn Thị Ngọc Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến