Hôm nay,  

Giấc Mơ Hội Ngộ

06/02/200900:00:00(Xem: 142030)

Giấc Mơ Hội Ngộ

Tác giả: Lưu Ly
Bài số 2525-16208602 vb610510

Tác giả là cư dân Minnesota; nghề nghiệp: Product Engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là tâm sự về giấc mơ gặp lại người xưa, dù đã 20 năm cách biệt nhau một đại dương.

***
Đêm qua nghe một người bạn cũ nói là anh đang tìm hỏi thăm tin tức của tôi.
Tôi bồi hồi cảm xúc... Đã 20 năm không gặp, anh vẫn nhớ tôi sao" Anh và tôi đã cách xa đôi bờ biển Thái Bình. Tôi vẫn nhớ con đường nhỏ và dáng anh lủi thủi dưới bóng trăng... Anh nghĩ gì khi vầng trăng năm cũ vẫn chưa mờ, mà bóng người xưa đã biền biệt cuối chân mây" Tôi thầm mong có ngày gặp lại anh -ở đây- trong không- khí mới. Và anh, anh có mơ ngày ấy"
Ngày đó, tôi sẽ đến phi trường đón anh. Tôi sẽ là tôi của thuở nào, vẫn giản di, đơn sơ  trong mắt anh, nhưng chắc cũng... già hơn xưa lắm!
Tôi sẽ đón anh, không có hoa hồng hay bong bóng, nhưng sẽ bắt tay anh thật chặt, mừng anh đến xứ-sở tự do! Tôi sẽ đón anh trong tình bạn ngày xưa, thuở đôi bạn nhỏ còn chung một mái trường.
Trên chuyến xe về nhà, anh sẽ thấy đường phố Mỹ thật huy - hoàng, với biết bao xa lộ rộng lớn. Anh thấy tôi lái xe không tệ lắm, phải không " Anh có nhớ ngày xưa, anh nói nếu tôi ra khỏi phạm - vi khu phố ở quê mình mà không bị lạc, thì anh sẽ... cõng tôi đi khắp chợ một vòng  ! Anh còn nhớ không " (Tôi biết ý anh nói rằng "tôi quá nhút nhát", rằng " tôi sống trong kiểu "khuê - môn bất xuất"!).  Bây giờ, tôi đã đi xa, thật xa hơn khu chợ nhỏ quê mình (mà vẫn biết đường về nhà đấy nhé!) ; vậy anh có dám cõng tôi đi một vòng như ngày xưa đã nói không" (Nói đùa cho vui với anh thôi!)
Anh có biết rằng thời gian đã thay đổi tôi rất nhiều. Từ bỏ dáng tiểu thơ, tôi bươn chải với đời. Tôi có thể lái xe một mình dong ruổi trên đường xa. Tôi chẳng sợ hãi khi bị lạc đường. Tôi dạn dĩ, tự - tin hơn, không còn là cô bé chỉ biết nép bên cha, bên mẹ như thuở nào.
Anh sẽ ăn bữa cơm đầu tiên ở nhà do tôi nấu. Anh sẽ ngac - nhiên lắm vì anh không ngờ tôi đã biết nấu nướng khá hơn xưa"!
Chúng ta sẽ hàn - huyên trong không - khí ấm cúng của gia - đình, Tôi biết moi người sẽ thức suốt đêm để thăm hỏi, ôn chuyện đời, và để rồi, thức dậy thật trể sáng hôm sau.
Anh sẽ choàng tỉnh trong tiếng chim ríu-rít bên hiên nhà. Ngoài sân, cánh hoa hồng khoe sắc dưới ban mai, bên cạnh nàng Mẫu - Đơn lộng-lẫy.
Anh sẽ thấy những đóa Penses tím nở trong vườn. Đó là loài hoa mà thuở nào anh ép tặng tôi trong trang giấy học trò.
Tôi sẽ lấy mấy ngày phép, để đưa anh đi một vòng thành phố. Mong là anh đến đây vào mùa hè để không phải co-ro vì cái lạnh mùa đông.
Dòng sông Mississippi uốn lượn qua thành phố, với những chiếc cầu đẹp đẽ bắt ngang. Tuy không bát - ngát như đôi bờ sông Hậu của quê mình, nhưng dòng sông này vẫn mang nhiều cảnh sắc hữu - tình với muôn cây xanh lá trong mùa hè và rực - rỡ lá vàng khi thu đến.
Anh sẽ thấy hoa nở khắp nơi. Người dân ở đây yêu hoa lắm. Mùa hè miền Bắc Mỹ này thật ngắn ngủi, nên mọi người quí từng ngày nắng ấm. Ai cũng cố gắng tô điểm cho nhà của mình bằng nhiều loài hoa. Tôi sẽ đưa anh đi thăm "Vườn Hoa Hồng" và Green House trong những công - viên lớn. Ở đó, hoa muôn màu, muôn vẻ, như một vườn thượng - uyển của vua chúa thời xưa.
Chúng ta sẽ lên đồi thông, nghe tiếng lá rì rào, và ngắm ánh nắng vàng rực rỡ lúc chiều tà. Nhìn về phía xa, dưới chân đồi, mặt hồ xanh gợn sóng lăn tăn. Gió mơn man, vỗ về người viễn xứ. Tiếng trẻ con reo cười, rộn ràng trong sân chơi ở công viên. Anh sẽ cảm nhận không khí thanh bình, êm -ả ở đây.
Chúng ta sẽ dừng chân bên thác nước, nghe tiếng suối róc rách hòa với tiếng chim goi bầy. Đây chiếc cầu đá bắc ngang con suối nhỏ. Cành liễu trong nắng chiều vương-vấn trên vai. Anh sẽ có khoảnh- khắc thoát tuc, bỏ sau lưng đám bui hồng trần.
Chúng ta sẽ cùng "ôn cố, tri tân", kể cho nhau nghe những thăng- trầm suốt hai mươi năm cũ.
Ở đây, cuộc sống đã khác xưa. Rời quê - hương, tôi như con cá nhỏ ở sông vươn mình ra biển lớn. Tôi đã có phần nào "tự - do, độc - lập, và bình - đẳng" cho bản thân tôi. Giờ hai mái đầu xanh đã điểm bạc. Chúng ta còn lại gì ngoài tình bạn " Đã bao năm vật đổi, sao dời. ..nhưng kỹ - niệm ngày xưa vẫn sống mãi trong tôi. Dù biết rằng nay đường đời hai lối rẽ, nhưng với tôi tình bạn vẫn như xưa.
Đêm nay trăng lung linh, e - thẹn trước đèn thành phố. Chúng ta hãy cùng dạo quanh hồ mà ngắm bóng trăng lên.
Tôi nhớ trăng năm nào nơi quê cũ lồng - lộng giữa trời cao. Ánh trăng bàng- bạc, soi bóng trên sông. Gió đưa nhe mùi hoa lan thơm ngát. Tôi nhớ mắt anh buồn, mơ màng nhìn khoảng hư- vô...lặng im không nói. Chỉ có tiếng sóng của dòng Hậu Giang vỗ nhe ven bờ. Chỉ có làn gió lùa qua khung cửa mở rộng ở nhà tôi. Anh ngồi đó, vẫn chỗ ngồi ngay cửa hướng ra mặt trường- giang_ luôn luôn_ mỗi lần anh đến.


Tình yêu hoc trò ngày xưa sao thanh khiết quá. Chẳng có nụ hôn, chẳng lời mật ngot, chẳng có một ngày đi chơi dung dăng, dung dẻ bên nhau... Chỉ có ánh mắt anh nhìn len lén, chỉ dám đến nhà để trao sách vở cho tôi rồi anh lại quay về.
 Trăng vẫn là trăng của thuở nào,
Vẫn đùa sông Hậu sóng lao- xao "
Vẫn tương - tư bóng người con gái,
Vẫn nhắc thầm xưa chuyện đổi trao "
Giờ nhà đã thay người, đổi chủ. Anh có khi nào dừng chân ghé lại   dù chỉ là khoảnh khắc  để tìm chút dư - hương ngày xưa"
Bây giờ, ít nhiều chúng ta cũng được thở không khí tự - do hơn. Chúng ta có thể lang- thang suốt ngày trong những khu giải trí muôn màu, muôn vẻ ở đây, hay trong những khu buôn - bán sầm-uất.
Xa khỏi trung- tâm thành phố là đồng lúa mì bát - ngát, hay ruộng bắp xa tít chân trời. Anh cũng sẽ thấy nhiều khu công - nghiệp to lớn của Mỹ, nơi mang lại nhiều công ăn, việc làm cho dân chúng.
Anh sẽ đi qua nhiều trường học, một biểu - hiện của thế hệ tương - lai. Ngồi trên ghế trường đại - học không phải là một ước mơ xa vời cho những đứa trẻ mà cha mẹ có mức thu nhập thấp ở đây.
Nhớ ngày xưa, chúng ta đã trãi qua những năm tháng vui đầu bên trang sách ở VN . Và sau đó, người dân miền Nam VN bắt đầu sống trong cái goi là "chế độ mới". Gia đình tôi khổ sở trong chế - độ "học tài, thi lý -lịch" đó. Thật đau lòng, và mỉa mai thay cho sự đổi đời. Cảm ơn Thượng Đế đã cho tôi và thế-hệ con cái của tôi thoát được cơn ác   mộng đó.
Khi đến đây, với quyết tâm làm lại cuộc đời, tôi đã vừa học, vừa làm, quần quật nhiều năm để vươn lên được một chút. Tôi vẫn chưa hài lòng lắm với kết quả hiện tại, nhưng dù sao tôi đã cố gắng bằng hết sức của mình rồi...
Ở đây, tuy việc học là vô- tận, không ai phân biệt đầu bạc với đầu xanh, tuy lòng tôi còn nhiều cao - vong, nhưng  hoàn - cảnh, sức - khoẻ đã không cho phép tôi thực- hiện mơ - ước ngày xưa. Sóng trường - giang, sóng sau dồn sóng trước. Tôi đành đem cao  vọng của mình gửi gắm vào đứa con thơ.
Thời gian không dừng lại, thấm thoát đã tới mùa thu. Tôi sẽ cùng anh đi qua các ngả đường để nhìn thành  phố huy hoàng trong màu lá đỏ, vàng. Gió thổi, mây bay, lá rơi lả tả trong công viên.  Lá rụng đầy bên bờ suối... Rải rác đó đây, hoa cúc - trong những bộ cánh rực rỡ đang khoe sắc như biểu tượng của nàng thu kiều diễm.  
Buổi sáng sớm, thành phố chìm trong sương mù. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Ánh nắng le lói buổi bình minh không đủ xuyên thấu màn sương dầy đặc ấy. Không khí thật lắng đọng, trong lành. Hoa cỏ phủ đầy sương... Tôi nâng nhẹ nụ hoa vàng e   ấp...
Rồi thu tàn, đông đến. Tuyết phủ trắng đồi thông. Mặt hồ xanh trở thành băng giá. Anh có chạnh lòng về cố quốc trong buổi chiều đông" Dù bão tuyết, dù gió buốt, nhưng người dân ở đây đã quen với không khí này. Xe vẫn ngược xuôi mỗi ngày trên khắp ngã đường. Mọi người vẫn tiếp tuc công - việc hàng ngày của mình. Đàn chim trời đã bay về phương nam nắng ấm từ lâu. Chỉ còn tôi _ con chim xanh giờ đã xổ lồng _ vẫn ở lại đây, thi gan cùng năm tháng.
Bầu trời giờ đây sẽ mang màu xám thường xuyên. Nắng yếu ớt, không đủ ấm lòng người xa xứ. Anh sẽ thấy khát khao một tia nắng ấm trong mùa đông. Anh sẽ thấy nơi đây quá nhiều khác biệt so với một quê - hương VN luôn ngập tràn ánh nắng.
Anh sẽ tự hỏi tại sao có nhiều người muốn đến đây và ở lại nơi này   một nơi lạnh giá tưởng chừng không bao giờ dứt"
"Tự - do"! Đó là vì "tự - do". Vì tự- do, biết bao người đã gạt lệ ra đi, rời xa quê cha, đất tổ. Vì tự - do, nhiều người trẻ trong số di dân đã tham - gia quân - đội để góp phần gìn - giữ đất nước này   một quê - hương thứ hai của mình. Tôi ghi ơn những người lính từ các sắc- tộc đã đem xương máu gìn giữ tự - do, để chúng ta được sống yên lành trên mảnh đất này.
Anh có biết nhiều người VN đến đây với hai bàn tay trắng, đã làm việc vất - vả để đem về cuộc sống sung - túc cho gia-đình, và để được thở không khí tự - do"
Mai này anh trở lai quê nhà, kết - thúc chuyến đi mang đầy ý - nghĩa. Anh sẽ mang theo hình ảnh người bạn ngày xưa. Anh sẽ mang về quê hương một cái nhìn mới về cuộc đời, về lối sống ở đây. Anh sẽ thấy "tự do" thật có ý nghĩa trong đời sống của mọi người.
"Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông" vì nước sông luôn chảy. Nhưng anh có thể trở lai đây để ngắm thành phố huy-hoàng trong ánh chiều tà. Mong rằng chuyến đi sẽ mang lại cho anh những niềm vui, niềm an - ủi dù không gian và thời gian đã làm chúng ta cách xa nhau.
Tôi biết đây chỉ là một giấc mơ rất... xa vời. Tôi chỉ hy vong quê hương bước vào giai đoạn mới, mang lai tự do, bình đẳng cho moi người, và mang lại cho anh cơ hội đến đây dù chỉ để tìm thăm bạn cũ. Mong lắm thay!
                              Lưu Ly

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,219,783
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.