Hôm nay,  

Quê Hương Thương Nhớ

04/02/200900:00:00(Xem: 184464)

Quê hương thương nhớ                                                                          

Tác giả: Hy Vũ
Bài số 2523-16208600 vb420409

Tác giả đến Mỹ theo diện H.O. đã 15 năm, hiện là cư dân Orlando - Florida, công việc: pharmacist trong hệ thống CVS/Pharmacy. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
***

Ngày đầu tiên gia đình tôi đặt chân lên đất Mỹ định cư theo diện H.O. mỗi người được nhận trợ cấp sáu tháng của Chính Phủ Hoa Kỳ.
Chúng tôi gồm hai vợ chồng, hai đứa con nhỏ, tiền trợ cấp hằng tháng chẳng bao nhiêu. Tôi không thân nhân bạn bè nên được một gia đình người Mỹ bảo trợ giúp đở tận tình trong những ngày đầu chân ướt chân ráo trên xứ người với muôn vàn khó khăn và đầy ngỡ ngàng xa lạ.  
Sau khi nghỉ ngơi vài hôm lấy lại sức để chuẩn bị tinh thần nhập cuộc vào đời sống xứ người, chúng tôi nhờ người bảo trợ tìm ngay công việc làm. Tiếng Anh của tôi và Ngọc, bà xã của tôi, biết được ít nhiều nhờ học được những năm ở nhà trường và trước khi xuất ngoại định cư. Ngặt một nỗi cái accent đặc sệt Việt Nam không mấy thích hợp khi tiếp xúc với dân bản xứ, nên có lắm phiền toái xảy ra, Mỹ nói Mỹ nghe, mình nói mình nghe khiến đôi lúc cười ra nước mắt cho đời sống tỵ nạn.
Ông bà người Mỹ bảo trợ đã tìm kiếm được hai công việc làm cho vợ chồng tôi. Hai jobs assemble electronics tại công ty Transpo Electronics Inc. mà lương khởi sự chỉ được 5.50/giờ vào lúc ấy cũng ngon lành đối với những người mới đến như chúng tôi. Bản tính cần cù chịu khó, ưa tiết kiệm của người Việt Nam, chúng tôi hăng say làm việc với rất nhiều  over time. Phương tiện đi lại chúng tôi sử dụng xe bus. Tôi đã bỏ công tìm hiểu nhiều tuyến xe bus trong thành phố. Điều may là tôi và Ngọc cùng đi cùng về, cùng chỗ làm, cùng giờ giấc thật thuận tiện.  
Tính ra từ ngày nhập cư đến khi có việc làm chỉ vỏn vẹn trong khoảng mười ngày, đồng thời cũng đã ổn định được một phần nhỏ trong cuộc sống. Chỉ vì tôi không muốn ngồi không hưởng trọn những tháng trợ cấp để cảm thấy khó chịu làm sao ấy! Vậy mà vừa được đi làm là tiền trợ cấp bị cúp ngay, tài thật! Tôi chẳng xót xa tiếc rẻ khoản tiền không do công sức mình làm ra.  
Hai vợ chồng vừa lảnh cái check của tuần lễ đầu tiên làm việc tại công ty, ông bà người Mỹ đã tìm giúp cho gia đình thuê một apartment, đồng thời giúp chúng tôi một số vật dụng nhà bếp, bàn ghế, tủ giường cũ của họ thải ra. Hai ông bà còn dẫn chúng tôi đến cơ quan USCC xin thêm một số vật dụng khác và vô số quần áo cũ. Chúng tôi có được salon, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và những loại khác, mặc dù những thứ đã xài qua, vẫn còn tốt, lại không mất tiền mua. Tuy là đồ cho của biếu, những thứ thừa thãi của người bản xứ vứt bỏ, nhưng so ra lúc ấy thật cần thiết và hiếm quí đâu dễ gì ai có được mà chắc gì cả đời mình ở Việt Nam có đầy đủ trong một thời gian kỷ lục.
Hai đứa con tiếp tục đến trường. Thời gian đầu chúng nó vô cùng khó khăn hội nhập vào trường lớp mới thật bỡ ngỡ vì ngôn ngữ và sắc thái dân tộc bất đồng. Thằng lớn học lớp bảy. Con gái út học dưới anh nó một lớp cùng trường. Chúng đi học có xe bus vàng nhà trường đưa đón, vợ chồng tôi bớt phần lo.  Vỏn vẹn vừa một tháng trời từ quê hương Việt Nam đi lánh nạn Cộng sản bỏ lại nhà cửa tài sản sau lưng đến xứ người xa xôi vạn dặm, trên tay mỗi người khi bước xuống máy bay chỉ có một xách tay nhỏ đựng ít quần áo và vật dụng cá nhân, giờ thì đồ đạc lỉnh kỉnh đầy nhà, lại được công ăn việc làm, nhà ở, xe bus đi lại thoải mái, con cái cắp sách đến trường không đóng góp một xu...tôi nghĩ mình may mắn hơn vô số người khác ở quê nhà.  
Hơn tháng sau, tôi cố gắng thi đậu bằng lái xe. Thêm một lần nữa ông bà người Mỹ bảo trợ giúp cho mượn vài ngàn đồng để mua được một chiếc xe cũ làm phương tiện đi lại cho gia đình. Ngoài công việc hằng ngày tại Transpo Electronics, tôi và Ngọc còn xin làm part time cho một nhà hàng lớn để có thêm tiền. Ban đêm hai vợ chồng siêng năng tham dự lớp học Anh văn tại Winter Park Tech trên đường Webster Ave. để trau dồi thêm sinh ngữ.
Sau ba năm lăn lóc cực lực trong cuộc sống để cố vượt trội lên, vợ chồng tôi mua được ngôi nhà trả góp họ vừa xây xong trong khu Woodland Lakes thật khang trang rộng rãi đẹp mắt có đất rộng phía sau nhà trồng cây ăn trái và các loại rau quả quanh năm. Bây giờ chúng tôi mỗi người đều có một chiếc xe mới cũng mua trả góp. Cùng lúc vật dụng trong nhà được thay thế dần dần những cái mới, còn cái cũ đem cho Hội từ thiện để giúp người mới đến chưa có như chúng tôi trước đây.  
Sau thời gian học tiếng Anh thành thạo, vợ chồng tôi bàn tính học lấy một nghề. Tôi được sinh ra lớn lên, đi học rồi đi lính đánh giặc cho đến ngày mất nước, tiếp là ở tù điên đảo với bọn Việt cộng đâu có thì giờ để có một nghề cho ra hồn. Còn Ngọc là cô giáo nhà nghề của thời vàng son trước năm 75. Khi miền Nam bị giặc phương Bắc cưỡng chiếm, nàng đã bị họ không cho tiếp tục đứng trên bục giảng, đành ở nhà buôn chợ trên, bán chợ dưới kiêm nghề làm ruộng cho hợp tác xã nông nghiệp gọi là ra sức lao động tốt để chồng ở tù sớm được về với gia đình. Hai con người đã hơn nửa đời làm kiếp nhân sinh vẫn chưa có một nghề nghiệp nào ra trò. Bây giờ trên xứ người, tuổi đã lớn, vợ chồng lại bàn tính nhau chuyện học nghề thế mới ngoắc ngoéo buồn cười!
Ngọc thường nhắc đi nhắc lại suy nghĩ :  
- Đến xứ sở văn minh mà không học lấy một nghề cũng uổng phí. Biết nghề nghiệp để nuôi bản thân, mai kia có về quê đem hiểu biết giúp phần nhỏ nào đó cho bà con cũng không phải là chuyện hoài công lãng phí.  
Suy nghĩ của Ngọc cũng phù hợp với tham vọng của tôi. Tuy nhiên trước gánh nặng gia đình đè trên đôi vai hai người, cái ăn cái mặc, nợ nhà nợ xe... trăm thứ chuyện xảy ra trong cuộc sống khiến tôi cảm thấy không mấy hứng thú:  
- Lớn tuổi rồi học sao cho vô hả em" Còn bao nhiêu khó khăn trước mắt, e rằng không đủ sức và thì giờ lo cho hai đứa con.  
Ngọc hậm hực:  
- Chưa bắt tay vào việc anh đã chùn bước.Từng ngày, từng giờ, từng công việc theo thời khóa biểu sắp xếp. Anh cứ nghe lời em đi.  
Nói thì nói, bản lĩnh người đàn ông đâu cho phép tôi chịu thua nhà. Chúng tôi để thì giờ tìm hiểu và chọn  ngành nghề. Chúng tôi xin chuyển đổi ca làm việc từ dayshift sang nightshift, vừa được tăng thêm tiền giờ. Buổi sáng  mỗi ngày từ sáng đến 2 giờ chiều dành cho học nghề, còn lại là đi làm và lo gia đình cho đến nửa đêm..  
Tôi quyết định ghi danh học cái nghề Pharmacist thật muôn vàn khó khăn, vì cả đời chỉ biết đánh nhau tơi bời với việt cộng trên bốn vùng chiến thuật ngất ngư con tàu. Lắm lúc tôi như muốn bỏ cuộc, cũng nhờ bà xã hằng ngày khuyến khích. Còn Ngọc thì chọn theo Patient Care Technician. Nàng bảo nàng muốn chăm sóc và an ủi bệnh nhân với tất cả tình yêu thương đồng loại để họ mau bình phục. Mai kia mốt nọ có về Việt Nam, Ngọc xin làm tại bệnh viện đem hiểu biết của mình giúp người bệnh chóng lành vượt qua khổ đau bệnh tật.  
Những suy tính và ước vọng lớn dần trong đời sống xứ người với niềm ấp ủ giấc mơ hồi hương một ngày nào đó không còn cộng sản ở quê nhà như một thôi thúc tạo động lực bước những bước vững vàng đi tới để phấn đãu vượt qua.
Không có nơi nào trên trái đất này đẹp bằng quê hương muôn thuở của mình. Tâm trạng của người dân tỵ nạn như chúng tôi luôn khắc khoải và hoài vọng nhớ về quê hương cho dù cuộc sống hiện tại có đầy đủ và phồn vinh mọi mặt. Ngày nào đó khoác vào người mảnh giấy chứng nhận quốc tịch Mỹ nhưng bản chất con người Việt Nam của người dân đi tỵ nạn cộng sản trên xứ người không bao giờ phai mờ trong tâm trí.
Sau mười lăm năm phấn đãu làm lại cuộc đời trên đất nước Hoa Kỳ, gia đình tôi đã có một cuộc sống đầy đủ, tự do và an toàn. Ngọc đang là chuyên viên điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Nàng hăng say công việc, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ thuật nghề nghiệp. Thằng con trai lớn đã là kỹ sư tin học đang làm việc cho một đại công ty. Đứa con gái út vừa tốt nghiệp bác sĩ đang còn thực tập tại bệnh viện. Chúng nó đã yên bề gia thất, có nhà cửa riêng bề thế chẳng thua gì ai. Phần tôi đang phục vụ trong hệ thống CVS/Pharmacy tại một drug store lớn trong thành phố.
Chúng tôi làm việc để xây dựng hạnh phúc gia đình và tích lũy kinh nghiệm trong công việc mỗi ngày mỗi ăn sâu vào gốc rễ cuộc sống ổn định trên xứ người. Đời sống thoải mái ở Mỹ trong không khí tự do dân chủ của một xã hội có kỷ cương nề nếp, nhân phẩm, xem trọng quyền lợi cá nhân là điều ai cũng mong muốn.
Miệt mài trong cuộc sống đổi đời nơi xứ người, gia đình tôi chưa một lần trở lại quê hương. Về thăm cảnh cũ người xưa, thôn làng phố chợ, mồ mả ông bà, ai còn ai mất, những sự đổi dời, những gì tồn tại, những cái đã mất hẳn. Lần lửa vì miếng cơm manh áo, vì suy nghĩ trong ngày trở về, nay hẹn mai chờ. Cuối cùng tôi và Ngọc, hai vợ chồng quyết một lần về thăm.
*

Cảm giác đầu tiên có được khi phi cơ từ từ hạ cánh đáp xuống phi trường. Quê hương thương nhớ thực sự hiện ra trước mắt đầy bồi hồi cảm xúc đến rơi nước mắt tự bao giờ như đứa con đi hoang lâu ngày được trở về bên mẹ.
Bước xuống phi trường thân quen ngày đó, giờ thật xa lạ. Tôi lại nhớ gần đây nhà nước Việt cộng phát động chiến dịch hô hào kêu gọi Việt kiều về thăm quê hương. Họ mở rộng hai tay hoan hô đồng bào hải ngoại mang tiền và đem tài năng về đầu tư phát triễn Đất nước trong những điều kiện ưu đãi đặc biệt. Việt kiều các nơi về đến phi trường giờ được đi một lối đi dành riêng, được hưởng những thủ tục nhập cảnh nhanh chóng. Nhà nước cho cán bộ công nhân viên giúp đỡ mọi người, hỗ trợ mang, xách, nhận, chuyển hành lý để bà con nhanh chóng gặp thân nhân, bạn bè lâu ngày xa cách.  
Nhưng tôi đã nhận thấy rằng những giúp đở, hỗ trợ kia đâu phải cho không, biếu không, chưa kể đến công an cửa khẩu thích được "ngọt ngào" đồng đô la của người Việt hải ngoại như đã có tự bao giờ. Cũng là vì Việt kiều và những công nhân viên, viên chức phục vụ tại phi cảng đều nói tiếng Việt, cho dù có nhỏ to, có hoạnh họe để "hành hạ, ăn hiếp đồng đô la" chăng nữa cũng chẳng bị ai để ý, chẳng sợ người ngoại quốc dòm ngó gây khó chịu.
Cũng buồn cười trong khung cảnh ấy tôi lại cũng đã nhìn thấy và nghe được có một số ít người cũng hả dạ cái kế hoạch hay ho của nhà nướcViệt cộng vì xem ra nó nhanh hơn, ít phiền hà, không phải chờ đợi xếp hàng rồng rắn loanh hoanh cũng chỉ vì mình cùng giống mủi tẹt da vàng đầu đen máu đỏ thôi thì cũng chấp nhận cái hệ lụy kia.   


Đất nước gọi là thời bình, Bắc và Nam vẫn có kỳ thị. Người miền Bắc xâm lăng   người miền Nam trong nhiều lãnh vực, nên nhìn hoạt cảnh phi trường đang cùng chung số phận. Nhìn đâu cũng thấy người miền Bắc nắm giữ các vị trí then chốt và chiếm đa số toàn bộ công việc.  Giữa buổi trưa hè nắng gay gắt đổ lửa, cây cối đứng im phăng phắc, bụi đường khói xe mù mịt phũ kín, từng dòng xe cộ, người đi bộ khắp các ngã đường chen lấn giành nhau từng tấc đất, bất kể tai nạn, bất kể đèn xanh đèn đỏ, bất kể đường một chiều, bất kể chửi rủa la lối, bất kể kèn xe đủ loại thét gầm inh ỏi nhức nhối liên tù tì đinh  tai nhức óc, người vẫn chen, xe vẫn lách phũ kín mặt đường chen chân không lọt chỉ như muốn húc, ủi, đè lên nhau rồi lại than rằng cuộc đời sao vắn số thế!  
Ngọc bực mình, giục :
- Mình về phòng đi anh, mệt quá rồi! Mồ hôi đổ như tắm, em ướt hết cả áo trong áo ngoài. Em đã phải lau hết một số napkin mà không xuể. Napkin Việt Nam sao bủn hơn giấy đi cầu, lau qua một lần là nát ra hết dính đầy trên da 
Tôi dẫn nhà tôi tìm cách băng qua đường, vậy mà không thể nào băng qua được. Đành thua! Tìm mọi cách gọi taxi về phòng ngủ gần đó cũng thật khó khăn, đành cứ đứng lóng ngóng nhìn trong nỗi thất vọng.  
Lề đường chật, người xuôi ngược dày đặc, thế mà hàng quán bán thức ăn, nước uống trải dài ăm ắp. Nấu nướng, chiên xào bốc khói rừng rực. Khách hàng ăn uống đủ loại sang hèn, quần là áo lượt, áo vá quần thô, kẻ đứng lóng ngóng, người ngồi chồm hổm, kẻ ngồi bệch dưới lề, vừa ăn, vừa uống, vừa hút thuốc phun khói mịt mù, nói chuyện râm ran bất tận trông đã con mắt làm sao! Xen kẽ chòm nhóm ăn uống là những khúm buôn bán nhỏ. Họ bày hàng hóa trên những tấm bạt nhỏ, trên những chiếc bàn thấp, nào quần áo, vật dụng, đồ chơi trẻ em, sách báo, phim ảnh, băng nhạc, vé số, hình ảnh sex, thuốc lá...vô số và vô số mọi thứ. Đa số hàng Trung quốc, Thái lan...giá cả trên trời dưới đất, nghe đến... điếc con ráy. 
Ngọc chỉ tay về hướng chiếc bàn nhỏ có đặt lồng kính :
- Anh xem kìa! Mấy rổ thịt trong lồng kính đang có mấy con lằn xanh đáp lên đáp xuống, mấy con bồ hóng vo ve lượn qua lượn lại, ghê quá đi anh! Còn tô chén ruồi bu lập lờ đen kịt, sao họ ăn uống trông ngon lành không tưởng! 
- Có lẽ họ quen rồi, mà cũng chẳng chết chóc gì  đâu. Chuyện ăn xong, có ói mữa, ngộ độc, đi súc ruột là hết, chẳng sao cả. Dân mình gan và lì lắm.  
Tôi hiểu rằng vấn đề thực phẩm mất vệ sinh, đậm đặc hóa chất là chuyện thường tình hôm nay ở cái xã hội chủ nghĩa nhà nước Việt cộng. Ăn vào bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy là hiện tượng bình thường và tự nhiên xảy ra thường ngày không có gì đáng nói. Báo chí có chổng mông gào thét chẳng thấm đâu vào đâu. Khách du lịch, người Việt nước ngoài về luôn lo sợ đề phòng, ít khi la cà đến những hàng quán trên các nẻo đường đầy bụi khói mù, gần những đống rác hôi hám, những vũng nước sình thúi. Chuyện vệ sinh cá nhân được như công khai và tự do ở bờ tường, gốc cây... trước bàng quang thiên hạ, cứ tự nhiên ậm ị ra đó để giải quyết nhanh gọn cái đệ tứ khoái trời cho cả nam lẫn nữ. Lòng tự trọng của họ và sự khó chịu của kẻ bàng quang như đã chấp cánh bay cao. Một lần cần giải quyết điều bất thường giữa đường của Ngọc, nhìn tới nhìn lui tìm đâu ra nhà vệ sinh,  tôi đành phải dẫn nàng vào một nhà hàng năn nỉ ỉ ôi còn phải chi tiền để Ngọc được sử dụng cầu xí. Hơn tám triệu dân thành phố có được bao nhiêu nhà vệ sinh công cộng" Chỉ có thành phố mang cái tên hôi hám ấy hôm nay đang khan hiếm vấn đề.  
Mấy ngày lưu ngụ nơi trước đây mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông, vợ chồng tôi  dè dặt sự ăn uống, nếu lỡ cảm thấy thèm mà lòng đa nghi thà một nhịn là chín lành, không dám bừa bãi chỉ lo sợ Tào Tháo nổi cơn giận...đành cố giữ gìn sức khoẻ mà còn trở lại Mỹ.  
Thành phố mang cái tên  Bát Bể  ấy buôn bán xô bồ như cái chợ cá. Buôn thúng bán bưng đầy dẫy khắp nẻo đường. Giá cả loạn xà ngầu không biết đường mà lần. Vào siêu thị lớn nhỏ, hàng hóa tràn ngập, bảng giá ghi rõ ràng, đến khi kiểm lại đắt gấp đôi gấp ba. Nơi nào cũng đầy dẫy "máy chém tiền". Biết mình là Việt kiều là họ tha hồ "chém". "Chém" ngang "chém" dọc, "chém" từ trên xuống dưới, "chém" cho đứt cái hầu bao đựng đô la của mình không nương tay. Không mua, họ chửi thề văng tục với những cái nhìn đầy thù hận còn đâu là tình đồng loại đồng hương. Cạnh "máy chém tiền" còn buôn gian bán lận, hàng giả, hàng nhái, hàng thiệt lẫn lộn mờ mờ ảo ảo, rủi mua về chỉ còn biết than trời trách đất và cho vào sọt rác.  
Saigon mất tên, khiến người dân quay cuồng trong cái "ôm" nóng bỏng rất thịnh hành. Honda ôm, bia ôm, đờn ca tài tử ôm, cà phê ôm, vọng cổ ôm, ngủ trưa ôm, vé số ôm, hớt tóc ôm...vô số cái "ôm" ngon lành. Từ "ôm" không có nghĩa gì bí hiểm, chỉ vì tiền cộng lực chất men tình dục do từ cái vốn tự có. Hết "ôm" rồi "cắn" để "lắc". Lắc ngoày ngoạy, lắc điên cuồng, lắc dại người trong ánh đèn chớp tắt, trong âm thanh dậm dật đinh tai nhức óc như chày dọng vào ngực khi đã cắn thuốc nóng ran cơ thể.  
Thành phố mang cái tên hắc ám ấy về đêm là thế giới ảo chẳng khác nào tình ảo trên internet. Đất nước mình nghèo lắm sao họ ăn chơi kinh hoàng quá sức! Đầy dẩy các tụ điểm ăn chơi khắp nơi. Vô số nhà hàng, khách sạn, quán bar rực rỡ ánh đèn, đông đảo người lui tới từ  khi đưòng phố lên đèn đến gà gáy sáng. Mãi dâm, bán phấn buôn hương đầy đặc như rươi, lao xao khắp mọi ngỏ ngách, tràn ra đường phố. Làm ban đêm không đủ, phải "tranh thủ" làm ban ngày với đồng vốn trời cho không bao giờ sợ lỗ lã để giải quyết vấn đề đời sống là cái mốt thịnh hành của xã hội cộng sản Việt Nam trong thời xã nghĩa. Ai cấm được ai"
Ai cũng công nhận rằng dân của cái thành phố mang tên   Bát Chén Bể  này và nói chung là dân cả nước xã nghĩa là dân nhậu. Nhậu lia thia bất tận.  Quán nhậu, tiệm nhậu, bar nhậu, nhà nhậu, điểm nhậu...mở ra muôn nẻo, muôn nơi, lề đường, xó chợ, góc hẻm...sang, hèn, nhiều, ít...cái gì cũng nhậu. Ăn sáng, ăn trưa cũng nhậu. Chiều tối thì nhậu thả giàn đến sáng. Có gì nhậu nấy, có ít nhậu ít, có nhiều nhậu nhiều. Trái cốc, trái me, trái ổi...cho đến con chuột, con rắn, con bò cạp, con châu chấu, con ốc bu móc ruột...thật ngon lành hết ý. Nhậu lá cái mốt rất thịnh hành thời thượng từ quan to, quan bé đến cùng đinh, ăn xin ăn mày, từ rượu ngoại hạng sang, đến bia hèm, đế, nước lã pha cồn...đều quí như nhau.
Về Saigon, thành phố đã mất tên lâu rồi, thay vào đó là tên của cái thây ma tội đồ dân tộc được tiêu biểu cho cả nước để nhìn lại 30 năm sau gọi là hòa bình thống nhất, chỉ là cuộc sống xô bồ bát nháo, người dân vẫn nghèo khổ, bệnh tật, tràn ngập tham nhũng, ăn cắp, bòn rúc tài nguyên quốc gia, chèn ép, hận thù, phân biệt đối xử giai cấp, thành phần lý lịch...đánh mất nếp sống văn hóa lành mạnh truyền thống của bao đời. Đúng là Chính phủ nào Dân nấy.  
Không khỏi đau lòng khi những tên đường cũ, những dấu tích lịch sử, những hình tượng, những hàng cây, góc phố kỷ niệm... qua từng thời gian đã đi vào tim óc Dân Tộc, giờ đâu còn nữa. Mất hết cả rồi! Tiềm thức bỡ ngỡ trước cảnh đời lạ hoắc. Cõi lòng bơ vơ, lạc lõng giữa khối người thật xa lạ. Con người luôn giành giựt nhau để sống còn, không còn tình nghĩa, đồng loại, trăm con một Mẹ. Đốt đuốc tìm khắp chẳng ra người quen thuộc. Họ đi đâu hết cả rồi!" Về quê hương của mình mà cứ ngỡ rằng đang đến một xứ sở lạ lùng xa xôi nào đó. Vợ chồng tôi mệt mỏi cố đi thêm vài địa phương xa để nhìn ngắm, quan sát. Đâu đâu cũng chẳng khác gì hơn Saigon. Chán nản không còn muốn ở lại lâu hơn, không còn muốn đi đâu thêm nữa. Bao nhiêu điều đã thấy và nghe cũng đủ kết luận cho một cái nhìn chung cuộc chuyến đi, đành quay trở lại Mỹ sớm hơn dự định. Nghĩ đau ghê! Buồn thật đãy!! 
Chuyện về Việt Nam lần đầu tiên chớp nhoáng sau hơn mười lăm năm xa cách chỉ mới nhìn và nghe được ở một góc trời quê hương thương nhớ, khiến cho vợ chồng tôi hụt hẩng, mờ ảo niềm tin. Nếu đi hết cả dải đất hình thể quê hương thì chắc chắn còn bao vô vàn khắc khoải. Cứ ngỡ rằng trong cuộc sống ngăn nắp, an bình trên xứ người có kỷ cương, lòng cứ suy tưởng về Saigon đất nước cũng vẫn là nề nếp của thời xa xưa, cho dù đã nghe từ nhiều phía.  
Ngày ra đi đất trời nghiêng ngửa, lòng cứ tin rằng rồi sẽ qua, đất nước thanh bình thống nhất sẽ có cơ may tiến bộ trong khuôn mẫu bao đời, nhưng chỉ là mộng ảo. Một lần về thăm để biết, tìm quyết định giải đáp giấc mơ hồi hương trong lúc này không còn rôm ran hào hứng. Nhà tôi đưa quyết định như đinh đóng cột :   
- Đến thời điểm này em chưa thể dự tính hồi hương như trước đây đã suy nghĩ, cho dù có về hưu cũng bám lấy nơi đây để sống giữa đất nước có kỷ cương nề nếp, luật pháp công minh. Gia đình, con cái mình đã bám rễ sâu trên vùng đất này, có nhổ đi, có dời đổi cũng không dễ gì. Về để hội nhập vào xã hội Việt Nam lúc này không phải là chuyện dễ dàng, có khi còn bị mất trắng chẳng phải chuyện chơi, bỏ của chạy lấy người, rồi cũng phải trở lại nơi này mà thôi. Bao  người về sinh sống ở Việt Nam rốt cuộc thân bại danh liệt.
Suy nghĩ của Ngọc là kết quả những gì vợ chồng tôi đã bàn bạc. Tôi xác định:
- Em ạ, mình chọn nơi này là quê hương thứ hai, là nơi an nghỉ cuối cùng của chúng mình ngày mai. Về Việt Nam trong tình trạng xã hội không ổn hiện nay vì chưa thực sự tự do dân chủ như mọi người mong muốn. Họ dụ khị mọi người về bằng những chiêu bài ưu đãi đặc biệt, chỉ là mánh khóe phỉnh lừa người Việt hải ngoại dốc hết tiền bạc tài sản ra làm ăn. Đến khi ăn nên làm ra, họ kiếm cớ này cớ nọ chụp mũ, qui tội để hốt gọn không còn một xu dính túi. Có những cặp vợ chồng già về Việt Nam dưỡng già và mong được chết trên quê hương, rốt cuộc sống không nổi với chế độ Việt cộng, phải thất tha thất thểu cuốn gói trở lại Mỹ tiếp nối những ngày cuối đời trên đất tạm dung.  Tất cả đều xoáy mạnh vào cái nghị quyết 36 lừa bịp.  
Nhà tôi như chợt nhớ ra điều gì, nàng chau mày bảo: 
- Mãy tháng trước hai đứa con của mình, thằng Tuấn và con Hạnh nghe lời bạn bè  rủ rê về Việt Nam tìm hiểu công việc liên quan ngành nghề chúng nó, nếu được, chúng nó định kéo về bên đó. Em gạt ngang bảo chuyện gì cũng phải chờ ý kiến của cha mẹ. các con mới thực hiện.  
Tôi ôn tồn dặn dò :  
- Hoàn cảnh Việt Nam hiện nay chưa đủ điều kiện thu hút nhân tài ở hải ngoại về làm việc. Em nói với các con chưa thể về lúc này, chờ khi nào chế độ Việt cộng sụp, hãy về, cả vợ chồng mình cũng thế.  
Trong ánh mắt xa xôi mênh mông, nhà tôi nói như mơ:  
- Nhất định như thế. Chừng đó mình sẽ bỏ hết tất cả mà về  anh nhé.   
Chúng tôi như đã thỏa mãn cho quyết định của mình mà đã từ lâu vợ chồng cứ mãi bàn tới tính lui ôm ấp giấc mộng hồi hương, ước mơ ngày về hưu để sống và chết trên quê hương thương nhớ. Nếu cơ trời thuận lợi cho đất nước thì gia đình con cái chúng tôi sẽ bỏ hết để trở về làm lại cuộc đời cũng không hối tiếc.  
Quê hương thương nhớ chúng ta mãi mãi hướng lòng về vì mình vẫn nặng nợ nơi chôn nhau cắt rún. Ai chẳng muốn trở lại quê hương để sống, để làm việc, để giúp đở nhân quần xã hội trong khả năng có đưọc ở mỗi người hoặc để an dưỡng tuổi già. Vấn đề đó chỉ hạnh thông khi hoàn cảnh Đất Nước cho phép
HY VŨ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến