Hôm nay,  

Cuộc Hẹn Đêm Giao Thừa

25/01/200900:00:00(Xem: 172149)

Cuộc Hẹn Đêm Giao Thừa

Tác giả: Nguyễn Duy An 
Bài số 2515-16208592 vb812509

Tác giả đã nhận giải Chung Kết  Viết Về Nước Mỹ 2006. Ông là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới.

***
Người đời vẫn thường nói: "Trẻ con sống cho hiện tại, thanh niên sống cho tương lai, và người già sống cho quá khứ." Năm nay tôi không còn là thanh niên nữa, và cũng chưa hẳn đã già, nhưng tôi đang "chết" vì quá khứ!
Chiều nay, sau một ngày quá dài và mệt mỏi vì bao nhiêu cuộc họp hành với những con số và giấy tờ, sổ sách tổng kết cuối năm, tôi đang uể oải dọn dẹp bàn giấy chuẩn bị ra về thì chị thư ký bước vào văn phòng, vừa chúm chím cười, vừa nhỏ nhẹ:
- Duy à...  Cô Karen McCarthy gọi từ Việt Nam, hình như là "người xưa" của Duy, đang chờ trên đường dây.
Tôi giật thót người. Tim tôi đập mạnh và dồn dập như trống ngũ liên! Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, gượng cười hỏi Christine:
- Cái gì" Sao lại là "người xưa" của tôi"
- Sáng nay cô ấy đã gọi lúc Duy mới đi họp và hỏi tôi rất nhiều về xếp...
- Sao bây giờ chị mới nói"
- Cô ấy bảo tôi đừng nói với Duy, và hẹn sẽ gọi lại! Thôi, bắt điện thoại đi "ông em yêu quý của tôi" ơi. Đừng lo! Ai cũng có quá khứ, và kỷ niệm nào cũng đẹp và đáng trân quý, phải không"
Nói xong, Christine ngúng nguẩy làm dáng, với tay khép nhẹ cửa văn phòng, trước khi ỏn ẻn bước ra ngoài. Tôi rủa thầm: Đúng là "bà già dịch!" Christine là thư ký riêng của tôi từ 10 năm nay, và lúc nào cũng xem tôi như "một đứa em trai dại khờ" bất kể là trong sở hay ngoài đường. Ngày tôi mới về làm giám đốc phụ trách khoa học và kỹ thuật cho National Geographic, khi tìm thuê thư ký, tôi đặt điều kiện với văn phòng phụ trách nhân viên (Human Resources) rằng tôi cần một người có bằng về văn chương và "quen biết" công việc của National Geographic để giúp tôi soạn thảo và sửa chữa văn bản vì tôi là người ngoại quốc. Lúc bấy giờ Christine đang làm bên thư viện của tòa báo, đã từng giúp biên soạn những bài viết về Thuyền Nhân Việt Nam vào đầu thập niên 1980, gọi điện thoại xin gặp tôi chứ không nộp đơn theo đúng thủ tục...  Đây không phải là lần đầu tiên tôi "rủa thầm" Christine, nhưng thực ra lúc nào tôi cũng quý mến và kính trọng Christine vì câu nói của chị hôm tới phỏng vấn xin việc: "Tôi đã làm ở đây hơn 20 năm rồi, chồng tôi mới mất, hai con đã lớn, tôi có thể về hưu sớm nhưng thấy Duy xuất thân là một thuyền nhân tỵ nạn, và tôi tin chắc chắn mình dư khả năng và điều kiện làm thư ký riêng cho Duy nên tôi muốn giúp Duy thành công ở đây."
Tôi run run với tay nhấc điện thoại, trả lời bằng tiếng Anh:
- Hello. Duy đây. Có phải Karen ngày xưa ở Pittsbugh không"
- Ha ha ha...  Vậy là anh vẫn chưa quên chuyện chúng mình. Dễ thương quá. Anh ngạc nhiên lắm phải không"
- Dĩ nhiên rồi. "You" đã trốn biệt tích hơn 20 năm rồi lại đùng đùng xuất hiện như hồn ma tái thế.
Karen đáp lại bằng tiếng Việt, giọng Bắc lơ lớ:
- Duy sợ phải không" Chính xác là 24 năm rồi đó, anh yêu.
- Ông xã đâu mà Karen ăn nói táo bạo thế hở" Karen đang làm gì bên Việt Nam vậy" Bây giờ bên đó mới 4 giờ sáng...
- Từ từ, từ từ! Ngày xưa Duy bắt Karen nói tiếng Anh chầm chậm thì bây giờ Duy cũng phải nói tiếng Việt "slowly" mới công bằng chứ. Tụi này đã ly dị từ lâu chứ không "hạnh phúc vuông tròn" như vợ chồng Duy. Karen sang Hà Nội dạy tiếng Anh hơn 10 năm rồi, và cũng đã biết tin tức về Duy từ năm 2000, khi tình cờ đọc thấy một lời phát biểu trong bản tin của National Geographic: "Cha mẹ tôi chỉ là những nông dân tầm thường, và cá nhân tôi xuất thân cũng chỉ là một cậu bé một buổi đi học, một buổi đi chăn bò ở một làng quê nhỏ bé mang tên Bình Giả, ở Việt Nam." Ban đầu chỉ ngờ ngợ, nhưng Karen đã biết chắc chắn là anh sau khi kiểm chứng lại với một người quen đang làm việc ở National Geographic.
- Ai vậy"
- Cái bà Janet có 2 đứa con nuôi người Việt từ viện mồ côi ở Cao Bằng - Lạng Sơn gì đó. Karen quen bà ta qua hội "Families with Children Adopted from Vietnam" vì Karen cũng có một cậu con nuôi người Việt.
- Duy vẫn gặp bà ấy hoài nhưng có thấy bà ấy nói gì đâu"
- Bà ta đâu biết gì về chuyện chúng mình. Karen chỉ hỏi thăm để biết chắc chắn anh có phải là Duy của ngày xưa không thôi. Karen muốn tìm lại "kỷ niệm đêm giao thừa" của 24 năm về trước ở Virginia. Duy đồng ý chứ" Chúng mình lại hẹn nhau vào đêm giao thừa năm nay được không Duy"
- Karen đang ở Việt Nam mà.
- Học sinh bên này được nghỉ Tết cả tháng. Karen sẽ về Mỹ và xuống Virginia ghé thăm cả nhà nếu Duy không ngại; hoặc chúng mình có thể gặp nhau ở khách sạn vào một đêm bão tuyết như ngày xưa cũng được. Sợ chưa"
- Duy rất mong có dịp gặp lại Karen nhưng không phải "hò hẹn" như ngày xưa đâu nhé.
- Sao không" Chúng mình là "tình già" mà! Giỡn chút thôi. Biết rồi. Karen không muốn gia đình Duy bị lộn xộn nhưng Karen cũng mong ước có được những giờ phút riêng tư với Duy để nhớ về kỷ niệm.
- Để Duy tìm dịp nói sơ qua chuyện chúng mình với bà xã rồi báo lại Karen nhé. Cho Duy số điện thoại hay email đi.
- Từ từ đã nào. Mà Duy có biết tại sao bây giờ Karen mới liên lạc với Duy không"
- Chắc tại bây giờ mới nhớ.
- Xí! Tại có người mới đọc cho Karen nghe bài thơ Tình Già rất giống chuyện chúng mình. Mà Duy có biết bài thơ đó không"
- Biết chứ, của Phan Khôi. Duy biết từ hồi còn học trung học bên Việt Nam lận.
- Bài thơ hay quá phải không Duy" Mặc dầu 24 năm trước chúng mình chia tay ở khách sạn chứ không phải "trong gian nhà nhỏ... " Duy đọc cho Karen nghe được không" Duy nói tiếng Việt nghe "mùi" hơn tiếng Anh, chắc đọc thơ hay lắm.
- Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ,
 trong gian nhà nhỏ,
hai mái đầu xanh kề nhau than thở:
Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn là không đặng;
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau...
- Giá như ông thi sĩ ấy viết vừa gió lại vừa bão tuyết thì đúng là chuyện chúng mình.
- Ở Việt Nam làm gì có bão tuyết.
- Thế mới tiếc...  nhưng dầu sao cũng đúng được cái mốc 24 năm. Bây giờ Karen cũng biết giao thừa năm nay sẽ trở lại năm con trâu, giống như giao thừa năm 1985. Karen không muốn lặp lại cái cảnh "hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau" như "Tình Già"! Karen muốn có cuộc hẹn đàng hoàng với Duy vào đêm giao thừa năm nay. Duy cố gắng thuyết phục bà xã nhé. Karen sẽ gọi lại. Bây giờ Karen phải đi ngủ đây. Suốt đêm qua trằn trọc chờ gọi cho Duy, bây giờ buồn ngủ quá chừng. Anh về đi kẻo vợ con mong. Tạm biệt anh yêu nhé!


Tôi chưa kịp nói gì Karen đã gác máy. Tính nàng vẫn như ngày nào nên đã không cho tôi biết số điện thoại hay email gì cả! Tôi thẫn thờ lê bước xuống bãi đậu xe. Hình bóng Karen lại hiện về rất rõ nét như một cuộn phim đang chiếu lại trong đầu tôi.
*
Tôi quen nàng khi mới đến định cư ở Pittsburgh, Pennsylvania vào mùa hè năm 1984. Karen là bạn học cùng lớp với Michael, con trai út của gia đình người bảo trợ của tôi vừa mới tốt nghiệp trung học vào mùa hè năm đó. Tôi đến Pittsburgh hôm trước thì chiều hôm sau Karen lái xe tới thăm để "xem mặt mũi anh chàng tỵ nạn da vàng ra sao" vì nàng nghe Michael khoe rằng gia đình nó mới bảo trợ một anh chàng người Việt "không giống tụi mình và có cái tên rất khó gọi nên tớ chỉ gọi là Vietnam cho tiện việc sổ sách!"
Vừa gặp mặt, Karen rất tự nhiên ôm "hug" tôi thật sát. Mái tóc màu nâu nhạt của nàng tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt làm tôi ngất ngây, run run vòng tay ôm ngang lưng nàng...  "Con bé" nghiêng mặt, nheo mắt nhìn tôi nói nhỏ:
- Welcome to America. Pleased to meet you, Vietnam. Just call me Karen.
Suốt mùa hè năm đó, chiều nào Karen cũng tới dạy tôi cách phát âm tiếng Anh, cuối tuần chở tôi đi thăm thành phố Pittsburgh và những vùng phụ cận. Nàng cũng tập gọi tên tôi theo đúng tiếng Việt và cấm Michael và bạn bè không được gọi tôi là Vietnam vì nó nhắc lại một cuộc chiến "thương đau và buồn tủi" trong mắt người Mỹ. Chính nàng đã gợi ý cho người bảo trợ đổi tên tôi thành John là tên thánh của tôi khi chịu Phép Rửa Tội theo đạo Công Giáo để người Mỹ gọi cho dễ. Tôi đã kể cho nàng nghe về Bình Giả - quê hương yêu dấu của tôi, kể cho nàng nghe về cha mẹ và các em tôi với những tháng ngày khốn khổ cơm ngày hai bữa không đủ no ở quê nhà...  Thỉnh thoảng chúng tôi cũng thảo luận với nhau về những khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ. Nàng đã rươm rướm nước mắt khi nghe tôi nói về trách nhiệm và bổn phận của một người trưởng nam trong gia đình Việt Nam, và cha mẹ cũng như dòng họ sẽ không bao giờ chấp nhận cho tôi lập gia đình với một người phụ nữ ngoại quốc. Buổi tối trước hôm chia tay về Ohio học đại học, Karen đã chủ động hôn tôi khi từ giã. Tôi không bao giờ quên được giọng nói nghèn nghẹn đong đầy nước mắt của nàng lúc chia tay: "Chúng mình có thể không cưới nhau nhưng em vẫn yêu anh!"
Karen về trường. Tôi xa Pittsbugh nhưng vẫn giữ liên lạc với gia đình người bảo trợ. Lễ Giáng Sinh năm 1984, tôi gọi điện thoại thăm hỏi ông bà bảo trợ thì gặp Michael đang về nghỉ lễ cuối năm. Nó hớn hở khoe với tôi hôm trước mới đi chơi với Karen cùng đám bạn cùng lớp, và mấy đứa con trai nhận xét Karen bây giờ đẹp hơn trước. Michael cũng đã cho Karen địa chỉ và số điện thoại mới của tôi vì nàng ngỏ ý muốn tìm cách xuống thăm tôi vào dịp đầu năm mới.
Tôi hồi hộp chờ đợi từng ngày. Năm mới 1985 đã qua nhưng Karen không xuống thăm và cũng chẳng gọi điện thoại. Tôi lo lắng không biết Karen có xảy ra chuyện gì không, hay nàng đã thật sự quên tôi! Tôi buồn lắm nhưng cũng phải cố gắng tìm quên hình bóng Karen qua công việc và bài vở. Sáng Chúa Nhật 20 tháng 1 năm 1985 (30 Tết) tôi cũng chưa vơi nỗi buồn nên nằm nhà "gạo bài" thay vì theo bạn bè cùng chung cư đi hội chợ Tết Ất Sửu. Ngoài trời tuyết vẫn rơi. Gần trưa, chuông điện thoại reo:
- Hello.
- Duy hả" Karen nè.
- Trời ơi...  Karen khỏe không" Sao hôm nay mới gọi" Hôm lễ Giáng Sinh Michael nhắn là Karen có thể xuống thăm Duy vào dịp đầu năm mới.
- Thì ngày mai mới là năm mới của Duy mà. Karen đang ở Marriott - Tysons Corner nè. Karen đi tối hôm qua nhưng trên Ohio bị bão tuyết nên sáng nay máy bay mới tới. Duy muốn tới đây hay để Karen lấy taxi tới đó" Trưa mai Karen phải về trường rồi!
- Duy đang ở chung với nhiều bạn học người Việt Nam trong một cái chung cư có 2 phòng ngủ nên bất tiện lắm. Karen chờ đó đi, Duy sẽ tới ngay.
Mãi tới gần tối tôi mới đến khách sạn. Karen đã chờ sẵn đâu đó, chạy ra ôm chầm lấy tôi, hai mắt ngấn lệ:
- Karen lo quá, sợ Duy gặp tai nạn.
- Ồ...  Tại ngày Chúa Nhật rất ít xe buýt, trời lại đang tuyết và Duy phải đổi 2 chuyến xe buýt nên tới trễ. Karen không giận chứ"
- Lúc nãy giận lắm nhưng bây giờ hết rồi. Biết vậy Karen đi taxi tới đón Duy cho rồi.
Tối hôm đó tôi đã ở lại khách sạn đón giao thừa với Karen. Sáng hôm sau, trước khi lên xe ra phi trường, nàng vừa khóc vừa thỏ thẻ:
- Gia đình Karen sắp dọn qua Đức. Karen cũng sẽ chuyển trường theo cha mẹ. Duy cũng còn trách nhiệm nặng nề với gia đình bên Việt Nam nên chúng mình chia tay từ đây nhé. Karen tự nguyện đến với Duy trong đêm giao thừa để không bao giờ quên kỷ niệm tình yêu của chúng mình!
Rồi chúng tôi xa nhau từ đó!
*
Ngày tháng qua nhanh... Có một lần Michael nói với tôi rằng Karen đã không về tham dự ngày họp mặt 10 năm của lớp (High School Reunion) năm 1994 vì lúc đó chồng nàng, một "bác sĩ không biên giới", đang tình nguyện phục vụ dân nghèo ở Phi Châu và Karen cũng khăn gói theo chồng đi dạy tiếng Anh cho dân bản xứ.
Tôi đã ra trường, đi làm, và tạo dựng một gia đình mới. Tâm hồn tôi đang bình an phẳng lặng như mặt nước hồ mùa thu thì chiều nay bỗng dưng nổi sóng vì một cú điện thoại với "cuộc hẹn đêm giao thừa" của Karen. Tôi tự biết mình không thể gặp riêng Karen ở khách sạn vì trách nhiệm và bổn phận làm chồng, làm cha trong gia đình; nhưng tôi cũng không biết phải ăn nói làm sao với vợ con để mời Karen tới nhà như một người bạn bình thường. Tôi chơi vơi sắp ngã!
Có một câu nói rất nổi tiếng: "Các thánh nhân đều có quá khứ, và các tội nhân đều có tương lai." Tôi không phải là thánh nhân nên tôi lo sợ quá khứ của tôi sẽ gây sóng gió trong gia đình. Tôi là "tội nhân" nhưng liệu rồi tương lai sẽ ra sao khi vợ con biết chuyện giữa tôi và Karen" Tôi run sợ vì "cuộc hẹn đêm giao thừa" của Karen. Trời ơi! Tôi đã già rồi nhưng thay vì "sống cho quá khứ" tôi lại đang sợ phải "chết" vì quá khứ!
"Người xưa" ơi, có lẽ chúng mình phải giải quyết "cuộc hẹn đêm giao thừa" theo kiểu "Tình Già" thôi em ạ. Cho dẫu tình xưa nghĩa cũ vẫn còn nặng, hai chúng ta cũng phải dừng lại trong giới hạn...  "Ôn chuyện cũ mà thôi...  Liếc đưa nhau đi rồi...  Con mắt còn có đuôi!"
Nguyễn Duy-An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến