Hôm nay,  

Một Phép Màu

14/11/200800:00:00(Xem: 141180)

Một Phép Màu

Tác giả: Cánh Chuồn Chuồn
Bài số 2456-16208533-v6141108

Cánh Chuồn Chuồn là Hồ Việt Tấn, 41 tuổi, đang làm thợ tiện và sống với cha mẹ già bệnh ở Los Angeles, California. Bài viết được tác giả ghi: "Viết tặng cho ba đứa em nuôi Công Cường, Bảo Cường và Bích Huyền - những thuyền nhân vị thành niên vô gia đình đã từng sống ở trại Tị Nạn Palawan, Phi Luật Tân.
***
Vượt biên năm 1981, tôi sống trong hai trại tị nạn ở Nam Dương - trại Kuku và trại Pulau Galang trong thời gian tám tháng trước khi được đi định cư ở Hoa Kỳ.
Khi sống trong trại Pulau Galang thì tôi được sống và chứng kiến một phép màu - tình thương vô bờ bến của bà mẹ nuôi người Hoa Kỳ của tôi. Bà mẹ nuôi tôi tên là Rebecca Shaw ở thành phố Janesville, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ.
Trước đó một năm, qua Hội Lutheran Social Services cha mẹ nuôi tôi nhận anh tôi, cũng là thuyền nhân vị thành niên, sống trong trại tị nạn Songkla, Thái Lan, làm con nuôi; và qua anh tôi, cha mẹ nuôi biết tôi vượt biên thành công và đã đến trại tị nạn Pulau Galang.
Cái phép màu mà tôi được sống và chứng kiến được thể hiện qua những lá thư (nói đúng hơn là những lá aerogram) mà bà mẹ nuôi tôi đã viết gởi cho tôi mỗi ngày. Rãnh, bận, vui, buồn, mệt, khỏe, lễ lộc, Tết Nhứt, mỗi ngày mẹ nuôi tôi đều viết một lá thư gởi cho tôi. Mỗi ngày một lá thư!!!
Từ ngày đầu nhận được thư của mẹ nuôi tôi, hơn sáu tháng ở trong trại tị nạn Pulau Galang, tôi đều đều mỗi ngày chờ loa gọi tên đi nhận thơ. Vào những ngày Chủ Nhật hay lễ lộc, bưu điện không làm việc thì những ngày sau tôi được nhận bù một lúc hai, ba lá thư. Những người vượt biên cùng tàu, bạn bè quen biết trong trại đều có phần ghen tị với cái hạnh phúc của tôi.
Tôi còn nhớ như in, lá thơ đầu thì bà viết ngắn, chữ lớn và xin tôi cho phép bà được gọi là mẹ. Những lá thư sau thì bà viết chữ nhỏ lại và lấp đầy những chỗ giấy trống. Tiếng Anh của tôi lúc đó còn giới hạn nên tôi thường nhờ những người quen trong trại giỏi tiếng Anh đọc thơ và giảng nghĩa những từ ngữ khó.


Bà mẹ nuôi tôi thường viết kể chuyện đời sống và sinh hoạt hằng ngày của anh tôi, gia đình nuôi của tôi gồm có cha mẹ và hai đứa em trai, và năm đứa trẻ vị thành niên Việt Nam đang sống trong cùng thành phố thường đến nhà chơi với anh tôi vào những ngày cuối tuần. Mẹ nuôi tôi kể cho tôi biết về thời tiết ở tiểu bang Wisconsin - cảnh mưa gió, cảnh lá đổi màu và rụng vào mùa thu, cảnh tuyết trắng rơi vào mùa đông. Bà cũng kể cho tôi biết thủ tục giấy tờ bảo lãnh của tôi tiến hành đến giai đoạn nào.
Lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ vị thành niên vượt biên, tị nạn Cộng Sản, bơ vơ, không thân nhân đang sống trong trại tị nạn; tôi chưa từng gặp bà - một người Mỹ không quen biết sống cách xa hơn nữa vòng trái đất. Qua những lá thơ hằng ngày, mẹ nuôi tôi đã cho tôi thấy được cái tình thương vô bờ bến, không điều kiện giữa người và người.
Những lá thư và tình thương đó đã chuyển tôi, từ một đứa trẻ méo mó, khô khan về tình cảm & tâm linh, với kinh nghiệm sống dưới chế độ Việt Cộng, thiếu ăn, thiếu mặc, lang thang trên vỉa hè thành phố Saigon và cuộc vượt biên trên biển động sáu ngày, thành một đứa trẻ có lối nhìn và quan niệm sống tươi đẹp, lạc quan và tích cực hơn. Một phép màu trên trần gian!
Và cái phép màu đó được kéo dài cho đến bây giờ - hai mươi bảy năm sau; qua ba năm tôi sống trong gia đình cha mẹ nuôi tôi để đi học trung học, qua những gói quà gởi qua bưu điện khi tôi đi học Đại học, qua những tấm thiệp vào những ngày sinh nhật, lễ lộc khi tôi đi làm xa, qua những lần viếng thăm gia đình tôi, qua những cú điện thoại thăm hỏi thường xuyên và gần đây thì qua những Emails và Ecards.
Đêm đêm tôi cầu nguyện và xin Ơn Trên, Trời Phật, Thượng Đế hãy cho loài người, tất cả chúng sanh trên trái đất này được sống hạnh phúc trong những phép màu và những tình thương vô bờ bến; như tôi đã may mắn được sống và chứng kiến trong hai mươi bảy năm qua - bắt đầu từ những lá aerograms, mẹ nuôi tôi bà Rebecca Shaw gởi đi từ Janesville, Wisconsin.
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), tôi xin chân thành cảm ơn đất nước Hoa Kỳ (quê hương thứ hai của tôi), nhân dân Hoa Kỳ, và gia đình cha mẹ nuôi của tôi đã cưu mang, bảo trợ, đem lại tự do, hạnh phúc cho dân Việt Tị Nạn, gia đình tôi và bản thân tôi.
Cánh Chuồn Chuồn

Ý kiến bạn đọc
18/02/201517:17:23
Khách
nhân lanh gap qua tot
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến