Hôm nay,  

Retired / Về Hưu

22/10/200800:00:00(Xem: 135979)

Tác giả: Phan thị Minh Điệp

Bài số 2438-16208515-vb4221008

Tác giả hiện là cư dân Anchorage, tiểu bang Alaska. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên  của bà là tâm sự của người vừa hưu trí. Gật mình thức giấc, nhìn đồng đã hơn 7 giờ sáng, tôi vội vã tốc mền ngồi dậy. Đến sở làm trể là bịnh của tôi. Ông chồng nằm cạnh bên tôi thảng nhiên đang xem báo, tôi nhìn anh với đôi mắt trách móc, và nói:

"Sao anh không gọi em dậy""

Anh chậm chạp bỏ tời báo đang xem xuống gường, rồi nhìn tôi nói:

"Em đâu có đi làm, dậy làm chi cho sớm, mình retired mà."

Oh! Tôi chợt nhớ ra - mình đã retired rồi. Lại thêm môt ngày trống vắng - khi cuộc đời đã chuyển mình qua một lối sống khác.

Danh từ "Retired" vẫn chưa quen với tôi, mặc dù dạo nầy tôi nói đến rất thường, mỗi khi gặp bạn bè, bạn lối xóm hoặc có ai hỏi đến .

Tôi cũng chưa quen được với lối sống mới nầy, không biết có phải tôi vẫn nhớ đến việc làm, nhớ ở sở, nhớ đến cái computer ở sở, và góc phòng nhỏ của tôi, nhớ đến cái ghế, bây giờ đã có người khác đang ngồi lên rồi, nơi mà tôi đã miệt mài hơn 23 năm qua.

Khi còn đi làm, có những hôm có cảm giác làm biếng, tôi đã ao ước phải chi hôm nay được ở nhà ngủ trễ thêm một chút, và tôi cũng hay nói:

 "Phải chi mỗi tuần có holiday, để được nghỉ thêm".

 Bây giờ thì tôi không cần ao ước những điều đó nữa, tôi có nhiều thì giờ quá.

Ông chồng tôi thì khác, anh biết thụ hưởng cuộc sống retired hơn tôi, anh dùng những thì giờ trống trải để làm những việc những việc mà khi còn đi làm, anh đã ao ước, và đã xắp đặt để khi retired anh sẽ làm được.

Mỗi sáng, tôi không còn vội vã pha café, nấu ăn sáng và làm thức ăn trưa để hai vợ chồng mang theo đi làm, những hộp đựng thức ăn cho lunch cũng đã được dẹp vào một góc ngăn tủ, vì sẽ không xài thường nữa.

Cái cập da màu đen mà anh đã mua cho tôi để xách đi làm cách đây hơn 23 năm, nó cũng đã được để vào trong một góc tủ, mà cách đây mấy hôm anh có nói đùa với tôi: "Em nên để cái cập nầy vào Viện Bảo Tàng"; tôi đã dùng cái cái cặp nầy hơn 23 năm, nó theo tôi như hình với bóng.

 Nhanh thật - môt đời đi làm. Sống ở nước Mỹ - cuộc sống chạy theo kim đồng hồ.Ở nhà, công viêc làm hôm nay của tôi cũng giống như ngày hôm qua. Sau buổi ăn sáng là tôi thu dọn lại những thùng sách cũ, những thùng sách mà tôi đã dẹp từ phòng nầy, dọn qua phòng kia, những quyển sách, những memo dùng làm tài liệu cho công việc ở sở, giờ đã retired rồi, sách vở cũng retired luôn.

Ánh nắng buổi sáng mùa Thu xuyên vào cửa sổ nhà, bây giờ thì tôi có ở nhà thường để nhìn nắng. Tôi phải cố gắng thụ hưởng những ánh nắng nầy, những thời gian nầy, mặc dù trống trải, đôi khi tôi cho là chán, nhưng nhìn lại, sống ở đất Mỹ nầy nều biết thụ hưỡng những giây phút như vậy thì có thể cho là hạnh phúc.

Tôi cảm giác có cái gì đó làm cho tôi thoải mái, vì biết không phải hấp tấp vội vàng, không phải nhìn đồng hồ liên tục vì sợ "bị trể làm".

Tiếng ông chồng gọi từ phòng ăn :

"Em ơi! Chuẩn bị ra ăn sáng, anh nấu gần xong rồi."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,323,039
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến