Hôm nay,  

Bốn Người Tù Và Cái Hố...

19/10/200800:00:00(Xem: 932538)

 

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Người viết: Phan

 

Bài số 2435-16208512-vb8191008

 

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Dallas là nơi mới đây hàng ngàn người tìm về dự họp mặt lớn của gia đìnhcựu  tù nhân chính trị. Bài viết của Phan kể chuyện bên lề đại hội khó quên này.

 

***

 

1.

 

 Mấy ngày Đại Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị mà tôi tiên đoán trước là lần đầu cũng như lần cuối này rất quan trọng, có tầm vóc đi vào lịch sử chứ chẳng chơi, những trang sử về người Việt lưu vong sau 1975 sẽ có sự kiện này. Lần đầu thì không cần giải thích bởi là lần đầu, nhưng lần cuối thì theo tính toán riêng tôi: Cấp bậc Thiếu úy trở lên mới đi cải tạo, tôi không biết rõ lắm nhưng tôi tính người mang lon Thiếu úy thì ít nhất cũng phải 20 tuổi, cộng thêm 33 năm mất nước, suy ra chú bác về đây dự Đại Hội đều đã qua ngũ thập tri thiên mệnh. Thực tế ghi nhận là có những người tù cải tạo năm xưa còn phong độ lắm như anh Trí, anh Lâm ở địa phương mà tôi biết, anh Lực về từ Portland-Oregan hay Washington gì đó còn rất trẻ trung và chịu chơi tới bỏ Hotel mà đi bụi với anh em Báo Trẻ ở Dallas. Ở địa phương còn có anh nhà thơ Hoàng Định Nam, anh Bảo Nhảy dù còn rất trẻ so với tuổi tác nên hai anh được vợ canh chừng kỹ lắm! Nhưng nhìn những chú bác từ xa về thì thật mủi lòng mà không dám nói ra bởi quá hom hem. Tôi hiểu chiến tranh và tù đày là những thứ ác ôn đối với nhân loại, Nhà thờ, Chùa chiền có bờ rào chứ chiến tranh và thù hận thì không biên giới. Cuộc chiến thứ 3 của "Những Người Tử Tế"* mà tôi kính trọng là cuộc chiến đấu âm thầm của những người đã bạc màu áo trận, áo tù lại thêm một lần bạc thếch áo cơm trên xứ người để bù đắp cho vợ con những ngày chú bác đền nợ nước thiếu nợ nhà.

 

 Tôi đi trong lòng thành phố Dallas thân quen trong tiếng hỏi câu chào những người muôn năm cũ về đây với thật nhiều cảm xúc khó tả, dù tôi không xin nghỉ việc được đôi ngày như lòng tôi thật muốn nên ngày vẫn phải đi cày 12 tiếng, tối thứ năm bắt đầu nhiều người lạ mặt trên phố thân quen thì tôi tới 5 giờ sáng mới về tới nhà. Tối thứ sáu về nhà sớm hơn cũng đã 3 giờ sáng, sang thứ bảy sẵn sàng xả láng với chú bác thì hai con mắt khóc người một con như thơ Bùi Giáng vì những tâm tình của chú bác, con mắt kia mở không ra vì thiếu ngủ trầm trọng nên cũng chỉ tới 3 giờ sáng phải mò về nhà chứ chịu hết nổi. Tôi không "set" đồng hồ báo thức bao giờ vì thói quen dậy sớm để viết báo đã lâu thành quen, nhưng tính phải viết tường trình cho chú bác ở xa không về Dallas dự Đại Hội được vì nhiều lý do mà lý do sức khoẻ là chính. Tôi ráng lắm rồi mà cũng chỉ thức dậy nổi vào 6 giờ sáng chủ nhật. Nuốt viên thuốc nhức đầu bằng hớp cà phê đầu ngày cho cái đầu bớt giựt bưng bưng mà gõ keyboar, nghĩ mình ráng viết xong là xong trong khi những người bạn trẻ của tôi ở địa phương cũng thức gần như trắng mấy đêm nay mà còn phải làm báo cho kịp đi nhà in thì tội nghiệp họ thật. Cả thành Đà cùng thức với lính để chia sẻ tâm tình ấp ủ trong tim. Tôi gõ mù cũng gõ vì mắt mở không ra, đang gõ những dòng tổng kết về Đại Hội vì Đại Hội coi như đã kết thúc sau chương trình văn nghệ đêm thứ bảy. Anh Phan Xuân Sinh réo tôi hơn réo đò qua sông, sỹ quan chủ xị ban lệnh điều động cộc lốc như đang hành quân: "Ra Saigon Mall uống cà phê với các anh trước, rồi tính sau nha Phan." Anh Sinh thương đồng đội cũ thì khỏi giới thiệu vì các anh đã biết hết rồi, nhưng tôi thương luôn chú bác không về phó hội được đang mong tin tức Đại Hội để biết chiến hữu của mình còn được tới đâu" Tôi gõ miết cho xong bài 1 về Đại Hội Tù Nhân Chính Trị để nhổ neo đi phó hội.

 

 Saigon Mall là chỗ đàn bà đi chợ mà không biết ai ra ý uống cà phê ở đó"! Kệ cha ly cà phê cho không thèm uống dù vẫn phải trả tiền, tôi tới vì chú bác của tôi chứ không phải vì ly cà phê Mao Sếnh Sáng. Thế mà đang tìm chỗ đậu xe thì quan chủ xị PXSinh lại lệnh: "Ê, ghé Chùa Đạo Quang trước rồi đi uống cà phê sau vì Quân Sỹ kêu quá!"

 

2.

 

 Tôi đi qua chùa Đạo Quang cũng thường vì gần nhà tôi, thích ông sư trụ trì là thầy Tịnh Đức thơ hay, "Đời cũng chỉ là những sân ga rải rác/ của kiếp người vô định trước và sau... " Tôi hứa với lòng là thể nào cũng có hôm bái kiến nhà thơ Tịnh Đức còn thầy Tịnh Đức thì tôi không dám lạm bàn. Nhưng tôi chưa bao giờ bước chân vô chùa vì sợ ông Phật thấy tôi bỏ chạy thì tội nghiệp bà con đã nhiều gian khổ để dựng nên ngôi chùa cho đồng hương có chỗ tĩnh tâm, cho chị vợ tôi tới phụ nấu cơm chay là niềm vui trong tuổi về chiều. Sáng nay tôi mới vô sân chùa thôi mà lá vàng đã bay lả chả trên mặt hồ Quan Âm. Thề không vô chánh điện khi tự mình thấy mình chưa xứng đáng, chốn tôn nghiêm không dành cho kẻ ta bà! Đang tìm chỗ đậu xe đã thấy nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp cùng phu nhơn thả bộ, mừng cho lão trượng thành Đà mấy hôm nay cũng thức trắng với đồng đội ở xa về mà chân đi còn vững lắm! Bỗng nhớ bác Hai Trầu ở Houston cũng muốn lên chơi mà lái xe đường xa không nổi nữa, đành ở nhà gom góp ngói bay sau cơn bão Ike để thấm thía đời tha phương nương nhờ gió bão, rồi ngồi viết về "Những mùa màng xưa cũ" như viết tiếp những dòng về Nam bộ thân thương khi Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc đã qua phà.

 

 Xa xa trong vườn cây thấp thoáng chiến binh, Quân Sỹ mặc đồ vét lịch sự, tay cầm máy ảnh ngược xuôi với nhiều người lớn tuổi lạ hoắc lạ huơ là chú bác ở xa về chứ ai. Lại, "Thưa bác, bác từ đâu đến, bác có cần giúp gì không" Dạ dạ...  nếu bác đói bụng thì mời bác ăn dĩa cơm chay, cần gì cho hay nha bác... " Kể ra Quân Sỹ kỳ này giỏi thiệt! Tôi lủi xe vô bãi cỏ chứ hết chỗ đậu rồi, xuống xe lang thang trên bờ hồ Quan Âm nghe gió thu về, xa xa phía nhà bếp của chùa là anh Vàng Nguyễn bên Văn phòng luật sư, tối qua thấy anh đồ lớn trịnh trọng mà đẩy xe, khiêng bàn kéo ghế ngoài Hội trường, sáng nay cầm máy ảnh như phóng viên báo chí ngược xuôi để phục vụ cộng đồng và khách phương xa về đây họp mặt. Kể ra mọi thành phần ờ thành Đà đều hưởng ứng, tham gia Đại Hội nhiệt tình. Bên phải tôi, mấy ông già đang tranh luận, một bác nói: "Tôi vui khi thấy Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đây có hàng ghế danh dự dành riêng cho Cựu Tù Nhân Chính Trị, nhưng tôi không ưng vài người đến đó ngồi mà đâu phải Cựu Tù như chúng ta... " Một bác khác dung hoà rất phải: "Anh ơi! Những người ấy không đến ngồi với tư cách cá nhân mà họ thuộc gì nè! Thuộc về những gương mặt cộng đồng, họ đến dự Đại Hội với anh em mình trong tư cách người của cộng đồng thì ngồi đó là phải rồi. Sau Lễ bên Nhà thờ, họ lại qua Chùa liền để lại cùng ngồi với anh em Cựu Tù. Tôi không thấy vấn đề gì hơn là tình thân của mọi giới dành cho anh em mình... " Mấy bác khác đồng ý nên bác bất bình cười nhăn lợi. Răng cỏ...  bỏ quên ở nhà.

 

 Tôi nghe sang bên trái, bác kia chống gậy và đang diễn thuyết, chỉ thiếu người lính cõng máy truyền tin trên lưng đứng xớ rớ chờ lệnh và tấm bản đồ là cuộc họp dã chiến năm xưa ngoài mặt trận khi những ông già này còn trẻ măng. 33 năm sau, họ còn nhớ toạ độ x-y trên bản đồ để gọi pháo binh rót cho khéo nhé, chớ lầm vào nhà... binh, hay gọi đại bàng rải thảm tụi răng hô không ta" Thử nghe bác ấy nói gì" "... Các anh nghĩ kỹ xem, một người đàn bà không đơn thương độc mã như Vân Trường đơn thương phó hội nhưng hợp sức với bà cũng là những người vợ lính thôi. Họ làm nên lịch sử, họ cứu chúng ta từ cõi chết để những người bại trận có được ngày hôm nay. Công ơn đó đối với tôi chỉ còn có trả ơn là hết những gì tôi nghĩ. Tôi già rồi, trả ơn gì nổi nữa nên đành mang ơn đến hết đời. Tôi nói, ai chống bà Khúc Minh Thơ là chống chúng ta, tôi thọc cây gậy nào vào họng thằng nào vô ơn bạc nghĩa... " Bác thở hổn hển trong cơn xúc động làm mấy ông già kia đăm chiêu. Tôi nghĩ là cây gậy của ông già chứ cây quyền trượng mà còn trong tay bác thì bác đã điều động cấp Sư đoàn với hoả lực 100% đi bảo vệ bà Khúc Minh Thơ trước những thế lực ăn cháo đái bát chứ cũng chưa tới cụm từ "thế lực thù địch". Tôi nhìn xuống hồ Quan âm, mặt nước im re với những chiếc lá sớm xa cành vàng võ, cá vàng lượn lờ như những người đã hết hỷ nộ ái ố với đường trần. Tôi bỏ ý định hôm nào vô chùa mượn một con cá vàng về chưng tương nhẩm chẩu. Chiếc lá sớm xa cành rơi trên tay Phật rồi theo gió bay đi như người chiến binh nào đó sớm xa đồng đội để phủ nhận công lao to lớn của bà Khúc Minh Thơ, ông ta cũng sẽ bay đi như chiếc lá sớm xa cành mà tay Phật (bà KMT) thì kim cương bất hoại như thầy Quảng Độ hay dùng. Tôi nói: "Các bác ơi! Giận làm chi cho lên tăng-xông, trong tập thể nào chả có những thằng cha chó cắn, bỏ nhân lễ nghĩa trí tín của thường nhân để thành vĩ nhân không xong thì thành quái nhân, cứ coi những kẻ bất tài mà ham danh, thích nổi như một dương vật quan trọng thay vì nhân vật quan trọng là được rồi! Kẻ kém tài đức mà tham vọng thì...  chỉ ngần ấy thôi. Các bác đồng ý không"" Ông già chống gậy vỗ vai tôi, "mày là ai"" (Chắc khi bác đọc những dòng chữ này thì bác biết con là ai! "Hi, ông già chống gậy.")

 

  Chuyện mấy ông già ở sân chùa bất tận...  Tôi thấy xa xa, Trung úy Trần Đại Hải ngồi dựa lưng vô gốc bồ đời vì chị Hải lúc này hơi phát tướng, hai người họ dựng lại kịch bản "Hờn anh giận em" thật dễ thương dù tóc ai cũng đã ngả màu sương gió. Không biết bồ đời của anh Hài đang tâm tình với anh lính chiến ngày xưa hay hát...  "Em hỏi anh đêm qua đi đâu"..." mà miệng chị luyên thuyên như bà thấy bói. Tôi xạo sự tới hỏi thăm anh: "Sao em không thấy con sâu, con bọ nào trong dĩa cơm anh hết vậy anh Hải"" Anh cười chua chát lắm! "Rượt chị mày, thầy Tịnh Đức mà nghe thì ổng đá mày ra ngoài đường, ở đây là Chùa Đạo Quang chứ hổng phải trại Bùi Gia Mập nha thằng Vỉa Hè... " Tôi trả lại anh chị sự bằng an dưới thế cho người thiện tâm trong sân chùa vì anh thường đưa chị đi nhà thờ rồi chị theo anh sang chùa để đạo ai nấy giữ.

 

 Tôi lang bang tới ghế đá sân chùa vì thấy Đại úy Đại đội trưởng của Sư đoàn 7 Bộ binh Phan Văn Phụng đang ngồi nhá dĩa cơm chay một mình. Tôi thắc mắc ba ngày rồi-từ hôm anh đến đây mà không dám hỏi sợ anh kí đầu! Anh là người miền Tây, lớn lên có lên Sài Gòn học Văn Khoa vài năm rồi mới đi Thủ Đức. Ra trường Chuẩn úy lại về miền tây, từ từ bò lên Đại úy...  phải không anh Phụng" Nhưng em cũng nghe nói Việt cộng miền tây là vua bắn xẻ trong khi anh cao hơn đồng đội một cái đầu! Sao anh còn tới tàn chiến cuộc" Suy ra Việt cộng bắn dở ha anh Phụng! Hay bởi cao hơn đồng đội một cái đầu mà anh còn tới hôm nay" Em mạo muội kể anh nghe chuyện Napoleon đứng duyệt trận, ông nói với người sỹ quan tùy viên: "Trận đánh và diễn biến diễn ra đúng như tôi dự liệu". Người sỹ quan tùy viên thưa lại: "Ngài đúng là một thiên tài quân sự, nhưng ngài vẫn thấp hơn tôi một cái đầu!" Napoleon lùn có tiếng phương tây nhưng những gì còn trong sử sách thì ông không lùn chút nào bởi ông nói với người sỹ quan tùy viên: "Nếu ngươi lập lại một lần nữa thì ngươi sẽ bằng ta!" Em chẳng ngu gì lập lại một lần nữa để anh kí đầu. Chúc anh Phụng vạn sự bình an tới cùng.

 

 Tôi nhìn ra xa xa...  Phan Xuân Sinh, Trần Phù Thế, Nguyễn Xuân Thiệp...  đang thưởng thức thức ăn chay của Chùa Đạo Quang. Tôi cũng muốn ăn thử nhưng chẳng biết còn nhiều hay ít nên thôi chừa cho chú bác phương xa về hưởng lộc Chùa thiêng.

 

 Trước mắt tôi, bên tai tôi...  người đàn ông già hơn tuổi đời đang tiến tới...  ông mặc sơ-mi trắng, quần tây, chân xăng-đan...  những bước đi nhàn rỗi sau tháng năm chạy vắt giò lên cổ để chỉ huy. Khóc cười với đồng đội nên mắt nhiều nếp nhăn hơn thời gian lão hoá, hàng tiền đạo của ông bỏ đi chơi từ những năm tháng tù đày nên nụ cười móm xọm tới xót xa! Ông chào hỏi anh Phụng vừa xong dĩa cơm chay, "Anh khoẻ không"" Anh Phụng cười thật hiền như gặp lại những ngày xưa thân ái...  "Khoẻ re, anh khoẻ hôn"..." Tôi đã hết lạ cách chào hỏi này sau ba ngày lính đổ bộ thành Đà, hôm đầu, thấy hai ông già tay bắt mặt mừng nên cứ tưởng họ quen nhau từ đời ông Thiệu, đời ông Diệm, tới khi người này hỏi người kia: "Anh tên gì" Binh chủng gì" Lên rừng đếm lá mấy năm... " mới biết là họ gặp nhau lần đầu khi đôi bên tóc đã trắng phau, Nhảy dù không còn kênh Cảnh sát như hồi xưa nữa là ý nghĩa của Hội ngộ lần này.

 

 Anh Phụng móc gói thuốc mời ông bạn già một điếu để vô chuyện, tôi nhỏ nhất nên châm lửa cho cả ba thì anh Phựng chửi cho nghe đã tai, "Không mồi thuốc ba người bằng một cây diêm, lính kỵ điều đó nha mảy... " Lính gì mà âm lịch dễ tè, kệ mấy ổng đi, nghe hai ông già nói chuyện xem sao"

 

 "Tôi hài lòng về Đại Hội thành công tốt đẹp hơn mong ước, đặc biệt là sự đón tiếp của đồng bào ở đây thiệt cảm động. Nhưng tôi tiếc công đã chuẩn bị kỹ càng lời phát biểu của một Cựu Tù. Tôi muốn nói cho những thế hệ con em biết rõ về sự độc ác, độc tài ngu xuẩn của cộng sản để con em đừng bao giờ hợp tác với họ...  Nhưng chương trình do ban tổ chức sắp xếp đã quá khít khao, hay, tới tôi không dám xin phát biểu ý kiến của mình. Nếu tôi mà được phát biểu đôi lời thì tôi mãn nguyện 100%."

 

 "Anh muốn phát biểu điều gì, có thể nói cho tôi nghe được không" Những ý tưởng của anh nếu đúng đắn sẽ tới tai đồng đội, đồng bào... "

 

 Tôi hiểu ý anh Phụng: "Mày gióng tai nghe cho kỹ nha Vỉa Hè." Ông già kia xin lỗi dụi điếu thuốc nửa đường vì đã lâu không hút nên phê quá anh ơi! Ông thả hồn say khói thuốc về trại tù năm xưa...

 

 "Tôi biết mình là người bại trận trong tay kẻ thắng thì họ muốn bắn, giết lúc nào cũng được, tôi chấp hành lệnh cán bộ vì vợ con ở nhà. Mỗi tổ có bốn người tù, phải đào một cái hố bằng thùng phi thì không phải là đào giếng, cũng không phải trồng cây vì đào sâu...  Tóm lại là họ bắt mình đào đất trong hoàn cảnh đói khát cho kiệt sức mà chết vì đào lên đổ đó cho mưa trút đất xuống hố lại rồi mai lại đào lên. Anh em trong tổ chúng tôi nghĩ ra cách làm vần công vì chỉ một người xuống cái hố đã chật ních, người đó móc đất vô xô, thùng...  cho người thứ hai kéo lên, người thứ ba bưng đi rải xung quanh miệng hố để chờ mưa trút xuống lại. Người thứ tư ngồi nghỉ vì công việc không cần đến người thứ tư này. Tôi tới phiên nghỉ thì ngồi nghỉ, tên cán bộ trẻ măng bắt tôi đứng lên! Hắn tụ họp mọi người để nghe hắn tuyên bố: Tôi phản động, chống đối lao động là phản động. Hắn xử bắn tôi tại hiện trường để làm gương cho những tù nhân khác. Đạn đã lên nòng, nòng súng AK đã chĩa vào ngực tôi. Tôi cầu cứu lời thanh minh của ba đồng đội trong cảnh tù đày thì họ cuối mặt! (Ông già rươm rướm nước mắt vì xúc động tràn về tới thương tâm)... Ai cũng có vợ con ở nhà nên tôi không trách anh em đâu. Tôi tự cứu mình-không được thì thôi! Tôi nói: Xin cán bộ cho tôi nói lời cuối cùng trước khi xử bắn tôi. Tôi giải thích lối làm vần công vì công việc không cần tới, không có chỗ cho người thứ tư nên chúng tôi luân phiên nghỉ chứ tôi không chống đối lao động, tôi biết lao động là vinh quang. Hắn đuối lý buông tha nhưng tôi ám ảnh hoài về sự ngu dốt mà độc ác của người cộng sản, họ sẵn sàng giết người một cách mù quáng tới đáng tởm. Tôi muốn nói trong kỳ Đại Hội này để con em... "

 

Anh Phan Xuân Sinh đến gọi tôi và anh Phụng đi uống cà phê, anh Phụng chào ông bạn vừa trút hết tâm tư mới chợt nhớ hỏi tên bạn mình. Chú kia cho hay tôi là Nam Anh. Thằng nhỏ tôi ám ảnh chuyện bốn người tù và cái hố từ đó! Tình đồng đội trước tử-sinh có lẽ tôi không là lính và chưa đi tù nên tôi không hiểu. Càng không hiểu tâm tư người lính qua câu: Ba người kia cuối mặt, nhưng tôi không trách anh em đâu! Ai cũng còn vợ con ở nhà...  Có lẽ trong một hoàn cảnh nào đó, những người thực sự giáp mặt tử-sinh mới có trái tim tha nhân như chú Nam Anh.

 

 Thôi, dù sao tôi cũng đã viết ra những lời muốn nói cho một người lính cũ về đây Đại Hội. Mong chú Nam Anh vui lòng về việc không phát biểu được trong Hội Nghị thì những gì chú muốn nói cũng đã được in lên trang báo cho đồng đội chú đọc, con em mà chú muốn nhắn gởi cũng hiểu lòng chú vậy. Tôi ngồi ngoài vỉa hè Saigon Mall, ly cà phê không ra hồn thây kệ, đầu óc miên man không biết chú Nam Anh muốn nói lên điều gì" Nhà thơ chiến sĩ Trần Phù Thế đưa qua tôi tập thơ anh ký tặng, anh hỏi tôi anh viết vầy đúng không" Tôi đọc được "Thân tặng Phan Vỉa Hè - tác giả TPT" Ba chữ Phan Vỉa Hè làm nhớ anh T.Vấn đã đến đây và ra về chiều thứ bảy vì bận việc riêng nên không dự buổi ca nhạc. Nhạc sỹ chiến sĩ Trần Lê Việt cùng đi với T.Vấn là hai ông anh tôi đã chuẩn bị rượu, trà và luôn chỗ nghỉ ngơi cho hai anh thế mà không gặp mặt nhau trong mấy ngày bận rộn. Ba chữ Phan Vỉa Hè làm tôi nhớ anh T.Vấn vì hình như xuất phát từ anh mà tôi có cái tên bụi đời này.

 

 Tôi cảm ơn anh TPT đã tặng tập thơ "Giỡn Bóng Chiêm Bao", cảm ơn anh công nhận Phan là Phan Vỉa Hè bằng chữ viết của một nhà thơ chiến sĩ. Cảm ơn đời đã cho tôi hân hạnh được ngồi và nghe anh nói: "Mình gặp nhau lần này, anh không nghĩ có lần sau nữa đâu... " Cảm ơn những anh lính ngày xưa đã về đây Hội Ngộ một lần cũng đã là trăm năm! Anh Thế ơi!... Em không là Bill Gate, nước mắt tôi chảy vào trong.

 

PHAN

 

Ghi chú

 

 (*)"Những Người Tử Tế". Xin mượn câu nói của nhà thơ Hà Thượng Nhân diễn tả thành phần Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam mà ông gọi là "Những Người tử Tế" Ông viết: "...Anh em HO trước khi bị cộng sản bắt đi tù, đều là "Những Người Tử Tế". Và sau bao nhiêu năm tháng bị cải tạo, họ vẫn là "Những Người Tử Tế". Cộng sản đã không thuyết phục hay thay đổi được ý thức và con người của họ để trở thành những kẻ xấu như chúng".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,759,235
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Nhạc sĩ Cung Tiến