Hôm nay,  

Tôi Đi Học

13/12/200800:00:00(Xem: 299980)

Tôi Đi Học

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 2482-16208559-vb7131208

Tác giả là cư dân khu Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy tấm lòng của người viết, khi kể về  "chiếc nón lá trên tấm lưng còng". Bài viết thứ hai của Tịnh Tâm cho thấy thêm tình thương yêu gia đình và sự lạc quan.

***
 Sáng nay tôi dậy sớm hơn mọi bữa. Tâm trạng náo nức, cảm xúc nao nao... rất nhẹ nhàng... rất khó diễn tả. Bởi vì sáng nay tôi đi học!
 Hôm qua tôi đã sắp xếp mọi thứ cho vào ba lô. Tất cả đều do con gái sắm cho: Cuốn tập, cây bút chì, cục tẩy...
 Riêng quần áo, mũ, giày, vớ thì treo sẵn ra ngoài.
. . .
Má vẫn nhớ như in ngày hôm ấy, như mới diễn ra, như thước phim quay chậm. Hình ảnh như hãy còn tươi nguyên: Sắp đến ngày khai giảng, con hí hửng lắm, cứ lẳng nhẳng theo hỏi: "Má ơi, cô giáo hiền không"Cô có dạy múa hát, có kể chuyện không hở má"" Chốc chốc con lại đem cái cặp mới ra, trong đó đã có đủ sách vở, thước bút. Con bày ra sàn, rồi xếp lại vô cặp. Cứ vậy. Không biết bao nhiêu lần. Không biết chán. Con có vẻ rất thích thú khi nâng niu từng món.
. . .

 Con gái tôi nhắc:
 - Má nhớ social number của má nhen! Nhớ mang theo thẻ xanh nữa.
 Trời thu se lạnh, tôi lúp xúp chạy theo con gái ra xe. Chao ôi! Nó đi mau quá trời!
 - Má ơi, ráng lẹ lên kẻo trễ.
 Trông con gái hồng hào và tươi tắn như nắng ban mai, lòng tôi tràn ngập niềm hạnh phúc dịu êm. Ngồi bên con, tôi thanh thản nhìn hai bên đường và miên man thả cảm xúc rong chơi. Hàng thông xanh thẫm, cao lớn vững chải, uy nghi kiêu hãnh in dáng lên bầu trời buổi sáng mùa thu mênh mông xanh veo như ngọc. Những sợi nắng đầu ngày thu mềm mại như lụa, vàng óng lung linh, dịu ngọt ấm áp. Ơ kìa, những vạt hoa nở bung, tròn xoe đang háo hức dâng hiến muôn hương sắc cho đời... Và quanh tôi, những dòng xe dọc ngang, xuôi ngược nối đuôi nhau, trật tự lăn bánh trên các ngả đường sạch bong.
 Đèn đỏ. Con gái dừng lại, bưng ly cà phê uống, vừa lẩm bẩm: "Cầu xin đừng kẹt xe." Tôi bỗng giật mình, sáng nay tôi chưa cầu nguyện "một ngày bình an" như thói quen. Cũng may! Giờ vẫn còn kịp. Chắc tại hôm nay được đi học nên tâm trí lãng đãng. Trước tay lái chiếc xe sát bên là một người phụ nữ lớn tuổi da trắng tóc vàng. Chúng tôi bắt gặp ánh mắt nhau, cùng trao tặng nhau nụ cười thân ái.
 Con gái lên freeway. Ôi thôi! Tíu tít trong niềm vui được đi học, tôi lại quên béng cái vụ thắt seatbelt. Xe đang bay vù vù tôi mới sực nhớ. Hú hồn hú vía! Tôi len lén liếc con gái. Nó đang chăm chú lái xe.
 Chúa Nhật vừa rồi con gái tập cho tôi đi bộ, phòng khi nó bận không tới rước được, tôi có thể thả bộ về, sẵn tiện coi như thể dục luôn. "Má nhớ đi trên lề nè... Má nhấn nút nầy nè... Băng qua đường như vầy nè... Ở đây xe tránh người nhưng dù sao má vẫn phải cẩn thận..."
Và tôi tiếp tục nhớ.
. . .

Ngày đó má đỡ con đứng thật thẳng rồi từ từ buông tay. Con nhát gan, cứ vịn vào má. Má phải gỡ con ra. Lần đầu tiên đứng chựng được chừng vài phút, coi bộ con khoái chí lắm, cứ cười toe toét, khoe vài cái răng sữa trắng tinh mới nhú. Thấy "ghét" quá chừng. Má con mình cùng vỗ tay hoan hô kỳ tích của con.
 Rồi sau đó má tập đi cho con. Má dắt con. Một... hai ... ba... Má từ từ buông ra. Con bắt đầu chập chững được mấy bước. Má đứng phía trước con, dang rộng vòng tay, nhìn vào mắt con, cười với con. Con gồng mình, mặt đỏ bừng, có vẻ căng thẳng. Khi sắp đến gần má, con không thèm bước tới nữa, mà ùa vào lòng má. Ừ, có má ngay cạnh rồi, con đâu còn sợ ngã!
. . .

Parking của trường không còn chỗ. Con gái vòng vèo mấy lần. Đành phải đậu xe trên con đường nhỏ gần đó. Nó rảo bước đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Nó bước những bước chân nhanh nhẹn tự tin. Tôi bước những bước chân chậm chạp rụt rè.
 - Má ráng đi lè lẹ lên nhen!
 Con gái cầm tay tôi, dẫn tôi vào văn phòng trường.
. . .
Cũng buổi sáng, má đưa con đến trường. Con cứ khép nép đứng sát bên má, ôm chân má, níu áo má, miệng mếu máo, mắt rơm rớm, không chịu vào lớp. Má phải dỗ dành đủ cách. Rồi má nhẹ nhàng hôn vầng trán thơ ngây của con khi quyết định tách con ra, đẩy con vào nhóm học trò nhỏ. Cuối cùng thì con cũng rời được má nhưng mắt con ướt nhòa. Suýt chút nữa má bị mềm lòng. Má vội chạy ra, đứng phía ngoài cổng trường nhìn vào. Thoáng ngập ngừng, bỡ ngỡ qua đi, con cùng bạn bè hòa vào sân trường đông nghịt, náo nhiệt. Nhìn bóng dáng con nho nhỏ xinh xinh trong bộ váy xanh áo sơ mi trắng, với chiếc cặp trên lưng, hai bím tóc thắt nơ hồng đong đưa, trông chững chạc hẳn ra! Không dưng mắt má rưng rưng bởi nghe hạnh phúc dâng đầy: Con gái cưng của má đã rời vòng tay má bước ra khỏi thềm nhà, lẫm đẫm những bước chân đầu đời vào ngưỡng cửa học đường. Và cũng chính nơi đây sẽ bắt đầu cất giữ cả tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo tin yêu của con.


. . .

 Tiếp chúng tôi là một người đàn ông Việt Nam. Con gái liến thoắng:
 - Hello chú! Con xin cho má con đi học.
 - OK.
 Tôi ngồi cạnh nhìn con gái lẹ làng điền những chi tiết về tôi vào tờ giấy. Xong, nó đưa bút và chỉ chỗ cho tôi ký. Nó nhanh nhẹn nộp giấy. Nhanh nhẹn Thank you! Bye!
 Rồi để tôi ở lại trường, nó vội vàng đi làm. Trước khi quay lưng, nó nhét vào tay tôi chai nước và gói bánh, dặn dò:
 - Trưa má nhớ ăn nhen! Chiều con tới đón má nhen! Có thể con trễ chút, má cứ đợi. Đừng sợ nhen má! Có gì má cứ gọi con!
 Tôi đứng nhìn theo con gái cho đến khi bóng nó khuất sau dãy xe ngoài đường. Nghe lòng buồn vui lẫn lộn. Hi hi... Chỉ còn sót một việc nữa thôi: Tôi không ôm chân nó, không níu áo nó mà khóc nhè để nó phải dỗ dành!
 Rồi canh chừng đúng giờ ra chơi, má tới trường.
. . .
Từ xa, má thấy gái cưng của má đang tung tăng chạy nhảy nô đùa cùng bạn bè. Thế là má yên tâm quay về. Tan học, má đến đón con. Con vui vẻ, hào hứng bi bô bao nhiêu là chuyện. Hình như con thích nhất việc toàn trường đã đứng dậy chào đón học sinh mới! Các con còn được thả bong bóng bay lên trời! Nghe con kể, má có thể hình dung rõ cảnh ấy. Những quả bong bóng đủ màu sắc bay cao bay xa vào bầu trời xanh bao la. Má cũng vui sướng như con, mà, có lẽ còn hơn con, khi con gái yêu của má được vào trường học, nơi sẽ ươm mầm, chắp cánh cho ước mơ con ngát xanh bay bổng.
. . .
 Tôi đứng nhìn theo con gái, không dưng mắt rưng rưng, xúc động đến tận sâu thẳm trái tim. Rồi chợt bật cười y như bị khùng. Nghĩ bụng, chiều nay về nhà chắc mình cũng hào hứng líu lo với nó bao nhiêu là chuyện. Hì hì... chắc thích thú lắm.
 Hổm rày con gái thủ thỉ thuyết phục tôi: "Accent của má theo kiểu người Anh, còn đây là nước Mỹ. Má cần đi học để nghe và nói, ít nhất là trong giao tiếp. Dù mình ở chỗ đa số người Việt nhưng thỉnh thoảng má cũng tiếp xúc với người nước ngoài... Thêm nữa, một số trẻ em Việt Nam ở đây không rành tiếng Việt... Người ta nói mà mình không hiểu tức lắm. Rồi mình nói mà người ta không hiểu càng tức hơn."
. . .
 Có lần con làm biếng không chịu đi học, má năn nỉ, vỗ về, dọa nạt... Con phụng phịu: "Sao ông bà ngoại, sao ba má hổng đi học mà bắt con đi học!" Thế là má phải một phen giảng giải tường tận cho con.
 . . .
Nó tiếp tục phác họa những viễn cảnh tươi đẹp: "Cho nên má cần phải đi học ESL. Học để hòa nhập vào dòng chảy cuộc sống ở đây. Học cho vui. Ráng lên nhen má! Con nghĩ là má học sẽ mau, sẽ dễ dàng thôi, vì má đã có vốn liếng căn bản rồi. Hồi xưa má dạy con mà..."
 "À, rồi má sẽ vào College nè, học không tốn tiền mà nếu cố gắng má có thể được tiền nữa chứ. Ở đất nước nầy ngộ đời quá má hén! Má sẽ học lái xe. Sẽ sống một cuộc sống năng động. Vui lắm. Má sẽ cảm thấy trẻ lại, khỏe lại hàng chục tuổi à nhen. Thiệt đó."
 OK! Hà hà... Má đồng ý! Con gái yêu của má thật tuyệt! Bây giờ má đã xác định cho mình con đường phía trước. Dẫu rằng nơi má đang đứng có thể nói là đã quá nửa cuộc hành trình đời người. Quả thật rất thú vị khi đến chừng tuổi nầy má vẫn còn được đi học, còn nhiều cơ hội bắt nhịp với xung quanh.
 OK! Má sẽ làm lại từ đầu, cũng có nghĩa là má được "sống" lại từ đầu- đồng nghĩa với được trẻ lại. Má sẽ có mục đích, có ước vọng. Rồi má sẽ tìm một công việc yêu thích, có ích. Con ha!
 OK! Bước tới dĩ nhiên mệt hơn dừng lại. Học hành, làm việc dĩ nhiên nhọc nhằn hơn nghỉ ngơi, an dưỡng. Nhưng sẽ vui hơn, lạc quan hơn, hạnh phúc hơn; bởi được "sống" nhiều hơn. Và điều quan trọng nữa là phải luôn biết giữ gìn sức khỏe để "sống". Đúng không cục cưng của má"
 Vậy là hôm nay con gái tôi dẫn tôi đi học. Chút hớn hở bâng khuâng nhè nhẹ, chút niềm vui nỗi buồn dịu dàng... đan xen hòa quyện trong phút giây hiện tại, trong nâng niu hoài niệm quá khứ và trong mong ước ngày mai. Tất cả âm thầm diễn ra trong cõi rất riêng của tôi.
Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến