Hôm nay,  

Đến Với AAFCC

05/09/200800:00:00(Xem: 131967)
Người viết: Lưu Thái Dzo
Bài số 2399-16208476-vb6050908

Tác giả tên thật Hoàng Huy Năng, sinh năm 1934, cựu sĩ quan VNCH và cựu tù chính trị, diện HO 5, định cư tại Houston từ 1992, hiện là Uỷ Viên Xã Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Tập Thể ở Houston. Trước 1975, tại Việt Nam, ông đã cộng tác với nhiều báo quân đội và cho tới nay đã xuất bản 5 tập thơ và 1 tập truyện ngắn tại Hoa Kỳ. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một loạt 5 bài viết. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.

***

AAFCC là gì" Là chữ viết tắt của "Asian American Family Counseling Center": Trung Tâm Cố Vấn Gia Đình Người Mỹ gốc Á Châu.

Năm 2002, tôi được thâu nhận vào làm việc bán thời gian tại một Cơ Quan có tên như trên. Đây là một Hội Thiện Nguyện mà công tác chính yếu là giúp đỡ những người Mỹ gốc Á Châu có ít nhiều dính líu đến "Bệnh Tâm Thần" (Mental Health). Tôi không biết ở các Tiểu Bang khác trên toàn Hoa Kỳ có những Cơ Quan như trên hay không. Nếu có thì chắc chỉ dành cho người Mỹ mà thôi. Riêng tại thành phố Houston, Texas thì Trung Tâm AAFCC được thành lập nhằm giúp đỡ những người Mỹ gốc Á Châu, trong đó có người Việt Nam. Những "khách hàng" (clients) của Trung Tâm là cư dân đến từ nhiều nước. Do đó, ngoài tiếng Anh, Trung Tâm còn xử dụng những ngôn ngữ khác. Lúc bấy giờ, tôi thấy có nhân viên nói tiếng Trung Hoa và Đại Hàn cùng làm chung với tôi.

Cơ Quan AAFCC tọa lạc tại số 6220 Westpark, Suite 228. Tôi phục vụ trong thời gian hơn một năm với tư cách là nhân viên "Intake", tức là ghi nhận những tin tức cần thiết về "tình trạnh bệnh tật" của khách hàng Việt Nam để, qua đó, họ được giúp đỡ, chữa trị, hoàn toàn bằng "tâm lý", chứ không phải bằng thuốc men theo Tây hoặc Đông y như chúng ta thường thấy. Sau khi thiết lập hồ sơ lý lịch, khách hàng được hẹn ngày, giờ đến Trung Tâm để qua một cuộc "phỏng vấn" chi tiết về "bệnh trạng" của họ. Những người phỏng vấn là những "chuyên viên tâm lý" được đào tạo hẳn hoi và cấp "giấy phép hành nghề" (licence) hợp pháp.

Tôi làm việc chung với ông T. là người Trung Hoa, thông thạo tiếng Việt, đã phục vụ lâu năm tại Trung Tâm. Dĩ nhiên ông T. phụ trách những khách hàng người Hoa. Lúc bấy giờ, số khách hàng đông đảo nhất là người Hoa, kế đến là người Việt. Còn các sắc dân khác như Đại Hàn, Ấn Độ, Nhật Bản, Phi Luật Tân v.v&, lâu lâu mới xuất hiện. Trường hợp thiếu thông dịch viên về một ngôn ngữ nào đó, thì Ban Điều Hành "xài" Anh Ngữ để lập hồ sơ cũng như phỏng vấn "Bệnh Nhân". Khi mới vào làm việc, tôi nghĩ rằng phương pháp chữa "bệnh bằng tâm lý" nầy xem ra quá mới lạ, nhất là đối với người Việt Nam. Hơn nữa, hiệu quả chữa trị không ghi nhận được một cách cụ thể, nhanh chóng như trường hợp thông thường chúng ta bị bệnh, đi khám bác sĩ và khỏi bệnh không lâu sau khi uống thuốc theo toa bác sĩ. Mỗi ngày vẫn có người gọi cung cấp tin tức và xin lấy hẹn. Nhưng không nhiều lắm. Thành phần "bệnh nhân" nam có, nữ có và đủ già, trẻ, lớn, bé. Đa số thuộc giới trẻ đang gặp những khó khăn, trở ngại về cuộc sống lứa đôi, nên đã ly thân, ly dị, hoặc , tuy sống chung , nhưng "Đồng sàng, dị mộng", luôn gây gổ, cãi vã, nhiều khi đưa đến những vụ xô xát trầm trọng , khó tránh khỏi đổ vở trong tương lai không xa. Về thể lý, họ có vẻ mập mạp, khỏe mạnh, nhưng tinh thần họ suy sụp, bất an, lo lắng dẫn đến thái độ u buồn, lời nói nhảm nhí. Tóm lại, họ không phải là những "người điên" đúng nghĩa như những "đối tượng" của nhà thương điên ở Biên Hòa, Việt Nam. Nhưng là những người mà chúng ta thường gán cho cái tên là "Mát", là "Khùng", là "Dở dở, Ương ương". Về nguyên nhân "bệnh trạng", chúng ta khó tìm ra một cách thật rõ ràng, chính xác. "Bệnh trạng" có thể phát xuất từ vấn đề ngược đãi, bạo hành trong gia đình, sự xung đột giữa các thế hệ, sự căng thẳng tinh thần do hội nhập văn hóa, sự khó khăn trong liên hệ tình cảm và trong hôn nhân & Đối với bệnh trạng như thế, cách chữa trị đã được giao phó cho các "Chuyên Viên Tâm Lý". Theo tôi, những chuyên viên nầy có thể ví như những linh mục Công Giáo "chữa lành cho linh hồn tín hữu" đã sa ngã phạm tội, tức là đã ngã bệnh, đã đau ốm về phần tâm linh.

Như đã nói trên, tôi không trông thấy ngay hoặc trong thời hạn ngắn, hiệu quả của phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý. Ông T. cho tôi biết khách hàng theo hẹn, đến tiếp xúc với chuyên viên tâm lý lâu, mau, ít hay nhiều lần không tính được thời lượng. "Bệnh nhân" coi chuyên viên phỏng vấn họ, vừa là vị cố vấn, hướng đạo, vừa là thầy thuốc. Cũng có khi họ được giới thiệu đi gặp bác sĩ nầy, y sĩ nọ. Vì diễn tiến cách chữa trị mới lạ như vừa kể, nên tôi không mấy tin tưởng vào kết quả công tác của Trung Tâm AAFCC, và nghĩ rằng số khách hàng sẽ không đủ bảo đảm sự tồn tại lâu dài của Cơ Quan nhằm giúp đỡ một cách thiết thực khối người Mỹ gốc Á Châu, trong đó có đồng hương của tôi. Tôi có không ít bạn bè đã ở tù Cộng Sản nhiều năm, được thả ra , đến định cư tại thành phố Houston, Texas. Những khổ cực trền miên trong tù : đói khát, lao động khổ sai , bị ngược đãi cách nầy, cách khác, đã ảnh hưởng sâu nặng đến tinh thần họ. Sau khi định cư, nhiều anh em, nhất là những người già, đã rơi vào "căn bệnh tâm thần" đưa đến cuộc sống bất ổn, cần được giúp đỡ, chữa trị bằng tâm lý như chương trình, kế hoạch AAFCC đề ra. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, họ không biết Hội Thiện Nguyện nầy, hoặc có biết, nhưng, cũng như tôi, không mấy tin tưởng vào lợi ích do Hội đem lại.

 Qua khoảng 6 tháng làm việc tại Trung Tâm, tôi nhận thấy số khách hàng ngày càng gia tăng, nhất là các "bệnh nhân" người Trung Hoa, có lẽ nhờ sự quảng cáo rộng rãi, trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặt khác, theo tôi, Vị Điều Hành kế hoạch là Bà K., một phụ nữ người Hoa rất tài giỏi và năng động về mọi mặt, đã dần dà đưa Cơ Quan đến phát triển lớn mạnh và thành công rực rỡ. Bây giờ, AAFCC đã đổi tên là AAFS, chữ tắt của "Asian American Family Services"(Trung Tâm Phục Vụ Gia Đình Người Mỹ Gốc Á Châu).Nội dung công tác tương tự như cũ, nhưng thêm nhiều dịch vụ khác như: thực hiện các chương trình lành mạnh hóa gia đình (liên hệ giữa thanh thiếu niên, đôi lứa trong gia đình, giáo dục về hôn nhân, vun đắp cho hôn nhân, các khóa hướng dẫn các bậc cha mẹ), chương trình dành cho các vị cao niên: sống vui vẻ, lành mạnh, tương trợ và điều trị cá nhân.

. . .

Phương pháp "chữa bệnh bằng tâm lý" không hữu hiệu trong một sớm, một chiều, nhưng phải trải qua thời gian. Nói khác đi, bệnh nhân phải gặp gỡ "Điều Trị Viên" nhiều lần để trao đổi tâm tư tình cảm, nhận lãnh những khuyên giải chân thành, thiết thực do "Vị Thầy Thuốc Tinh Thần" trao ban. Thời gian khỏi bệnh lâu, mau tùy thuộc nhiều nhân tố, trong đó, phải kể đến sự tin tưởng và kiên trì của bệnh nhân.

Cặp vợ chồng anh H. đã xác minh điều nhận định nêu trên. Anh chị H.tuy chưa chính thức ly dị để "Anh đi đường anh, tôi đường tôi", nhưng từ hơn 3 năm, anh chị đã hoàn toàn ly thân, mạnh ai nấy sống. Con cái đã lập gia đình và ra riêng. Những vụ xung khắc giữa vợ chồng khó có thể hàn gắn, bởi lẽ vợ chồng đổ lỗi cho nhau về vần đề chung thủy , không ai dẫn chứng rõ ràng sự việc , từ đó , đối thoại để giải quyết thỏa đáng. Ngược lại, ai cũng ngoan cố, dựa vào tin đồn của bạn bè, hàng xóm để chì chiết, nhục mạ nhau bằng lời qua tiếng lại suốt tháng, quanh năm. Tình trạng căng thẳng kéo dài như không còn thuốc chữa. Sở dĩ anh chị không dám đặt vấn đề ly dị là vì còn sợ luật Đạo (vì anh chị là người Công Giáo).

Tôi tình cờ gặp chị H. tại Trung Tâm AAFCC. Chị cho biết đã đi,về "Tham Vấn" nhiều lần và cảm thấy rất thoải mái. Điều trị viên là một thanh niên Việt Nam trẻ, sành tâm lý phụ nữ. Anh đã khéo léo phân tích vấn đề và đưa ra những đề nghị hấp dẫn, có tính thuyết phục rất cao. Chị hy vọng sẽ lôi kéo được anh tham gia cuộc chữa trị đầy khó khăn, nhưng không kém phần hào hứng khi đối diện với một chuyên viên tâm lý có giọng nói hết sức dễ thương và truyền cảm.

Khoảng một năm, sau lần gặp chị H. đầu tiên ở Trung Tâm AAFCC, tôi nghe nói anh chị đã bắt tay nhau , vui vẻ, cười nói rôm rã trong mái nhà xưa. Vào dịp Tết Bính Tuất (năm 2006), tôi bắt gặp anh chị trong Hội Chợ do Cộng Đồng Người Việt Houston tổ chức. Chúng tôi chào hỏi và chúc Tết nhau bằng những lời chân thành và tốt đẹp nhất. Trên môi đôi vợ chồng không còn trẻ, nhưng chưa già, nở nụ cười tươi như hoa trang trí đầy dẫy trong các gian hàng chợ Tết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,777,646
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Bước qua thêm một lần 30 tháng Tư, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Kỷ niệm Ba Mươi Tháng Tư năm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng thương tiếc cố Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO,
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 4 bài đã phổ biến. Sau đây là bài viết thứ năm.
Nhạc sĩ Cung Tiến