Hôm nay,  

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang

16/08/200800:00:00(Xem: 184132)

Tác giả: Nguyễn Duy-An

Bài số 2379-16208455-vb7160808

Nguyễn Duy An  là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Năm 2006, ông là tác giả nhận giải Chung Kết  Viết Về Nước Mỹ.

***
Cuối tháng 7, 2008 tôi nhận được Email của ông Trần Đông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam từ Úc gởi qua mời tham dự Chuyến Đi Về Bến Tự Do V (Back to the Shore of Freedom) để thăm lại 2 trại tỵ nạn Bidong (Malaysia) và

Galang (Indonesia) từ ngày 9 đến 17 tháng 9, 2008.

"Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archive of Vietnamese Boat People) là một tổ chức thiện nguyện. Mục tiêu tối hậu của VKTNVN là sưu tập tài liệu và di vật thuyền nhân Việt nam để đưa vào hệ thống Văn khố hay Bảo tàng viện quốc gia hay quốc tế. Các thế hệ mai sau sẽ tìm hiểu về nguồn gốc di dân của mình. Những tài liệu này sẽ là nguồn dữ kiện vô giá để các cháu nghiên cứu và tìm hiểu. Công tác Văn Khố do vậy là công tác thuần tuý lịch sử, văn hóa và xã hội&"

Một câu nói đăng trên trang web http://www.vnbp.orgđã thúc đẩy tôi tìm về với kỷ niệm từ 25 năm trước ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia: "Nếu không được thu thập có hệ thống và khoa học, chỉ 10 năm hay 20 năm nữa, khi những thế hệ thứ nhất của người Việt ở các trại tỵ nạn không còn, khi những người làm việc ở các trại tỵ nạn cũng không còn, khi ấy những dữ kiện về Thuyền Nhân Việt Nam cũng sẽ theo năm tháng chôn vùi!"

Tôi xin trích đoạn một vài trang "Nhật Ký Đời Tỵ Nạn" để tưởng nhớ quãng thời gian tôi đã "tạm trú" ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia.

Ngày... Tháng 6, 1983:

Tôi đến Galang vào một buổi chiều trời mưa như thác đổ. Cùng với hơn 300 người được chuyển tới từ đảo Kuku trên chiếc tầu Tegu Mulia, tôi chạy vội vào "trung tâm tiếp cư" của Cao Uỷ là một căn nhà trống ở bến tàu Galang để làm thủ tục

nhập trại. Có tiếng ai đó vọng đến từ loa phóng thanh: "Đây Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người xin chào đón các bạn." Tim tôi rộn rã một niềm vui không bút mực nào diễn tả được. Tôi đã đặt chân tới bến bờ Tự Do sau gần một

tuần lênh đênh trên biển cả và hơn một tháng đợi chờ ở Singkawang, rồi Kalimatan Barat trước khi được chuyển tới đảo Kuku...

Tôi thấy lòng mình se lại! Tôi muốn bắt chước một vị yếu nhân nào đó quỳ mọp xuống để hôn lên mảnh đất của Tự Do và Tình Người nhưng tôi không đủ can đảm làm việc đó vì tôi chỉ là một tên "vô danh tiểu tốt" vừa mới thoát khỏi Việt Nam

trên một chiếc thuyền tre nhỏ bé... Tôi bần thần xúc động. Tôi muốn khóc cho niềm vui Tự Do nhưng mắt tôi vẫn trơ trơ ráo hoảnh. Còn đâu nữa những giọt nước mắt thương đau để trào ra sau hơn 8 năm sống kiếp đọa đày với bao nhiều lần

vượt biên thất bại, bị bắt và "cải tạo" ở B5 (Biên Hòa), Bầu Lâm (Xuyên Mộc), rồi Cây Gừa (Cà Mau)... và những tháng ngày sống lây lất ở vùng "khỉ ho cò gáy" Bình Giả - Xuân Sơn, ngày hai bữa khoai mì không đủ no! Tôi đã tới được bến bờ

Tự Do. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh thương tâm của đồng bao tôi đang gánh chịu trong lòng đất mẹ Việt Nam - Quê hương yêu dấu của chúng ta. Mẹ Việt Nam ơi, con xin phép được quên đi những ngày tháng lang thang "đầu đường xó

chợ" để bắt đầu lại một cuộc đời mới . Con muốn được cùng với hơn một triệu người dân Việt đang sống tha hương nơi đất khách quê người nối kết lại một vòng tay chờ ngày trở về xây dựng lại quê Mẹ dấu yêu. "Mẹ Việt Nam ơi, xin Mẹ

đừng khóc nữa vì chúng con vẫn còn đây, những đứa con mang dòng máu đỏ da vàng..."Tôi được chuyển tới Barrack 1, Zone 1, trại tỵ nạn Galang I. Tôi nằm thao thức mãi tới gần sáng vì những người đến trước đã kể cho tôi nghe nhiều

chuyện "Galang nửa mảnh tình xù" với những đổ vỡ thương tâm, chuyện ăn chơi trác tác, chuyện tranh giành quyền lợi, vu khống, trả thù và thanh toán lẫn nhau của nhiều phe nhóm trong trại. Ôi! Trớ trêu thay cho cuộc đời! Vì không thể chịu

đựng được cuộc sống mất tự do ở quê nhà nên tôi đã liều mạng ra đi bất chấp sóng gió đại dương. Tôi ra đi để làm gì" Một dấu hỏi thật lớn đã xuất hiện trong đầu làm tôi không ngủ được. Tôi sẽ lao mình vào cuộc sống hưởng thụ tạm thời ở

đây chăng" Có thể lắm. Tôi đã trải qua biết bao nhiêu gian khó để vượt thoát đến đây, tôi có quyền tìm kiếm một chút gì đó để tự đền bù cho chính tôi. Tôi chỉ muốn buông xuôi theo dòng đời, phó mặc cho thời gian, người ta sao mình vậy.

Không được. Lương tâm tôi tự nhắc nhở. Tôi đã bất chấp rủi ro, tù tội, và cả cái chết, để cùng bạn bè xuống thuyền vượt biển tìm Tự Do. Tôi đã thành công. Tôi phải vươn lên. Tôi phải sống làm sao để không hổ thẹn với lòng mình khi nghĩ tới

những người còn ở lại: Cha mẹ, anh chị em, bạn bè và cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày rên rỉ kéo lê tấm thân tàn trong tuyệt vọng vì "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc" nhưng vẫn khắc khoải trông mong và đợi chờ một "ngày mai trời

lại sáng." Tôi không thể buông xuôi. Tôi không thể sống trong tuyệt vọng. Tôi phải can đảm đứng lên làm lại từ đầu.

Ngày... Tháng 7, 1983:

Tôi nhận lời cha Đỗ Minh Trí (Gildo Dominici) dọn vào trung tâm "Unaccompanied Minors" để "cùng ăn cùng ở" với gần 200 trẻ em không thân nhân như một người anh cả của đám trẻ ngang bướng và ngỗ nghịch nhất ở trại tỵ nạn Galang. Tại

đây, tôi đã gặp một vài em chỉ mới 6, 7 tuổi rất tội nghiệp vì cha mẹ của các em bị "rớt" lại lúc di chuyển từ "taxi" ra thuyền lớn... Tôi đã trằn trọc suốt đêm sau khi nghe một em bé mồ côi kể lại chuyến hải hành đầy máu và nước mắt, và chính

em đã tận mắt chứng kiến cảnh cha mẹ bị hải tặc dùng búa tạ đập vỡ sọ trước khi vất xác xuống biển!

Theo chỉ thị của Cao Uỷ, trung tâm chỉ nhận những trẻ em không thân nhân dưới 16 tuổi; tuy nhiên, cũng có rất nhiều em đã lớn nhưng khai rút tuổi nên "ban lãnh đạo" còn phải đứng ra dàn xếp nhiều chuyện "gỡ rối tơ lòng" của tuổi đôi mươi

mặc dầu đa số chúng tôi cũng chỉ lớn hơn các em vài tuổi. Trung tâm được các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo, Tin Lành, Gia Đình Phật Tử và Hướng Đạo Việt Nam tận tình giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các

em đều được "đoàn ngũ hóa" và sắp xếp theo học các lớp tại trung tâm Giáo Dục Phổ Thông.

Ngày... Tháng 9, 1983:

Sáng nay tôi buồn kinh khủng! Tôi chỉ muốn "nằm mộng nghe kèn" suy nghĩ vẩn vơ, nhưng rồi tôi cũng vượt thắng được tính ươn lười, chỗi dậy đánh răng rửa mặt rồi lững thững lê gót lên trung tâm Sinh Ngữ để vào lớp dạy. Tôi không muốn

làm mất niềm tin của hơn 30 học trò trong lớp Anh Văn tôi đang phụ trách. Tôi đã tự hứa sẽ cố gắng hết sức để hướng dẫn các bạn tôi trau dồi thêm tiếng Anh chuẩn bị cho bước đường định cư. Tôi được may mắn học hành tạm đầy đủ lúc

còn ở quê nhà, bây giờ tôi phải đem hết khả năng ra phục vụ đồng bào đang chờ đợi ở trại Galang này. Tôi và "học trò của tôi", chúng tôi đã gặp gỡ, chia sẻ tâm sự thật nhiều từ ngày đầu tiên tôi đến nhận lớp. Tôi phải "hiên ngang" lên lớp

mặc dầu tôi đang "rầu thối ruột!"

Chiều hôm qua, trên quãng đường từ bãi biển trở về với các em "minors" tôi đã tình cờ gặp lại một người lớp đàn anh học cùng trường từ trước năm 1975. Tôi không thể nào tưởng tượng được là anh ta vẫn còn ở Galang. Anh ấy đã rời Việt

Nam từ cuối năm 1980. Tại sao" Tại sao lại có những người phải ở trại tỵ nạn một thời gian dài đến thế" Tôi đã thấm thía cảm nhận được thân phận của một người tỵ nạn không có thân nhân qua lời tâm sự của anh: Cậu không thể ngờ được

là mình vẫn còn ở đây phải không" Mình bỏ nước ra đi với bao nhiêu hoài bão phải không Duy" Nhưng bây giờ, sau gần 3 năm đợi chờ, mình đã chán nản và tuyệt vọng lắm rồi. Cậu nghĩ xem, mình chưa xong Đại Học thì "nước mất nhà tan",

lang thang mãi hơn 5 năm sau mới tìm được đường ra đi. Mình không còn là "minor" nhưng cũng chưa đủ lớn để đi lính hay làm việc cho chính quyền trước năm 1975 nên không có tiêu chuẩn ưu tiên đi Mỹ. Tới đảo được 3 tháng mình bị phái

đoàn Úc "đá đèn" vì lúc ấy có quá nhiều người xin đi Úc, nhân viên phái đoàn cứ rút đại một số đơn trong xấp hồ sơ, ai hên được gọi phỏng vấn, mình không may nên lọt sổ. Sau đó mình được Canada nhận nhưng 6 tháng sau bị từ chối vì sức

khỏe của mình "mèng" quá! Cậu nghĩ xem, từ lúc đi "nông trường" sau năm 1975, mình hút hết thuốc lào rồi thuốc rê để chống muỗi, sang đây cứ 5 ngày một bịch P3V, thân nhân không có, mình lấy đâu ra tiền để tẩm bổ mà sức khỏe chẳng

"mèng", phổi nào mà chẳng có vấn đề, phải không" Mình nản quá, không còn tin tưởng gì ở tương lai... Mình cóc thèm học hành hay làm thiện nguyện việc gì cho mệt xác, cứ ngày hai bữa Cao Uỷ nuôi!

Đêm qua tôi lại mất ngủ! Tôi không tài nào hiểu được tại sao người đàn anh đáng kính cùng trường với tôi bây giờ lại bạc nhược đến thế. Tại sao" Tại sao một người có trình độ đại học như anh mà không được phái đoàn nào nhận" Tại sao

một người có học thức như anh mà bây giờ lại chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt và chán chường đến thế" Người tỵ nạn chúng tôi chẳng có một lựa chọn nào hết. Chấp nhận bỏ nước ra đi là chấp nhận tất cả... Biết đâu rồi cá nhân tôi cũng

dần dần bại xuội như thế! Hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhân dân và chính phủ các nước đồng minh đã không còn đủ kiên nhẫn để cưu mang mãi một dòng người từ Việt Nam bỏ nước ra đi kéo dài đến bất tận. Người ta đang

nhìn chúng tôi, những người tỵ nạn, như là một gánh nặng cần phải vứt bỏ càng sớm càng tốt. Đã có nhiều nơi người ta xua đuổi không cho thuyền của người tỵ nạn vào bờ!

Xin cám ơn Thượng Đế, Cao Uỷ tỵ nạn, chính quyền và nhân dân Indonesia... còn để lại cho chúng tôi một cái phao. Galang là một trong những trạm dừng chân cuối cùng còn mở cửa tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam. Đã có không biết bao

nhiêu ngàn người đã dừng chân nơi đây trong những năm vừa qua, và cũng đã có nhiều người chọn nơi này làm quê hương vĩnh viễn trong một nghĩa trang hiu quạnh bên con đường nhỏ nối liền hai trại tỵ nạn ở Galang. Tôi cứ miên man suy

nghĩ suốt đêm dài để buồn thương thật nhiều cho thân phận của người tỵ nạn. Sáng nay tôi đến lớp như một cái xác không hồn. Tôi cứ bị ray rứt mãi khi được biết còn quá nhiều người đang sống trong tuyệt vọng ở nơi đây!

Một khi niềm tin và hy vọng đã chết, con người sẽ sống như tôi con vật. Tôi lo lắng rồi mai đây chính tôi cũng sẽ lâm vào tình trạng như thế. Tôi cứ thắc mắc mãi với hai tiếng tại sao. Tôi đã quyết định phải tự kiềm chế bản thân trước mọi gian

khó để không bao giờ tuyệt vọng. Tôi phải luôn luôn tỉnh thức để không bao giờ buông xuôi theo hoàn cảnh đẩy đưa, cho dẫu tôi có khổ cực tới mức nào ở trại tỵ nạn cũng chẳng thấm vào đâu nếu đem so sánh với những người còn kẹt ở lại

quê nhà. Ở đây tôi không có thân nhân "viện trợ" nên phải ăn uống cực khổ ư" Tôi có bao giờ nghĩ tới bao nhiêu người đang phải vật lộn với cuộc sống đói khổ rau cháo qua ngày trên quê hương yêu dấu Việt Nam hay không" Tôi bị các phái

đoàn từ chối và phải ở đây làm "chúa đảo" ư" Tôi phải bình tĩnh suy nghĩ lại. Tôi không thể quên rằng lúc này vẫn còn hàng ngàn bạn bè đang vật vã trong trại cải tạo hay trên những nông trường lao động không công... Ai khổ hơn ai" Tôi đã

vượt thoát tới được "ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người" trong khi hàng ngàn người khác đã ra đi nhưng chẳng bao giờ tới bến. Bây giờ tôi không làm được gì cho quê hương, dân tộc Việt Nam ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương, nhưng

tôi có cả một cộng đồng trước mặt đang cần đến bàn tay phục vụ của những người như cá nhân tôi. Tôi phải sống xứng đáng là "con rồng cháu tiên!" Tôi tự hứa sẽ cố gắng hết mình để vươn lên. Gian khó hôm nay chuẩn bị cho vinh quang

ngày mai.

Ngày... Tháng 11, 1983:

Bao nhiêu mộng đẹp và ước vọng về tương lai của tôi đã hoàn toàn sụp đổ sau 5 tháng ở Galang, sau khi biết tin mình không được xếp vào bất cứ một "diện ưu tiên" nào để đi Mỹ... Tôi chỉ còn biết nằm chờ một dịp may rất nhỏ khi phái đoàn

Mỹ mở hồ sơ "hốt rác" mỗi năm một lần! Chán nản. Buông xuôi. Tôi ngồi lỳ trong quán cà phê suốt buổi sáng, bỏ mặc học trò đến lớp chờ đợi rồi lang thang "bát phố" vì không có người hướng dẫn. Tôi bực mình. Tôi thất vọng. Tại sao phái

đoàn Mỹ không chịu mở hồ sơ phỏng vấn tôi" Tôi làm thông dịch viên cho Cao Uỷ. Tôi trông coi các trẻ em không thân nhân trên đảo, trong đó cũng có nhiều em "lai Mỹ". Tôi dạy tiếng Việt cho nhân viên các phái đoàn... Tôi đã lăn lộn tối ngày

sáng đêm với bao nhiêu công tác thiện nguyện nhưng có được nâng đỡ gì đâu! Tôi bỏ bê mọi sự. Tôi chỉ muốn lè phè cho qua ngày.

 Chiều nay tôi nhận được lá thư đầu tiên của Mẹ từ Việt Nam gởi qua. Tôi thật sự xúc động khi đọc lại những dòng chữ thân thương của mẹ. Mẹ tôi như đã biết trước tâm trạng của tôi lúc này nên viết cho tôi những lời khuyên xác thực. Lá

thư của mẹ đến thật đúng lúc. Tôi đã tìm lại được nghị lực. Tôi phải chỗi dậy bắt đầu lại. Tôi không có quyền lè phè trong khi ở quê nhà còn bao nhiêu người thân yêu đang sống trong tức tưởi, mòn mỏi đợi chờ và hy vọng những người đã ra

đi như tôi sẽ làm được một chút gì đó cho quê hương, dân tộc. Tôi đã ngã quỵ nhưng tôi phải thu hết can đảm đứng lên đương đầu với thực tế để vươn lên và vươn lên mãi. Tôi phải tiếp tục đi theo con đường phục vụ thay vì phè phỡn ăn chơi

cho qua ngày tháng ở trại tỵ nạn. Tôi phải tìm lại niềm vui cho chính mình để tiếp tục sống những ngày đáng sống ở Galang trong niềm vui phục vụ... Rồi sóng gió cũng sẽ qua nhanh.

Ngày... Tháng 3, 1984:

Tôi đang chuẩn bị di chuyển vào Galang II để theo học khóa C.O. 26 (Cultural Orientation). Tôi đã được phái đoàn Mỹ nhận mấy ngày trước tết Âm Lịch. Mùa xuân thứ nhất xa quê hương, tôi đã buồn thật nhiều vì nhớ nhà, nhưng nỗi buồn đã

qua mau nhờ hình bóng một người con gái. Tôi gặp nàng trong một bữa tiệc tất niên. Tôi làm quen, và...

Cô bé ấy có đôi mắt bồ câu thật đẹp và mái tóc thề xõa ngang vai mang dáng dấp một thiên thần. Lúc tôi đến làm quen, nàng đã mỉm cười thật tươi với đôi má lúm đồng tiền nho nhỏ. Nói tóm lại là tôi đã tìm được "chiếc xương sườn cụt" lạc

mất từ lúc chào đời. Tôi quyết định sẽ xin nghỉ tất cả công tác thiện nguyện với lý do sắp sửa phải vào khóa học chuẩn bị lên đường định cư; nhưng thực ra là tôi muốn có nhiều giờ rảnh rỗi để đến với nàng. Cô bé đã ngỏ ý nhờ tôi dạy thêm

tiếng Anh. Thôi, từ nay mình đã có người lo cơm nước, đỡ phải lang thang và cũng không phải bận tâm lo lắng cho đám trẻ nghịch ngợm ở trung tâm "Unaccompanied Minors" nữa. Tôi đã làm việc phục vụ gần một năm trời ở trại, và bây giờ

tôi có quyền nghỉ ngơi.

Nhưng rồi một người bạn, nói đúng ra là một người đàn anh, đã đến tìm tôi và vạch ra một công tác mới để tôi có thể tiếp tục phục vụ đồng bào trong thời gian theo học khóa C.O. 26 ở Galang II. Tôi đã phải miễn cưỡng nghe theo vì sợ bị chê

trách là "chí lớn không đong đầy đôi mắt giai nhân!" Đã hơn một lần tôi buồn vì công việc quá bận rộn nên tôi không có được những giây phút thần tiên bên nàng. Tinh thần trách nhiệm đã khiến tôi phải xa nàng, và nàng cũng đã xa tôi để tìm vui

bên một người thanh niên lúc nào cũng kề cận sẵn sàng an ủi và giúp đỡ nàng. Tôi thất tình! Tôi đã buồn khổ một mình biết bao nhiêu đêm nhưng không dám bỏ bê công việc. Mãi rồi tôi cũng tìm lại được niềm vui trong phục vụ. Tôi quyết định

sẽ dùng đôi tay và khối óc làm việc phục vụ cho tới ngày rời đảo.

Ngày... Tháng 7, 1984:

Cầm tờ giấy nợ (promissory notes) ra khỏi văn phòng Cao Uỷ tôi chợt thấy lòng mình chùng xuống, buồn man mác. Trời vẫn còn mưa. Mưa Galang dai dẳng buồn không chịu được. Tôi đã chạy như bay, bất chấp trời đang mưa nặng hạt khi

nghe loa gọi lên văn phòng Cao Uỷ ký giấy nợ. Niềm vui chợt đến vì mình có tên đi định cư vào ngày 28-07-1984. Nhưng bây giờ, sau khi đã hoàn tất thủ tục giấy tờ rời đảo, tôi mới thấy thấm thía câu nói "ra đi là chết ở trong lòng một nửa!" Tôi

buồn vì chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ vĩnh viền ra đi, mãi mãi rời xa Galang, nơi được mệnh danh là "ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người." Tôi buồn vì mấy ngày nữa tôi phải giã từ tất cả những kỷ niệm dấu yêu và bạn bè thân thương ở trại

tỵ nạn để một mình bước vào một con đường mới hoàn toàn xa lạ. Nơi tôi sẽ đến là một tỉnh nhỏ ở phía Tây Bắc của tiểu bang Pennsylvania... Tôi nghe nói ở vùng đó việc tìm gặp một người Việt Nam còn khó hơn đi tìm vàng. Buồn!

Hơn một năm trời ở Galang với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, tôi xin gởi lại tất cả cho đồng bào tôi, những người còn ở lại. Tôi xin khắc ghi vào tâm khảm để không bao giờ quên Galang và "tình người" nơi đây: Những lúc miệt mài, vất vả vì

công việc; những giờ phút thoải mái trong một quán nước bên đường; những ngày đứng giảng bài trong lớp học oi bức; những bữa cơm đạm bạc từ khẩu phần P3V; những giờ phút chán nản và tuyệt vọng; những kỷ niệm và hình bóng thân

thương của bạn bè còn ở lại nơi đây... Một lần nữa, tôi xin được vẫy tay từ giã Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người để lên đường định cư.

* * *

Đã 25 năm qua rồi kể từ khi tôi đặt chân đến Galang... Trại tỵ nạn Galang đã bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1996, khi Cao Uỷ kết thúc chương trình trợ giúp thuyền nhân Việt Nam và giao trả trại lại cho chính quyền Indonesia. Đã có hơn 250

ngàn người tỵ nạn đã từng tạm trú một thời gian ở Galang trước khi lên đượng định cư, và cũng có gần 300 người đã vĩnh viễn ở lại trong những ngôi mộ ở nghĩa trang Galang. Đài tưởng niệm thuyền nhân ở Galang được khánh thành vào

ngày 24.03.2005 cũng đã bị đục bỏ vào cuối tháng 5, 2005!

Sau đây là một vài chi tiết về đài tưởng niệm chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 tháng ở Galang: Xây bằng bê-tông cốt sắt cao 2 mét, rộng 1 mét, dày 15 phân, dựng trên một bệ tam cấp bằng bê-tông cốt sắt vuông mỗi cạnh khoảng 2 mét. Hai mặt đài là hai

tấm đá hoa cương lớn, cao 1 mét, rộng 70 phân, dày 3 phân, một tấm màu đen, một tấm màu trắng. Tấm màu trắng là Bia Tri ân có nội dung như sau: "In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Indonesian Red Crescent

Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the

Vietnamese refugees. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005."

(Tri ân những nỗ lực của Cao Uỷ Tỵ nạn Liên hiệp quốc, của Hội Hồng thập tự và Hội Hồng Nguyệt Nam dương cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Nam dương cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định

cư. Chúng tôi cũng tri ân hàng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tỵ nạn Việt nam.

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Tấm màu đen là Bia Tưởng niệm có nội dung như sau:

"In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now

enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005."

(Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy

sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Trại tỵ nạn Galang không còn nữa, nhưng cũng như hàng ngàn người đã từng "đi qua" Galang, tôi sẽ không bao giờ quên được những tháng ngày sống ở trại tỵ nạn Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người muôn năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến