Hôm nay,  

Những Ngày Thấp Thỏm Vì Rita

04/08/200800:00:00(Xem: 121638)
Tác giả: Lê Huy

Bài số 2369-16208445-vb2040808

Tác giả Lê Huy, cư dân Los Angeles, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là những hồi ức của ông về những ngày cuối tháng 9/2005.

***

Nhân những ngày mưa bão tháng 9 năm 2007, tôi xin ghi lại đây những lo lắng của tôi trong những ngày chờ cơn bão Rita thổi đến thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas vào tháng 9 năm 2005.

Katrina và Rita, hai cái tên nghe dễ thương và mỹ miều quá, mà sao khi nhắc đến ai ai cũng đều rùng mình, kinh hãi đến tột độ. Ai cũng biết Katrina và Rita là hai chị em ruột cùng... không cha không mẹ. Katrina đã tàn phá New Orleans, Louisiana và Alabama như thế nào, đã gieo rắc bao tang tóc thê lương cho con người như thế nào, nhân loại đã ghi vào bộ nhớ.

Xin mở dấu ngoặc ở đây, có một "em-xi" đặt câu hỏi tại sao các cơn bão thường hay mang tên người đẹp, rồi chàng ta giải thích luôn:

- Nó giống mấy người đẹp ở chỗ là, sau khi đến và ra đi nó đều để lại cái cảnh hoang tàn đổ nát tang thương. Nó cuốn phăng đi hết người ngợm, nhà cửa, xe cộ, gia tài sản nghiệp trong đó phải kể luôn mấy cái... check card và credit card nữa. Phải vậy không, hở trời!"

Cái việc Katrina đánh phá ba nơi trên đã qua rồi, tưởng đã yên, nào ngờ, nay lại có tin Rita sắp sửa đánh vào Galveston và Houston, hăm he "dọn sạch" hai nơi này. Mà ở hai nơi đó, quý thầy cô và bạn học cũ của Trung Học Cường Để và Nữ Trung Học Ngô Chi Lan Quy Nhơn mấy chục năm trước của vợ chồng tôi đâu có ít. Thân có, sơ có, bà con hàng xóm trước kia cũng có, mà không quen không biết mặt nhau cũng có. Làm sao chúng tôi không lo âu cho được! Thêm nữa, mới tháng sáu - hăm sáu - hai ngàn lẻ năm đây thôi, gia đình tôi đã bay qua bên đó, họp mặt với thầy cô và bạn bè cũ. Vui thiệt là vui! Cảm động thiệt là cảm động! Vậy mà nay, Rita nỡ nào... ! Hừm... ! Có lẽ nào họ sẽ phải bị "thế này... thế kia..."!

Rita ơi! Tuy ta ở Cali nhưng suốt tuần nay ta đứng ngồi không yên vì mãi cầu mong Rita đừng đến, vì biết rằng khi Rita đến, sẽ đến một cách tàn bạo, không nương tay. Ta không muốn kéo dài nỗi trông chờ lo âu thêm nữa, vì còn nhiều thầy cô và các bạn cũ của ta ở bên đó. Rita hiểu chớ!"

Từ khi hay tin Rita "rục rịch" như thế, sáng sớm trước khi đi làm hay chiều tối sau khi đi làm về, vợ chồng tôi thường theo dõi thiệt sít nút hướng đi nước bước của Rita. Mấy ngày nay, chúng tôi cứ thắc tha thắc thỏm, phập phồng theo cái cường độ ngày càng tăng của cơn bão, rồi nó vọt nhanh lên tới cấp 5 là cấp cao nhứt với sức gió trên 155 dặm một giờ chỉ trong vòng một ngày. Khiếp thiệt! Nóng lòng, Hải thở ra:

- Úi dà... ! Để em hỏi thăm chị Thư coi sao nghen!

Tôi xăng xái:

- Ừ... ! Em gọi liền đi!

Hải gọi đi Houston nhưng không gặp chị Thư. Chuyển số mãi mới nói chuyện được với chỉ đang ở Dallas. Vậy là nỗi lo và tin tức về Houston vẫn mù tịt.

Tối hôm sau, tôi gọi phone cho anh Nộ và anh Dzạn, nhưng chẳng ai bắt máy. Có lẽ họ đã rời Houston từ mấy ngày trước rồi. Tôi gọi tiếp Biên và Huệ, cũng vậy thôi. Tôi xoay qua gọi Trường, con trai Trường cho biết ba má cháu đã rời Houston và đang ở Austin. Tôi hỏi số cellphone của Trường rồi gọi qua bên đó, nói chuyện với Trường xong, tôi yên chí cho bạn. Tôi gọi Vượng vào khoảng mười một giờ khuya Houston, lại chẳng có ai bắt máy. Tối hôm sau nữa, tôi hỏi Trường số cellphone của Vượng, nói chuyện được với Vượng xong tôi lại yên chí thêm cho một người bạn nữa. Đó là hai trong số những người bạn thân cùng lớp ngày xưa, mà mới đây trong bữa cơm thân mật "bỏ túi" tại Houston, chúng tôi đã "nổ" với nhau về mấy chuyện cũ rích mà lại vui như pháo tết. Bữa đó, Trường nhắc lại với tôi:

- Tao "chịu" ngón đờn của mày. Mày đệm cho Hảo "ngân khố" hát đó, nhớ không"

Như được "gãi trúng chỗ ngứa", tôi "máu" lên:

- Nhớ... ! Nhớ chớ sao không... ! Mà thiệt cắc cớ, "ẻn" hát bài Tôi Đưa Em Sang Sông. Tao nghĩ bụng, đang còn đi học mà sang sông sang suối cái nỗi gì!

Tôi nheo mắt nói với Trường:

- Tao nhớ, mày với thằng Trực thì đờn địch "chăm chỉ và công phu" hơn tao, phải không! Hai đứa mày thường song tấu guitar với nhau tại nhà, "xuya" lắm. Còn tao thì đờn "phang ngang" để "chạy show", ấy là cũng vì cái tính ham dzui thôi!

Xoay qua Vượng, cái anh chàng có vẻ mảnh khảnh từ xưa này lại là dân võ bị đó:

- Còn mày, dáng dấp của mày tao nhớ woài. Dáng đi thiệt là "nhà binh", chững chạc, chắc bước, mắt luôn nhìn phía trước. Sau khi đậu Tú Tài II, nghe tin mày vào võ bị thì tao nói "Đúng ngay chóc rồi!".

- Ờ hở... ! Ờ hở... ! - Vượng vẫn giữ cái tính ít nói mà lại chân tình - Tụi mình cụng ly mừng hôm nay gặp mặt đi!

Thế là ly cụng ly, muỗng nĩa khua chén dĩa - vui thiệt là vui! - vì đã gần bốn mươi năm xa nhau rồi, nay mới có ngày này, không vui sao được!

***

- Em gọi Lan nghen anh!

- Ừ... ! Em gọi đi! Nhưng mà cô ấy lạc mất cái cellphone cả tuần nay rồi, lỡ cổ đang trên đường di tản thì làm sao mà hỏi được.

- Thì em gọi thử coi sao.

- Ừ... ! Em thử coi.

- Hello... ! Lan hả... ! Hải đây... !

- Ừa... ! Lan đây... ! Khỏe không... "

- Bộ kiếm được phone rồi hả!"

- Đâu có! Lan mới mua cái khác đó chớ!

- Mấy bữa nay kêu Lan woài, rát cả họng mà có được đâu!

- Sorry nghen! Tại lạc mất phone mà!

- Bây giờ sao" Lan đang ở đâu" Ở nhà hay đang kẹt trên freeway" Tội chết!

- Mình đang tránh bão ở Austin với con gái mình đây nè!

- Anh San có về được không"

- Không! Ảnh phải ứng trực tại bệnh viện Galveston để đón nạn nhân bão lụt khi cần. Mình lo cho ảnh quá! Cái cảnh một chốn hai quê này... ớn thiệt!

- Thì cũng vì trách nhiệm mà! Chịu thôi, biết sao đây!

- Ừa...! Lan cũng biết vậy chớ!

- Tụi này cầu xin ơn trên che chở cho gia đình Lan và tất cả các bạn bên đó nghen!

- Cám ơn vợ chồng Hải nghen! Same to you!

- Bye nghen!

- Bye!

Xin được nói đôi chút về cặp vợ chồng láng giềng này của chúng tôi. Lan và Hải là đôi bạn xóm cũ Gia Long - Phan Đình Phùng, Quy Nhơn. Lan thì thích làm văn nghệ, còn Hải thì thích coi văn nghệ, nghĩa là cả hai đều có máu văn nghệ trong người, nên không lạ gì khi hai người bạn cũ này gặp nhau thì "Lan, mình - Hải, mình" giòn tan, vui lắm! Còn hai ông xã là San và tôi đây, cũng là người của xóm cũ ấy. San học trên tôi một hai lớp gì đó. Hai đứa tôi ở cách nhau chỉ có hai cái nhà chớ mấy, vậy mà lại ít gắp nhau lắm. San thì siêng "đá đèn" - ý tôi muốn nói là siêng việc đèn sách. Còn tôi thì ham đá banh, đờn ca nhảm nhí mà lại có "hoa chân" nữa nên cứ lang thang bát phố. Vui cũng đi mà buồn cũng đi; chớ không phải "Ôi ta buồn ta đi lang thang bỡi vì ai" đâu.

- À Nhung! Mấy ngày nay bão Rita đe dọa Houston, em có thăm hỏi bạn bè bên đó không"

- Có chớ anh! Em có gọi hỏi thăm Hiền, nhưng chỉ nghe phone reo không hà!

- Vậy sao!

- Mới đây, em có gọi lần nữa, mà cũng chẳng ai bắt máy, nên không biết gia đình Hiền xoay xở ra sao!

- Em còn gọi ai nữa không"

- Có, em có hỏi thăm gia đình một anh bạn. Gia đình ảnh không di tản, vẫn ở lại Houston.

- Vậy hả! Gan thiệt!

- Em có nói là sao ảnh liều vậy. Ảnh lại lạc quan tếu: "Úi dào... ! Hơi đâu mà lo! Sống chết có số cả. Guốc dép cũng có số huống chi... con người!".

***

Mấy ngày nay, các đài truyền hình đều đưa lên màn ảnh nhỏ phóng sự tại chỗ những hình ảnh mới rượi nóng hổi về cuộc di tản tránh bão vĩ đại tại Houston. Trên các hướng freeway dẫn ra khỏi Houston đông nghẹt kẹt cứng những xe là xe, nối đuôi nhau mà nhúc nha nhúc nhích từng chút một, như những chú sên kiên nhẫn bò trườn từng li, trông tội nghiệp làm sao! Nhìn chăm chăm lên ti-vi tôi nói với Hải:

- Cái cảnh xe cộ đông nghẹt "tĩnh mà động, động mà tĩnh" thế này, anh thấy sao nó giống mấy cái parking lot khổng lồ quá!

- Ừ, em cũng thấy vậy.

- Em coi, quá trời là xe! Có tới hàng trăm ngàn chiếc chớ ít đâu. Lại còn mấy triệu sinh mạng trên đó nữa chớ!

Hải tiếp lời:

- Mà những người này trước đây mấy ngày còn sinh hoạt bình thường với đầy đủ tiện nghi hiện đại vào bậc nhứt thế giới, anh hả!

Tôi chép miệng:

- Với hoàn cảnh ngặt nghèo thiếu thốn như thế này thì nếp sinh hoạt hằng ngày của họ chắc bị xáo trộn lắm đó.

Tôi chợt lo ra, suy nghĩ mông lung:

- Điệu này, nếu bất ngờ cơn bão ập đến thì mấy cái freeway này dám biến thành Xa Lộ Kinh Hoàng lắm, phải không"

- Ừ... ! Ghê quá anh! - Hải đồng tình.

- Em nhớ lại coi! Đại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 đó nó khủng khiếp như thế nào!

- Thôi anh! Nhắc lại làm em sợ.

- Ý anh muốn nói là, nếu cơn bão cuồng nộ thổi đến, cả đống xe cộ kia sẽ bị thổi văng đi tứ tung như những món đồ chơi 99 cents, móp méo, gãy gọng, sứt que... Rồi hàng triệu sinh mạng kia sẽ bị thổi về đâu, sống chết ra sao!"

- Em cũng đã thử tưởng tượng ra cái cảnh kinh hoàng này rồi. Nhưng rồi cũng không dám nghĩ tiếp nữa vì em sợ quá, anh à!

- Em biết không, mới đây, có một nạn nhân bão lụt người Việt mình vừa từ New Orleans đến tị nạn tại Orange County. Ổng kể cuộc đời của ổng đến nay đã ba lần tị nạn - một lần từ Bắc vô Nam năm năm-tư, một lần từ Việt Nam sang Mỹ năm bảy-lăm và lần này nữa - mà lần nào cũng đều trắng tay cả.

- Nghe nản quá, anh há!

- Ổng nói, cứ sau mỗi lần tị nạn là một lần "đổi đời", rồi phải làm lại từ đầu. Vợ chồng con cái cần cù chịu khó, xúm nhau góp nhóp, "năng nhặt chặt bị". Đến khi có "của ăn của để" rồi thì lại... tị nạn, rồi lại... trắng tay. Thế có tức không!"

- Kể ra, ổng cũng quá giỏi, anh hả!

- Ừ... ! Giỏi quá đi chớ! À, sáng nay, tin tức cho biết có một chiếc xe bus chở các cụ cao niên bị cháy trên freeway, do bộ phận thắng bốc cháy và các bình oxygen phát nổ. Có hai-mươi-bốn cụ bị chết cháy trên chiếc xe này.

- Ui... ! Khiếp quá! Họ có nói sắc dân nào không"

- Không, em à! Mà sắc dân nào thì cũng nghe đau lòng cả, phải không"

- Ừa... ! Đúng vậy, anh!

Được biết, mấy ngày trước đây, người dân Houston đã mở rộng vòng tay đón tiếp cứu giúp nạn nhân bão lụt từ Louisiana và New Orleans kéo về. Và, khu chợ Hong Kong rộng lớn đã nhanh chóng biến thành khu tiếp cư ấm áp tình người. Ai ngờ giờ đây, họ lại phải lo toan cho chính mình, ùn ùn kéo đi nơi khác để tránh cơn cuồng phong Rita đang hăm dọa đánh vào từ mạn nam thành phố đảo du lịch Galveston xinh đẹp và thơ mộng.

À, tại chợ Hong Kong này, gia đình tôi có một chuyện nho nhỏ dễ thương, đáng nhớ lắm. Chuyện là như thế này, nhân dịp đến Houston dự Họp Mặt Bạn Cũ Trường Xưa vào tháng sáu năm nay, chúng tôi có đi dạo khu chợ đó. Vừa bước vô bên trong chợ, chúng tôi gặp ngay hai chiếc xích-lô - một hình ảnh rất quen thuộc của mấy mươi năm trước đây ở quê nhà, đến giờ mới thấy lại - đậu dưới hai chữ Hong Kong, phía sau là mấy chồng báo cũ và vật dụng chỏng chơ. Thấy ngồ ngộ, thế là chúng tôi đứng bên cạnh hai chiếc xe ấy mà chụp vài tấm hình để làm kỷ niệm. Vài người địa phương đi qua chế diễu: "Úi... ! Cái chỗ xấu quắc mà chụp làm gì!". Vậy mà bây giờ mấy tấm hình ấy lại là "những tấm hình biết kể chuyện" của chúng tôi.

Nhớ lại cách đây mấy năm, một cơn lốc xoáy đã "viếng" thành phố Wichita - tiểu bang Kansas. Trong niềm vui mừng nhờ... chết hụt, Ngô Bốn, bạn thân của tôi sôi nổi kể trong phone:

- Mày biết không! Cái cột lốc xoáy khổng lồ đầy đất cát xà bần, đen ngòm xám xịt điên cuồng trực chỉ xóm tao mà lao tới. Cả xóm chỉ còn có nước nhắm mắt cầu nguyện và chờ "Thần Lốc" cuốn đi.

- Ghê vậy sao!" - Tôi rùng mình ngắt lời Bốn - Rồi sao nữa, hả"

- May quá! Khi cách xóm tao chừng một block nhà thì nó đổi qua hướng khác, nếu không thì... "Mô Phật!" Sau cú biến mất hụt đó, vợ chồng con cái tao ôm nhau mừng ra nước mắt.

- Chúc mừng gia đình mày nghen! À... ! Nghe nói có một thiếu nữ Việt mình bị lốc cuốn vào không gian rồi ném đi đâu mất tiêu, không kiếm ra xác, phải không"

- Đúng vậy! Mày thấy không, nước Mỹ này rộng lớn quá, đủ mọi tai ương, đủ mọi thiên tai. Tránh động đất Cali chạy qua Florida thì gặp sóng thần phong ba bão táp. Vọt lên miền Đông Bắc thì đụng bão tuyết. Đâm đầu về miền Trung này thì lốc xoáy đùng đùng hung hãn kéo đến như một hung thần.

- Thôi thì... "Trời kêu ai nấy dạ" chớ sao! - Tôi nói với bạn mà cũng là tự nhủ mình.

Chúng tôi tiếp tục theo dõi tình hình bão Rita từng ngày qua ti-vi và radio. Dự báo thời tiếc cho biết sáng sớm thứ Bảy tuần này, cuồng phong Rita sẽ đánh thẳng vô Houston xuyên qua Galveston, nghĩa là hai nơi này sẽ bị "dọn sạch", sẽ cùng chung số phận. Ngày thứ Tư, dự báo thời tiết lại báo động bão Rita đã nâng lên cấp 5 và có chiều hướng thổi vô bờ biển phía nam Texas, tức là cơn cuồng phong sẽ băng qua Galveston và nhắm vô Houston. Tất nhiên mọi người cũng như chính quyền đều lo sợ. Tất cả đều nghĩ đến chuyện là, bằng cách nào đó phải hành động để cứu mình và hổ trợ cho nhau, chớ không thể coi thường được. Hậu quả khốc liệt thê thảm do Katrina để lại ở New Orleans, Louisiana và Alabama vẫn còn sờ sờ ra đó, còn "nóng hổi" chớ đã "nguội lạnh" gì đâu!

Thế nhưng, Trời ơi... ! Thiệt bất ngờ và rất mừng! Sang ngày thứ Năm, Rita chỉ đổ bộ vô đất liền ở phía Port Arthur, chệch hướng ra khỏi Galveston và cách xa khỏi Houston khoảng một trăm dặm về hướng dông. Cơn bão thổi về hướng Houston bằng cường độ giảm xuống đáng kể và tụt mau hơn nữa trước khi đổ bộ vô bờ. Nó chỉ để lại chút gió vào buổi sáng cùng chút mưa lất phất thay vì những đổ nát tàn phá kinh hoàng, chẳng có dấu hiệu gì của một cơn bão lớn vừa thổi qua. Hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy kế tiếp tình hình thời tiết vẫn tiếp tục khả quan và tốt đẹp hơn.

Thế là Houston và Galveston, thế là quý đồng hương, quý thầy cô và các bạn tôi đã thoát "đại nạn Rita". Xin chúc mừng...! Chúc mừng...!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến