Hôm nay,  

Không Cho Phép Mình Quên

18/07/200800:00:00(Xem: 186596)
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ
Bài số 2355-16208431-vb6180708

Tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu. Bài viết mới nhất của ông thể hiện quan điểm của thế hệ một rưỡi của người Mỹ gốc Việt, trả lời câu hỏi “Vì sao tôi chống Cộng”. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. M0ong bạn Vũ tiếp tục viết.

***

Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên,  và mới nhất là bài "Nước Mỹ và vợ tôi".

Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống" Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.

Bài học số 1: Việt cộng giết người Quốc gia ngay trong thời kỳ phôi thai kháng Pháp, đánh Nhật, vì Việt cộng muốn cướp quyền lãnh đạo đất nước, để có thể toàn quyền làm tay sai cho cộng sản quốc tế trước kia, và nay cho quan thầy Trung cộng.

Bài học số 2: Trong những kỳ cải cách ruộng đất, Việt cộng đã giết biết bao người dân vô tội, giết ngay cả những người mà có lẽ chẳng bao lâu trước đó đã hào phóng bỏ ra vàng, tiền của đóng góp trong các cuộc quyên góp cho Việt cộng.

Bài học số 3: Ký kết ngưng bắn với Việt cộng chưa ráo mực thì Hồ Chí Minh xua ngay quân giết hàng ngàn đồng bào miền Nam vô tội trong Tết Mậu Thân.

Bài học số 4: Việt cộng xé ngay bản hòa đàm Paris mà chúng chỉ vừa ký.

Bài học số 5: Trường học Cai Lậy, nơi bao trẻ thơ đang ê a bên trang sách, sao lại là mục tiêu pháo kích của Việt cộng" Sao Việt cộng lại nhẫn tâm  bắn vào hàng ngàn đồng bào vô tội đang trốn chạy "giải phóng quân" trên đại lộ kinh hoàng"

Bài học số 6:  "Nhà nước thông báo để nhân dân đừng tin vào các tin đồn thất thiệt. Nhà nước sẽ không đổi tiền". Và việc đổi tiền, thực chất là một cuộc ăn cướp tài sản của người dân miền Nam, được tiến hành chỉ một ngày sau đó. Đây là một nhóm thổ phỉ cai trị, chứ không phải là một nhà nước pháp trị. 500 đồng tiền Việt Nam cộng hòa đổi lấy 1 đồng tiền Hồ. Việt cộng có cái gì để mà đổi"

Bài học số 7:

-  "Ngày mai em sẽ chở các con đến đây thăm anh", Mẹ tôi bịn rịn chia tay Ba tôi sau khi chở Ba tôi đến địa điểm tập trung "cải tạo".

- "Em về ráng lo cho Thầy Mẹ và các con. Đêm nay chắc chắn anh sẽ bị đem đi nơi khác. Và em cũng đừng mong anh sẽ về sau 10 ngày", Ba tôi căn dặn.

- "Nhưng… cách mạng thông báo tập trung 10 ngày mà", Mẹ tôi trả lời.

Ôi thương thay cho người dân hiền lành, thật thà đất nước tôi. Và chắc đâu đó ở Hà nội, đã có một nhóm người ngồi cười khoái trá.

Trên đây là một ít trong số những bài học "cơ bản" mà tôi luôn tự nhắc mình và “không bao giờ cho phép mình quên.”

Có nhiều người cho rằng Việt cộng đã thay đổi rồi. Với tôi, Việt cộng chỉ là một loài tắc kè dỏm và hạ cấp. Nó thay đổi màu để tồn tại, để tiếp tục lừa bịp, che đậy cái bản chất bất biến của chúng là tàn ác và đê hèn. Với những người cùng một dòng máu Việt thì chúng chẳng chừa một hành vi bẩn thỉu nào, nhưng với kẻ thù phương Bắc, kẻ thù mà ngàn năm trước cha ông ta đã chỉ mặt đặt tên, thì chúng lại quì gối. Khi đọc bản tin Giang Trạch Dân vào tắm ở Đà nẵng, rồi vào Saigon gặp mặt hoa kiều Chợ Lớn, sau đó mới bay ra Hà nội để gặp bọn đàn em ở Ba Đình, lòng tôi sôi sục căm hờn, tủi nhục. Với cái thằng Tàu phù này, Việt Nam xem chừng chỉ là cái ao làng của nó. Khi đọc bản tin thấy đám du khách Trung cộng phất cờ, đón đuốc thế vận trên đường phố Saigon trong khi những người dân Việt bị cô lập, bị đẩy ra xa, tôi biết rằng tôi vẫn còn sáng suốt. Tôi vẫn thấy rõ cái tồi tệ, xấu xí của Việt cộng dù đang được che đậy dưới một cái áo màu mè bên ngoài của một con tắc kè. Việt cộng đã thay đổi"

Tôi may mắn có một người cha sáng suốt với những phân tích sắc bén, thuyết phục. Ông luôn là người đầu tiên tôi tìm đến để tham khảo và hỏi ý kiến khi nghe hoặc đọc thấy những biến động nào trong xã hội. Là một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ở tuổi ngoài 70, ông vẫn canh cánh trong lòng chuyện vận mạng đất nước. "Muốn chống cộng mình phải hoặc là có tiền hoặc là có quyền", Ba tôi nói. Và trong tình thế không có cả hai, ông vẫn chống cộng theo cách riêng. Ông hun đúc tinh thần yêu nước cho con cháu trong gia đình qua các câu chuyện kể, qua những nhận định tình hình, nhắc nhở con cháu tỉnh táo trước những mưu chước của Việt cộng. Ông nhắc con cháu dành chút thời gian thắp một nén nhang, đặt một ít hoa, nơi đài chiến sĩ Việt-Mỹ nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong. Ông cố gắng đến với các cuộc biểu tình  nghiêm túc trong cộng đồng. "Mình đến dù không làm được gì nhưng mình phải đến để thể hiện chính kiến của mình, đồng thời động viên anh em", Ông thường nói như vậy. Ông đến với các buổi ra mắt sách có liên quan đến lịch sử, đến quân đội và luôn ủng hộ mua sách từ những đồng tiền ít ỏi Ông nhận được hàng tháng. Tôi được nghe rất nhiều lần từ những người bạn của Ông, từ sơ giao đến thân tình, "Mỗi lần gặp anh, tôi hiểu ra nhiều vấn đề quá".

Tôi luôn cố gắng theo Ba tôi tham gia các cuộc biểu tình nghiêm túc trong cộng đồng. Tôi phụ giúp giảng dạy Việt ngữ cho các em nhỏ với hy vọng góp một bàn tay phá vỡ cái nghị quyết 36 mà Việt cộng đã và đang cố gắng thực hiện tại hải ngoại qua sách báo, qua các chương trình ca nhạc của chúng. Tôi tranh thủ giờ ăn trưa trong công ty, để viết bài và tham gia tranh luận trên các diễn đàn với cố gắng "giành dân, lấn đất" với Việt cộng trên mạng điện toán. Tôi luôn mua băng gốc các chương trình ca nhạc, các tài liệu lịch sử để ủng hộ các trung tâm, các cơ sở có đường hướng chống Cộng rõ ràng. Tôi cố gắng giải thích cho các con tôi khi chúng thắc mắc về lá cờ máu chúng thấy trong sách báo.

Bạn bè tôi, có người cho tôi chống cộng cực đoan. Là người Việt nên tôi vẫn nhớ Ông Bà ngày xưa có dạy "một câu nhịn, chín câu lành". Tôi cũng cho mình là một người Công giáo kiên định và vâng phục. Chúa tôi có dạy rằng "Nếu có kẻ tát con má bên phải, con hãy đưa má bên trái cho kẻ đó tát".  Kính thưa Ông Bà, Việt cộng ngày xưa đày Ba con nơi rừng sâu, chỉ thả về khi Ba con khập khễng trên đôi nạng gỗ với một bệnh án sống thêm được vài tháng là hết. Mấy chị em con bị xếp vào hàng cuối cùng trong xã hội vì "trúng" đủ mọi "tiêu chuẩn" của Việt cộng, dân Bắc di cư-đạo Công giáo-con Ngụy quân Ngụy quyền. Ngày xưa Việt cộng gọi chúng con là đĩ điếm bám chân đế quốc thì nay là "khúc ruột ngàn dặm", một khúc ruột mà hàng năm có thể gửi về trong nước gần 10 tỉ tiền đế quốc. Bao nhiêu đồng bào nghèo lê lết sống bên Cambodia hay còn kẹt lại ở Philippines, bao nhiêu công nhân làm tôi mọi khắp nơi, bao nhiêu cô gái bán thân khắp vùng Đông Nam Á, thì sao không là "khúc ruột"" Trước, Việt cộng giết dân miền Bắc trong "cải cách ruộng đất", chôn sống dân miền Trung trong Mậu Thân, đày đọa, thủ tiêu quân cán chính miền Nam sau ngày "giải phóng", nay Việt cộng lại tiếp tục cướp đất của bao người dân thấp cổ, bé miệng, tiếp tục tàn phá quê hương, phá bỏ đạo đức làm người. Người dân đã chẳng những "một nhịn", mà trăm ngàn "nhịn", mà "lành" vẫn không thấy. Ông Bà kính, làm sao có "lành" với quỷ" Lạy Chúa, Việt cộng đánh đồng bào con thê thảm trong "cải cách ruộng đất". Việt cộng chôn sống đồng bào con trong Tết Mậu Thân. Việt cộng đánh gia đình con và biết bao gia đình miền Nam tan nát sau "ngày giải phóng". Việt cộng đẩy đồng bào con ra biển Đông và hàng ngàn người đã bỏ mình, đã ô nhục, nhơ nhớp dưới tay hải tặc. Nay Việt cộng tiếp tục đánh phá các cộng đồng hải ngoại, nơi chúng con đang xây dựng lại cuộc sống mới cho thế hệ mai sau. Lạy Chúa, chẳng những cả hai má chúng con đã để cho Việt cộng tát, mà toàn thân, lục phủ ngũ tạng cũng tang thương. Thì nay xin Chúa cho con theo câu "có lúc con phải hiền như con trừu, có khi con phải khôn ngoan như con rắn". Tôi có cực đoan không khi tôi chống Cộng hay Việt cộng đã thay đổi chăng"

Tôi sẽ còn chống cộng ngay cả khi Việt cộng không còn trên quê hương tôi. Ngày quê hương thanh bình, tôi sẽ về lại vùng quê Mỹ Tho hiền hòa, mở một ngôi trường dạy học cho các em nhỏ. Và lồng trong những bài học Việt văn, toán học, tôi chắc chắn sẽ kể cho các em nghe những tội ác của Việt cộng, nhắc cho các em những kinh nghiệm thương đau của cha ông, với một hy vọng các em sẽ không bao giờ để cái chủ nghĩa quái thai này xuất hiện một lần nữa trên đất nước thân yêu dưới bất kỳ hình thức nào.

Tôi viết bài này trong niềm tưởng nhớ người Chú, người Cậu, những sĩ  quan anh dũng của quân lực Việt Nam cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến, những đứa em và bà con xa gần chết trên biển Đông,  vì lý tưởng tự do.

Nguyễn Khánh Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,356,064
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến