Hôm nay,  

Thư Của Một Vị Lão Niên

26/08/200800:00:00(Xem: 142783)

Người viết: Victor Nguyễn

Thư góp ý. vb3260808

Đâ không phải là bài viết về nước Mỹ mà là nguyên văn thư của một vị lão niên gần 80 tuổi, cư dân Westminster, nói lên cảm tưởng khi đọc Viết Về Nước Mỹ và góp ý kiến về việc in sách. Xin phổ biến và trân trọng cám ơn người viết.

***

Monday, 9 June 2008

Kính gởi Việt Báo "Viết Về Nước Mỹ"

Tôi thuộc về lão niên gần 80 tuổi, theo dõi các bài "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều bài lý thú lắm!  Một cuộc đổi đời ngoạn mục có một không hai.  Có CS ác độc giết hại cả triệu dân, chặt đầu mổ bụng và ác lai ác báo.  Chùa chiền, nhà thờ ở VN đổ sập hết năm 1975 và bây giờ phải cúi đầu xây dựng lại.  Nhân loại không tôn giáo thì như mãnh thú, lòng tham vô tận.

Lần lượt đọc các bài "Viết Về Nước Mỹ" vui ít buồn nhiều, gút lại chúng ta cần gì"  Chỉ cần nhân ái, bao che, tình thương, an ủi, và lòng từ bi.  Ông "A" là tỉ phú ngày cũng chỉ 3 bữa cơm thôi!  Nhưng ông "A" ăn có ngon không mới đáng quan tâm.  Cổ nhân nói "Ngu Si Hưởng Thái Bình" người khôn làm cho người ngu hưởng hết v.v…  Tạo hóa sinh ra vũ trụ không sai lệch ½ ly, con người vạn vật cũng không sai lệch.  Cái máy siêu vi tính của tạo hóa thể hiện dần dần chỉ dẫn con người tìm ra xe hơi, xe lửa, máy bay, tivi, radio, email và tương lai không xa sẽ làm ra được năng lượng thay dầu xăng, quả thật là thần kỳ.  Mỗi giây mặt trời đốt mấy tỉ năng lượng để sưởi ấm trái đất và các hành tinh khác! Vô tận…!

Nay tôi theo định luật già, tre tàn măng mọc, mạo muội viết vài dòng với ý kiến mọn là đề nghị quí ông nên tạo các quyển "Viết Về Nước Mỹ" in thành nhỏ lại 3 quyển làm mọt, chữ nhỏ, giấy mỏng, ai cần đọc rõ nên dùng cái "loupe" mà đọc, như vậy là có ý xây dựng, giúp 2 triệu VN tị nạn nghèo có cơ hội đọc rất nhiều mẫu chuyện hay, viết ghi lại bằng xương máu, giúp cho đa số người nghèo có khả năng mua đọc rẻ được 300% giá chánh thức (cho loại sách cũ từ năm 2006 về trước).

Một ý kiến thô thiển nhỏ nhặt nhưng sẽ đóng góp cho 2 triệu người VN tị nạn được in nhớ vào trí mình những hoàn cảnh thương tâm và khuyến khích con người bớt đi lòng tham (sân si).  Trái đất có 6 tỉ người đều có máu tham vô tận, mà tham là khổ, ăn càng ngon càng khổ.

Kính mong quí báo cứu xét lại xem có nên làm không, nó như quyển tự điển nhỏ thu ngắn 300% và ai cũng mua được.  Chúc Việt Báo luôn may mắn và làm điều thiện giúp 2 triệu dân Việt tiến lên khá giả, văn hóa cao rộng.

Nay kính,

Mr. Victor Nguyễn

Nhà ở đường Bevan Ave.

Westminster

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,187,289
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.