Hôm nay,  

Từ Chiếc Quần Jeans Ở Wal Mart

20/06/200800:00:00(Xem: 394305)
Tác giả: Trương Tấn Thành, WA
Bài số 2331-16208308-vb6200608

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài mới của ông chuyện về một chung cư, với lời ghi:

Để tưởng nhớ tới những lao công Việt Nam trong hảng xưởng Đài Hàn và Đài Loan.

Chắc quý vị không lạ gì những chiếc quần jeans mang nhãn hiệu nổi danh như Levi's, Wranglers... trong các tiệm bán quần áo của Mỹ này nhưng chắc ít ai biết về cuộc đời và xuất xứ của tôi như thế nào. Xin quý vị bỏ ra vài phút rổi rãnh để nghe tôi kể về chuyện đời mình.

Tôi được thành hình tại công ty quần áo Liên Phương ở một thành phố nhỏ của tỉnh Quảng Châu, xứ sở của Mao Xếnh Xáng. Chủ nhà may này là một trưởng đồn công an về hưu lập ra năm hai ngàn lẻ ba lẽ tư gì đó. Thời kỳ cỡi mở khuyến khích việc làm ăn dưới thời của ông Đặng Tiểu Bình. Hắn ta quản trị hảng may y như hồi hắn còn là công an vậy! Xin tiếp tục nghe tôi kể rồi quý vị sẽ biết như thế nào. Bây giờ xin nói về chị Liễu Huê, người đã góp phần vào việc ra đời của tôi.

Chị Huê năm đó chừng 16 tuổi, con của một gia đình làm ruộng ở một vùng quê hẻo lánh. Vì cày cấy quá khổ cực chị xin cha cho lên tỉnh để kiếm việc làm vừa nuôi thân vừa giúp gia đình. Cha chị đồng ý và cho chị số tiền ông dành dụm khoảng chừng trăm đồng nhân dân tệ để làm lộ phí. Sau mấy ngày đường lặn lội, mò đường hỏi lối, lên đò xuống xe, chị tới được cổng của hảng Liên Phương. Sau khi được người thơ ký nói qua về điều lệ và cách làm việc, giờ giấc làm có thể hơn mười hai tiếng mỗi ngày tùy theo nhu cầu giao hàng của hảng, những thứ mà chị chẳng cần để ý, chị được đưa vào khu ở của nhân công.

Khu chung cư của công nhân ở giống như trại tỵ nạn của người Việt Nam vượt biên ở đảo HongKong chia làm hai tầng và ngăn ra thành từng ô vừa một chỗ ngủ bằng những tấm màng vải. Có một cầu tiêu chung và một nhà tắm chung. Sáng đúng giờ phải ra cà thẻ để lấy giờ, trễ giờ cuối tháng bị trừ tiền. Khi làm việc thì tên chủ theo dõi nhân công qua máy quay phim đặt ở khắp nơi làm từ văn phòng của hắn. Công việc được phân cho chị là cắt những "râu" chỉ tua của quần Jeans đã thành hình. Một cái quần như vậy tính ra chị được trả hai mươi bốn xu tiền đô. Mỗi tháng tính ra tiền công chỉ được có một trăm đô la gì đó. Cắt xong cái núi quần chồng chất trước mắt của chị cũng phải hơn mười hai tiếng đồng hồ. Đồ ăn ở hảng nấu cho công nhân quá tệ làm chị nhớ và rất thèm thức ăn mà chị nấu ở nhà. Phòng ăn thường chật cứng nên chị và cô bạn nằm chung phải đem thức ăn về phòng ngủ ăn. Chị thường hay có thói quen viết nhật ký để ghi lại cảm nghỉ của mình. Trong đó chị có viết là để tìm một lối thoát khỏi gánh nặng của công việc hàng ngày chị để trí tưởng tượng biến mình thành một nữ hiệp võ công và phép thuật siêu phàm tung hoành ngang dọc trên chốn giang hồ. Chị ước mình được trở thành nữ hiệp đó để biến con mẹ đốc công đứng đằng sau chị đang làm khó dễ chị thành một "người nước đá" mà con mắt cú vọ của mụ vẫn bị mở trao tráo suốt đời cho đỡ tức! Có lần quá chán ngán công việc, chị và cô bạn làm chung trốn ra ngoài phố để đi ăn vặt, khi về hai người thấy mình bị ghi vào sổ là vắng mặt nửa ngày!

Trong kỳ giao hàng vừa rồi hảng Liên Phương giao trễ nên đại diện của Wal Mart ở Mỹ nói sẽ không đặt hàng nữa. Chuyện này làm cho tên chủ lo sợ ra mặt. Trong kỳ họp mới đây hắn chấp nhận giao hàng với giá thấp hơn trước. Có nghĩa là hắn sẽ bớt lương công nhân và tăng giờ làm lên để giao cho kịp thời hạn! Mọi người làm việc trối chết. Chị ngủ gục luôn trong giờ nghỉ rồi thức dậy làm tiếp nữa. Cách ngày giao hai ngày mọi người làm hai bốn trên hai bốn! Trưa bữa đó chị lại bị đau bụng nên nằm gục tại chỗ làm. Cuối cùng hàng cũng được giao đúng hẹn. Tên chủ hài lòng, cười toe toét. Mọi người hớn hở chờ lãnh lương vì đã cuối tháng... nhưng

   Ai nấy đếu chưng hửng sao chẳng thấy tên chủ đá động gì tới lương lậu gì cả. Mọi người kéo lên văn phòng hắn thì hắn mở cửa ra và nói rằng vì chưa nhận tiền giao hàng nên chưa trã lương cho họ được! Nhiều bà nhiều cô nổi nóng la hét thì hắn nói có la cũng không có tiền! Khi về phòng chị hỏi cô bạn tại sao không thưa hắn lên bộ lao động. Cô bạn trả lời hắn là cựu công an quen lớn nhiều nên hắn chỉ cần gọi một cú phone là đâu vào đó! Mỗi lần có phái đoàn thanh tra lao động đến hắn ra lệnh phải nói tốt về hảng và về đồ ăn chỗ ở cho công nhân của hảng. Chị chỉ biết lắc đầu buồn bả.

   Đến nước này thì họ không sợ nữa và làm reo không chịu làm việc. Hơn nữa lúc đó đã gần Ba Mươi Tết. Cuối cùng tên chủ phải chịu thua. Mọi người được lãnh lương để về quê ăn Tết. Rất buồn là chị không về quê được vì sau khi trừ tiền ăn ở, tiêu hành ớt tỏi, chị không có đủ tiền để về quê và tiền xe trở lại. Ngày Tết chị đứng một mình buồn ra nước mắt nhớ về quê nhà và những tiệc tùng ngày Tết của quê mình. Đứng trong hành lang vắng tanh người, lòng buồn tái tê, chị hướng mắt nhìn về phía quê nhà. Chị cố gắng an ủi mình là dù sao mình cũng để dành tiền được để giúp cho em gái của mình lên học trung học.

   Có một hôm bổng chị nẩy ra ý định viết một lá thư rồi bỏ vào túi một cái quần Jeans được đóng thùng qua Mỹ để có ai đó bắt được đem ra đọc cho biết. Trong lá thư đó chị viết:

   Tôi tên là Liễu Huê, nhân công hảng may ở Trung Quốc, người đã cắt chỉ cái quần này để gởi qua xứ khác bán. Chúng tôi làm việc rất khổ cực và nhiều giờ, sống chui rúc để làm được những cái quần đẹp đẻ này. Khi nhận được những cái quần này xin biết rằng đây thực sự là mồ hôi và nước mắt của chúng tôi. Vài lời xin bày tỏ nổi lòng cùng ai đó.

   Tại kho hàng của Wal Mart ở thành phố Lacey. Sáng hôm đó đến phiên Lisa mở những kiện hàng quần áo gởi từ China qua. Lisa cắt dây mở họp tuôn đống quần jeans mới tinh đã đóng hiệu ra sàn kho. Trong lúc sắp lại chồng quần, tình cờ Lisa thấy một mảng giấy là lạ rớt ra. Cô mở ra thì chỉ thấy toàn chữ Hoa ngoằn ngèo. Cô bỏ vào túi mình rồi làm cho xong công việc và nói thầm sẽ đem cho anh làm chung gốc Hoa tên Lee để nhờ anh ta đọc.

   Trong giờ giải lao Lee đọc lá thư cho Lisa nghe. Nghe xong mặt Lisa bổng trở nên thất buồn. Nàng nhìn đám quần jeans treo bán trong tiệm bằng một cặp mắt khác, không còn như lúc xưa nữa.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến