Hôm nay,  

Nỗi Lòng Người... Làm Đĩa Giả

17/06/200800:00:00(Xem: 961003)
Người viết: Phan

Bài số 2328-16208305-vb3170608

Nhạc sĩ Nam Lộc,  một MC quen thuộc với mọi sinh hoạt văn hoá nghệ thuật , mới đây có  viết tặng anh chị em nghệ sĩ một bài mang tựa đề "Nỗi Lòng Người ... Mua "Đĩa Giả." Trong lời kết của bài viết, anh dặn đôi vợ chống bạn "từ nay nếu có đi mua CD hay DVD ở tiệm băng nhạc thì nhớ hỏi cho bằng được những bộ đĩa nhạc có dán "hologram labels" của các trung tâm như Vân Sơn, Thúy Nga, hoặc Asia v..v.. ngoài bìa băng."  Và thêm "Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ được nghe tâm sự về nỗi lòng của những người... "làm đĩa giả."  Sau đây là câu chuyện mà Nam Lộc chờ đợi. Người viết là một nhà báo, hiện cộng tác với tạp chí Ca Dao tại Dallas.

 Tôi trên đường về nhà sau một ngày làm việc cuối tuần không vui vẻ vì chả ai thích đi làm thứ 7.

 Trên cao độ của giao lộ 75 bắt qua 190. Chợt nhớ chỗ này có cô hồn! Chân tôi giảm ga, mắt nhìn vô lối vào thời đại công lý ẩn mình-phạm pháp nghêng ngang. Một anh bạn trẻ vừa rú ga qua mặt tôi là bị cảnh sát quay đèn liền tức khắc! Ngày xưa công lý nghênh ngang chốn công đường. Kẻ gian, người xấu luôn tìm cách ẩn tàng vô đám đông cho khó bị lộ diện. Bây giờ, đại diện pháp luật thì rình rập như kẻ gian; người không tôn trọng luật pháp thì nghênh ngang như quan lớn giữa công đường. Đang miên man với ý tưởng về thế kỷ 21 thì cô bạn học ngày xưa gọi tôi. Chúng tôi chào hỏi nhau đôi câu như lệ thường, bạn tôi nói: "Ông nghe cho kỹ, rồi đoán ra người nói chuyện với ông là ai"..."

 Tôi lắng nghe một giọng nói quen ơi là quen! Cuối cùng nhờ chất nhựa trong giọng nói mà tôi nhận ra "Hùng-nhựa". - Người bạn học đã lót ngót ba mươi năm không gặp. Tôi với Hùng khác lớp nhưng chung Đội bóng nhà trường nên khá thân nhau. Sau một hồi hỏi thăm nhau về con đường tìm tự do của mỗi đứa. Chuyện vợ con bên này, gia đình bên kia...  Xác định địa lý của nhau thì tôi là 10 giờ đêm Dallas, cô bạn-8 giờ tối Cali, Hùng-12 giờ trưa...  nơi thiên đàng đĩa gỉa.

Cô bạn dễ thương từ nhỏ đến giờ cũng vẫn dễ thương như xưa là người vô cùng siêng năng đi tìm bạn bè cũ bằng mọi cách. Liên kết điện thoại cho chúng tôi nói chuyện thông qua máy chủ của cô rồi cô gác máy chứ thôi tô bún ốc của cô nguội hết! ("Hai ông nói chuyện đi. Cho tôi ăn tô bún nguội rồi! Ông áo vàng bên bàn bên kia nhìn tôi như thôi miên. Sợ quá!...")

Tôi với Hùng liên thuyên biết bao là kỷ niệm nên đường về đêm nay ngắn hơn. Về tới nhà, tôi vô tủ lạnh lấy chai bia, bước ra patio, nói với Hùng trong điện thoại: "Khui đi bạn hiền! Mừng tái ngộ." Chúng tôi nhậu viễn liên tới chai thứ ba thì câu chuyện qua tới phần công ăn việc làm. Tôi mang nỗi lòng mất việc vì kinh tế suy thoái sau khủng bố ra kể lể với Hùng...  Hùng đáp lại tâm sự của tôi cũng không sáng sủa gì hơn! Thậm chí có phần bết bát hơn.

 "Tao cũng thất nghiệp ba năm nay rồi chứ hơn gì mày! Hồi mới mất việc, còn hăng hái đi tìm việc vì ở nhà không quen. Nhưng một thời gian muốn thức dậy mấy giờ cũng được; muốn đi đâu đi...  Muốn đi Việt Nam thì chỉ lo tiền vé máy bay, chẳng cần xin phép ai, riết thành quen. Bây giờ, bảo gò lưng làm hãng sao ngán quá!"

"Chẳng lẽ, mày cũng phải đi làm thôi Hùng ạ! Không làm cho mình thì cũng phải làm cho con. Còn người thân, gia đình bên kia nữa. Trả giá về việc dại dột vượt biên của mình là điều tao thấm thía đơn phương."

"Thì tao cũng làm chứ không sao! Công việc không mấy như ý nhưng nhàn nhã và không bó buộc giờ giấc."

"Làm gì sướng vậy""

"Bạn bè, mấy chục năm mới nghe lại được tiếng nói của nhau. Nói dối thì tốt hơn không nói, nhưng nói thật thì tao cũng xấu hổ với mày. Tao đang làm công việc thiếu tử tế là sang băng lậu-sống qua ngày."

Biết là cô bạn tôi trả tiện điện thoại không ngơi nghỉ phút nào. Biết lòng bạn gái bao dung với mấy thằng bạn nhỏ một thời chọc phá cô ấy tới phát khóc. Nhưng tôi với Hùng không biết nói gì hơn là im lặng! Có những đối thoại không lời mà người ta hiểu nhau hơn ngàn câu triệu chữ...  Có những dấu lặng trong cung bậc muộn phiền của đời sống mà chỉ có trái tim bao dung mới lượng thứ được cho nhau. Tôi không có trái tim đó để củng cố lại niềm tin và tự trọng cho một người bạn đang xuống dốc tinh thần và cả cuộc sống. Tôi yên lặng để nghe Diệu nói chuyện với Hùng.

"Trời đất! Sao ông làm vậy hả Hùng""

"Bà đâu có trong hoàn cảnh thằng đàn ông thất nghiệp đâu mà hiểu!"

"Ở hải ngoại này thì đàn ông hay đàn bà thất nghiệp cũng thê thảm như nhau. Tôi cũng đã từng thất nghiệp tới bị nhà băng kéo xe vì trả không nổi. Ông có hiểu cảm giác của tôi khi thất nghiệp! Bị người ta đuổi ra khỏi chỗ ở.

 Tôi đi xe bus, ở ké bạn bè. Nhẫn nhục vươn lên từ tình thương, che chở của đồng hương. Mình khác người bản xứ ở chỗ là sau bao nhiêu đổi thay của hoàn cảnh đất nước chi phối lên hoàn cảnh mọi cá nhân. - Chúng ta chưa bao giờ bơ vơ, bị bỏ rơi như người homeless đứng ngoài đèn xanh đèn đỏ. Ông có thấy người Việt hải ngoại nào ăn xin không" Ông có thấy những cộng đồng người Việt lớn-nhỏ trên khắp địa cầu có để cho một người Việt nào chết đói chưa" Sao ông phá hoại cộng đồng"!"

(Khoảng lặng này hơi lâu. Tôi tưởng tượng ra gương mặt đẹp trai của Hùng. Sau ba mươi năm thời gian thì đương nhiên già hơn hồi mười mấy hai mươi thơ thới. Nhưng gương mặt người đàn ông thuở nhỏ đẹp trai thì chắc là ngũ thập phong độ. Hơi có tí bụng cho ra dáng phong lưu. Nhưng không thể nào chấp nhận cái "tri thiên mệnh" của thằng bạn dễ thương như thế được! Tôi buồn.) Định nói thì nghe hắn nghẹn ngào...

"Tôi xin lỗi Diệu. Xin lỗi các bạn. Tôi chỉ là thằng-ăn-cắp-bất-đắc-dĩ!"

"Ông chả ăn cắp gì của tôi, của bạn bè mình. Có chăng là đánh mất tự hào của bạn bè về ông. Có chăng là đánh cắp công trình mồ hôi nước mắt của nghệ sĩ. Họ đầu tư tiền tài, công sức vô nghệ thuật để duy trì Văn hoá là chính. (Tôi ở Cali nên biết nhiều về văn nghệ sĩ, họ chẳng giàu có như đoán mò của bàng dân thiên hạ đâu.) Ông có xin lỗi thì xin lỗi những người tâm huyết làm nghệ thuật, chứ xin lỗi tôi chi!"

"Tôi đâu có nghĩ nhiều như Diệu đâu! Hay tại bà ở ngay xào huyệt văn nghệ báo chí nên tiếp cận thông tin nhiều hơn tôi. Ở đây, bạn đến một tiệm bán băng nhạc, nói họ bán cho tôi DVD...  (của bất cứ trung tâm nào mới ra). Họ đưa cho bạn đĩa sang lại với giá 5 đồng. Chỉ khi nào bạn nói rõ: Tôi muốn mua đĩa gốc thì họ mới xuống nhà sau lấy lên cho bạn. Bạn trả 25 đồng rồi đi...  đừng quay lại để thấy ánh mắt khó chịu của người bán; người xung quanh. Trong mắt họ, bạn là người không bình thường. Tôi không dám nói nơi đây toàn kẻ cắp vì vẫn có người còn đủ lòng tự trọng. Những cha chú trong quân đội ngày xưa, họ thường mua băng gốc vì chương trình ca ngợi, vinh danh chính họ thì làm sao họ không ủng hộ Asia. Ngoài ra, cái tiếng vang cộng đồng mạnh nhất hải ngoại; đoàn kết nhất; chống cộng triệt để nhất...  còn cái nhất dữ dội nhất là băng lậu, đĩa giả nhiều nhất! Thì không ai nói tới. Chẳng tai to mặt lớn nào dại dột nhắc nhở cộng đồng vì nói năng lạng quạng thì hồi ra tranh cử những chức vụ địa phương, chẳng ai ủng hộ! Thôi, tôi nói một hồi thành vạch áo cho người xem lưng. Kỳ lắm!

"Tôi không nói tới người mua đĩa giả vì sự chọn lựa phản ánh tư cách thật của con người đã rõ. Ở đây cũng khối người siêng năng làm từ thiện vì điều đó-người khác biết. Nhưng mua băng đĩa giả vì họ tin là không ai biết! Nhưng kệ để băng nhạc ở phòng khách nhà họ đã nói hết về chủ nhân. Tôi không muốn thấy bạn bè mình có những căn phòng khách như thế! Huống chi ông còn đi làm đĩa giả."

"Vui thú gì đâu! Bộ tôi đọc tờ báo, nói về việc làm bất chính của mình, tôi không biết xấu hổ sao" Nhưng kẹt quá thì...  bần cùng sinh đạo tặc chứ ai muốn."

"Thế. Ông có sẵn sàng tham gia khủng bố vì miếng cơm manh áo, không""

"Chuyện đó khác ạ bà!... Tôi không làm đâu."

"Thà ông giết vài chục người-nhanh chóng bằng một tiếng nổ-giải thoát luôn cả ông. Còn hơn ông giết một cộng đồng hải ngoại bằng cách tùng xẻo-mỗi ngày lóc một miếng thịt tới chết đớn đau. Một cộng đồng lưu vong mà không có văn hoá riêng của mình thì có khác nào bầy thú hoang. Có bao giờ ông nghĩ tới điều đó không" Đời mình xé nháp thì còn đời sau. Đời mình không xây dựng văn hoá hải ngoại vì hoàn cảnh cá nhân không cho phép thì để người có khả năng, điều kiện thuận lợi hơn làm việc đó. Mình ủng hộ cũng đã là đóng góp. Chứ người người sang băng lậu; sao chép băng đĩa vì hoàn cảnh khó khăn nên mới làm tầm bậy thì trung tâm nào sống nổi mà làm văn hoá"! Đời sau mất gốc vì cha ông không vun trồng mà còn nhổ tận gốc! Ông cứ bình tâm mà hình dung ra những thế hệ lưu vong sau này ngơ ngác về cội nguồn thì tôi ví von như bầy thú hoang lạc đàn cũng không quá đáng lắm đâu... "

"Sao lại đổ hết tội lỗi lên đầu người sao chép! Tôi làm gì kệ tôi. Đừng ai mua thì tôi bán cho ai"! Lỗi của người ham rẻ lớn hơn hay lỗi người sao chép lớn hơn" Người mua băng sao chép mới đáng chịu trách nhiệm giết chết văn hoá hải ngoại chứ không riêng gì đám sao chép bất hợp pháp. Bà nên nhớ là Việt Nam đang nát bét như nồi cám heo là do người ăn hối lộ một phần mà phần lớn hơn là người đưa hối lộ vì lợi lộc riêng tư."

"Thì thôi. Hùng cứ làm gì Hùng muốn. Cali mới bắt một vụ sang băng lậu-đưa lên băng mới của Vân Sơn luôn. Ông coi rồi chứ! Tôi không biết và không muốn tranh luận với bạn bè. Tôi chỉ biết nói với bạn bè những điều tôi suy nghĩ được... "

Tôi lên tiếng khi thấy Diệu-Hùng đã đi quá xa chủ đề hội ngộ.

"Tôi đồng ý với Hùng là không có người mua băng sao chép thì không có người sao chép để bán, như không có người ăn phở thì không có tiệm phở mọc tùm lum, nơi nơi...  Nhưng mỗi người có một chút ý thức về cá nhân và cộng đồng thì mới mong khá nổi. Chưa kể đến "những thế lực thù địch". Họ vơ vét trong nước tiền rừng bạc biển nên dư sức đưa người ra hải ngoại nằm vùng trong những cộng đồng người Việt quốc gia nhằm thao túng, lũng đoạn...  gây chia rẽ, phân tán cộng đồng người Việt hải ngoại ưa biểu tình, kiến nghị với chính khách, chính phủ các nước nhằm vạch trần đường lối chính sách của họ trong nước. Có mắt thì thấy những trung tâm ca nhạc như Asia không tuyên chiến với chính quyền trong nước nhưng là cơ quan phổ biến những tệ hại của chính quyền Việt Nam bây giờ một cách toàn cầu thì chết cha họ rồi! Thế giới biết rõ hơn về Việt Nam thông qua những trung tâm ca nhạc của người Việt hải ngoại thì tôi không tin lắm đâu vì người ngoại quốc không coi. (Có bao giờ mình coi một chương trình ca nhạc của Miên, Lào, Miến Điện... ) Nhưng đồng bào trong nước của mình thì khác! Họ bị chính quyề sở tại bưng bít thông tin nhưng chính những trung tâm ca nhạc hải ngoại là nguồn tin phong phú và khả tín của đồng bào trong nước. Vô hình chung, Thúy Nga, Asia, Vân Sơn mà Asia là kẻ thù không đợi trời chung của chính phủ Việt Nam bây giờ. Tôi có nghe Việt cộng nằm vùng ở hải ngoại có nhúng tay vô những vụ sao chép băng đĩa để đánh gục những trung tâm thù địch của họ như Asia là điển hình. Chuyện này dài lắm. Lần sau tôi nói rõ hơn với các bạn. Bây giờ chỉ mong Hùng xét lại việc làm của mình khi bản thân tự thấy không đúng đắn mà sao không thay đổi"! Diệu cũng nên hiểu cho hoàn cảnh của bạn bè vì ngày xưa mình học chung ngôi trường; nhà ở chung xóm nên coi như hoàn cảnh giống nhau. Còn bây giờ nói chuyện với nhau qua điện thoại, nghe rõ như ngồi chung bàn nhưng khoảng cách địa lý thì nửa vòng trái đất. Hoàn cảnh từng người khác biệt lắm Diệu ơi!..."

"Thì bỏ thì bỏ. Không làm cái này thì tao làm cái khác! Làm gì mà làm thịt tao dữ vậy!..." Hùng nói.

 "Tôi xin lỗi Hùng. Tôi, đúng là không nên lớn tiếng. Lẽ ra từ từ nói nhau nghe thì hay hơn... " Diệu nói.

Có phải đây là món quà hội ngộ mà Hùng tặng tôi"! Tôi lên tiếng.

"Hùng à! Cảm ơn mày đã cho tao món quà hội ngộ...  không có từ để nói hết sướng vui. Biết mình sai là đi được nửa đường hoàn lương rồi đó! Nửa còn lại là đường lên Niết bàn. Cũng cóc cần đi chi cho mệt! Mày làm ăn cái khác đi, cần gì cho hay. Tụi tao huy động cho mày. Ô-kê!"

 "Cảm ơn bạn bè. Không nói chuyện với nhau hôm nay thì tôi còn đi tới đâu nữa! Tôi mới mò ra địa chỉ order hologram label bên Trung Quốc. Sản phẩm tôi ra lò chỉ thiếu cái tem lấp lánh ba chiều đó là Trung tâm sản xuất băng gốc cũng đầu hàng tôi luôn.

 Thiệt bậy hết sức! Tôi làm vì ham mê, biết không" Mới đầu, thất nghiệp thì dư thời gian nên vọc computer cho biết với người ta. Khi vô mê hồn trận thì háo thắng với đám côn đồ. (Không ai copy được thì mình phải làm sao cho được). Sau đó...  đồng tiền kiếm dễ làm mờ mắt. Đó là căn nguyên của tất cả những thằng làm đĩa giả như tôi. Nhưng ai cũng có lòng tự trọng và tinh thần dân tộc ngủ quên trong lòng người hải ngoại. Tôi cũng hy vọng đồng nghiệp trời ơi của tôi cũng có bạn bè cảnh tỉnh như tôi có các bạn... "

Đồng hồ treo tường điểm 1 giờ đêm. Bên cô bạn tôi đã 11 giờ đêm, bên người bạn vừa gặp lại nhau đã chạm trán nảy lửa là 2 giờ chiều. Giờ này mặt trời mùa đông bên hắn có đủ ấm"!...  có đáng xá gì khái niệm thời gian trong thời đại toàn cầu. Con người bây giờ chả khác gì tờ đô la hai mặt. Ai kiếm tiền mặt xanh; ai kiếm tiền mặt xám...  Văn hoá hải ngoại đi về đâu! Tôi chỉ nhớ câu nói của cô bạn: "Một cộng đồng lưu vong mà không có văn hoá riêng thì như bầy thú lạc loài nơi tha phương... " Ít nhất, tôi thề không mua đĩa giả dù tôi đã hiểu nỗi lòng người...  làm đĩa giả.

PHAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,091,292
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến