Hôm nay,  

Chuyện Gia Đình Thằng Cam

05/06/200800:00:00(Xem: 203153)
Tác giả: Xuân Đỗ

Bài số 2317-16208294-vb5050608

Tác giả 66 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, cư dân Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Ông là tác giả co01 tên trong danh sách chung kết viết về nước Mỹ 2008, với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..."

Thằng Cam là tên mẹ nó goị khi nó vừa tròn 21 tuôỉ. Tên cúng cơm của nó thì khác, nhưng chỉ để đi học, đi lính, và đi Mỹ. Nó là thằng sáng giá nhất trong bảy anh chị em, nếu nó không bị bắt lính cho chiến trường Campuchia hôì 78, thì cuộc đơì nó đã rẽ sang ngả khác. Nhưng thôi ta hãy tạm gác chuyện nó qua một bên.

Tôi vơí bố thằng Cam là hai anh em quen biết nhau từ khi gia đình ông di tản từ Quảng Trị vào Saigòn, rôì ở cùng cư xá, cùng đi tù, cùng ra Bắc, cùng đi Mỹ, cùng tiểu bang, cùng gần khu Phước Lộc Thọ. Có khác là tuôỉ đơì ông hơn tôi nửa con giáp, vai vế là ngươì trên cấp, kinh nghiệm và sở học đáng bậc đàn anh, về nhân cách, đạo đức là ngươì đáng nể trọng.

Sau tháng tư đen thì moị chuyện đôỉ thay, bất hạnh ập đến, mà caí vui thì còn giống nhau, chứ bất hạnh thì chẳng caí nào giống caí nào. Môĩ nhà môĩ cảnh, nhà ông, nhà tôi, nhà lôí xóm đều có những chuyện phaỉ ứng phó. Đôí vơí các gia đình có ngươì đi caỉ tạo, lúc này mơí biết được taì xoay sở của mấy bà vợ "ngụy", vốn chỉ phụ thuộc vào thu nhập của chồng, ngày ngày chăm sóc cho các con, nhưng nay phaỉ trực diện vơí cảnh chồng xa biền bịêt, con caí ấu thơ, sinh nhai tạm bợ, chưa kể còn bị hù dọa, o ép, kỳ thị, sách nhiễu khiến tâm thần luôn ở thế bị động. Nhưng cũng may, nhờ đức nhẫn naị của phụ nữ Việt trôĩ dậy, cùng vơí sức mạnh nôị tâm nặng phần tâm linh đã giúp nhiều bà thoát được sự hụt hẫng của cành đơì đứt quãng. Chung chung thì như vậy, nhưng bà mẹ thằng Cam vẫn có những nét đặc thù.

Khác vơí gia đình tôi, sau mấy năm ông ra Bắc, con caí bà có đứa đã lớn. Nhà laị trai nhiều hơn gaí.Thằng trai vừa tròn 18 mơí xong cấp 3. Chiến trường Campuchia đang hôì ác liệt, bọn Pôn Pốt ở thế làm mưa làm gió, nên tổn thất về thương tật do caí bẫy "mìn cóc" của Trung Quốc làm cho lực lượng quân "ta" thiếu hụt trầm trọng. Cho nên dù lý lịch đen, hộ khẩu xám, con trai bọn "ngụy" không được lên đaị học nhưng vẫn được chiếu cố cho đi làm bia đỡ đạn nơi xứ ngươì. Thằng con bà không nằm trong ngoaị lệ. Mẹ nó tuy đứt ruột nhưng cứ coi như mất thằng con. Tạm để nôĩ buồn qua một bên, bà maỉ lo cho đám em của "thằng lính đỏ" và theo định kỳ tiếp tế cho chồng là "ông lính xanh."

Chưa đầy một năm, linh tính như mách bảo chắc có chuyện gì không hay cho thằng lính đỏ. Thì vào một đêm tôí trơì, mưa nặng hạt dươí phố, có một bóng đen dáng bà già, duí vào cửa nhà bà một mẩu giấy nhỏ. Bóng đen vụt đi, mẩu giấy nằm laị. Bà đưa cho con gaí lớn xem giấy gì, nếu là truyền đơn của mấy ông "phục quốc" thì đổ nợ. Nhưng buồn mà vui, té ra thằng con đang nằm ở viện 108 (Tổng y viện Cộng Hòa cũ), bị mìn phaỉ cưa chân nhưng còn sống.

Ngay sáng hôm sau, vôị vàng mua mấy ổ bánh mì ,hai lạng chả heo, cùng ít thuốc trụ sinh còn giữ laị được hôì ông ở đơn vị, bà tất tả đi thăm con. Dù bảo vệ cho gặp nhưng thằng lính đỏ cũng bị hạch hoỉ sao mẹ mày biết, nó chôí nó không biết. Sự thực trên xe taỉ chở về viện nó đã lén quăng mẩu giấy nhỏ có địa chỉ của nhà, một bà già nhặt được tìm đưa cho mẹ nó. Chuyện khó tin nhưng có sao noí vậy.

Vì con bà là bộ đôị chứ chẳng phaỉ vượt biên hay caỉ tạo, nên hai mẹ con được trò chuyện bình thường. Thằng con không dám khóc sợ mẹ buồn, sợ bị để ý không cho gặp lâu, nhưng nó cũng tình thiệt kể lể sự tình. Rằng nó bị mìn cóc, lúc đầu chỉ phaỉ cưa nửa bàn chân, nhưng vì taỉ thương chậm, khử trùng ẩu, thuốc men thiếu, nên bị nhiễm trùng cưa dần lên tận đầu gôí. Cho đến lúc này, dù ở viện caí giò vẫn còn nhiễm độc vì thiếu kháng sinh.

Nó cũng than phiền dù diện thương binh nhưng ăn uống chẳng bằng ở nhà vơí mẹ, chuyên đề canh nấu bằng dưa chua, cơm laị ít càng thêm sót ruột. Từ đấy, mẹ nó laị phaỉ hai tuần một lần thăm nuôi thằng con, tiêu chuẩn chẳng khác gì lần đầu. Trước khi về bà không quên nhai dập mấy viên trụ sinh nhét vô miệng nó. Chữa theo kiểu cứu con bà phước thế mà vaì tuần sau vết thương cũng lên da non, còn phần dươí của chiếc giò thì coi như tặng không cho Pôn Pốt.

Ít tháng sau thằng lính đỏ được xuất ngũ, về nhà vơí diện thương binh loaị hai, kể như nhà phaỉ nuôi báo cô. Từ nay, mẹ nó biểu cả nhà goi nó là thằng Cam ( chữ Campuchia cắt ba). Vơí óc thực dụng, lấy độc trị độc, bà cơỉ bỏ vai "vợ ngụy" mặc lấy mác "mẹ thương binh", trước mắt tận dụng moị thuận lơị như bao bà mẹ thương binh khác, cũng gạo tổ, bo bo hàng tháng, thịt heo ngày tết, phiếu đường, phiếu đậu, dầu đun hàng quý& Lơị điểm nhất là khoỉ bị công an đuôỉ khi bán chui ngoài chợ trơì.

Được thể, bà còn hù dọa đám thuế chợ là cùng quê vơí Lê Duẩn. Thực sự bà gốc Huế nên da bà trắng, dáng còn thanh (dù thân lam lũ), nên chúng không tin. Bà "xổ" một tràng tiếng Quảng, đúng giọng Haỉ lăng (quê LD), từ đó chúng để yên cho bà kiếm gạo nuơi con. Về phần lôí xóm, từ công an khu vực, tổ trưởng dân phố đến các phó thường dân đều nhìn bà vơí con mắt khác, không bị coi thường như trước khi thằng Cam đi lính. Thôi thì taí ông thất mã, trong cái xui có ló caí hên, bà tự an uỉ như vậy.

Chuyện thằng Cam tạm yên, thì một tin vui laị đến vơí bà. Đứa gaí lớn cùng gia đình nhà chồng an toàn đến đảo Bi-đông (Mã lai). Dươí mắt bà thì từ nay con bà sẽ là cần câu cơm cho mẹ, kẻ cứu đoí cho gia đình. Tuy chưa nhận được tiếp tế từ ngoaì, nhưng có con gaí làm vật bảo chứng, bà mượn ngay bảy chỉ vàng của bà tổ trưởng để làm một chuyến ra Bắc thăm ông lính xanh. Chuyện ngắn chuyện daì, hai giờ tâm sự, bà khoe chuyện con gaí lớn, nhưng đắn đo maĩ mơí hé lộ chuyện thằng Cam. Nghe xong, vui buồn lẫn lộn, một đứa an toàn đi thoát, một đứa thương tật trở về, ông noí thôi sống sót là được. Ông bà chia tay, ông như lên tinh thần, năm năm chịu cảnh mồ côi, nay đã hôì sinh, laị được gặp ngươì vợ chung thủy còn gì phước bằng.

Sau ngày thăm nuôi khoảng một tuần, nhân bữa nghỉ lao động, bố thằng Cam có đaĩ chúng tôi chút quà goị là từ miền Nam ra. Gặp lúc tiết trơì oi ả, traị laị thiếu nước tắm, ông và mấy bạn đồng tù gặp ngày hứng chí rủ nhau xuống tắm trộm nơi caí ao nông trước khu. Mấy ông kia tuy ở trần nhưng còn mặc cả quần để tắm, bố thằng Cam sợ quần ướt lâu khô, mai lấy quần đâu đi lao động nên cứ "tồng ngồng" cho tiện. Bất chợt viên trực traị xuất hiện. Mấy ông kia nhanh chân bỏ chạy, bố thằng Cam chẳng kịp kiếm quần, laị bị hôí thúc, nên cứ tự nhiên như ngươì Saigòn đến gặp viên cán bộ trong tư thế "trần như nhộng". Viên cán bộ tím mặt tưởng ông bỉ mặt anh ta.

Cả đám tù chúng tôi lúc đầu còn cươì, nhưng sau thấy tình hình căng thẳng nên đều nín thở. Lúc này tình cảnh của ông trông thật tôị nghiệp, không biết ăn noí làm sao vơí viên cán bộ, ông cứ đứng như trơì trồng, vẻ như biết lôĩ chứ chẳng có ý chọc quê. Rút cục để lâu thì kỳ, laị ngươì lớn cả vơí nhau, viên trực traị bảo ông mặc quần áo về viết kiểm điểm. Cũng may chuyện đến đó là hết.

Trong một dịp tiện tôi có hoỉ ông sao bữa đó ông tính chọc quê thằng cán phaỉ không. Ông ngay tình cho biết không hiểu lúc đó đãng trí thế nào mà ông cứ xăng xăng đến ngay trước mặt viên cán bộ mà không hề biết mình đang trở về thơì tiền sử. Chuyện hi hữu này trở thành giai thoaị trong tù, "chú H. tắm truồng, tồng ngồng khoe cán".Chữ cán muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Trở laị chuyện bà mẹ thằng Cam và sấp nhỏ ở nhà. Bà vẫn buôn bán chợ trơì, tận dụng caí ô dù bà mẹ thương binh,con caí vẫn đi học đều. Được caí con bà rất ngoan, mẹ chỉ nuôi cơm, còn bảo nhau mà học. Áy vậy mà hai đứa em kế thằng Cam thuộc loaị xuất sắc trong trường, một thằng được cử thi toán tòan thành, một thằng cấp quận đều được ăn giaỉ. Xong lớp 12, cả hai đều được nhận vào Bách Khoa vì điểm cao, lý lịch tốt. Ông bố thì khai làm rẫy ngoaì Bắc, khoỉ cần xác minh, nhưng cột anh em khai anh ruột "thương binh" thì cần công an Phường kiểm chứng. Nhà trường không tin tuị nó có anh em thương binh chế độ &mơí.

Cả nhà lên tinh thần, hai thằng bách khoa cũng có vẻ lên gân, lũ trẻ lôí xóm bèn goị hai thằng là hai "ông trí thức". Dù không học bổng, ăn cơm nhà, moị thứ mẹ lo, nhưng hai ông rất hồ hơỉ vì được "hoãn" nghĩa vụ, chờ ra trường cho miễn luôn.

Hơn một năm sau, vợ chồng con gaí lớn được nhập cảnh Hoa Kỳ vì có cha đang đi caỉ tạo cộng thêm caí bằng tu nghiệp Pháo binh cao cấp taị Mỹ của ông lính xanh. Quà cáp bắt đầu rót về, nhưng kém xa mấy ông bà có con làm "neo", vì con bà tính học lên ngành vi tính. Bà có vẻ không vui về chuyện này, trách con cứu đoí như cứu hỏa, học "neo" không học, bày đặt học cao. Nhưng moị sự ngoaì tầm tay, chim đã sổ lồng, còn chồng của nó nữa. Thế là bà phaỉ vất vả thêm ít năm nữa.

Ở chế độ nào cũng vậy, có con gaí thì đỡ, con trai lắm chuyện nhức đầu, ngày xưa thì ngược laị, nhưng nay nhức đầu nhất vẫn là caí gông nghĩa vụ. Chiến trường Campuchia vẫn sa lầy, mìn cóc không chết, chỉ gây thương tật rôì trở thành gánh nặng cho xã hôị. Tuị Tàu cộng thâm thật, chơi sát ván thằng đàn em cùng chung biên giơí.

Nhà bà sắp phaỉ lo cho thằng trai thứ tư, chẳng phaỉ chuyện vợ con gì mà vẫn chuyện nghĩa vụ. Lần này nó noí vơí bà mẹ khoỉ lo. Họỉ mày lo cách nào, nó không noí. Học hành chỉ trên mức trung bình, vô đaị học xem ra khó ăn, nó biết sẽ phaỉ theo dấu chân anh Cam. Biết mà vẫn lo, từ lo thành sợ vì ám ảnh caí giò cụt của ông anh, tôí ngày ngôì một chỗ, tâm thần bất ổn như ngươì mất trí. Laị thằng Đực con bà Năm cùng lầu B, bạn đá banh vơí nó mơí đi mấy tháng mà cánh tay từ cuì chõ đổ xuống cũng bị mất tiêu, nhà được đơn vị báo cho biết sớm vì nhà nó thuộc diện có công vơí cách mạng. Maỉ lo chuyện của mình mà nó vẫn nhớ chuyện thằng Đực chuyên thúc cuì chõ vào ngực nó lúc tranh banh.

Chẳng biết do ai xuí bẩy,nó dấu mẹ dung kế&giả điên môĩ lần được goị đi taí khám sức khoẻ. Chuyện tưởng dễ ăn, ai ngờ laị chuyển theo chiều hướng xấu, điên giả dần thành điên thật. Sau một cơn sốt cao, nhập viện ít ngày trở về nhà, tâm thần thay đôỉ hẳn, lúc cươì lúc khóc, tay hay làm động tác giả như bắn súng. Ra ngoaì gặp ai cũng "pằng pằng",rôì cươì khoái chí. Mặt muĩ thì hiền khô, không có vẻ gì là ngươì mất trí. Công an khu vực bắt đầu để ý, theo định kỳ gưỉ thằng nhỏ lên Chợ quán để xét nghiệm thực hư. Mẹ thằng Cam ngoaì tầm tay, không biết xoay sở thế nào vì thằng con cũng chẳng còn khả năng tư duy để thú thật moị chuyện vơí mẹ nó.

Giữa lúc này thì bố thằng Cam được tha về, vì đã trên 8 năm, con đông, laị gia đình thương binh. Ông kiếm được một chân đạp xe ba bánh giao hàng cho một tiệm buôn ở ngoaị thành. Tuy ra tù, có công ăn việc làm ngay, nhưng laị phaỉ đôí phó vơí nhiều chuyện nhức đầu khiến ông nghiệm ra rằng trong tù, ngoaì tù môĩ nơi có caí khổ riêng của nó, bất giác ông cảm thấy thương bà vợ tần tảo một mình. Nhưng bận bịu nhất là phaỉ theo doĩ hai thằng con mà ở diện tâm thần đang ở dạng bất ổn.

Tôi vẫn phục ông ở chỗ tuy có máu nhà binh, nhưng không nóng nảy, chuyện gì cứ từ từ rôì tính.Gần chục năm trong traị làm ông càng thêm nhẫn naị, cam chịu an baì của số phận, ít khi phàn nàn than trách.

Nhưng chuyện đơì khó đoán, bận rộn như vậy nào có ai dè đằng sau caí bề ngoaì an phân ấy, bố thằng Cam vẫn có caí máu muốn làm chuyện khác đơì. Ông muốn đoì& công bằng, công lý, đòi nhân phẩm, ấm no! Sao laị đoì vào lúc này, tôi tự hoỉ. Tôi vốn hay suy diễn nên ngờ rằng có thề ông gốc ngươì Quảng Trị, vùng Haỉ lăng đất cằn soỉ đá, bão lụt thiếu ăn, dân quê ông chịu bao điều nghiệt ngã, luôn muốn vùng lên, muốn đấu tranh không phaỉ chỉ cho quê mình mà cho cả những thân phận đồng cảnh ngộ.

Nhưng lúc này ở hoàn cảnh của ông, biết đấu tranh là daị, là ngu, nên ông chọn một phương cách ôn hòa thường được xử dụng trong thơì chế độ cũ là &"khơi động lương tri thế giơí" bằng cách gưỉ thư cho các nguyên thủ quốc gia để cảnh báo về thân phận của quê hương, trong đó có bi kịch của gia đình ông. Ông có lơị thế là gioỉ hai ngoaị ngữ, tiếng Pháp hôì học trong nhà dòng, tiếng Anh qua hai lần tu nghiệp Mỹ.

Nghĩ là làm, ông tìm cách gưỉ thư cho Tổng thống Reagan, Nữ hoàng Anh, Tổng thống Pháp, Tổng thống Phi, Vua Thaí, Nhật hoàngv.v.& Có hai lá thư gưỉ cho nguyên thủ đồng minh ông viết vớí tất cả tâm tình của ngươì lính cựu, một cho Tổng thống Mỹ, lúc này đang có môí quan hê khá mặn mà vơí Chủ tịch Gorbachev; một cho Tổng thống Phi gơị laị tình đồng đôị khi ông này chỉ huy một đơn vị dân sự vụ taị Tây ninh hôì 65. Cứ có dịp là ông gưỉ chui, chẳng biết có đến tay các vị này không, nhưng dù không có hôì âm, ông vẫn gưỉ. Ông thường tiếp cận đám Tây ba lô đường Phạm ngũ Lão, vì ông nghĩ công an ít để ý và tuị trẻ thường phóng khoáng không nỡ từ chôí lơì thỉnh cầu của một ngươì cựu binh già cô thế muốn chuyển dùm lá thư riêng để mong có cơ may thoát cảnh kềm kẹp áo cơm.

Ông có hé lộ vơí tôi chuyện ông làm. Chẳng sợ mếch lòng, tôi noí thẳng thừng chẳng ăn caí giaỉ gì, vừa tốn tiền , vừa nguy hiểm. Ông không nghe, cũng chẳng giận, tiêp tục gưỉ, danh sách nguyên thủ ngày càng daì thêm.

Vaì năm sau, khi mấy đaì BBC, VOA (mẹ thằng Cam là thính giả chui từ sau 80) cho biết dường như có sự thương thuyết Mỹ-Việt liên quan đến số phận các tù caỉ tạo. Ông ngưng viết, thăm dò tình hình. Chuyện nghe như thần tiên dần dà biến thành hiện thực.

Đầu 90, bố thằng Cam nạp đơn xin cho gia đình đi Mỹ theo diện H.O. Ngày phỏng vấn, ông bà và sáu đứa con lần lượt được mơì vô. Ông Mỹ từ Bangkok đã xem hồ sơ gia đình chẳng cần hoỉ gì thêm, chỉ nhìn thẳng vào thằng cụt chân rôì quay đi. Tình cờ, bố thằng Cam ngó nghiêng lên bàn giấy thấy trong tập hồ sơ của gia đình ông laị có caí bì thư kèm ít trang giấy đã ngả màu, viết bằng tay giống tuồng chữ và loaị thư ông thường gưỉ chui. Ông hồ nghi có thể lá thư ông gưỉ cho Tổng thống Mỹ đã được nhân viên Nhà Trắng chuyển cho Sứ quán Bangkok nên họ kẹp vào hồ sơ của ông.("!) (thường thì thư từ gưỉ cho White House không bị quăng sọt rác trừ thư nặc danh)

Phỏng vấn xong, sang phần bắt tay chúc mừng, đột nhiên thằng giả điên, tay giơ ra không bắt laị làm động tác gỉa như bắn súng, chĩa thẳng vào ông Mỹ miệng hô "pằng pằng" như lúc ở nhà. Bố thằng Cam hốt hoảng, xin phép ngươì thông dịch noí thẳng bằng tiếng Anh vừa xin lôĩ ông Mỹ vừa kể lể sự tình.

Cuôí cuộc phõng vấn, thằng giả điên bị từ chôí, số còn laị được chấp thuận lên đường. Bố thằng Cam vốn thương con, muốn đi thì đi cả, nếu không được thì ở laị chờ con. Ông Mỹ như hiểu hoàn cảnh khuyên gia đình nên đi trước, ông hứa sẽ báo cho IOM (Tổ chức Di Dân Thế Giơí) lo thuốc men chữa trị cho con ông, khi nào nó ổn định sẽ cho sang sau. Ông bố nghe lơì, tin vào lơì hứa của giơí chức Mỹ. Ấy vậy mà maĩ bảy năm sau, thằng nhỏ mơí đến Cali vì môĩ lần taí khám để đi thì laị "pằng pằng" mấy ông bác sĩ Thụy điển nên bị kẹt lại.

Năm 2000, thiên niên mơí của traí đất, gia đình thằng Cam mơí thực sự đoàn tụ. Ngoaí cổ nhìn laị, gia đình nó quả có nhiều thay đôỉ.

Trước hết noí về thằng Cam. Sang Mỹ được hai tháng, cơ quan y tế giám định laị quyết định cho nó ăn trợ cấp tàn tật và hưởng Medi-Cal. Mấy tháng sau cấp cho một căn hộ khang trang nên nó ra ở riêng không phụ thuộc gia đình. Biết ơn nhất là chiếc chân giả của cơ quan chỉnh hình vừa nhẹ, vừa dễ thaó ra lắp vô, đi laị thoaỉ maí, dẹp đi được caí của nợ cả chục năm vừa thô vừa nặng.

Nhưng về mặt tinh thần thì "vết hằn" nằm sâu trong não biến thành "nôĩ hận" kể từ ngày ở Campuchia về, nó chẳng thiết gì chuyện làm laị cuộc đơì. Học thêm, học cao nó có thể làm được, thiếu gì gương thành đạt của ngươì tàn tật ở xứ này, nếu không muốn noí nước Mỹ là "thiên đường" của ngươì tàn tật. Nó biết nhưng nó không ham. Nó quyết định sống độc thân để khoỉ phiền ai. Còn may là nó vẫn đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, thích đọc sách báo Việt và nghe nhạc Trịnh công Sơn. Đến nay, chuyện chán đơì ít còn lảng vảng trong tâm tư, nhưng hôị chứng vì ám ảnh bơỉ các sọ ngươì bị đập đầu bằng cuốc của bọn Pôn Pốt mà môĩ lần hành quân đi qua có dịp thấy tận mắt nên thỉnh thoảng bất chợt gơí về làm nó mất ngủ trắng đêm.

Trong số các con, nếu ông thương và dành sự săn sóc đặc biệt cho thằng giả điên, thì bà mẹ không dấu tình cảm sâu nặng cho thằng Cam, đứa con trai đầu lòng, vì dù sao nó là đứa đã chia xẻ vơí bà gần như trọn vẹn những long đong từ lúc đôỉ đơì. Ngược laị nó cũng hiểu bà nhất, nhưng có phần aý náy vì không nghe lơì bà để học thêm, có việc làm và lập gia đình để ông bà có cháu đích tôn.Tất nhiên nó có lý do của nó khi chọn lôí sống ẩn dật cho quãng đơì còn laị.

Đám em thằng Cam sang đất Mỹ vì có "gene" về toán giống bố và ông chú, nên tuị nó chuyên theo các ngành khoa học không mấy khó khăn. Vợ chồng cô gaí lớn đã ra kỹ sư công chánh làm cho county, hình như ở San Diego. Hai ông trí thức như rồng gặp mây, chỉ hai năm ở đaị học cộng đồng chuyển thẳng lên UC Berkerly. Một ông xong cao học về cơ khí, ông kia xung hơn lấy luôn hai bằng M.S. vừa Mechanics vừa Computer Science. Ông anh làm cho U.S.Army bên Oklahoma, ông em cho một cơ quan của Navy vùng D.C. Cả hai job đoì hoỉ điều chuẩn an ninh cao vì dính dáng tơí quốc phòng, tôi là môt trong hai bạn của bố nó được hoỉ về môí quan hệ. Hai đứa em út một trai, một gaí cũng xong cử nhân ngành Hóa và điện tóan có việc làm ổn định dươí L.A.

Có điều hai ông trí thức khi được học ở một đaị học hàng đầu của California về khoa học kỹ thuật, cả hai ông đều nhìn nhận là tuị Mỹ nó gioỉ, tranh đua phát mệt so vơí hôì ở Bách khoa. Nghe noí một ông vẫn theo đuôỉ chương trình Ph.D. và có ý định một ngày nào đó nếu tình hình thuận lơị và chưa lấy vợ thì sẽ về Việt nam xin dạy Bách khoa khi mãn khế ước vơí bên Army. Noí chung về mặt học hành anh em thằng Cam thuộc loaị thành đạt ở Mỹ, đem laị sự an uỉ cho gia đình và hãnh diện chung cho cánh con caí H.O.

Nhưng đáng nể nhất là ông già gân. Dù tuôỉ cao, chia trí vơí trăm thứ bà giằng, chuyện nhà bên Mỹ, chuyện thằng con bên mình, vậy mà ông vẫn đi học full-time lấy luôn hai bằng B.A. về Pháp ngữ và Political Science trong vòng 6 năm. Laị học tiếp Cao học về Bang giao quốc tế được hơn một năm thì bị xỉu khi đang đánh máy baì tham luận cuôí khóa. Ông bỏ ngang vì nghĩ học để tìm "vui" chứ học để "xỉu" thì học làm gì cho tổn thọ. Noí thì noí vậy chứ tôi biét ông vẫn còn thích học. Ông vốn khiêm tốn về nhân cách, nhưng lúc học hành cũng hay làm thầy bà nhức đầu, cứ hoỉ các bạn cùng lớp ở Cal State S.B. thì rõ.(trong một tham luận về cuộc nôị chiến Mỹ, ông đã phản biện khi chứng minh tổng thống Lihncol đã sai lầm khi tấn công lực lượng ly khai miền Nam làm bọn trẻ khá nể ông)

Ngươì chót được nhắc đến, nhưng không chót về vai vế, đó là bà "mẹ thương binh". Trước sau bà vẫn là ngươì cầm càng trong caí gia đình đông con này. Như đã nói từ đầu, ngựa hay đường daì cũng thấm mệt, thân cò lặn lôị maĩ cũng có lúc tiêu. Bà bị suy thần kinh, suy tim xuống sức. Sau khi thay bốn van tim, bà trở thành diện mất sức khi tuôỉ chưa đầy 60. Nhớ lúc đưa vô nhà thương trong tình trạng stroke, bà từ chôí giaỉ phẫu, không chịu ký đơn, bảo ông mơì cha xứ đến viện cớ đã thấy thiên sứ, phần đơì sống thế đủ rôì. Đứa gaí út khóc qúa sợ mẹ đi luôn. Động tình mẫu tử bà đôỉ ý. Ấy thế mà số sống là sống, nay đã thêm được mươì năm, có khả năng sống thêm con giáp nữa nếu ăn uống giữ gìn, chịu khó đi bộ như bác sĩ khuyên.

Chuyện gia đình thằng Cam tuy diện H.O. nhưng chẳng có gia đình thứ hai trên đất nước này. Số phận, dòng đơì, ngọt buì cay đắng, phước họa khôn lường như đan quyện vào nhau, tưởng có lúc không ngóc lên được. Nhưng gia đình nó đã "sống sót", bằng sự thành đạt qua sự hôị nhập vơí đất nước này, anh em nó đã traỉ nghiệm được caí giá của tự do, đã nôí laị được nhịp cầu của cảnh đơì đứt quãng, và cao hơn, xa hơn đã biết dựa vào thế mạnh của đức tin như bố nó có lần noí vơí tôi, "sức ngươì có hạn, phaỉ có sức mạnh của tâm linh mơí vượt qua nghịch cảnh của đơì này." Câu noí ấy giờ này vẫn còn chí lý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến