Hôm nay,  

Qua Mỹ Không Dễ Lượm Tiền

31/05/200800:00:00(Xem: 246586)

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 2312-16208289-vb7310508

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt nam 2007, với bài  “Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ”.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

 Lúc còn ở quê nhà tôi nghèo không có bút mực nào viết ra để lột xác được cái nghèo cùng cực. Hay là nói nghèo rớt mồng tơi, nghèo không có quần xà lỏn bận, nghèo không có cháo mà ăn. Gần đúng như thế. Nghèo còn mắc nợ tứ giăng. Nay ở quận này, mai về ngoại, mốt về nội trú ẩn để tránh chủ đòi nợ. Hai chữ giải phóng nhắc tới là tội lạnh từ đầu xuống chân, quỵ hết đốt xương sống. Cái gọi là giải phóng lám cho ba tôi điên, má tôi nằm giường bệnh chết khô vì thiếu thuốc uống, xuyên tâm liên đúng là thứ thuốc "giải phóng" đưa mẹ tôi về với ông bà tổ tiên ở tuyền đài. Thằng em tôi tên Năm Tròn vừa đúng 18 tuổi, quân Cách mạng mượn nó qua Campuchia giúp nước láng giềng đánh Pon Pot. Cuối cùng họ trả về một cái xác không hồn của Năm Tròn với cái hòm gỗ đi kèm. Còn tôi, sống cuộc đời "Bụi" với "Bờ", hàng ngày lội dưới các gầm cầu, mặc quần áo bằng sìn non dơ bẩn và đen thui, lội ven sông Sài gòn-Chợ lớn lượm ve chai, lon nhôm hay bịt nylon do Mỹ về nước để lại cho tôi kiếm sống.

Như vậy cho tới khi tôi đi "hôi" theo xuồng lớn 53 người qua Mỹ. Cuộc đời trải qua nhiều hành trình truân chuyên sau đây.

 Còn ở quê nhà nghe người ta đồn xứ Mỹ thần tiên lắm. Không làm cũng có ăn. Tiền rơi rớt ngoài đường không ai lượm. Tôi ao ước qua Mỹ sống. Qua Mỹ rồi mới thấy điên đầu bông-so của tôi là một gia đình người Mỹ.

 Nhờ đó tôi biết chữ Mỹ đầu tiên A-mê-ri-keng. Sướng chưa"

 Chưa đâu, còn sướng nhiều nữa!.

 Ba ngày sau ở nhà ông bà bông-so, ông già Mỹ giao cho tôi một đàn bò 100 con, sáng ngày lùa nó ra cánh đồng ăn cỏ. Có như vậy tôi học được danh từ thứ hai "Cow boy", coi bò ở một bãi cỏ mênh mông như sa mạc. Oai chưa"

 Trước 75 tôi có xem phim cow boy miền Tây, Marlon Brando mang súng sệ sệ, đội mũ lệch, choàng khăn cổ cỡi ngựa phi đường xa gió bay phất phới trông mà thèm. Tôi cũng là cao bồi nhưng bi giờ mời hiểu nghĩa "Thằng nhỏ chăn bò". Khám phá mỉa mai này cho tôi nhớ chuyện Bạch Mã Ôn, chú khỉ Tôn Hành Giả chăn ngựa, sau này biết được nghề thấp kém, hạ tiện đó mới xung thiên đại náo thiên cung!

 Ở nhà này, cất trong một khu hoang vắng nằm dưới chân núi, tối ngày không thấy người qua lại, tôi chán nản tìm cách bỏ trốn. Lên Virginia năn nỉ một ông chủ người đồng hương cho làm công bưng chén bát đi rửa. Nghề dễ lắm"

 Không tới trường mà tôi cũng biết thêm một từ ngữ tiếng Anh "waiter". Đó là bồi nhà hàng. Việc làm không dụng sức lao động nhiều. Dễ. Chỉ rửa chén dĩa thôi. Vừa rửa xong chồng chén dĩa này thì bồi đẩy một xe đầy vung chén dĩa dơ khác đến.

 -Nè, product của anh đây!

 Tôi cười giọng giữ niềm tin:

 -Dạ! Tôi trong tình trạng ứng chiến đây.

 Hắn bỏ tôi đi ra đàng trước lấy ó-đơ (Order). Còn một mình tôi đóng tuồng một mình với chồng chén dĩa dơ cao như núi. Trời ơi! Công việc rửa chén tuy nhẹ nhưng bắt tôi phải đứng ở chậu rửa chén suốt ngày. Nước văng tung tóe, ướt sũng cả áo quần. Mặt mày lem luốc như lọ nồi vì chưa quen nghề rửa chén nên cặn bã đồ ăn búng lên cùng mặt. Đêm đêm về nhà mình mẩy ướt như chuột lột. Phần thì mùa đông lạnh lẽo hai hàm răng cắn chặt, đánh nhau lập cập như ăn hột dưa.

 Làm ở đó một tuần tôi bị nhiễm lạnh ho sù sụ. Tôi phải nghỉ tìm một việc khác.

Theo một người bạn về California, xin hái ớt. Trước khi nhập việc, bạn dặn:

 -Mua cái nón vải rộng vành để đội che nắng như nón bành của Mễ vậy.

 Tôi hơi ngại ngùng tỏ bày cùng bạn:

 -Anh... anh cho tôi mượn 3$ mua cái nón mai một đi làm tôi sẽ trả lại.

 -Trong mình anh không có tới 5$"

 -Dạ, không.

 Thật tình tôi không có một đồng ăn cơm nói chi tới lấy tiền mua nón. Ở Virginia se phòng hết 50$, ăn uống xe cộ tròm trèm 150$. Lãnh tháng lương 400$, dành tiền đi xe bus Con Chó tới Ca-Li thì ráo hoảnh vét không còn một xu. Bây giờ se (Share) phòng làm tới tháng chờ lãnh lương trả.

 Ông Mỹ nông trại bảo chúng tôi sắp hàng đôi tiến tới trước từng cập một. Gần 500 mạng. Mỗi thợ như tôi được phát cho một cái thùng carton cứng. Hái ớt đầy thùng đem lại giao cho mê-na-giơ (Manager) cấp cho một thẻ bài để chiều tính tiền. Một rừng cây ớt có chừng ngàn mẫu. Đứng ở đầu này nhìn ra xa, thật xa, cũng không ra khỏi khu vườn trồng ớt. Cây ớt tốt xanh um cao tới nửa đầu gối và trồng lớp lang thành nhiều dãy. Giữa là đường đi, người thợ hái ớt phải lết từ bụi này đến bụi ớt nọ. Hai tay "Bóc" Bỏ", "Bóc" Bỏ" liền tù tì, lết tới như bò hỏa lực. Bóc lia lịa như cánh quạt máy quay hết số. Làm việc không nghỉ, có khi còn quên ăn cơm trưa. Có như thế mà tới chiều chỉ được 40 đến 50 thùng tối đa.. Mỗi thùng 50 cent. Vị chi kiếm được từ 2 đến 3$. Ê chề quá!

 Tối về nhà sụm cả chân, đi nghiêng ngả như người chếnh choáng say rượu. Hai tay rã rời, giơ lên không nỗi. Nhiều khi đành phải bỏ cữ ăn chiều ngủ thiếp và ngày mai đi xe nhờ phải thức sớm 5 giờ sáng.

 Làm ở nông trường 5 tháng kiếm được chút ít tiền thì xin nghỉ Nhìn vào kiếng thấy mình ốm như con ma nhà họ hứa. Trái cổ lòi ra nhọn liễu. Mắt thụt vô như bóng ma quái tả trong chuyện Liêu trai chí dị. Hai tay dài thượt, ốm nhom ốm nhách như hai cành cây khô róc lá. Tóc dài rũ rượi và quăn quiu, vàng hai bên mé vì cháy nắng, tôi trông tôi, tôi còn thấy hãi hùng thay huống chi bạn bè nhìn tôi.

 Nghỉ hái ớt theo nghề may kỹ nghệ.

 Nghỉ việc rồi tôi mới coi lại cái quần jean, để lại cho tôi một kỷ niệm nhớ đời là hai bên đít bị mòn và rách sước, đã trổ màu trắng bệch vì hàng ngày lết với bò ở nông trường.

 Hồi trước thời trai trẻ chỉ biết cầm súng chớ đâu có bao giờ lên bàn may. Theo chủ đi Los Angeless lãnh quần áo lố, họ cắt rồi mình chỉ việc theo đường mà may cho dính lại, khâu lại. Khỏe lắm! May kỹ nghệ mà!

 Máy may kỹ nghệ vừa may vừa cắt tự động. Đi đường may không khéo, tôi đạp cục sắt electric chạy nhanh quá, nó chạy một đường quanh co xéo xẹo, làm cho cái quần may sẵn không còn hình dáng cái quần nữa mà là cái túi đựng mùa Ho-li-van! (Holloween)

 Ông chủ la tôi quái quái như hồi trước Tiểu đoàn trưởng ồ ạt:

 -Ông,..anh.. mày, mày may cái gì lạ vậy, phá phách thì có. Để bố làm ăn! Đừng vào đây phá phách con ơi!

 -Dạ, tôi lỡ chân..

 -Lỡ.. thì bỏ mẹ! Nồi cơm vợ con tôi ông đổ đi rồi! Mai cho mày nghỉ!

 Tôi khúm núm van cầu:

 -Ông chủ cho tôi đền phần hư đó chớ ông chủ đừng cho tôi nghỉ tội nghiệp. Tôi cần việc làm..

 Nhà thầu quần áo may đứng chống nạnh sừng sộ:

 -Cần, cần cái nỗi gì. Nghỉ!.

  -Xin ông chủ thương tôi

 Ông chủ nắm bàn tay thật chặt, bậm môi nhai răng trẹo trạo:

_ Tôi không phải Bồ Tát. Thương mày ai thương tao, hử"!

 Về nằm nhà 3 tháng xin việc ở đâu cũng bị từ chối. Bồi bàn. Giao hàng furniture. Làm công lái xe lunch. Bán xăng. Dọn dẹp đồ phế thải. Đưa con nít đi học. Đánh máy ăn công.

 Chắc phải có một nghề tương đối cần chuyên nghiệp, tôi ghi tên học nghề nail.

 Thày Mỹ dạy nói tiếng Mỹ tôi nghe điếc tai. Trong lớp học 14 học viên duy có tôi là đàn ông. Vào trường khoác blouse như bác sĩ ngoài đời không bằng. Bác sĩ "neo" (Nail). Hách chưa" Có khách làm chân bê-đi-kia thì các bạn gái để cho tôi ưu tiên hành nghề. Làm thì làm thực tập mà. Tới màn mát-xa-rờ tụi Mỹ cái rên rỉ đê mê ngất ngưởng, các học viên gái cười làm tôi mắc cỡ không biết chun đường nào. Cái gì tới thì tới. Tôi phải mướn xe chở đi thi tới 4 lần mới đậu!

 Đổ bằng manicure và pedicure. Hãnh diện chưa" Bằng gì cũng là bằng miễn là bằng cấp ở Mỹ là được rồi, hách lắm rồi! Các học viên gái tặng tôi có bằng làm "Nail" kiểu  Holloween! Thây kệ!

 Xin làm một tiệm nail có cả làm tóc. Trời ơi! Chúa ơi! Các bác sĩ nail tệ bạc thì thôi! Họ bắt khách loại walking in dành làm hết không chia tôi một móng. Cũng là "Bác sĩ" nail mà tôi thì ngáp lia lịa. Một hôm, một manicurist nhường tôi một bà già "Gở móng cũ đấp móng mới". Không quen làm, tôi hí hoáy cạy lấy móng trật vuột gần tiếng đồng hồ cũng chưa xong. Bà già Mỹ bực mình:

 -You know how to take it off"

 Không nghe được tiếng Mỹ tôi lắc đầu. Bà Mỹ mở mắt tròn xoe:

 -Really you don't know"

 Tôi cũng lắc đầu. Cô bạn cùng nghề phản đối:

 -Phải nói biết nghề chứ! Anh nói vậy ai mà đến tiệm này làm nữa" Đói cả lũ bây giờ.

 Tôi mắc cỡ vì dốt.  Cắm cúi làm tiếp. Bỗng nhiên bà Mỹ đứng phắt dậy vung tay máu chảy ròng ròng.

 Tôi điếng hồn nói đại tiếng Việt nam:

 -Bà lại đây, lại đây tôi làm cho.

 Bà Mỹ ngoải tay máu chày từng giọt có lẽ bà ta bị cắt móng tay phạm chảy máu nên nhảy sải như ngựa nhảy rào. Bà chủ hoảng kinh:

 -Sorry! Sorry!

 Mỹ già chửi thề:

 -God damn!

 Tôi nhìn theo bà chạy lại bàn xí xô xí xào "Police! Police! Bleeding!

 Về vụ này tôi bị ra tòa và nghe lệnh phạt 80,000 đô trong khi trong túi tôi còn vỏn vẹn 6 đồng dollar.

 Nay tôi thật sự chua chát cách kiếm tiền ở Mỹ. Khổ cực tôi làm đuợc, nhục nhã tôi chịu được, nhưng nghèo; xe không có, không tiền; không biết ai mượn đỡ, không đô (dollar); làm sao mướn nhà" Tất cả những câu hỏi đó dù lo sợ cũng không tránh khỏi, chỉ một câu trả lời là biết tếng Anh, yếu tố giải quyết được tất cả. Nhưng thử hỏi, muốn biết tiếng Anh thì đầu tư học vấn, còn tôi 50 tuổi rồi học trước quên sau thì làm sao học cho vô" Hơn nữa muốn học thì phải có tiền mua sách vở, mua credit; không tiền như tôi thì làm sao học hành" Một nước văn minh như nước Mỹ, thứ gì cũng cao sang tiên tiến nhưng chụp lấy nó thì thật khó vô cùng.

Không dễ lượm được tiền ở Mỹ.

Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,062,250
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến