Hôm nay,  

Tháng Năm Rồi Đó Em…

28/05/200800:00:00(Xem: 965979)

Tác giả: Phan

Bài số 2309-16208286-vb4280508

Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của ông cho tháng Năm là sự xen kẽ giữa  hồi tưởng thơ mộng và những mảng thô nhám của thực tế lưu vong.

…Tháng Năm lá mới. Trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Cho dù em ở đâu! - Những địa danh mà em không đi qua thì anh cũng không biết đến làm chi. Từ khi những thành phố trên khắp địa cầu đều có người Việt dõi mắt tháng Năm-nhìn về cố thổ mù khơi để tìm lại bóng mình xưa cũ. Tháng Năm Paris, London, New York… làm sao bằng tháng N"m Sài Gòn. Em còn nhớ hay em đã quên… những dấu chân đã thành cổ tích ở thánh địa Sài Gòn. Tháng Năm, anh trở về từ ngục tối hay mộ sâu… bước vào sân nắng-vàng ươm hoa soi nhái dọc theo lối đi trải sỏi. Cái lối đi bình thường quá đỗi dễ thương, ấy! - Đã bao mùa mưa nắng hanh hao. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá. Bao nhiêu ngây ngô của ngôn từ, tiếng cười trong veo, dấu giày cô độc… đã thấm từng viên đá rong rêu. 'Ngày tháng là gì hỡi em yêu/ đôi chân em khẽ bước trong chiều/ tình nhạt nắng nên tình buồn khô héo/ từ dạo em về ngõ vắng xanh rêu/ Có bến bờ nào cho em trú chân/ chút tình yêu sao bỗng thấy ngại ngần/ ở đó, giòng sông muôn đời vẫn/ êm đềm trôi như đời sống quen thân. Bài thơ anh đọc cho em nghe mà anh cũng không biết tác giả là ai nữa" Mấy mươi năm sau-ngồi nghĩ như điềm gở. Bài thơ em đọc, anh cũng nhớ… 'Yêu dấu ạ! em vẫn còn hay khóc/ mỗi chiều buồn xoả tóc trước đài gương/ khi tan trường chẳng thấy bóng người thương/ em vẫn thế, hồn mềm như lá cỏ'. Oi, sao mà những giòng thơ me keo chua chua ngọt ngọt, cứ ở hoài trong tình ngỡ đã quên đi… Tất cả không còn gì từ tháng Năm, phải không em. 'Anh trở về từ ngục tối hay mộ sâu' là những ca từ cuối cùng anh đã nghe ở ngôi nhà ấy. Để biền biệt riêng mang những nỗi niềm của thế hệ đi hoang; những nỗi niềm tháng Năm-còn đó.

Em có về trên con đường ấy con đường xưa có cánh hoa vàng… Sau khi tiễn em đi, anh có về ngôi nhà lần nữa để pha chút hư không vào những giòng thơ ngọt ngào xưa cũ thành bản tình ca nhiều dấu lặng, cung bậc muộn phiền…

. . .

"Alô. Tôi là P."

"Xin chào ông P. Nhân ngày Mother's Day, Công ty mai táng Tàn Canh chúng tôi có chương trình bán đất trả góp cho đồng hương người Việt ở Dallas và những vùng phụ cậu. Xin ông vui lòng gọi về 1-800-tan-canh càng sớm càng tốt để được hưởng giá đặc biệt cho đồng hương và location thuận tiện cho con cháu về sau thăm viếng…"

"Xin cô vui lòng chờ tôi giây lát…"

"Dạ không có chi…"

"Xong rồi cô! Xin lỗi. Tôi phải kéo quần lên vì nghe cô nói một hơi dài quá! Quần tôi tuột đến đầu gối."

"V…ô…duyên".
. . .

Cái xích đu mình vẫn ngồi còn ướt nước mưa mây, gió lay, mặt trời lấp lánh trong hạt mưa tháng Năm -chơi vơi giữa Sài gòn đổi chủ. 'Anh lại về từ ngục tối hay mộ sâu…' ca từ trong nhà bếp hắt ra cùng với mùi bữa cơm nấu vội của mẹ-người không thích nghe vọng cổ, cải lương như những người mẹ có xuất thân từ miền Tây. Mẹ còn không em - khi tháng N"m lại về trong tiềm thức-anh và nỗi nhớ.

Cửa sổ phòng em hôm ấy, không mở nhưng bức màn ren trắng bên trong được buộc cái nơ gọn lại để lấy ánh sáng đọc sách. Anh gõ nhẹ lên kiếng cửa sổ. Và đôi mắt em tròn hơn bao giờ hết. Quyển sách đang đọc rớt tự nhiên chứ không gấp lại, để xuống đâu đó cẩn thận như phong cách qúy trọng sách vở của em. Anh không biết lúc ấy mặt mày mình ra sao" Chỉ nhớ cảm giác 'coi chừng bị bắt' vì anh không tin em còn ở Sài gòn. Lý trí bảo anh đừng đến nữa, nhưng những bước chân tìm điểm tựa khi hụt hẫng; những bước chân tìm lại điều gì như vừa vụt mất. - Hình như là tình yêu.

. . .

"Sao trưa nay chú ngồi buồn vậy" Mọi người đâu cả rồi! Nhìn chú ngồi một mình… như đống cứt trâu. Hì hì…"

"Mày không nói, bớt nói… Đâu ai nói mày câm."

"Chú kỳ thị đấy nhá. Với ai, thì chú tay bắt mặt mừng. Cháu nói, thì chú chau mày nhăn mặt…"

"Giá mày Bắc 54 thì tao đã nhận họ. Con bà mày! Mặt mày xinh thế…"

"Thế mà Bắc bảy nhăm chứ gì! Thế Bắc bảy nhăm (75) thì không phải Bắc à""

"Không. Mày là Việt cộng."

"Ơ hay. Dốt như chuyên tu ngu như tại chức, chú học hệ nào mà nói năng đại cán thế! Cháu là Việt cộng thì sao Mỹ cho cháu nhập cảnh vô đây" Chú ngớ ngẩn thật. Người Việt cực đoan. Ôm em cảm tử""

"Tiên sư bố mày. Trêu ông thì khốn đấy con ạ!"

"Bình thường thì chú mắng cháu 'con bà mày', nhưng hễ giận lên thì 'tiên sư bố'. Chú là giá trụng chứ có rặt giá sống đâu mà ghét Bắc kỳ."

"Tao sinh ở Sài Gòn, tao là người Sài Gòn. Bố mẹ tao là Bắc di cư, Bắc bỏ phiếu bằng chân. Tao không ưa Bắc bảy nhăm, bảy nhăm… bao giờ mày nói được bảy lăm… thì huề."

"… Người gì mà cứ gắt như mắm tôm. Anh em nhà… bác Chí." Hì hì…

"Thế mẹ mày là Thị Nở. Về bảo người trăm năm cũ của tao, dạy lại con bé vô duyên. Xéo đi cho ông nhờ…"

. . .

"Thì ra là hôm ấy! Em cũng không ngờ còn gặp lại anh ở Sài Gòn. Tháng Năm… Lần thứ hai trong đời: Anh được thấy em khóc - Sau lần té xe đạp ở dốc Cường Để, rách áo dài Trưng Vương, trầy cùi chõ… hu hu. Mở màn vở kịch đời, anh vô vai người hùng Võ Trường Toản - đỏ mặt ra tay với con cháu Hai bà. Đem cái xe đạp mini có bánh trước hình số 8 đến ông già sửa xe lề đường. Mời em ngự toạ lên cái bọc-ba-ga của con chiến mã không thắng, không đèn như con ngựa mù và người kỵ sỹ không tên. 'Lẹ đi cưng, trễ học bây giờ!'

Chiều về trên ngọn cây, chim về lại tổ, con đường lộng gió thơ ngây… Anh nhớ hoài câu hỏi của em khi ngồi sau xe anh: 'Sao tượng ông Võ Trường Toản trong sân trường anh ốm nhom mà anh mập quá vậy nè"' Hồi đó, anh ngu thiệt. Thế mà không nghĩ ra câu đối đáp cho đôi lứa xứng đôi: 'Trưng Vương cỡi voi đâu té. Sao đệ tử dở ẹt - té xe đạp… lêu lêu'. Lạ thật! Mấy mươi niên sau, ngồi nhớ chuyện trẻ con thì miệng cười thầm mà mắt rưng rưngg. Có phải là khi ấy, đôi tay em khẳng khiu như đôi chân gà, làm sao ôm hết vòng số 2 của con ông Địa, (còn nhớ bạn anh gọi anh là ông Địa con, không") Nhưng đôi chân gà khẳng khiu mà thần kỳ ảo diệu, đã truyền vào huyết mạch truyền nhân của cụ Võ Trường Toản nỗi nhớ mênh mông. Muôn đời."

. . .

"Alô. Xin chào ông P. Đây là văn phòng bác sĩ Collin. Chúng tôi xin nhắc ông có hẹn với bác sĩ Collin vào thứ ba tới…"

"Tôi không nghĩ như thế, vì bây giờ mới tháng Năm. Tôi mới gặp bác sĩ Collin hôm tháng Hai. Tới tháng Tám, tôi mới có hẹn trở lại. Một năm hai lần, từ lâu rồi. Thưa cô."

"Tôi chỉ biết trên system - tên ông đến hẹn thì gọi nhắc nhở. Ba tháng hay sáu tháng tái khám là do Bác sĩ quyết định, tôi không có thẩm quyền. Xin lỗi."

"Xin cô cứ điều chỉnh lại cái hẹn của tôi vào đúng ngày/ giờ trên system, nhưng sang tháng Tám giùm."

"Sao ông không nghe lời bác sĩ""

"Sao cô không nghe lời tôi""

"Tôi làm việc cho bác sĩ. Thưa ông!"

"Ong ấy làm việc cho tôi. Thưa cô!"

"…"

"Tôi nghĩ ông tái khám thường xuyên hơn thì tốt cho ông hơn chứ đâu có hại gì!"

"Nếu cô là người trả bill cho tôi thì cô sẽ nghĩ khác đấy! Căn cứ theo những kết quả xét nghiệm thì sức khoẻ của tôi ngày càng khá hơn, khả quan đến có thể một năm tái khám một lần cũng được vì tôi gặp bác sĩ chỉ để chào hỏi là chính. Xin cô thông cảm cho thu nhập và bảo hiểm sức khoẻ của tôi có hạn thôi."

"Tôi sẽ báo lại với bác sĩ Collin và gọi cho ông sau."

"Cảm ơn cô. Nếu có thể được thì xin cô giới thiệu luôn cho tôi một bác sĩ khác!"

"Tôi nghĩ, không cần thiết. Ong không nên đổi bác sĩ vì bác sĩ Collin là người mổ tim cho ông, bác sĩ cũng là người theo dõi sức khoẻ của ông mấy năm nay và đặc biệt là không có vấn đề gì nghiêm trọng. Xin ông suy nghĩ kỹ. Xin chào ông."

"Xin cảm ơn nhắc nhở. Xin chào cô với lòng biết ơn của tôi. Bye."

. . .

"Thế rồi mình tạm biệt cuối tháng ba, các trường học đóng cửa vì lý do an ninh của Sài Gòn không còn đủ bảo đảm cho các trường học và học sinh. Mới qua một tháng tư thôi mà em lớn bộn. Tóc dài hơn nhiều lắm. Anh cũng thay đổi nhiều sau những ưu tư về thời cuộc khi tuổi đời còn quá trẻ. Có lẽ anh là nạn nhân đầu tiên của sự đổi thay, đang học trong nội thành thì bị tống về quê vì lý do hộ khẩu. Từ ngữ mới phát ớn.

"Chú ăn trưa chưa vậy" Cháu có của ngon đây! Nghĩ tình… từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau. Cháu biếu chú-ăn lấy thảo."

"Tử tế quá sinh nghi. Gói giấy bạc cẩn thận… là bom cảm tử."

"S…u…ỵ…t… ! Đừng nhớn tiếng mà phải vạ. Thịt chó đấy."

"Không ăn."

"Gớm. Chó còn đòi chê cứt."

"Tiên sư bố mày… con giặc. Tao vặn họng mày, đằng trước ra đằng sau. Hôm nay, mày ăn phải bả sao mà sủa hỗn thế""

"Nghe thịt chó thì thèm nhỏ rãi, còn làm cao…"

"Nhưng… ở đâu mày có của nợ này""

"Ngửi đi, cứ ngửi đi đã… nhỏ rải như ăn phải bả… cho bỏ tật ông tôi…"

"Cái con giặc nhà Hồ. Không nói ngọn ngành thì ông mày cho đi tù đấy!"

"Tù với tu cũng thế. Thịt chó chấm chao hay chao chấm thịt chó, cũng tôn nghiêm như nhau. Tu với tù làm gì có thịt chó mà ăn. Sống trên đời ăn miếng thịt chó/ chết xuống âm phủ biết có mà ăn. Đi tu hay đi tù cũng nên ăn qua thịt chó rồi hãy đi. Có lên Niết bàn hay về Âm phủ cũng không ân hận. Mẹ cháu nhá! Cụ chén một bữa thịt chó cho đã một đời thèm rồi mới quy y đấy! Chả biết đã vào cửa Phật, cụ có cuộn mì căn với đậu hũ làm món dồi chó chay cho thêm phần đạm bạc ở chốn thiền môn. Bữa ăn nhiều đạm nào chẳng tốn bộn bạc, chú nhỉ."

"Cũng may là mày tự nhận thất học mà chữ nghĩa như rừng. Mày mà có học thì tao đến bái sư."

"Có thế chứ! Chú vui vẻ thế này có hơn không" An đi, chú. Cháu định đem theo ăn trưa, nhưng vừa mở ra đã nghe mùi! Cháu không dám ăn bên tiệm cháu. Nghĩ đi nghĩ lại thì chỉ có chú cháu mình… tay kia cầm sợi dây, để trói con cầy, nên cháu biếu chú. Chí tình đồng hương đến thế là cùng. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững với giềng, mắm tôm. Hì hì… Cháu biếu chú đấy. Cháu phải đi làm việc đây."

. . .

"Em biết không! Cứ mỗi tháng Tư về là anh lại viết liên tu bất tận mà không biết mình viết gì nữa! Tháng Tư năm nay, anh thề không viết gì về tháng Tư, nữa. (Ngoại trừ ngày giỗ kỵ Đức Giáo Hoàng John Paul II - 02 tháng 04). Nhưng mỗi ngày của tháng Tư đi qua, lật trang báo nào cũng hàng hàng lớn-nhỏ mỗi từ "Quốc hận". Người ta có thể hận thù truyền kiếp; nhưng yêu thương một đời thì làm không nổi. Từ cái chết của Đức giáo Hoàng-con người vĩ đại nhất thế kỷ 20. Anh nghiệm ra được sự truyền kiếp của thù hận không cần nuôi dưỡng; nhưng phải cấp cứu cho tình thương yêu nhân loại trong thế kỷ ôm bom. Tình thương yêu và tha thứ cho tha nhân xuyên suốt một đời người thì chỉ có một người làm được trong thế kỷ 20 - là Ngài. Tháng Tư nhiều tai hoạ, tháng Tư đã cướp của nhân loại một vĩ nhân. Nhưng tháng Tư cũng không vĩnh cửu, tháng Tư rồi cũng qua. Tháng Năm lặng lẽ đến rồi đó em… tháng Năm nơi em ở bây giờ-nơi đâu! Có gì lạ không em"..."

. . .

"Chú ăn có ngon không"... Sao lại không ăn""

"Có muốn nói chuyện tử tế thì ngồi xuống đây! Ơ đâu ra thịt chó trên xứ sở này""

"Ở đâu có Bắc kỳ thì ở đó có thịt chó. Không ăn thì cháu đưa về. Giận chú, đấy!"

"Chú định hỏi thăm để mua vài cân, đãi mấy ông bạn văn thơ mắm tôm của chú. Mày mua giúp chú được không""

"Làm gì có mà mua. Khổ lắm chú ạ! Đêm qua, vợ chồng cháu đang xem ca nhạc trên tivi.
"Lá thư từ chiến trường" gì đấy! Cháu nghe tiếng xe thắng rét bánh ngoài đường. Nhìn xuống đường thì xe cán chó. Chồng cháu say xưa với âm nhạc bao nhiêu thì cháu rời rã với cơn thèm từ đâu trong huyết quản-cứ nuốt nước dãi ừng ực khi nghĩ đến miếng dồi, miếng lòng, miếng luộc… chấm vào bát mắm tôm.

. . .

"Alô. Bố đây! Có gì không con""

"Bố ơi! Cái xe con không nổ máy đã hai hôm. Thằng Sam phải ra giúp con câu bình hai lần rồi. Nó nói con phải thay bình điện. Bố tính sao""

"Xe con có thể bị lỏng cọc bình thôi, vì bình điện mới thay chừng 1 năm. Con coi xiết chặt cọc bình lại, rồi tự đề máy xem sao. Gọi lại cho bố biết, bố không nghĩ là hư bình điện đâu."

"Dạ bố. Để con thử rồi gọi lại."

. . .

Cháu dối chồng là em đi bỏ rác, nhưng cháu đã cuộn thêm cái bao rác mới vào trong. Thế là tim cháu đập loạn vì sợ người ta thấy, nhưng cái thèm nó thôi thúc chân đi. Cháu túm xác con chó vào bao, nhanh chân lên phòng. Chẳng biết thế nào mà máu nó ướt ra áo cháu. Giời ơi! Chồng cháu được một phen hồn xiêu phách lạc, tưởng cháu đi bỏ rác, bị xe cán. Khi hoàn hồn thì thầy nó làm dữ với cháu… "Em muốn ở tù sao" Em không biết luật pháp ở đây sao" Sao em…!" Thầy nó sợ tím tái,  đi lồng thêm đến ba, bốn lần bao rác vào bao xác chó đã rách. Thầy mở cửa phòng, nhìn trước nhìn sau… nhổm bước chân đi thì cháu… khóc. "Anh giết em đi rồi hẵn đem bỏ." Thầy nó phân vân giây lát. "Anh hết biết em!" Thầy khép cửa phòng lại, ngồi thừ ra đó. Cháu định bảo chồng: "Anh sang nhà má anh ngủ đỡ một đêm, cho em được tự nhiên, có được không"" May quá! Bên nhà má chồng lại gọi sang ăn chè. Thế là chồng đi mà vợ cám ơn. Cháu kiếu má chồng 'Con không khoẻ'. Làm cụ mừng hụt, tưởng cháu có thai.

Ơ. Cháu có khách, chút nữa, cháu kể tiếp chú nghe."

. . .

"Tháng Năm nơi này có nỗi nhớ không tên. Anh đặt tên cho nỗi nhớ nhiều lần đều không phải vì tự anh cũng không biết mình nhớ gì! 'Có những lúc bỗng thấy mình du thủ/ thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…' những câu chuyện lòng phàm phu tục tử thì làm sao sánh với chân tu -Tuệ Sỹ. Nhưng đạo hay đời thì cũng có những riêng mang; những nỗi niềm khuất lấp trong sâu kín tâm hồn… tháng Năm nơi em ở, có còn anh trong thoáng nhớ mênh mông"

. . .

"Alô. P đây."

"Xin chào ông P. Tôi là Dễ Sợ, gọi từ Công ty điện thoại TNT. Chúng tôi có chương trình gọi về Việt Nam không kể ngày đêm; không tính phút…"

"Xin lỗi. Chút nữa gọi được không" Tôi đang bận…"

"Không có chi… Dễ Sợ gọi lại, nhớ bắt điện thoại nha anh P."

"Ô kê. Người đẹp."

. . .  

Tháng Năm nơi anh đang ngồi nhìn giòng sống trôi trôi qua ký ức muộn phiền. Tháng Năm. rợp trời bông cỏ bay/ con đường hun hút lá xanh cây/ tìm đâu cho thấy màu hoa phượng/ biết gởi về đâu nhớ nhung này. Có những mùa hoa đi qua đây/ như người lưu lạc gió phanh thây/ tàn bluebonnet, sầu tulip/ quê tôi phượng nở tháng Năm này. Có những mùa hoa em có hay/ hoảng hồn tay lỡ chạm bàn tay/ tưởng rằng suốt kiếp yêu nhau mãi/ ngoảnh lại ân tình mây trắng bay. Có nghĩa gì đâu những đổi thay/ người rừng ra phố kẻ lưu đày/ điêu linh vạn tuế đàn chim Việt/ nửa đường sao nghe mỏi cánh bay…

. . .

 …thế là chồng cháu sang nhà má. Cháu vật lộn với con chó chết trong bồn tắm. Chẳng thể nấu nước cạo lông với cái bồn tắm ở apartment  bé tẹo. Đành lột da thôi, nghĩ đến mùi da thui mà thèm nhỏ dãi. Cả bộ đầu lòng mà vứt đi thì còn gì" Nhưng làm sao với cháu-chỉ biết ăn chứ đã làm thịt chó bao giờ! Cháu nhờ bố cháu sống khôn thác thiêng về đây mà cầm tay cháu… làm cho ra món.

. . .  

Có nghĩa gì đâu cuộc chơi này/ người buông vũ khí kẻ khoanh tay/ ba mươi năm lẻ không cam chịu/ hỡi những anh hùng… sợ đứt tay.

. . . 

“Chồng cháu về bao giờ, cháu cũng không hay! Thầy nó đứng nhìn cháu vật lộn với con chó chết trong bồn tắm. Đến khi cháu nhìn lên chồng mình mà phát hoảng, thầy nó há mồm như phải gió, mắt trợn ngược trợn xuôi… 'Sao em trần truồng ghê gớm vậy!' Oi giời ơi! Cháu lột da chó, máu me văng khắp nơi, cháu lột luôn quần áo mình bao giờ thế này! Người ngợm cháu đỏ hoe đến cháu còn phát khiếp. Cháu mê man trong cơn điên.

...Chồng cháu hoàn hồn, gom hết vô bao rác. Thầy nó đổ lên đầu cháu bao nhiêu là xà phòng, bọt cứ trắng như mây trong bồn tắm.

Cháu vùi đầu trong chăn ấm vì cơ thể đã phát run vì lạnh. Chú biết không! Ba giờ sáng, cháu xực tỉnh như người sau cơn sốt ác tính. Nhớ chuyện đầu hôm như cơn mê. Cháu nhìn sang chồng mà xấu hổ. Nghĩ đến ngày mai, ăn làm sao, nói làm sao với chồng. Sao mình lại thèm thịt chó đến chẳng giữ gìn một chút sĩ diện với chồng thế này! Cháu rấm rứt khóc vì xấu hổ mà tiếc nữa. Nghĩ đến miếng lòng, miếng luộc, mùi rựa mận, miếng dồi… chẳng biết nó vất cả đi đâu" Cháu lần mò ra bếp. Oi giời ơi! Đói khát. Thấm thiá tình thầy nó đã để lại cho cháu cái đùi sau-còn thì vất tất. Cháu bắc nồi lên luộc vì không nhịn nổi đến sáng mai đi chợ mà mua gia vị. Thịt chó cứ sôi trong nồi cho cháu hít hơi… nhớ về miếng thịt chó những ngày còn bé ở quê cháu. Bố cháu lọc xương từng miếng cho con bé con. Bố còn đâu nữa mà được cưng chiều con gái bố. Bố đi rồi, nhà chỉ còn có khổ. Anh cả cháu bỏ làng đi Nam tìm cách sống, có cơm rồi thì về đem anh giai kế cháu vào Nam. Hai anh trở về để đưa mẹ cháu với cháu vô Nam chứ ngoài quê khoai sắn cũng không được bữa nào ấm cật. Mẹ cháu không rứt được mồ mả người thân. Thế là, anh giai kế cháu đành ở lại quê với mẹ cho tròn chữ hiếu. Cháu theo anh cả vào Nam, anh lo cho ăn học để biết đọc biết viết với người. Cháu thương chồng cháu lắm vì thầy nó cơ man là trí tuệ. Thầy nó vừa học vừa đạp xích lô chở mối hàng hoá ngoài ga cho đến khi được đi xuất cảnh. Thầy nó xin cưới cháu hẳn hoi cho nở mày nở mặt họ hàng nhà gái. Sao cháu lại làm cho chồng bấn loạn tâm thần thế này!... Cháu cứ nghĩ miên man-chờ chó chín. Thịt chín tới rồi. Tình nghĩa thâm sâu thì đời còn dài mà vay trả. Cháu thái ngay một miếng luộc, chấm muối thôi. Bỏ vào mồm, nó thơm lên đến óc, ngọt thấu chân răng, chú ạ! Sướng ngây ngất linh hồn…"

"Thôi. Đủ rồi. Mày tả nữa thì tao phải xin Phật cho tao nghỉ tu 5 phút mà chén với mày. Thật là con giặc Bắc kỳ."

"Cháu rả rích đến 5 giờ sáng, chồng cháu dậy chuẩn bị đi làm sớm. Thầy nó đánh răng rửa mặt trong bathroom, cháu ngoài bếp, nghĩ mãi không ra câu gì chống chế khi đã no nê thì xấu hổ tràn về. Chú ạ! Chồng cháu là Bụt đấy. Chưa thấy ai trên đời từ tâm nhẫn tính đến thế! Thầy nó ra bếp pha cà phê, cười tươi như hoa…"Ngon không mà em ăn hoài vậy"" Thầy nó rón một miếng, nhai ngồm ngoàm với vợ. Rồi nôn thốc nôn tháo, nôn đến mật xanh mật vàng… Sáng giờ, cháu cứ áy náy! Ơn chồng chữa ngượng cho mình mà phải họa. Cháu ân hận thật đấy chú ạ! Cháu gọi chồng tiếng một xem có bớt không" Thầy nó mệt lắm. Cháu gói gém đem đi… chứ cũng không đành lòng vứt bỏ.

. . .

"Alô. P đây."

"…"

"À! Cô Dễ Sợ khoẻ không" 15 phút gặp lại mà tưởng nghìn trùng xa cách… Chút nữa gọI được không" Thông cảm chút đi cô. Chút nữa gọi đi."

"Cái chương trình gọi về Việt nam này hay lắm!..."

"Thông cảm đi cô! Chút nữa gọi được không" Tôi mới đi tù về, đang nựng vợ mà cô gọi tôi hoài! Cô nựng hôn" Ghé đây! Tôi có mấy thằng bạn tù đang uống bia ngoài garage, kìa!"

"Qủy… sứ."

. . .

"Chú nói chuyện với ai mà vui thế""

"Mấy con đỉa điện thoại…"

"Cháu cũng thấy nặng bụng thì phải, chú ạ! Chắc lâu quá không ăn nên ruột gan quên khuấy món quốc hồn qúy túy, chú nhỉ!"

"Vứt đi mày ơi! An gì thịt chó Mỹ, nó cũng như gà Mỹ so với gà ta. Chán bã. Đừng ăn nữa cho chồng nó khiếp. Nó bỏ mày thì khốn nạn thật đấy con ạ!"

. . .

"Alô. P đây!"

"Ong kia! Hôm nay ông đi làm hay ông đi chơi mà ngồi miết ngoài vỉa hè vậy""

"Vô liền. Vô liền…"

"Nhanh lên cha nội."

"Ê. Tao đâu phải ba mày đâu! Sao cái gì cũng kêu tao giật giọng vậy""

"Thì cứ ngồi đó đi. Tui cho người mang check ra cho ông về luôn!"

"Ngu cũng phải chừa chỗ ký tên. Hết người hù rồi hả! Mai gặp."

"Ê. Ong về là chết tui đó, vô lẹ đi cha."

"Bỏ thật sao chú! Cháu tiếc quá!"

"Thì đem qua parking nhà thờ, ăn trong xe cho sáng mắt thiên thần, tối mắt thiên địa. Cảnh sát mà vớ được thì tàn đời đấy con ạ."

. . .

… rồi tháng 5 nơi đâu! Em ngồi nhìn giọt mưa trên lá. Cánh hoa ngoài vườn vươn tới tương lai có quá khứ từ mùa hoa năm ngoái. Những hiện tại đời thường đưa em về tháng Năm với con đường ngày xưa em nhé… con đường xưa có cánh hoa vàng. Anh vẫn tin trong đời, có hôm, anh gặp lại… đôi mắt ướt khung trời hội cũ. Thơ thần của Tuệ Sỹ đó em.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới của ông là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là một du ký mới của bà.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết phăng phăng bằng giọng yêu đời và yêu người thuộc đủ loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Bài viết gần nhất của tác giả “Có Những Tấm Lòng” mới phổ biến tuần trước, ngày 24 tháng Bẩy. Vì bài mới nhất liên quan tới thời sự, nên xin đặc biệt phổ biến sớm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến