Hôm nay,  

Tâm Sự Của Kiki

26/03/200800:00:00(Xem: 133009)

Tác giả: Thu Hồ

Bài số 2260 -1634-37-vb4260308

Tác giả Thu Hồ đã góp một số bài viết về nước Mỹ từ năm trước. Bài mới của bà là một truyện ngắn về đời sống Mỹ, kể bằng mắt nhìn của  Kiki, thuộc giống Cain Terrier tự nhận là nhanh nhẹn, năng động, khôn ngoan... Mong Thu Hồ sẽ tiếp tục viết thêm.

 

Một ngày đẹp trời có cặp vợ chồng lạ mặt và my worker đứng nhìn tôi với vẻ ưa thích ngắm nghía tôi nhảy tưng tửng lên xuống rên rỉ ăng ẳng, trong lúc my worker luôn miệng giới thiệu là tôi chỉ mới 6 tháng tuổi, còn là puppy bé bỏng lông vàng, mắt xanh, dễ thương quá mà bị mommy tôi bỏ vào đây vì bà không có khả năng lo lắng cho cả bầy anh chị em tôi. Tôi đành phải chia tay cùng bà và cả nhà.

Thế là tôi có daddy và mommy mới. Sau khi xong xuôi thủ tục ông bà cho tôi một tên mới là KIKI, một ngày sinh mới và rước tôi về. Vừa đến nhà, tôi chạy vòng quanh, vòng quanh tìm tòi ngửi ngửi từng ngõ ngách, xem ra tôi thích nơi chốn mới này, nơi tôi gọi là nhà. Công việc đầu tiên, mamy đem tôi đi tắm để trừ dứt hậu hoạn những con rận tôi có thể mang theo về nhà với xà bông dành cho chó thơm phức và còn sấy khô lông nữa. Ôi, sao mà sung sướng quá, đuôi tôi vẫy vẫy, miệng tôi sủa hau háu ăng ẳng!

Tối đêm đó, sao lại bỏ tôi vào cái lồng nhỏ xíu này, tôi không muốn đâu, tôi la lối khóc lóc ăng ẳng suốt cả đêm tôi hứa sẽ không tè bậy bạ trong nhà. Nghĩ vậy nhưng tôi chưa làm được, my mamy lấy những tờ báo cũ lót các nơi bảo là peepee và puppup ở đây.

Ban ngày, dady và mamy phải đi làm nên tôi được làm chủ. Mặc dầu, tôi còn bé bỏng

nhưng tôi biết có bổn phận phải ngó trước trông sau, để ý lắng nghe từng tiếng động xung quanh nhà. Do đó, khi ngủ mắt nhắm mà tai vẫn lắng nghe. Khổ thân con chó như tôi!

Dần dần tôi quen được giờ giấc mamy về để dẫn tôi ra ngoài giải tỏa tâm sự, khi về tới nhà, tôi nghe mamy la toang loáng lên là tôi phá quá. Mamy không có biết ở nhà một mình buồn quá mà đâu có gì để chơi, để giải trí, mấy trái banh chơi một mình không vui, chẳng lẽ ngủ hoài sao. Kìa nào là những chiếc dép của mamy nhiều màu sắc, những cuốn sách, những tờ báo đây này, nào cắn,nào xé ôi vui quá là vui! Có hôm tôi chơi với tờ giấy lớn ơi là lớn, đầy những chữ với những đường kẻ dọc ngang li ti, những cây viết mamy làm rơi dưới đất mà không hay, bây giờ là đồ chơi của tôi, tôi cắn xé đã ngứa cho mấy răng muốn rung rinh của tôi.. Khi mamy về đến nhà thấy tôi bày binh bố trận đẹp quá, mamy không khen mà quát thao um sùm " kiki sao lại xé tấm bảng đồ của mamy rồi, cả mấy cây viết, coi kìa mặt kiki dính đầy mực, con đã đọc được gì rồi, con giỏi quá há" Mamy không đánh đòn mà còn khen tôi giỏi, hau háu! Sau đó, mọi thứ được mamy để lên cao khỏi tầm với của tôi Răng tôi ngứa quá, không có gì để nhai, phải tìm cái gì đây; À,tìm được rồi, những cạnh bàn, những góc cửa, góc cạnh của cầu thang, những mảnh gỗ tôi có thể cạp làm vui, ăng ẳng!

Một hôm tôi nghe mamy bảo "Kiki có period honey ơi", tôi có thấy gì đâu. Tôi nghe daddy gọi cho tôi một cái hẹn với bác sĩ...Thế là daddy mang tôi đi gặp bác sĩ, để tôi ở đó cả ngày trời, khi tỉnh dậy.  Ôi! Sao bụng tôi đau quá vậy! Họ đã làm gì tôi rồi, à nhớ rồi! mamy muốn bác sĩ "fix" để mãi mãi tôi là cô chó cái còn "Gin" của mamy. Daddy đón tôi về lại đi công tác tiếp, tôi ở nhà một mình. Đến nửa đêm, mamy mới đi làm về, tôi khóc vì đau vì tủi thân, mamy cũng khóc, ôm tôi vào lòng vỗ về. Thỉnh thoảng tôi nghe mamy bàn với daddy thấy tôi ở nhà một mình buồn nên kiếm cho tôi một thằng bạn trai để hú hí cho vui. Tôi đã hai tuổi rồi, bằng tuổi với cô gái teenager xinh đẹp hàng xóm, cũng lông vàng mắt xanh như cô ấy chứ bộ!

Thế rồi một hôm daddy đem về một thằng ốm nhom, ốm nhách nhô cả xương sườn xương sống, đưa hai con mắt lồ lộ với hàm răng móm, xấu ơi là xấu, lông mềm mại, màu đen trắng. Được biết nó là giống Bắc Kinh đã bốn tuổi, còn tôi là Cain Terrier nhanh nhẹn, năng động, khôn ngoan hơn nhiều. Tôi ghét mamy rồi đó! Đây là nhà của tôi! Hau Háu! để thị oai với nó, xem ra nó lớn tuổi hơn, nhưng nó hiền, nhát khít có thể ăn hiếp được! Nhưng tôi cũng giận mamy, tôi bỏ lên lầu theo daddy cả ngày, trong khi mamy tắm rửa những vài ba lần cho Sampson vì nó có quá nhiều rận, nó run bần bật như cầy sấy vì tắm! Nó được đặc tên là Sampson, vậy là đẹp đó thay vì gọi là ET, nó giống ET quá! Mamy bảo.

Qua ngày sau tôi xuống lầu với điệu bộ nghinh ngang, hau háu! nó phải nghe lời tôi, không được tè bậy trong nhà, nên bị nhốt trong chuồng như tôi lúc ban đầu. Nó la, nó khóc cả tuần lễ, rồi đâu cũng vào đấy! Nó phải theo tôi ra ngoài peepee, nhưng sau khi giải bầu tâm sự nó nhảy đẹp một cách nhẹ nhàng uyển chuyển quá, bằng hai chân sau như Michael Jackson, đẹp ơi là đẹp! Còn nữa, mỗi lần nó nghe xe cảnh sát hay cứu thương hú, nó cũng hú một hơi dài theo giọng cao mất hút; tôi cũng bắt chước hú theo, nhưng hơi của tôi sao mà ngắn quá chỉ làm mamy cười thôi. Mamy bảo thằng ấy thế mà nhiều tài!

Những ngày qua, Sampson bắt đầu có da thịt mập mạp, nó cũng đẹp trai hẳn ra! Cặp mắt bây giờ tròn xoe, to đen như hạt nhãn, hơi lé kim chút xíu, không có chân mày rậm rạp lông như tôi nên trông nó trẻ mãi không già. Nó hiền nhưng thuộc loại cứng đầu đấy nhé, mamy bảo thế! Nó đã đi hoang mới bị bắt, quen tật! Một lần, nó đã chạy băng qua đường bên kia lộ, daddy ngồi trong nhà nhìn ra thấy nó, bắt về xém chút nữa là ăn đòn. Nó bắt đầu "flirting" tôi, lắc lắc cái đít của nó vào mặt tôi, hoặc nhảy chòm lên mình tôi. Giận quá, tôi nạt cho một cái, nó bỏ chạy thật xa. Cái thằng đó, mỗi lần nó hứng tình là cứ phá tôi, nhưng dễ gì, daddy đem nó đi bác sĩ, cắt mất hai trái "nho"lủng lẳng của nó, vậy mà nó chẳng khóc gì cả, cũng như mỗi lần mamy cắt móng chân cho chúng tôi. Tôi sợ quá nên rên rỉ, run lên bần bật, trong khi đó nó cứ tỉnh bơ như không có gì phải lo, ai làm gì cũng được, không tỏ thái độ gì cả. Thằng lì thiệt! Mỗi lần nó ngủ luôn thè cái lưỡi hồng hồng, nhỏ xíu, mamy thích thú mỗi khi nhìn thấy.

Thời gian lẵng lặng trôi qua, chúng tôi sống trong hòa bình, ban ngày ngủ ban đêm canh nhà, chúng tôi được ngủ trên lầu trong cái nệm cho chó đặt kế bên giường của mamy. Mấy đêm liền Sampson đòi lên giường mamy chơi, nhưng mamy không cho Nó buồn lắm! Không rõ sao tuần lễ đó Sampson lì ra mặt, nó đã đi hoang 3 lần vào trong khuôn viên xung quanh nhà ở, may mắn daddy tìm về được. Lần cuối, vào ngày Father day 2002, daddy dắt chúng tôi ra ngoài để peepee, nhìn quanh quất một lúc Sampsom đâu mất tiêu (daddy tin tưởng chúng tôi ngoan, good dogs, nên không mang dây cho chúng tôi). Daddy vội vã tìm kiếm khắp nơi trong khuôn viên nhà nhưng chẳng thấy nó đâu. Daddy đi lần ra đường nhìn về bãi cỏ mamy thường dẫn chúng tôi đến, dad thấy Sam nằm ở trên đường, xe đã đụng Sam gãy hàm, chết tại chỗ. Dad không nói được lời nào, đem Sam về nhà, dad vội gọi cho mamy biết; không đầy mười phút mamy đã về tới nhà, má khóc nức nở. Tội nghiệp Sam, tôi cũng đến "ngửi ngửi" từ biệt với Sam. Dad chôn Sam sau nhà. Suốt đêm dài hai người không ngủ, nằm bên nhau nhắc nhớ về Sam. Từ đó, có lẽ vì ân hận đã không cho Sam lên giường với má, nên sau đó tôi được nằm ngủ giữa hai người.

Hơn cả năm dài, mỗi lần nhắc nhớ về Sam là mắt mamy rưng rưng, mũi đỏ lên; tôi biết mamy khóc nhiều lắm.

Nhân dịp mamy birthday, Ian đem biếu má một puppy tí xíu, nhỏ bằng bàn tay, lông ngắn đen trắng, màu giống với Sam lúc trước. Má có vẽ vui lên với thằng nhỏ Chuhuahua này. Nó nhỏ xíu nhưng lanh quá, cho nó ngủ trong lồng mỗi tối nó la quá; mámy đành cho nó và tôi ngủ trên giường với daddy và mamy từ đó. Mỗi sáng, nó theo chân mamy, cắn dress của má đòi ăn, nó lớn như thổi, chân dài, eo thon. Khi nó nằm hai chân trước vắt tréo lên nhau giống như các cô ngồi, mamy thích quá bảo là giống như các người đẹp chân dài, lúc nó ngồi lưng thẳng eo thon như ngựa nhỏ. Dáng đẹp chỉ được trong năm đầu, vì sau đó nó ăn quá nhiều thức ăn mamy cho hai đứa nhưng có những ngày tôi không ăn, nó ăn hết cả nên bây giờ nó lớn mập ra và cao hơn tôi.

Thời gian thắm thoát qua nhanh, tôi đã là bà chó già. Ngày ngày hay rút vào một góc phòng trầm lặng, suy tư, gắt gỏng, lặng lẽ nhâm nhi những bàn chân ngứa ngáy theo tuổi già của tôi. Nhưng không bao giờ xao lẵng nhiệm vụ canh giữ nhà cửa của mình Mamy vẫn thương yêu chúng tôi, đem chúng tôi theo mỗi chuyến đi chơi gần xa bằng xe, ở trong hotel sang trọng, sung sướng tuổi già gần đất xa trời. Còn gì hơn đời chó của tôi!

THU HỒ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,091,292
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến