Hôm nay,  

Niềm Thương Nỗi Lo Về Hương Giang

14/03/200800:00:00(Xem: 141856)
Người viết: Nguyễn Đức Quang
Bài số 2248 -1625-25-vb6140308

Tác giả Nguyễn Đức Quang là cư dân thành  phố Renton, tiểu bang Washington. Xin đừng lầm với nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang tại Cali. Hơn một lần, ông Quang đã góp bài cho Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của ông lần này viết về hai dòng sông. Một là sông Black River đã chết gần thị trấn Seattle. Sau  đây là bài thứ hai, về dòng sông Hương mà tác giả yêu quí đang trong tình trạng ngô độc nặng. Hình bên là sông Hương, Hue - Perfume River, Photo by JOHN JANTAK
   
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một bản nhạc mang tên “Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời” nghĩa là có một dòng sông đã chết.

Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
Đường xanh hoa muối bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
Mười năm sau áo bay đường chiều
Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
Có người lòng như nắng qua đèo
Tóc nguời như dòng sông xưa ấy đã phai
Đã lênh đênh biển khơi
Có lần bàn chân qua phố
Thấy người sóng lao xao bờ tôi
Mười năm chân bước trên đường dài
Gặp nhau không nói không nụ cười
Chút tình dường như hiu hắt bay
Mười năm khi phố khi vùng đồi
Nhìn nhau ôi cũng như mọi người
Có một dòng sông đã qua đời

Trả lời phỏng vấn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết về sự ra đời của bài "Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời" như sau: Trong tình yêu có nhiều cách đau khổ vì yêu. Yêu người này thì đau khổ cách này. Yêu người kia thì đau khổ cách kia. Có một dòng sông đã qua đời là một truyện tình có thật. Hôm đó, tôi đi qua cầu bắc ngang hồ Xuân Hương. Tôi thấy người tình cũ đi với người yêu. Tôi cảm thấy một mất mát quá lớn.Tôi đi qua cầu, nhìn dòng nước chẩy, tôi không chỉ mất người đó thôi mà mất cả dòng nước kia. Mất tất cả. Mất mát tưởng là nhỏ, nhưng cuối cùng rất lớn. Có một dòng sông đã qua đời không phải chỉ là ví von. Người tình đi giống như dòng sông mất đi. Nàng đi qua dòng sông và tôi mất nàng và mất cả dòng sông. Trước kia nó đẹp vô cùng, nhưng từ phút đó không có ý nghĩa gì cả. Nó đem đến nỗi buồn giống như mất mát kia. Vì vậy mà có bài bài "Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời".
Như vậy Dòng Sông Đã Qua Đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là không có thật, bài hát chỉ kể lại một truyện tình có thật.
Sau đây là niềm thương yêu và nỗi lo âu tôi muốn gửi về một dòng sông có thật, dòng Hương giang của Huế.
 * 
Năm 2005 tôi trở về Huế. Hai mươi năm, tôi mới trở lại dòng sông Hương. Tôi đến nhà người em trai. Nhà em tôi nằm trên bờ sông Hương. Hai anh em đứng trên bến ở vườn sau nhà. Sông Hương vẫn thật đẹp. Nhìn qua cồn Hến, cồn Hến vẫn đẹp như xưa. Một lần tôi hỏi em tôi về lụt lội. Em tôi trả lời:
- Năm 2001 nhà nước đã có kế hoạch mở rộng sông Đông Ba, làm con đường dọc theo bờ sông.... Nhưng đến nay vẫn chưa thi công. Nhà nước còn có một kế hoạch rất lớn. Đào hố chứa nước tại Tả Trạch ở phía Tây Nam thành phố. Công trình này rất lớn. Dự trù hồ sẽ hoàn thành năm hai ngàn lẻ chin hay mười chi đó. Năm vừa rồi lụt lớn. Chắc sang năm phải bắt đầu khởi công... vì lụt càng ngày càng lớn. Mỗi lần lụt gây hậu quả nghiêm trọng hơn về vật chất: hư hại nhà cửa, mùa màng... về dịch bệnh, về văn hóa: cổ thư và công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng.
- Vì sao chưa thi công "
- Em không biết... Từ từ, gấp làm chi. Nhà nước còn phải lo những việc lớn khác như tổ chức Festival Huế, lo xây khách sạn 5 sao, lo tổ chức chỗ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch. Dân Huế mình quen lụt lôi hàng ngàn năm nay rồi. Lụt là việc bình thường nên nhà nước vẫn vô tư.
Một lần khác tôi hỏi em tôi về thú bơi trên sông Hương
- Chú vẫn bơi sông
- Không anh ạ.
- Vì sao "
- Sông Hương ô nhiễm, không ai bơi sông. Chừ thỉnh thoảng em bơi ở hồ tắm gần sân vận động.
Tôi hỏi về Festival Huế, em tôi trả lời:
- Có Festival cũng tốt anh ạ. Trước hết là dân Huế có những ngày vui. Anh biết thành phố Huế là thành phố trầm lặng, nhất là về đêm. Thứ hai là nhờ Festival, nhà nước xây cất thêm nhiều công trình, chỉnh trang làm đẹp thành phố, làm đẹp sông Hương. Hôm qua, em đưa anh đi tham quan thành phố. Anh đã thấy trong đại nội, nhà cửa khang trang hơn, sạch sẽ hơn. Bờ sông từ cầu Tràng Tiền lên đến chùa Thiên Mụ đã được giải tỏa... Sau Festival, dân Huế không phát huy tinh thần làm sạch, làm đẹp thành phố. Không thừa thắng xông lên mà lại thối lui. Anh thấy sông Đông Ba trước chùa Diệu Đế nước như đặc lại. Sau cồn Giả Viên, rác rến nổi lềnh bềnh. Không ai kêu, không ai la, không ai giải quyết.
Một buổi tối, tôi và vợ tôi đi dạo dọc theo bờ sông từ cầu Tràng Tiền về phía trường Quốc Học. Chúng tôi đi trên con đường lát đá dọc theo bờ sông. Bên trái tôi là những dẫy nhà hàng ăn uống, bên phải là dòng sông Hương. Trên sông có hai con thuyền lớn dành cho du khách thưởng thức ca Huế. Bờ bên kia có nhà hàng lớn sang trọng. Tôi cảm thấy không gian của sông Hương bị thu hẹp so với trước. Rất vắng người đi dạo, mặc dầu đang là mùa hè. Một cặp thanh niên trẻ đang ngồi tình tự trên bờ tường bên bờ sông. Nhìn cặp thanh niên ngồi bên nhau, tôi thấy vui và ấm lòng. Dòng sông Hương vẫn có tình yêu, vẫn là nơi những cập trái gái đến tự tình. Tôi cầu mong cho hai anh chị thanh niên này được tràn đầy hạnh phúc. Đi đến bến nước, nhìn xuống bờ nước sâu và tối, tôi thấy một thanh niên đang tiểu tiện. Mùi khai của nước tiểu xông lên nồng nặc. Tôi kể việc này với em tôi. Em tôi nói:
- Bậy thật... Mấy anh chàng ăn nhậu ở nhà hàng tè chứ ai nữa
- Nhà hàng không có phòng tiêu tiểu hay sao" Từ nhà hàng ra chỗ bến đâu có gần.
- Chắc chắn là nhà hàng có phòng tiêu tiểu. Tuổi trẻ thường ngông nghênh. Tè ngoài trời vừa mát, vừa có vẻ là dân chơi
- Không ai biết tình trạng bê bối này sao"
- Anh mới về còn biết, huống chi là dân Huế
- Không ai lo giải quyết bê bối này sao"
- Nhà nước lo. Nhà nước cũng chẳng phải lo... Vài tháng nữa, nước lụt sẽ cuốn hết hôi hám. Sông Hương lại thơm tho ...
- Chú nói nghe thấy ghét
Em tôi cười hì hì
Một hôm em tôi đưa tôi vào quán giải khát “không gian xưa” trên dốc Nam Giao. Tôi nói với em tôi:
- Bây giờ người ta lại chuộng cổ, tiếc xưa nên đặt toàn tên hoài cổ. Quán giải khát “Không Gian Xưa”, khách sạn “Cung Đình” xây chẳng khác chi cung vua, phủ chúa, chè cũng có tên “Chè Cung Đình.”
- Anh có muốn, em đưa anh đi xem “không gian ngày nay” không"
Tôi gật đầu.  
Em tôi đưa tôi đến ăn ở tiệm phở trên đường Lê Lợi gần trường Đại Học Luật ngày xưa. Tiệm phở gia truyền Nam Định. Tôi hỏi em tôi:
- “Không gian ngày nay” đây à"
- Không phải. Ngày xưa học thi, thỉnh thoảng anh em mình ăn phở đẩy của ông người Bắc. Trước 75 cũng có một tiệm phở trên đường Trần Hưng Đạo gần rạp chiếu bóng Tân Tân. Phở thì có chi lạ với dân Huế mình. Ăn xong, em đưa anh đến không gian ngày nay.
Em tôi đưa tôi đến đường Huyền Trân Công Chúa nay đổi tên là Bùi Thị Xuân. Chính quyền mới đổi tên trường Đồng Khánh thành trường Hai Bà Trưng thì hợp lý. Thay tên đường Huyền Trân Công Chúa bằng tên Bùi Thị Xuân thì tôi không hiểu được. Tôi hỏi em tôi:
- Thay tên đường Huyền Trân Công Chúa thành Bùi Thị Xuân, nhà nước không sợ hai bà xích mích sao.
- Lo chi anh, hai vị nữ anh hùng có chấp chi những truyện nhỏ nhặt. Hai bà có quở mắng, trừng trị là quở mắng, trừng trị những đứa con cháu làm chuyện tào lao...  Buổi ban đầu giao thời, bao giờ cũng có những quyết định ngu xuẩn. Dần dần người ta cũng phải sửa đổi. Nhà nước đang cho xây dựng đền Huyền Trân Công Chúa to đẹp. Mặc dầu cho xây dựng trùng tu đền Huyền Trân không nhằm mục đích phục hồi vị thế anh hùng của Công Chúa Huyền Trân mà mục đích chính nhằm phục vụ cho nghành du lịch. Nhưng như thế cũng tốt vì trùng tu đền Huyền Trân thực hiện được cả hai mục đích: Con cháu biết Công Chúa Huyền Trân có công trong việc mở mang lãnh thổ về phương Nam mà không đổ một giọt máu của dân Việt và đền của Công Chúa Huyền Trân sẽ là địa điểm thu hút khách du lịch.


Chúng tôi đi về phía cầu Bạch Hổ. Chúng tôi đi đến một ngã ba, chưa đến cầu Lòn. Rẽ vào đường Trần Huy Liệu, em tôi đậu xe ngay trước một quán khá đông khách. Tôi nhìn tấm bảng hiệu: CẦY TƠ. Em tôi nói với tôi:
- Đây mới thật là “Không Gian Ngày Nay.” Mời anh vô thưởng thức.
- Chú mới cho anh ăn phở no rồi. Để khi khác.
Trên đường về nhà, em tôi nói:
- Huế là đất Phật. Trước đây Huế làm chi có quán bán thịt chó. Nếu thèm ăn thịt chó thì cũng làm tại nhà. Năm 1954, một triệu người Bắc di cư vô miền Nam. Các quán thịt cầy có nhiều tại Sài Gòn, Biên Hòa. Huế vẫn không có quán bán thịt chó. Sau năm 1975, miền Bắc chiến thắng miền Nam. Huế có quán bán thịt chó, khẳng định sự chiến thắng của miền Bắc. Em đếm được có ít nhất năm quán. Hai ở Long Thọ, hai trên đường đi đến các lăng và quán anh vừa thấy. Còn ở đâu nữa thì em không biết...
- Chú ăn thịt chó lần nào chưa "
- Mô dám. Ăn thịt chó thì mạ đập cho mà chết... Nhưng quán bán thịt cầy thì có chi là quan trọng. Thịt chó là món ăn phổ thông và khoái khẩu của dân tộc ta từ ngàn năm nay. Đất nước thống nhất, ảnh hưởng văn hóa Bắc Nam qua lại là bình thường. Hà Nội ngày nay có nhiều quán mang tên Cung Đình, Hương Giang bán bún bò Huế, chè Cung Đình. Em đưa anh đến quán Cầy Tơ chỉ để cho anh thấy cái mà trước đây, anh không thấy ở Huế... . Mấy quán bán thịt chó chẳng ảnh hưởng chi đến Phật Giáo ở Huế. Phật giáo suy hay thịnh là do Phật Tử có vun đắp, canh tân Phật Giáo cho phù hợp với thời đại mới hay không. Nếu không thì Phật Giáo phải tàn lụi theo thời gian. Anh thấy ngày nay, dân Huế mình không giữ gìn, không làm sạch hơn, đẹp hơn cho sông Hương một cách kiên trì, liên tục. Chỉ treo đèn cho cầu Tràng Tiền, thả đèn trên sông Hương trong những ngày Festival Huế, giải tỏa bờ sông rồi bỏ đó. Con sông Hương ngày nay như nghèo nàn hơn, kém nên thơ hơn.
- Chừ anh mới thấy chú nói nghe được
Em tôi cười hì hì:
- Nghe được thôi răng anh"  
Tôi trở về Huế. Tôi đứng trên bờ sông Hương. Dòng sông Hương vẫn đẹp, vẫn chẩy. Nhưng tôi biết dòng sông đang bị bệnh. Nếu dòng sông không được chữa trị, không được săn sóc, không được bồi đắp, một ngày kia sông Hương không còn là dòng sông đẹp và nên thơ. Nó sẽ không còn mang tên Hương mà có thể sẽ được gọi bằng tên khác nào đó như dòng sông Lụt Lội, dòng sông Tai Ương, dòng sông Hương Bùn, dòng sông Hương Soài Riêng...
Một lần nghe em tôi báo tin mừng rằng: Sau khi Liên Hiệp Quốc công nhận Nhã Nhạc là di sản văn hoá của nhân loại, nhà nước đã đệ trình Liên Hiệp Quốc văn thư đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận sông Hương là di sản của nhân loại. Nghe em tôi nói, tôi nghĩ nhà nước Việt Nam không biết người mà chỉ biết mình. Tôi chưa hề biết những con sông nổi tiếng như sông Nile, sông Danuble, sông Amazon, sông Seine, sông Hoàng Hà, sông Dương Tử, sông Missisipi có đẹp như sông Hương không" Ở tiểu bang tôi có dòng sông Columbia. Dòng sông Columbia mùa đông, mùa hạ, mùa xuân đẹp không kém gì sông Hương. Tôi nhìn thấy con sông Hương trong dòng sông Columbia. Cả hai con sông đều êm đềm, hiền hòa, đẹp và nên thơ. Sông Columbia gợi cho tôi nhớ sông Hương. Mùa thu dòng sông Columbia rất đẹp. Vào mùa thu, hai bên bờ sông lá cây đổi màu tạo nên bức tranh tuyệt đẹp, bức tranh của đấng tạo hóa ban cho nhân loại. Lái xe dọc bờ sông, tôi có cảm tưởng mình đang ở nơi chốn nào ngoài trái đất, chốn thiên thai hay chốn thần tiên của nàng Bạch Tuyết hay Công Chúa Ngủ Trong Rừng. Nếu bỏ ngoài tình cảm riêng tư, tôi phải miễn cưỡng thừa nhận rằng dòng sông Columbia vào mùa thu đẹp hơn dòng sông Hương. Đó là chưa kể sông Columbia đem lại lợi ích về giao thông, về tài nguyên hải sản cho dân Mỹ hàng ngàn lần lớn hơn sông Hương đem lại cho dân Việt ta. Chưa bao giờ người dân Mỹ đề nghị Liên Hiệp Quôc công nhận sông Columbia là di sản của nhân loại. Nhưng tôi vẫn ước muốn nhà nước Việt Nam tiến hành và thúc đẩy Liên Hiệp Quốc công nhận sông Hương là di sản của nhân loại. Có như vậy, nhà nước Việt Nam mới ra sức làm sạch, làm đẹp con sông Hương đang bị bệnh. Trước hết, giáo dục mọi người không gây ô nhiễm cho sông, vét rong rêu lòng sông để nước trong hơn, sạch hơn, dòng nước chẩy thông suốt, nhẹ nhàng hơn. Nghiên cứu thủy lợi, trồng lại rừng bị tàn phá bởi chiến tranh và nạn chặt cây bừa bãi để hằng năm sông Hương không gây lụt lội. Sau đó sửa sang hai bờ sông Hương và những nhánh sông đào đẹp hơn, làm cho không gian của dòng sông rộng hơn, làm cho dòng sông mênh mông hơn.
Dòng sông Black River có từ hàng ngàn năm. Con người đã giết chết dòng sông Black River. Sông Black River chết để đem lại cho người dân Mỹ nhiều lợi ích. Thứ nhất là thị trấn Renton không còn lụt lội. Sau năm 1912 không có tin tức nào nói có trận lụt nào như năm 1911 ở Renton. Tôi cu ngụ tại Renton 16 năm. Năm nào cũng mưa dầm mưa dề khoảng bẩy, tám tháng, nhưng không có một trận lụt nào xẩy ra. Thứ hai là con kênh Lake Washington Ship Canal được coi là lý do chính làm chết con sông Black River. Con kinh đã đem lại rất nhiều lợi ích về giao thông vận chuyển hàng hóa từ hồ Whashington ra biển Thái Bình. Thứ ba là trên dòng sông Black River ngày nay nhà, cửa hàng, cơ sở sản xuất nhiều hơn, to hơn, đẹp hơn trước. Đứng đầu cơ sở sản xuất là hãng máy bay Boeing. Renton đã trở thành thị trấn lớn hơn, giàu hơn, đẹp hơn. Thứ tư là cá hồi có thêm một thủy lộ ngắn để trở về chốn cũ. Từ biển, cá Hồi đi vào hồ Washington và ngược dòng sông Cedar River thay vì trước 1916, cá hồi phải đi từ vịnh Puget Sound vào sông Duwamish, qua sông Black để ngược dòng vô hồ Washington hay sông Cedar..
Dòng sông Hương cũng có từ hằng ngàn năm. Sông Hương rộng hơn, dài hơn, đẹp hơn, thơ mộng hơn con sông Black River. Sông Hương không bao giờ chết vì người Việt Nam yêu con sông Hương. Nhưng tôi chắc chắn rằng sông Hương hiện nay đang bị bệnh. Một con sông bị bệnh cũng như một con người bị bệnh. Một người khỏe mạnh có đời sống tốt đẹp và ích lợi cho xã hội hơn người bị bệnh. Người bị bệnh, bản thân đau khổ, thân xác tiều tụy xấu xí. Người thân của người bệnh cũng khổ đau, lo âu và tốn kém. Nếu bệnh con sông Hương càng ngày càng trầm trọng hơn thì sẽ gây đau khổ cho người Việt, nhất là cho những người có những kỷ niệm với sông Hương, sẽ gây thiệt hại về di sản cổ, gây thiệt hại về người và vật chất ...
Tôi yêu câu hát dễ thương trong bài HỘI TRÙNG DƯƠNG của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: " Miền Trung vọng tiếng: Em xinh em bé tên là HƯƠNG GIANG". Tôi mong câu sau không còn đúng nữa: " Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than: Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Văn Lâu thuyền vó đơm sầu. Hỡi hò, hỡi hò. Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, à ơi, khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận An để lan biển khơi, ơi hò, ơi hò".
 Tôi mong câu hát trên chỉ là câu hát kể lại truyện cổ tích ngày xưa của sông Hương. Sông Hương ngày nay không phải như rứa nữa. Ngày nay sông Hương là sông đẹp, nên thơ và đem lại ấm no cho dân Huế. Tôi ước mơ một ngày nào đó dòng Hương Giang là dòng sông có nước trong sạch, ngọt ngào, nước mênh mông. Hai bên bờ sông không gian bát ngát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến