Hôm nay,  

Tết Mậu Tý Sài Gòn & Little Saigon

19/02/200800:00:00(Xem: 162685)

Tác giả: Nguyễn Lê

Bài số 2226-1620803-vb2180208)

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới nhất của ông ông, như bao giờ, vẫn thể hiện chân thực, lạc quan, tốt đẹp như lời chúc năm mới.

*

Chúng tôi về Saigon ăn Tết, không phải áo gấm về làng, cũng không phải kiếm đào nhí, mà về thăm mồ mả tổ tiên.

Năm nay theo báo chí đã có 150,000 người Việt từ khắp năm Châu kéo nhau về Việt Nam ăn Tết và trong năm qua Việt kiều đã gửi về quê nhà gần 10 tỷ đô la hơn hẳn các năm trước.

Đã 33 năm xa quê hương, có dịp là chúng tôi lại về thăm cảnh xưa, làng cũ. Tôi đã trở về nhìn lại mộ của ông bà nội tôi nằm bên cạnh mộ cụ ông. Thắp nén hương trước mộ, trong lòng ân hận không tròn bổn phận khi bà nội còn sống đã thay mặt mẹ tôi trông nom săn sóc đàn con mồ côi mẹ. Tôi cũng  cùng nội tướng viếng cốt tro của ông bà nhạc đặt bên cạnh nhau trên kệ của nhà để cốt bên cạnh nhà thờ.

Xong nhiệm vụ, chúng tôi ghé thăm bà con, nội ngoại. Bà chị ruột năm nay đã ngoài 90 tuổi vẫn còn đi lại bình thường, sức khỏe khả quan, mỗi ngày đều đặn tập dưỡng sinh, an hưởng hạnh phúc gia đình bên đàn con cháu nội ngoại. Tiện dịp chúng tôi được mời ở nhà ông bà chị vợ đón đưa mỗi khi có chuyện ra phố và được phục vụ ăn uống ngày 3 bữa với các món ăn cổ truyền dân tộc. Nhà của ông bà tọa lạc ngay tại quận I, Saigon, nên đi lại rất thuận tiện và nay ông bà đã an hưởng tuổi già bên đàn con cháu nay đã bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư..v.v… Ngày Tết bà đi mua Mai, Lan, Cúc, Trúc, cành Quất, trái cây tươi mang về bày biện khắp nhà. Khung cảnh ngày Tết nhộn nhịp suốt ngày với đàn cháu đông đảo.

Bà chuyên đầu tư mua bán địa ốc. Bà vừa bán căn nhà 3 tầng mang về 550 lượng vàng. Sáu tháng trước bà trả có đúng 400 cây. Ở Việt Nam bây giờ mua bán đều tính bằng vàng vì  giá vàng đang lên và đô la đang xuống nên không ai muốn tính bằng tiền. Chúng tôi lại đi chùa Hương trẩy hội Tết, tham quan cảnh Tết giữa thành thị và thôn quê. Lên chùa Hương chúng tôi qua ngả đi đò. Chèo đò là các thiếu  nữ tuổi chừng ngoài 20. Nếu được về thành thị, các cô có triển vọng tham dự hoa khôi. Chèo đò vừa đi vừa về khoảng 2 tiếng đồng hồ. Ngồi trên đò thầm phục sự dẻo dai  bền bỉ của các cô cực nhọc mà thu nhập thật khiêm tốn.

Rời Saigon với "cảnh biệt ly sao mà buồn vậy" lúc ở phi trường Tân Sơn Nhất trở về Mỹ qua ngả phi trường Los Angeles với bà con bàn bè đông đảo đón tiếp để về ăn Tết tại quận Cam, California.

Chương trình Tết ở Little Saigon thật đồ sộ, với hội chợ Tết 3 ngày vào thứ 6, thứ 7 và Chủ Nhật. Người đi tham dự chợ Tết đông đảo. Chỗ đậu xe tràn ngập lan qua cả các khu nhà lân cận dài cả 3, 4 block khu phố xung quanh. Các ban văn nghệ đua nhau trình diễn, tai nghe nhạc chúng tôi đi thăm viếng các gian hàng từ các quán ăn đầy đủ các món ưa thích của ngày Tết tới các gian hàng của các nhà bảo trợ cho hội Tết do các sinh viên đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ tổ chức thật chu đáo, trật tự trong đó có gian hàng của Việt Báo với các chồng sách "Viết Về Nước Mỹ" từ 2000 tới 2007 cộng thêm những cuốn sách bìa cứng "Cay Đắng Ngọt Bùi" và những cuốn sách "Bé Viết Văn Việt" do Việt Báo bảo trợ cùng tác phẩm mới nhất của nhà văn Nhã Ca "Đường Tự Do Sài Gòn".

Trước ngày hội chợ Tết sinh viên tổ chức, phái đoàn chúng tôi ghé thăm chợ hoa chiếm hết các khoảng đậu xe phía trước của thương xá Phước Lộc Thọ. Hoa trái đủ loại nhiều nhất là hoa Lan hoa Cúc. Các sòng bài lưu động bầu cua cá cọp rải rác đó đây gây cho  không khí ngày Tết tưng bừng náo nhiệt. Trước thương xá ban tổ chức dựng nên 1 dàn nhạc sống mua vui cho bà con đi sắm chợ Tết. Tai nghe nhạc xuân, nhạc Tết rộn ràng bên tai đem lại kỷ niệm những ngày Tết tại Saigon với những bài hát quảng cáo kem đánh răng "Hynos" với anh Bảy chổi trà.

Mùa xuân cũng rộn ràng trong tôi với những thiếu nữ xinh tươi, tuổi trăng tròn, lộng lẫy trong thời trang nửa kín nửa hở qua lại trong khu thương xá đem tôi nhớ lại thời niên thiếu ở tuổi 20.

Nhân ngày Tết, chúng tôi đã đi thăm nhà 1 người bà con 5 năm cách đây ở vùng Đông Bắc Mỹ đã dọn nhà qua quận Cam và mua 1 căn nhà Mobile Home giá thời đó có 75 ngàn đô, gần ngay khu chợ trên đường Bolsa. Căn kế bên cần sửa chữa chút đỉnh giá chỉ 60 ngàn đô. Bà con muốn về miền nắng ấm chả cần tới 5, 6 trăm ngàn đô để về  vùng thủ đô của người Việt trong quận Cam, Cali.

Vào 1 nhà hàng quen thuộc, không hẹn mà nên, chúng tôi gặp lại 2 vợ chồng người bạn trước kia cùng ở khu vực chúng tôi đã dọn đi Cali được vài năm để gần con cái. Ông bà mời về nhà chơi ở vùng Irvine, Ca. Hồi ông bà qua bán căn nhà cũ được 500 ngàn đô mua căn nhà ở vùng này cũng bằng giá số tiền  bán được. Nay thời giá đã là 800 ngàn. Cơn cháy rừng đã qua làm ông bà ăn không ngon, ngủ không yên. Ông bà có 3 con, 2 gái, 1 trai, 1 cô bác sĩ, 1 cậu kỹ sư, 1 cô học computer nhưng lại đem kiến thức học ở trường khai thác ngành "Nail". Cô hiện làm chủ 5, 6 tiệm Nail và thành công âm thầm nhờ tài ăn nói khéo léo, uyển chuyển trong việc điều hành. Tiền bạc dồi dào, ông chồng giúp 1 người bạn thân khai thác 1 tiệm phở, chuyên bán cho khách Mỹ. Hai vợ chồng con người bạn trẻ tuổi tài cao, nay cư ngụ tại 1 căn biệt thự với đầy đủ tiện nghi sa hoa, với quang cảnh về đêm trên ngọn đồi thoai thoải nhìn ra toàn vùng vòng cung ánh đèn toàn vùng lấp lánh như các vì sao trên trời.

Chúng tôi được tiếp đón trọn thể với đồ seafood barbecued, sà lách trộn dầu giấm kèm bún mọc giò heo. Rượu vang đỏ cụng ly, bánh ngọt Tiramisu, trà 103 kết thúc bữa tiệc. Khi chia tay còn bịn rịn hẹn ngày tái ngộ.

Mồng 3 Tết ông bạn vùng Riverside hô hào được 10 người bạn cùng lớp họp mặt Tết Mậu Tý. Một số bạn không tới được vì đã đi ra ngoài tiểu bang, 1 số con đau, vợ yếu nên kết sổ đúng 10 nhân mạng.

Lần này trưởng ban tổ chức nhường chức MC cho ông bạn giáo sư kiêm nhà phát hành báo. Ông bạn của tôi là cư dân lâu năm tại quận Cam nên mỗi lần có nhà hàng sang trọng nào khai trương là ông đặt chỗ để tiếp đón bạn bè. Ông chọn "Royal Restaurant" nằm trong Catinat Plaza. Catinat là tên đường Tự Do tại Saigon, con đường sang trọng giàu có và nổi danh tại thành phố cũ, 2 đầu đường 1 đầu là nhà thờ Đức Bà và 1 đầu là nhà hàng Majestic. Nhà hàng Royal là 1 nhà hàng thiết trí sang trọng từ sàn tới trần nhà với cửa sổ và cửa ra vào hình vòng cung, ánh sáng chứa chan đem lại cho thực khách  không khí thoải mái khi bước chân vào nhà hàng. Thức ăn vừa miệng, tiếp đón lịch sự đem lại sự vừa lòng cho tất cả mọi người.

Đúng 12 giờ trưa chúng tôi gặp nhau tại ngay bàn tiệc tay bắt mặt mừng. Chúng tôi cùng nhau ôn lại tuổi thơ, tuổi học trò lúc còn ở tiểu học, tuổi nghịch ngợm khi mài đũng quần trên ghế của nhà trường thời gian trung học và tuổi chuẩn bị vào đời khi học ở đại học các ngành.

Chuyện mới nhất của năm Mậu Tý là chuyện bầu cử vào tháng 11, 2008, chuyện địa ốc đi xuống, chuyện kinh tế xuống dốc theo, chuyện thời sự rồi văn chương thi phú, triết học..v.v…cứ hết chuyện này sang chuyện khác làm cho buổi tiệc thêm hào hứng. Một anh bạn chêm thêm vài câu khôi hài làm mọi người lại cười vang quên hết cả thời gian. Nhìn đồng hồ đã điểm 3 giờ chiều. Chúng tôi vẫn tiếp tục trò chuyện như để níu kéo thời gian. Khi chia tay chúng tôi còn lưu luyến hẹn ngày tái ngộ mỗi khi có dịp.

Thời khóa biểu những ngày Tết đầy ắp, nội tướng của tôi phải thu xếp khéo léo để cho cuộc du ngoạn ngày xuân được thoải mái, vui vẻ và thu xếp thời gian cho thích hợp với bao tử của phái đoàn được thỏa mãn với 3 bữa ăn hàng ngày đầy đủ nhưng không quá dồn ép.

Bữa tiệc cuối cùng được chia xẻ với 2 cụ tuổi ngoài 90. Một cụ còn rất minh mẫn nhớ hết chuyện đã qua mặc dầu mới ra khỏi bệnh viện sau cuộc giải phẫu. Cụ vẫn còn đeo bình dưỡng khí bên cạnh người. Cụ thứ 2 đi lại bình thường mặc dầu cụ không tập  môn thể dục nào cả, ngay cả đi bách bộ cụ vẫn không làm. Con gái cụ và anh chàng rể trẻ tuổi tài cao đã đãi chúng tôi  bữa ăn ngon lành với món sà lách bắp chuối trộn hến chả giò tôm cua và món miến xào cua bể miền Bắc Việt Nam.

Năm nay đặc biệt chúng tôi được ăn hai cái Tết Mậu Tý ở hai địa danh cánh nhau nửa vòng trái đất, một ở Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, một ở Little Saigon, quận Cam California, thủ đô của người Việt tị nạn. Chương trình Tết của chúng tôi đầy ắp với những cuộc gặp gỡ hết bạn bè đến bà con. Một may mắn nữa là có cậu con trai tháp tùng vừa lo công việc của sở, vừa giúp đỡ bố mẹ mỗi khi cần. Còn gì sung sướng và hạnh phúc cho bằng.

Hôm nay là ngày 12 tháng 2 năm 2008, tôi ghi lại chuyện tết để gửi đến tất cả quí vị quen biết và bạn đọc chưa có dịp gặp gỡ lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho năm mới Mậu Tý.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,802,573
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến