Hôm nay,  

Phong Bì Đỏ

07/02/200800:00:00(Xem: 115619)

Tác giả: Lê Tường Vi<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 2216-2008-781vb5070208

 

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

 

*

 

Lê Tường Vi là tác giả đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2005, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm với các bài viết "Một Mình Nuôi Con"; "Ba Thế Hệ Một Nhà"; "Chuyện Ông Hàng Xóm." Sang năm 2007, cô viết "Sưởi Ấm Bữa Cơm Chiều", “Chủ Nhật - Chủ Nhật”, “Về Nhà” và nhận thêm giải Việt Bút, một giải mới dành cho “những tác giả đã vượt được chính mình, bài mới viết hay hơn cả bài đã lãnh giải”. Sau đây là bài viết mới nhất của cô trước ngày Tết Mậu Tý đang tới.

 

*

 

Hải hì hục đưa cái thùng chứa đồ trang trí Noel lên cao và đẩy vô góc cái kệ trong tủ quần áo. Nàng vừa thu dọn tất cả sau tết tây và khi Quan trở về trường.  Căn nhà chùng hẳn xuống sau khi thằng nhỏ vô đại học khóa mùa thu vừa qua. Cho tới giở Hải vẫn chưa quen với cái không khí man mác buồn.  Nhà còn lại ông bà Ba, Hải và con chó Oscar. Như nhớ cậu chủ, thằng Oscar ngậm chiếc dép của Quan vô cái nhà nhỏ của nó nằm ủ rủ, trông tội nghiệp hết sức.

 

 Ông bà Ba thường ở ngoài vườn đôi ba giờ đồng hồ ban sáng với ánh nắng rực rỡ của miền Nam Cali hoặc trong phòng khách coi tivi.  Âm thanh đài SBTN rộn rã vẫn không xóa được sự quạnh quẽ lãng vãng đâu đó trong căn nhà.

 

Hải nhìn qua cái thùng kế bên chứa đụng đồ trang trí cho mùa Tết ta. Nàng với tay kéo cái quai thùng, thầm nghĩ có nên mang xuống cho năm nay không" Hải mở nắp thùng, cái hộp nhỏ đựng những bông mai vàng, cái hộp tròn màu đỏ, mạ rồng phượng vàng chói chia ba ngăn đựng hột dưa, mứt, kẹo, vài phong bì đỏ, phong pháo nhựa để treo lên cây. Nàng mân mê cái nhãn dán ngoài thùng, nhớ lại khi hai mẹ con lúi húi cắt dán những bông mai vàng để cột vào cành cây khô làm cây mai mùa tết.

 

Như bao nhiêu người Việt khác, cuộc đời Hải rẻ khúc khi biến loạn 75 xảy ra.  Hải lưu lạc xứ người, bận rộn mưu sinh trong cuộc đời mới.  Tới khi biết yêu, lập gia đình, có bé Quan, Hải tưởng như cuộc đời nàng được sống lại lần thứ hai. 

 

Với ao ước con mình hiểu biết gốc rể của nó, nàng để ý ghi những ngày hội lễ VN vô lịch nhà và mang con đi tham dự cùng cộng đồng.  Thằng bé thích thú với tiếng nổ đì đùng của pháo, tiếng thùng thùng kích động của trống và những điệu nhún nhảy rộn ràng của những con lân, ông địa phe phẩy cái quạt, ểnh bụng to qua lại.

 

Nàng moi móc trong ký ức hình ảnh Má nàng gói bánh tét, làm mứt đón Tết ngày nàng còn ở quê nhà. Những kỷ niệm Hải dìm xuống đáy lòng, cố không nghĩ tới để tâm hồn bớt nhức nhối mấy năm đầu xa nhà giờ bùng lên mãnh liệt.  Hải thầm ghi nhớ ơn Má nàng đã bỏ công tạo cho nàng chuổi ngày ấu thơ đầy kỷ niệm êm đềm ấm áp. Bà Ba là hiện thân của một người mẹ hiền đảm đang Việt Nam.

 

Hải tìm tòi trong mạng vi tính công thức ngâm nếp, ướp thịt, mua lá chuối gói bánh. Nàng tìm mua được một trái dừa già, bỏ công khoét những mãng dừa, bào mỏng sợi làm mứt.  Hải đặt thằng bé trên ghế cao, vừa làm nội trợ vừa nói chuyện với nó. Nàng kể cho con nghe những ngày còn nhỏ theo bà ngoại nó đi chợ, mua bánh, mua lá, mua đường. Thằng bé thích thú nghe, khúc khích cười nhìn Hải diễn tả những cuộc trả giá. Khi thì Hải đóng vai bà bán hàng, khi thì đóng vai bà ngoại mua hàng, trả giá qua lại làm hai mẹ con cười ngặt nghẹo. 

 

Mấy đòn bánh tét và bánh chưng của Hải méo mó, không vuông vức và no tròn như hàng bán ngoài chợ nhưng hai mẹ con vẫn háo hức vớt bánh ra, ép ráo nước và treo lên như bà Ba đã làm ngày xưa. Món mứt dừa của Hải không có màu xanh đỏ, ẩn hiện màu vàng bị già lửa cháy xém nhưng không sao, Hải và thằng Quan vẫn nhâm nhi khoái chí.

 

Nồi thịt kho măng, đòn bánh tét, bánh chưng, mứt dừa, cành hoa mai giấy với phong bì đỏ treo tòn teng làm căn nhà nhỏ ấm áp hẳn lên. Hải mua được hộp pháo đập, loại pháo quăng mạnh xuống sàn nhà thì nổ cái đùng.  Khuya giao thừa, sau khi đút cuộn băng múa lân vô máy, Hải khui hộp pháo và cả hai thi nhau quăng xuống đất. Tiếng trống muá lân, tiếng pháo đì đùng, cành mai vàng như một làn gió xuân thổi nhẹ hương vị Tết trong căn nhà của hai mẹ con.

 

Sáng mồng một thằng bé ăn khoanh bánh tét mỏng chiên dòn hí hửng chờ lì xì vì đã thấy tên nó viết trên phong bì treo lủng lẳng trên cành mai vàng.  Cậu nhỏ vòng tay cúi đầu nói lớn lời chúc tụng học cả tuần nay với mẹ nó.

 

Nét mặt thằng bé sáng ngời với tờ giấy $1 mới tinh kéo ra từ phong bì đỏ. Nó hỏi:

 

- Phong bì của mẹ đâu"

 

Hải cười:

 

- Mẹ không có phong bì.

 

Nó tròn mắt:

 

- Ông Bà quên lì xì phong bì cho mẹ hả"

 

Hải hiểu ra. Thằng bé tưởng  “Ông bà" tương tự như ông già Noel của Giáng Sinh. Nàng cố giải thích:

 

- Không phải vậy con ạ. Chỉ có con nít ngoan mới được lì xì thôi.

 

Nó vẫn cau mày không hiểu. Chợt cu Quan tuột xuống ghế, chạy ào vô phòng.  Nàng nghĩ nó sẽ cất tờ giấy bạc mới tinh trong cái hộp nhôm hình con khủng long tiền sử, chung với những đồng tiền 1 cent thỉnh thoảng lượm được.  Tiếng hát da diết của ca sĩ Duy Khánh vang lên làm Hải ướt mắt nghĩ tới cha mẹ và anh em còn ở lại VN:

 

...Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm

 

Mái tranh nghèo không người sửa sang...

 

Hải lẩm nhẩm hát theo, nàng thu dọn chén bát hai mẹ con vừa dùng xong. Tiếng chân cu Quan chạy theo hành lang tới bếp. Hải hỏi nhưng không quay lại:

 

- Con làm gì đó"

 

Thằng bé giật giật bâu áo của Hải, giục:

 

- Mẹ chúc Quan đi! Mẹ, chúc Tết Quan đi!

 

Hải quay lại, ngồi xổm xuống với nó:

 

- À, năm mới Mẹ chúc con ngoan, học giỏi, được cô giáo khen hoài hoài nhá.

 

Thằng bé cười tít mắt, hai tay vẫn giấu sau lưng:

 

- Cám ơn mẹ, cám ơn mẹ! Nè, Quan lì xì cho Mẹ nè...

 

Và nó xòe tay đưa cho Hải. Trong tay thằng bé, một cái phong bì đỏ viết chữ "Mẹ" non nớt.  Hải cảm động cầm lấy. Trong phong bì chứa những đồng tiền rủng rẻng. Hải đổ ra bàn tay, đếm được 12 cái penny.  Nàng ứa nước mắt, ôm thằng bé vào lòng xiết chặt.  Nó đã cho nàng tất cả những dành dụm trong cuôc đời 5 năm của nó.

 

...

 

Hải mân mê cái phong bì của 14 năm về trước, nàng gói kỹ trong cái bọc nylon, ép sát trong ngăn kéo nhỏ của xắc tay.  Phong bì gói ghém trọn vẹn tình yêu giúp Hải vượt qua những băn khoăn khi thằng  bé trải qua sôi nổi của lứa tuổi mười mấy.  Mỗi khi nhìn cái phong bì đỏ chứa 12 cents, Hải ấm lòng, tự nhủ rằng trong góc thâm tâm nào đó, Quan vẫn nhớ, vẫn thuộc về tình gia đình thương yêu cho nó. 

 

May mắn thay, khi Quan lên chín, Ông bà Ngoại qua Mỹ đoàn tụ và đóng góp nhiều vào tình thương cho Quan.  Nhờ cố gắng lưu trữ tiếng Việt với con, Quan có thể đàm thoại bằng tiếng Việt và trò chuyện cùng ông bà Ngoại.

 

Đúng như Hải đã cầu xin, khi bước qua tuổi 17, Quan dần dà trở về với cậu bé ngoan ngoãn ngày xưa.  Trong vóc dáng thanh niên, Hải và con trai nối lại những giây phút chuyện trò vui vẻ, thoải mái của những ngày Quan còn nhỏ.  Khi thằng bé vô đại học, Hải yên tâm  nó đã bắt đầu trưởng thành với những suy nghĩ, lựa chọn chín chắn. 

 

Ra tới phòng khách, Hải thấy ông Ba đang lật những tờ lịch âm, bà Ba hỏi ông:

 

- Tết năm nay nhằm thứ mấy ông hở"

 

Ông Ba trả lời:

 

- Thứ năm.

 

Bà Ba nhăn mặt:

 

- Cha chả, thứ năm làm sao nó về"

 

Hải hiểu ông bà đang nhắc tới thằng bé mới xa nhà.  Nàng bàn:

 

- Hay là mình lái xe lên trường học mừng tết nó nhen má.

 

Bà Ba gật đầu:

 

- Ờ, chớ tết nhất không có gia đình bên cạnh, tội nó.

 

Bà quay sang Hải, dịu dàng:

 

- Con... chắc nhớ nó dữ hả con"

 

Hải cúi đầu dạ nhỏ.  Nàng cúi xuống cầm xắc tay lên và moi cái phong bì cất kỹ đưa cho bà Ba coi. Nhìn nét chữ nguệch ngoạc của thằng bé, bà mỉm cười. Bà  Ba vén áo ngoài, thò tay vô túi của áo bên trong. Bà cẩn thận mở cái kim băng cài miệng túi áo, lấy ra xấp giấy lẫn lộn tiền, tờ ID (căn cước), giấy xe bus, vv... bà đưa cho Hải một tờ giấy nhỏ đã ngả màu bọc trong tấm nhựa cũ kỹ.

 

Hải nhè nhẹ mở tấm nhựa cũ kỷ gói một phong bì đã bạc phếch, bốn góc đã tưa rách. Nàng đưa ngón tay trỏ khều nhẹ miếng giấy nhỏ bên trong ra ngoài.

 

Đó là miếng giấy nhỏ tựa như trang vở học trò ngày xưa.  Hải cẩn thận nhè nhẹ mở tờ giấy vàng úa, nét chữ nắn nót của con nít hiện trên tờ giấy:

 

 "Má ơi! Con thương má lắm lắm"

 

Chính là nét chữ thời thơ dại của Hải.

 

Hải nhìn Mẹ, mắt nhòa lệ.  Hải choàng vai bà, xiết chặt. Bà Ba vỗ nhè nhẹ lên cánh tay Hải, không nói gì, tay kia bà chậm nước mắt. 

 

Ôi! Những phong bì đỏ vượt thời gian!

 

LÊ TƯỜNG VI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến