Hôm nay,  

Gia Đình Quốc Tế Ăn Tết Ở Saigon

05/02/200800:00:00(Xem: 121322)

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thể Tuyết

Bài số 2214-2006-779vb3050208

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tý 2008, đang phát hành khắp nơi)

*

Tác giả Nguyễn Ngọc Thể Tuyết, bút hiệu Quang Tuyến, hiện đang sống tại Saigon, Việt Nam, đã góp nhiều bài  và nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2007. Sau đây là bài mới nhất của cô trong năm nay.

*

Hồi bé thơ, tôi đã mong tết. Từ mùng một tháng mười âm lịch, bọn nhỏ chúng tôi bắt đầu đếm ngược, bắt đầu là số 90. Tôi đếm số vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, và cứ thế mà con số nhỏ dần, 89-88-87-86-85…rồi 10-9-8-7-6…cho đến số 1, là tết.

Tôi mong tết để được mặc quần áo mới, với cái túi áo phồng to những bao lì xì, và được ăn ngon, nào những bánh chưng, bánh tét, thịt kho, dưa giá, canh khổ qua, dưa hấu, kẹo sôcôla…Thoắt một cái này tuổi đã ngoài năm mươi, nhà vắng bố và tôi không còn được người lớn lì xì. Nhưng tết đã trở lại với chúng tôi với tình yêu đoàn tụ của đại gia đình.

Muôn ngõ bốn phương kéo về…

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tết âm lịch, căn nhà nhỏ bé của chúng tôi lại rộn rã tiếng cười nói rôm ra… "Nhân khẩu" của gia đình chúng tôi tăng dần theo từng mùa tết, lên gấp đôi, rồi gấp ba vì sự hiện diện của các gia đình anh chị em từ Pháp, từ Mỹ, từ Úc kéo về Việt Nam cùng ăn tết. Chỉ riêng "từ Mỹ" thôi cũng đã có nhiều tiểu bang: North Carolina, Houston, Nam Cali, Bắc Cali…Không vui sao được vì hầu như mỗi năm chúng tôi mới được đoàn tụ một lần, bên cạnh bà mẹ già ngoài tuổi tám mươi. Các cậu dì tha hồ chọc ghẹo các cháu nhỏ vì chúng chỉ biết nói tiếng Tây, tiếng Mỹ và tròn mắt mỗi khi nghe người lớn chúng tôi nói chuyện với nhau, hàng tràng tiếng Việt ròn tan…

"Non", Céline 4 tuổi, con của em gái tôi ở quận 18 Paris, tròn miệng, kéo thật dài tiếng "Non" giọng Pháp rặt khiến ai nấy đều phải bật cười thích thú. Và rồi cô cháu ngoại 23 tuổi là Kimberly, công dân San Jose (Bắc Cali) da trắng hồng, quen miệng xổ hàng tràng tiếng Mỹ khiến mọi người ngẩn ngơ, rồi té ra cười. Cô bé rời Việt Nam sang Mỹ từ lúc 8 tuổi, nay đã 15 năm mới về lại Việt Nam, quên gần hết tiếng Việt.

Các cậu thấy bé Celine da trắng nuốt xinh xắn, dễ thương nên cứ tìm cách chọc cho nó nói. Cậu Trường đem hết những danh từ tiếng Pháp, từ các ông tổng thống Jaque Chiraq, Charles de Gaulle, Mitterand cho tới các thành phố của Pháp hỏi để nó "dạy" cách phát âm cho đúng. Và rồi phải dạy Kimberly phát âm thật chuẩn xác tiếng "trái ổi, trái mận, vú sữa…" Vài ngày sau, Kimberly quen dần nhưng tiếng Việt của nó thật ngô nghê, cứ nói "mom, cái quần của con nó bị…bể rồi", hoặc "mom ơi con bị đổ…dầu hôi nhiều quá". Trời ơi là trời! Đã vậy, cái giọng Mỹ của nó thật nặng, như ở trong cổ họng, tôi dù biết chút tiếng Anh hồi học hội Việt Mỹ ở đường Mạc Đĩnh Chi trước 1975 và cố lắng tai nghe cũng không thể nào hiểu nổi. Mẹ tôi cười ngất, bênh cháu: "Không sao, gia đình quốc tế mà. Không sao, cứ nói, bà hiểu hết. Đừng lo."

Tôi cũng như mẹ, không hề lo vấn đề ngôn ngữ bất đồng. Nói sao cũng có thể hiểu được, đại khái là như thế, như thế. Tôi nghĩ, dần dần các cháu sẽ có thêm vốn tiếng Việt nhiều lên, khoảng cách giữa các thế hệ chúng tôi sẽ được rút ngắn. Vì vậy mà tôi mong các cháu về thăm quê, càng nhiều lần càng tốt, càng đông càng vui. Đôi khi tôi tự hỏi vì sao ba mẹ chúng không để các cháu ở lại Việt Nam lâu hơn một chút để chúng được nghe và được nói tiếng Việt để đừng quên tiếng Việt. Tôi nghe nói có nhiều đứa trẻ được ba mẹ cho về VN ở suốt nửa năm ròng rã cho quen cái nóng và hai mùa mưa nắng thất thường của quê cha đất tổ, và cũng để các cháu bé có cơ hội nghe và nói tiếng Việt thật nhiều. Giờ đây tôi lại càng thấy tết Việt Nam có ý nghĩa đến dường nào. Nhờ có tết nguyên đán, gia đình lớn của chúng tôi mới có cơ may hội tụ về Việt Nam, hưởng những ngày sum vầy hạnh phúc, ấm cúng, chộn rộn nhưng cũng đầy ắp tiếng cười. Càng có ý nghĩa đậm đà tự tình dân tộc biết bao khi giờ đây gia đình tôi trở thành một gia đình quốc tế qui tụ người Việt gốc Mỹ, gốc Pháp, gốc Úc…với nhiều nền văn hóa khác nhau hội tụ về.

Món ăn thuần nhất, ở đâu"

Lâu nay cứ vào sáng mùng một tết, tôi dậy sớm nấu nước pha trà, bày mâm cỗ lên bàn thờ bố, chờ mẹ dậy thắp nhang, gõ mõ. Từ trưa ba mươi, mẹ đã cúng gà, rước ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Mẹ nói "phải đón sớm, nếu không thì ông bà không kịp về"… Trong ba ngày tết, trưa nào mẹ cũng cúng. Bàn thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút, mâm cao cỗ đầy, những mãng cầu - thơm - dừa - đu đủ - xoài (gọi là cầu xin gia đình được tiếng thơm, tiền bạc vừa đủ xài). Trước tết, các em tôi đã mang "lễ vật" đến nhà biếu mẹ, để cúng ông bà và bố, nào bánh chưng, mứt, trà, dưa hấu... Dì Mười ở quê lên còn biếu cả cặp gà để chúng tôi "vật" cúng trưa giao thừa đón ông bà về, và trưa mùng ba tiễn ông bà đi…

Mọi lễ nghi cứ như thế, trước - trong và sau tết, từ lúc tôi mới ra đời đã thế. Mẹ không cho chúng tôi đi chợ đầu năm mua giá, mua trái khổ qua vì sợ chúng tôi…  giá, cũng không cho cúng chuối đầu năm, sợ "chúi nhũi" suốt năm. Mẹ không cho quét nhà, sợ tiền ra hết và dạy chúng tôi phải nhỏ nhẹ với nhau, tránh làm bể đồ bể đạc, náo động nhà cửa. Mẹ cũng bảo kiếm người tên Mai (may mắn) hoặc Phước, Lộc, Thọ, hoặc tên Giàu…xông đất sáng mùng một. Mẹ nói hễ đầu năm, tức khuya giao thừa và sáng mùng một mình làm việc gì thì suốt năm thường hay làm việc đó. Vì vậy mà cứ sáng sớm mùng một, mẹ lì xì cho con cháu lấy hên để cả năm "tiền vô như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin"…

Sáng mùng một, các em, các cháu tôi tụ về nhà để mừng tuổi mẹ. Tất cả đều sẵn sàng bao đỏ lì xì, mặc đồ mới và trang điểm đỏ chói. Mẹ cũng "chơi xôm", cũng bao lì xì cho cháu, nhưng rẻ lắm, mỗi đứa chỉ được một tờ giấy bạc 1.000 đồng mới toanh. Chúc tụng nhau, rồi chụp ảnh kỷ niệm cả đại gia đình, thắp nhang bàn thờ, và ăn chung với nhau một bữa trưa, rồi mới dần dần giải tán để ai trở về nhà nấy. Đó là chuyện của những năm trước 1975, bị gián đoạn vì phân ly hơn mười năm, sau này mới tái lập lại. Mặc dù chậm nhưng cuối cùng rồi tình thương yêu cũng mang chúng tôi về lại với nhau.

Gia đình nhỏ em gái út ở Pháp về ở trọ ngụ nhà chúng tôi. Còn nhỏ em thứ Bảy thì về bên nội chúng ở Tân Bình. Gặp nhau suốt ba ngày tết, gia đình chúng tôi cười nói dòn tan như pháo. Thiếu pháo, chúng tôi thổi bong bóng thành từng chùm cả trăm cái. Đến sáng mùng một cùng thi nhau…đạp bong bóng cho nổ tưng bừng. Chúng tôi chia thành hai đội, thi nhau dẫm, nhảy lên đạp cho bong bóng nổ xem bên nào nổ nhanh. Rồi cả bọn hùn nhau mỗi người 10.000 đồng VN, khoảng 60 xu để thử thời vận bằng mấy lá bài cào. Ai cao nút nhất thì hốt hết đống tiền. Mỗi trò bày ra mang lại những tràng cười rôm rả…

Theo lệ, mẹ thường làm món chả đông, giò heo xáo măng, gà ram…để ăn sáng mùng một tết, ngoài nồi canh khổ qua và thịt tàu… Từ ngày có gia đình Pháp - Mỹ, mẹ cực nhiều. Charles, em của Céline chỉ uống được sữa, coi như biệt lệ. Céline không ăn được món ta nào hết, chỉ ăn được mỗi món bánh mì với trứng ốp la, phải ép lắm cô bé mới húp được vài muỗng cháo gà. Tức cười khi  thấy tôi gắp giò heo bỏ vào tô bún cho mọi người, Céline tròn mắt la bài hãi: "Oh, le cochon, le cochon…" Mọi người lại một phen cười vỡ bụng. Cháu nhất định không chịu ăn món đó. Còn Kimberly thì đỡ hơn, có thể "liếm láp" mỗi thứ vài muỗng, nhưng phản đối kịch liệt khi thấy tôi cột chân con gà ở góc nhà. Cháu bảo tôi "như vậy không tốt", tôi cũng cười trừ thôi. Kimberly không sợ virus cúm gà, mà ngược lại cháu nói người lớn chúng tôi "hành hạ thú vật". Mẹ nó nói chúng nó ở Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy cảnh mổ gà ngay mặt bao giờ. Thảo nào có hôm tôi đi siêu thị mua nguyên con heo quay, xe chở đi trên đường đang chạy bon bon thì một khách du lịch tây ngồi xe Honda "ôm" rượt theo hỏi tôi "mua con heo ở đâu vậy" và xin chụp một tấm ảnh.

Cả bọn người lớn chúng tôi ăn rất ngon những món đặc biệt của ngày tết, mà bình thường ăn không thấy ngon như thế. Có lẽ nhờ đông, vui, khác hẳn ngày thường chỉ có tôi và mẹ ngồi vào bàn ăn. Thế nhưng vào buổi tết, chúng tôi lại kéo nhau ra nhà hàng để Kimberly được ăn món pizza của Ý và ăn "kem 31 mùi" ở quán Chiao, đường Nguyễn Huệ. Nó gật gù khen ngon. Hương vị pizza Việt Nam khác ở Mỹ rất nhiều, nhưng dù sao cũng dễ ăn hơn đối với Kimberly. Hồi chúng tôi còn bé, đứa nào cứ lắc đầu nguầy nguậy, chê ỏng chê eo thức ăn trên bàn thì lập tức bị bố hù dọa, răn đe, vừa ăn vừa khóc rưng rức. Nhưng bây giờ thì khác, bọn nhỏ cứ dài môi, lắc đầu nhất định không chịu ăn gần như chín chục phần trăm các món trên bàn, nhất là món có nêm nước mắm, đặc biệt là món cá hấp cuốn bánh tráng chấm mắm nêm, hay món thịt ba rọi cuốn rau chấm mắm tôm, mẹ vẫn ôn tồn bảo "thích món gì cứ bảo, bà kiếm cho". Bố mẹ chúng cũng khôn đáo để, cứ đòi ăn trái cây cho thỏa sức. Bởi thế, chưa bao giờ nhà tôi đầy những trái cây: bưởi, xoài, vú sữa, đu đủ, sầu riêng, mít, chuối sứ… Em rể tôi cười ha hả một cách khoái trá, nói vui rằng "phải ăn thật nhiều trái cây để…lấy lại tiền vốn mua vé máy bay". Các em tôi đã dặn trước, "chớ mua nho, táo" làm gì vì những món đó hằng hà ở trời tây.

Chúng nó kéo về nườm nượp đông vui để rồi khi qua tết, mỗi đứa tản mác khắp bốn phương trời, lòng tôi lại nặng nỗi buồn thương nhớ. Mẹ và tôi lại mỗi ngày thắp nhang cầu mong cho đại gia đình bình yên, hạnh phúc nơi xứ lạ để mỗi năm cứ tết đến thì lại về sum họp. Hồi nhỏ sống chung một nhà, chúng tôi cãi lộn như cơm bữa. Nhưng nay ngày càng lớn, càng mong ở cạnh nhau được lâu; càng lâu càng tốt để kéo dài hương vị hạnh phúc gia đình trong mùa tết.

Nguyễn Ngọc Thể Tuyết

(Quang Tuyến)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,060,116
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến