Hôm nay,  

Câu Chuyện Của Ba Người

11/01/200800:00:00(Xem: 131865)

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Bài số 2196-1988-762vb5100108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Phùng văn Phụng, định cư tại Mỹ theo diện HO đã 13 năm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Những Ngày Đầu Tiên Đến Nước Mỹ". Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

*

Tên họ của các nhân vật trong truyện  là do tác giả đặt ra,  không phải là tên thật. Nhân vật trong truyện cũng chỉ là tưởng tượng. Mọi sự việc chỉ là mô phỏng từ nhiều mảnh chuyện đời. Mọi trùng hợp nếu có, xin hiểu là ngẫu nhiên, không phải do chủ ý người viết.

Chuyện anh Tê

Vừa mở máy điện thoại cầm tay, tôi nghe đầu dây bên kia hỏi:

"Anh Phụng hả"

 Tôi đáp:

- " Dạ tôi đây"

- " Ngày mai anh bỏ bảo hiểm của tôi đi nghe. Lấy tiền lại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu tôi không muốn mua nữa. Anh làm ơn giúp giùm tôi 'ken sồ" (cancel) cái bảo hiểm này đi."

“Xin lỗi anh là ai vậy"."

“Tôi là Nguyễn văn Tê, tôi mua bảo hiểm của anh lâu rồi đó".

“Anh Nguyễn văn Tê ở đường Cook phải không""

- "Đúng rồi."

Tôi nhớ ngay anh Tê đã lảnh tiền già SSI. Con gái anh đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho anh. Tôi liền nói:

“À tôi nhớ anh rồi. Ủa mà sao anh lai "ken sồ". Anh mua lâu rồi, bảy tám năm rồi, có mệnh hệ gì hảng sẽ trả cho chị, để lo liệu chi phí cuối cùng cho anh chứ."

-  Anh trả lời nhanh và gọn:"Tôi sẽ bỏ quốc tịch Mỹ về Việt Nam ở luôn."

-  Tôi hỏi: "Anh có tiền già rồi phải không""

“Mỗi tháng tôi lảnh khoảng 600 đô la".

- "Anh có Medicaid đi khám bịnh không mất tiền nữa phải không""

-  "Đúng rồi"

“Vậy anh bỏ hết Medicaid lẫn tiền già về Việt Nam sống, uổng quá vậy"

-  " Tôi đã cất nhà mấy chục ngàn đô ở bên đó, hơn nữa ở Việt Nam tôi còn có hai đứa con và mấy đứa cháu."

-  " Nhưng mà anh cũng có con cháu bên này nữa. Bên này hay bên kia anh đều có con và có cháu."

Hôm sau, tôi đến nhà anh đưa cho anh giấy "cancel" để con anh ký gởi lên hảng, để hảng trả tiền "cash value", phần tiền dự trữ của anh khi anh không muốn tiếp tục giữ bảo hiểm nữa.Tôi giải thích cho anh biết mua bảo hiểm thì khó, chứ bỏ bảo hiểm thì dễ. Hơn nữa anh đã mua lâu rồi có chuyện gì hảng sẽ trả tiền ngay. Tôi nói với anh:

 - "Anh bỏ bảo hiểm uổng quá, nếu sau này anh mua lại với tuổi lớn hơn anh sẽ mua mắc hơn. Hơn nữa, nếu anh mua lại thấy có bịnh nhiều chưa chắc hảng sẽ bán cho anh."

“Tôi sẽ bỏ quốc tịch Mỹ, về bên đó ở luôn mà ". Anh nhấn mạnh:

“Anh dứt khoát bỏ quốc tịch Mỹ về Việt Nam ở luôn à"" Tôi thắc mắc:

Suy nghĩ một chút, tôi nói tiếp:

“Anh nên giữ quốc tịch Mỹ nếu có khó khăn gì bên đó, anh còn có thể trở qua Mỹ được. Ở bên này một tháng cũng được mấy trăm đô la Mỹ, khám trị bịnh không mất tiền, nhà cửa xe cộ đều có máy lạnh, ăn uống sạch sẽ. Anh về bên đó đâu còn tiện nghi đầy đủ như ở đây."

“Không anh à, tôi nhất quyết rồi, tôi sẽ về Việt Nam ở luôn, không qua Mỹ nữa, anh giúp giùm tôi "ken sồ" bảo hiểm của tôi đi. Rồi anh mỉm cười nói tiếp:

 “Mình già rồi (anh năm nay 68 tuổi) cái chuyện đó đâu còn nữa, ở riêng được rồi. Bả ở đây, tôi ở bển.

Tôi thấy anh Tê quyết định như thế, bỏ quốc tịch Mỹ, về Việt Nam sinh sống làm cho tôi hết sức ngạc nhiên. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe được một người bạn đã có quốc tịch Mỹ, mà quyết định bỏ quốc tịch Mỹ, về Việt nam ở luôn như vậy. Đa số đều muốn đi đi, về về. Ở bên Việt Nam vài tháng, ở Mỹ vài tháng, chứ ít có ai dám bỏ hẳn quốc tịch Mỹ, về Việt Nam ở luôn. Nghe anh nói như vậy, tôi thấy anh Tê này quyết định khá can đảm, khá lạ lùng. Khi về bên đó không còn tiền trợ cấp của nhà nước Mỹ, không còn 600 đô la mỗi tháng nữa, anh lấy tiền đâu để sống ở Việt Nam, tiêu xài hàng ngày như ăn uống, điện nước, giao tế xã hội. Rủi ro bị bịnh hoạn, tiền đâu đi bác sĩ mua thuốc uống, còn bao nhiêu thứ chi phí khác nữa từ y tá tới y công. Tôi nghĩ chắc là anh phải nhờ vả con cái hay anh đang kinh doanh gì ở bên đó"

Mấy tháng sau, tình cờ gặp lại người bạn thân của anh Tê là anh Đỗ tôi hỏi:

“Sao anh Tê gan quá, dám bỏ quốc tịch Mỹ về Việt Nam ở luôn vậy anh Đỗ.

- "Trời ơi, ảnh có bồ nhí bên Việt Nam đó anh à".

“Vậy hả."

Chuyện anh Hồ

Cách đây mấy năm, một sáng chúa nhật, tôi đến nhà anh ba ở gần khu chợ Hồng Kông 4, để bán bảo hiểm cho hai vợ chồng người bạn của anh ba từ Việt Nam mới qua được một năm. Mấy hôm trước, anh ba đã gọi tôi, nhờ tôi đến nhà bán bảo hiểm giùm cho hai người này.

Anh Hồ khoảng 70 tuổi còn bà vợ thì quá trẻ khoảng 45 tuổi mà thôi. Họ đang "se" phòng ở cùng nhà với anh chị ba, vì anh Hồ chỉ mới xin lảnh được tiền già khoảng 600 đô la, vừa đủ để xoay xài trong gia đình mà thôi. Tôi hơi ngạc nhiên vì hai vợ chồng này qua đây sao không thấy có con cái gì cả. Người vợ thì quá trẻ và còn anh quá lớn tuổi.

Đang ngồi trong văn phòng, tôi nghe điện thoại reo, mở điện thoại lên, tôi nói:

"Allô, Tôi là Phụng, bảo hiểm đây"

“Tôi là Bội, vợ anh Hồ, muốn "cancel" cái bảo hiểm". Chị Bội nói:

- Tôi thấy tiếc và nói liền: " Sao lại bỏ uổng quá vậy mua đã hai năm rồi mà

Nếu có mệnh hệ nào thì làm sao, lấy tiền đâu mà lo chôn cất""

“Không đóng nổi nữa anh ơi" Ngày mai, anh làm ơn ghé nhà tôi để làm giấy "cancel" được không"

“Dạ, ngày mai tôi đến lúc 6 giờ chiều nghe. Địa chỉ cũ hay địa chỉ mới."

“Tôi có địa chỉ mới rồi anh. Địa chỉ là &"

“DDược rồi, tôi sẽ đến đúng 6 giờ nghe."

Khi tôi đến để làm giấy tờ thì không thấy anh Hồ nữa, mà có ông chồng mới, trẻ hơn.

Người chồng mới này nói:

- "Tôi đưa ổng vô Nursing home rồi."

- "Ổng bịnh gì mà anh đưa ổng vô nursing home"

“Ổng già quá rồi không có thân nhân ở xứ Mỹ này, nên đưa vào nursing home để có người chăm sóc "

Vài tháng sau tôi có gặp lại anh chị ba. Anh ba kể: " Khi anh Hồ vào trong đó rồi, anh Hồ đâu còn đồng bạc nào nữa đâu. Tiền chánh phủ cho mấy trăm bạc phải gởi hết vào nursing home, họ mới cho ở trong đó chứ. Bây giờ muốn hút một điếu thuốc cũng không có tiền mua."

Anh ba nói tiếp:" Anh Hồ buồn quá không có đồng nào để mua thuốc hút hay mua vài cái bánh kẹo để ăn, mà ở trong đó cũng không có ai thăm viếng hết, thui thủi một mình, tủi thân lắm. Ở trong nursing home chừng một năm, anh Hồ chịu không nổi đã xin hồi hương về Việt nam. Trước năm 1975 anh Hồ là Đại Úy rất bay bướm, nhiều bồ bịch. Lúc ra đi theo diện HO, anh Hồ đã không cho vợ chính thức và các con của anh đi theo, anh chỉ làm đơn đi Mỹ với bà vợ sau này mà thôi, cho nên khi anh hồi hương trở về thì vợ lớn và các con anh không ai nhận về nhà của họ cả. Bà Bội có người con nuôi hiện vẫn ở Sài gòn. Anh Hồ phải về tạm trú ở nhà con nuôi này. Đứa con trai này thương tình cho ông Hồ tá túc trong một phòng nhỏ, ở phía sau nhà. Anh Hồ sống thui thủi một mình tự lo cái ăn, cái mặc.

Anh ở nhà đứa con nuôi của bà vợ sau một thời gian ngắn, anh bị bịnh.

Anh ba nói tiếp: "Anh bịnh mà đâu có ai săn sóc cơm nước cho anh đâu. Hồi nhỏ anh bay bướm quá, nhiều người yêu quá, khi già rồi lúc cần một người săn sóc cũng chẳng thấy ai đâu cả."

Đám tang anh chỉ lặng lẽ vài người bạn đưa tiển mà thôi.

Chuyện anh Trình

Do một người bạn giới thiệu, tôi đến tiệm grocery của anh Trình ở South 45 đưa cho anh chương trình bảo hiểm nhân thọ. Tiệm grocery này là loại tiệm có cây xăng nữa. Anh Trình làm nghề vẽ họa đồ xây cất nhà cho các kiến trúc sư. Anh đang chuẩn bị mua một tiệm giặt trị giá trên một triệu đô la nên cần mua bảo hiểm để vay tiền của ngân hàng.

Anh chị Trình có một đứa con trai lập gia đình được sáu năm, có một cháu nội hai tuổi. Anh đự định giao tiệm grocery này cho hai vợ chồng đứa con trai. Anh chị sẽ coi sóc tiệm giặt mới. Hai vợ chồng làm việc cật lực từ 10 giờ tới 12 giờ mỗi ngày để chuẩn bị khi về hưu có một số vốn mà sinh sống. Anh dự trù chừng mười năm nữa sẻ về hưu.

Mỗi năm, nhân ngày Tết, hội ái hữu có tổ chức gặp mặt, hai vợ chồng anh chị Trình thường tham dự và đóng góp xôm tụ hơn các anh chị em khác vì anh làm ăn khá giả hơn mà tánh anh chị cũng rộng rãi nữa.

Bẳng đi một thời gian khá lâu, một hôm tôi gặp chị Cảm là vợ anh Trình đang ở nhà người bạn của tôi.

Tôi hỏi thăm:

"Lúc này anh chị có khoẻ không" Anh Trình đâu rồi"

- "Ảnh đi theo con nhỏ ở Việt nam rồi"

“Ủa mà cô nào vậy"

“Cách đây năm tháng ổng có về Viêt Nam chơi một tháng. Anh Trình ghé thăm bạn bè của ảnh."

“Thăm bạn bè rồi sao lại có "con nhỏ" nào đó ở Việt Nam""

“Thì anh cũng biết mà. Nghe ảnh về, họ tổ chức ăn tiệc, đãi đằng vì anh em lâu ngày gặp. Trong một bửa tiệc với các bạn dạy cùng trường và cựu học sinh trường cũ của anh ấy".

“Gặp bạn cũ, học trò xưa cũng là bình thuòng thôi có gì đâu""

“Anh ấy đi về Việt Nam chỉ có một mình cho nên mới có chuyện đó."

“Ngày xưa cách đây ba mươi năm là học trò. Ngày hôm nay, gặp lại thầy, có dịp bộc bạch hết, tâm sự với thầy là đã yêu thầy từ hồi còn đi học hơn ba mươi năm về trước".

“Như vậy thầy cảm động quá phải không""

“Anh Trình ở bên đó một tháng thường xuyên đi chơi với cô học trò cũ. Sau khi đi qua Mỹ tôi thấy anh Trình hay buồn ủ rũ, ít nói. Linh tính tôi biết có chuyện gì không bình thường đây."

Vài tháng sau anh thú thật, anh đã gặp lại học trò cũ. Và lần này anh mới thực sự biết yêu. Ảnh nói đây mới là tình yêu đầu đời, tình yêu mãnh liệt, tha thiết đã nhen nhúm từ lâu và nay chiếm trọn vẹn trong trái tim của anh ấy.

“Chị xử trí ra sao""

"Anh có biết không; từ ngày biết chuyện anh Trình có người yêu ở Việt Nam đứa con trai tôi buồn rầu quá, nó lại cứ uống rượu lu bù ngày nào cũng say xỉn."

Chị buồn buồn tiếp lời:

"Tôi nói thiệt với anh tôi cũng muốn đi tu cho rồi. Làm ăn mấy chục năm qua, chịu cực, chịu khổ, thức khuya, dậy sớm mong khá giả để sau này về già, hai vợ chồng sống hủ hỉ bên nhau. Bây giờ lớn tuổi ảnh lại sanh chứng. Anh Trình nói với tôi "Tôi chỉ cần má mầy đưa ba trăm ngàn đô, còn bao nhiêu tài sản trên một triệu đô giao cho má mầy hết."

"Tôi đã đồng ý ra toà ly dị với ảnh để ảnh tự do. Ảnh đang làm giấy tờ bảo lảnh cho cô học trò cũ qua bên này sinh sống đó anh."

Ý kiến bạn đọc
03/07/201902:00:01
Khách
cãm ơn tác giả , những mẫu truyện rất hay , ai ai cũng biết câu < phàm làm việc gì hãy nghĩ đến hậu quả cũa nó >nhưng đa số không ai nghĩ đến hậu quả mà chĩ nghĩ đến thoã mãn nhưng gì mình muốn trước ..... hậu quả có tới thì tính sau ..... cho nên khi quả báo trổ ra thì khủng khiếp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,116,377
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến