Hôm nay,  

Vùng Đất Hứa

19/12/200700:00:00(Xem: 83729)

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 2181-1973-748vb4191207

*

Tác giả vượt biển và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết "Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi", Nguyên Phương đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của Nguyên Phương lần này là một chuyện tình.

*

Trong giòng người chen chúc, bỗng chiếc ví tuột khỏi vai Tuyền, giật mình quay lại thấy một cậu bé đang cầm cái ví của Tuyền chạy thục mạng, theo sau là một người đàn ông đang cố rượt đuổi theo, ông ta túm được cậu bé, và lấy lại đuợc chiếc ví cho Tuyền. Ông quay lại ngơ ngác không biết ai là chủ nhân của chiếc ví. Tuyền tiến tới mỉm một nụ cuời cám ơn:

- Cám ơn ông đã nhanh chân lấy lại được chiếc ví nếu không thì quả thật là phiền cho tôi, tiền bạc không có là bao nhưng mất giấy tờ thì thật phiền nhiễu.

- Không có gì cô ạ, vì chuyện xẩy ra ngay trước mắt nên tôi may mắn bắt được cậu ta.

Nhìn ông khách lạ tôi nhận ra ngay đó là một Việt kiều vì nét mặt "ngờ nghệch", cách ăn mặc "quê mùa" với một cái túi đựng giấy tờ đeo ngang bụng, đi một đôi giầy "ba ta", tay cầm theo một chai nước lọc. Tuyền mỉm thêm một nụ cười nữa;

- Ông ở ngọai quốc mới về.

- Sao cô biết"

- Tôi đoán vậy

Tuyền không giám nói ra nhận xét của mình.

- Vâng tôi mới về thăm nhà, hôm nay mới "xuất hành" ... ..

Cách nói chuyện vui vui của ông ta làm Tuyền vui lây, và thuận đường họ đã bước song song một quãng đường dài.

- XIn cô gọi tôi là Thụy cho tiện và xin cô cho biết quí danh để chúng ta tiện xưng hô.

- Vâng anh Thụy, xin anh cứ gọi Tuyền bằng tên.

Có lẽ Thụy hơn Tuyền đến 6, 7 tuổi dáng hiên ngang, có một nét quyến rũ của một người đàn ông hơi xấu trai.

- Trời nóng quá, chúng ta có thể ghé vào một quán kem không Tuyền"

- Vâng.

Lần đầu gặp gỡ của họ thật tình cờ.

Hôm đó Tuyền định đi mua hoa quả về làm giỗ Đàm người tình đầu tiên của Tuyền, Tuyền đã chọn ngày nhận tin chàng làm ngày giỗ. Đàm đã không bỏ mình nơi chiến trận nhưng chàng bỏ mình trong trại cải tạo, một ngày cha mẹ Đàm được một người bạn cùng trại tù với chàng, tìm đến nhà để báo hung tin. Người bạn không kể chi tiết và gia đình chàng cũng không muốn biết, Ông bà đã hiểu rõ lòng yêu nước và tính bất khuất của con họ. Trong Tuyền, chàng luôn hiện hữu đó là lý do dù đã ngòai 30 tuổi. dù bố mẹ chàng luôn khuyên Tuyền nên quên chàng nhưng Tuyền vẫn không chịu lập gia đình.

Sau lần gặp gỡ, Thụy và Tuyền liên lạc thường xuyên, Thụy có những điểm tương tự Đàm làm Tuyền có đôi chút xiêu lòng, một chút thay đổi định kiến. Trước khi nhận lời cầu hôn của Thụy, Tuyền đã thắp nhang trước bàn thờ Đàm và cầu xin một sự tha thứ, nhìn lên bàn thờ Tuyền thấy hình như Đàm mỉm cười và gật đầu.

Lời cầu hôn đến hơi vội vàng, nhưng họ đều không còn trẻ và khỏang đường dài Mỹ- Việt xa cách nhau cả nửa vòng địa cầu, sự chờ đợi thêm để tìm hiểu thì cũng mất rất nhiều thời gian. Họ đã đồng ý với nhau và đã được hai gia đình chấp thuận cho việc cử hành một đám cưới đơn giản để chàng có được hôn thú và lo thủ tục bảo lãnh.

Tuyền không thể nào ngủ được, nằm trằn trọc mãi Tuyền ngồi lên, nhìn ra cửa sổ, bầu trời tối đen, những vì sao lấp lánh không tỏa đủ ánh sáng xuống trái đất. Nhưng Tuyền như nhìn thấy những ánh đèn lung linh trong hội hoa đăng, lòng rộn ràng một niềm vui xen lẫn chút nhớ thương về Đàm.

Đang suy nghĩ miên man thì mẹ Tuyền nhẹ nhàng bước vào phòng đánh thức Tuyền, không ngờ hai mẹ con đều không ngủ được. Mẹ nằm xuống bên Tuyền, vuốt tóc Tuyền và chúc phúc cho cuộc hôn nhân sắp tới của Thụy và Tuyền

Tuyền dậy để sửa sọan chờ người đến trang điểm cho mình, những lớp phấn được thoa lên làm thành một khuôn mặt mới, khuôn mặt của một cô dâu. Mái tóc được chải vén khéo, chiếc khăn vành dây được đội lên đầu nàng, Tuyền như một người máy không còn biết mình là ai, chỉ làm theo lời chỉ dẫn của những người trưởng thượng trong họ. Mẹ Tuyền lăng xăng chạy ra chạy vào nét mặt vui mừng, rạng rỡ.

- Xong chưa con, nhà trai đến rồi

Tuyền lung túng đứng lên tim đập lọan nhịp, bố tiến lại gần, đưa cánh tay ra cho Tuyền níu, hai bố con cùng sánh bước bước xuống nhà. Nhạc vang lên, khi bố trao cô dâu Tuyền cho chàng rểThu.y.

Trong những lời chúc tụng, những ánh mắt ghen tuông của những người bạn của Tuyền, những ánh sáng lóe lên của máy chụp hình, ... .. buổi hôn lễ chấm dứt.

Những ngày trước khi Thụy về Mỹ, Thụy và Tuyền như đôi chim, tung tăng trên những nẻo đường đât nước. Tay trong tay họ mơ uớc một ngày mai sẽ có nhau. Ngày tiễn chàng lên đường về nước Tuyền có hơi một chút ngậm ngùi vì thời gian gần nhau quá ít, chàng dặn dò Tuyền ở lại lo học tiếng Mỹ để sang đến nơi có thể hội nhập với nước Mỹ một cách nhanh chóng.

Một năm thật dài cho sự chờ đợi, rồi ngày đó cũng tới, Tuyền hớn hở lên đường, lòng vương buồn vì phải xa bố mẹ và anh em, nhưng một chân trời rộng mở đang chờ đón nàng nơi đất Mỹ.

Ngày Tuyền cầm đuợc vé máy bay trong tay nàng lại một lần nữa thắp nhang khấn Đàm, và xin phép bố mẹ được mang theo hình ảnh Đàm để lập một bàn thờ trong nơi ở mới của nàng. Mẹ nói:

- Sao con lẩm cẩm thế, làm sao con lập được bàn thờ Đàm trong căn nhà của Thụy.

- Thưa mẹ, con đã nói với anh Thụy, anh là một người rất rộng rãi, anh đã đồng ý với con, vì theo chúng con nghĩ thì chính anh Đàm đã dẫn dắt chúng con đến với nhau.

Xuống máy bay, Thụy đứng ngay hàng đầu trong đám người đi đón, Thụy hơi xanh nhưng thật tươi với một bó hoa hồng trên tay, họ ôm nhau, trao nhau những nụ hôn cho bõ ngày tháng xa nhau, họ ríu rít chuyện trò.

Nước Mỹ Tuyền tưởng chỉ có trong mơ, nay hiện hữu nàng đang được đặt chân lên nước Mỹ với người chồng yêu quí của nàng. Tuyền nghĩ từ đây chồng nàng sẽ trải thảm lót đường cho những bước chân nàng đi.

 Sau một tuần lễ nghỉ phép và đưa Tuyền đi hòan tất thủ tục nhập cư, Thụy trở lại làm việc. Tuyền đi học một lớp Anh văn. Con đường đang mở ra trước mắt, thênh thang và tươi đẹp nơi vùng đất hứa. Cuộc sống của hai vợ chồng tràn ngập tiếng cười, niềm vui, Họ vui chơi như trẻ con, những ngày phép Thụy dùng để đưa Tuyền đi đây đó, lên núi ngắm những chiếc lá đổi mầu trong mùa thu, xuống biển trong những ngày hè nóng bỏng, đi xem những rừng hoa bát ngát trong mùa xuân tươi mát... ... . Nhưng những đau thương hình như vẫn chưa muốn rời khỏi Tuyền.

Một hôm sau buổi học Tuyền về nhà, thấy Thụy ở nhà, nét mặt bần thần.

- Anh sao vậy" sao hôm nay anh về sớm thế"

- Anh hơi mệt.

- Anh đã hẹn đi bác sĩ"

Chàng gật đầu và sửa sọan đi. Những tưởng chỉ là một cơn cảm thường và Tuyền nấu cháo chờ chàng về, chàng cho biết chưa biết bệnh gì phải làm một cái vài cái thử nghiệm nữa.. Tuyền an ủi chàng và khuyên chàng đi ngủ sớm nhưng nàng cũng vẫn thấy hơi băn khoăn.

Tuần lễ sau kết qủa thử máu trở về, Tuyền nhận thư, vội mở ra xem trước khi gọi chồng. kết quả positive cho thử nghiệm HIV, không tin ở con mắt mình Tuyền đọc đi đọc lại mấy lần, rồi tờ giấy rớt xuống đất lúc nào nàng cũng không hay, nàng đứng giữa nhà như trời trồng, Thụy vào đến nhà nàng cũng không biết. Thụy vội nhặt tờ giấy kết qủa lên và mặt tái nhợt.

- Anh cho em biết tại sao lại thế này"

- Tuyền, em bình tĩnh nghe anh nói,

Rồi chàng dìu Tuyền xuống ghế ngồi và lấy lại bình tĩnh chàng kể lại câu chuyện năm xưa của chàng.

- Truớc hết cho anh một lời xin lỗi em, vì dĩ vãng của anh đã đưa anh tới hậu quả đau thương của ngày hôm nay. Trên chuyến vượt biên đầy sóng gió và hãi hùng, tầu anh đã trôi lênh đênh trên biển vì tầu chết máy, mọi người đều đói khát và gần như tuyệt vọng, thì được một tầu Đức đến cứu vớt, trên tầu có một cậu thanh niên nhỏ tuổi hơn anh, cậu ta mệt lả và gần xỉu, anh thấy vậy cố kéo cậu ta lên trên boong tầu, qua tới tầu của Đức cậu ta không đủ sức để ngồi lên, anh phải đổ thức ăn cho cậu ta, săn sóc cậu ta, sau đó cậu ta theo anh như bóng với hình, nhờ cậu ta có thân nhân ở Mỹ, và chính ông anh này của cậu ta đã làm giấy bảo lãnh cho anh.

Nói đến đây Thụy mệt mỏi ngừng lại để lấy sức, Tuyền không muốn nghe tiếp vì một nỗi hoang mang lo sợ cho thân phận của nàng, liệu nàng đã bị lây bệnh chưa.

- Tuyền, em có muốn nghe tiếp nữa không" Cho anh một lần được kể hết sự tình với em rồi tùy em quyết định, em xử anh thế nào anh cũng xin chịu.

- Vâng xin anh kể tiếp. Tuyền uể ỏai trả lời

- Anh và hắn thuê chung một apartment 4 phòng cùng với ba mẹ con bà Mai. Anh đã nhờ hội thiện nguyện xin được một chân đứng bán hàng ở 7eleven, làm ca đêm. Ban ngày anh lo đi học, cứ như vậy kéo dài 5 năm trời anh lấy xong được mảnh bằng BS. Do một sự may mắn anh có job ngay sau khi ra trường. Anh dọn đi nơi khác cho gần sở, cậu em buồn lắm. Ở đây ông boss anh là một người rất lịch sự, tử tế, ông giúp anh rất nhiều trong những bước đầu, ông ta và anh trở nên thật thân thiết, có những buổi chiều sau giờ làm việc ông ta rủ anh đi đánh tennis và đi ăn tối với nhau, Một buổi tối anh quá mệt nên ông ta đưa anh về nhà ông ta ngủ, trong cơn mê ngủ chập chờn anh thấy ông ta lại gần và ve vuốt anh, nhưng anh không tỉnh dậy được. Hôm sau đến sở, anh thấy ngại ngùng, lảng tránh ông ta, nhưng vì mê môn thể thao này, anh vẫn tiếp tục những cuộc đi chơi tennis với ông.

Không hiểu ma đưa lối quỷ dẫn đường cho anh sao đó mà một lần anh không kiềm chế được mình và đã tham dự vào trò chơi bẩn thỉu. Sau đó anh đã xin thôi việc để tránh xa ông, anh đi kiếm việc nơi khác, và buồn rầu anh quyết định về Việt Nam chơi, cũng trong thời gian đó anh xin được việc làm khác và ông giám đốc mới thông cảm và cho anh được bắt đầu đi làm khi trở lại Mỹ.

Sau khi cưới em, anh trở lại Mỹ và làm việc ở chỗ mới, xa lánh hẳn ông chủ cũ, nhưng một sự tình cờ gặp lại, anh đã không kiểm chế được mình và đã liên lạc với ông một vài lần. Nhờ tình yêu em mãnh liệt anh cương quyết dứt khóat cùng ông. Anh không ngờ là ông đã nhiễm bệnh nên anh đã phải nhận lãnh hậu qủa thảm khốc này và đã đưa em vào con đường bế tắc hiện nay. Sáng mai em nên xin một cái hẹn đi thử máu xem kết quả ra sao, nếu em bị bệnh thì anh sẽ ân hận vô cùng.

Thụy lịch sự nhường phòng ngủ cho nàng và chàng ngủ nơi phòng khách. Trong phòng thiếu Thụy, Tuyền chập chờn trong giấc ngủ.

Hôm sau Tuyền đến gập bác sí và được gửi đi thử máu, 3 ngày sau bác sĩ gọi nàng đến văn phòng.

- Kết quả kỳ này là bà không bị nhiễm bệnh, nhưng từ khi bắt đầu nhiễm bệnh đến khi bệnh có thể chẩn đóan đựoc thì phải mất một thời gian hơn 6 tháng. Vì vậy mời bà 6 tháng sau trở lại.

Tuyền ra về lòng nặng trĩu lo âu, như mình đang ở trong một bản án treo. Nàng tự hỏi cuộc sống của nàng từ nay sẽ ra sao" Mệt mỏi trở về nhà, một tổ ấm chứa đầy hạnh phúc bỗng chốc xoay chuyển trở thành ngục tù. Nhìn vẻ ăn năn khổ sở của Thụy đến tội nghiệp, Tuyền không đành lòng rời bỏ anh đi tìm một chỗ ở khác.

Con ngừơi ai cũng có lầm lỗi, và Thụy đã phải trả cái lỗi lầm của mình bằng một giá quá đắt, Tuyền không phải là quan tòa để làm cho bản án của chàng nặng thêm. Hơn nữa tình yêu tha thiết của chàng đã khiến Tuyền cảm động. Sau khi nghiên cứu kỹ càng nàng biết rằng bệnh này chỉ lây qua sự tiếp xúc thân mật mà thôi, Tuyền an tâm ở lại săn sóc cho Thụy.

Trong những lần trò chuyện chàng than thở:

- Bây giờ anh mới hiểu, nước Mỹ quả thật là thiên đường nếu mình biết sống một cuộc đời đáng sống, nước Mỹ thật tự do cho ta lựa chọn con đường ta đi, nơi có cơ hội cho những người tìm cơ hội, nhưng cũng có đầy dẫy những cám dỗ tai hại lôi kéo con người. Bây giờ anh thật sự hiểu thế nào là nhân quả, nhiều khi hậu quả mình phải lãnh ngay trong kiếp này, như anh, nếu ngày đó anh chiến thắng được sự cám dỗ của cái job đem lại cho anh quá nhiều tiền mà tránh xa ông ta ngay từ đầu thì ngày nay anh đâu có khổ như vậy, rất tiếc hạnh phúc với em đã ở trong tay anh nhưng anh đã làm vuột ra ngòai, và đẩy anh vào cuộc sống của một kẻ tử tù chờ ngày hành quyết.

Tuyền đã nhiều lần phải an ủi chàng để cho ý nghĩ quyên sinh không vương vấn trong đầu chàng. Chàng không còn đi làm được như xưa, Tuyền phải xin một chân đứng ủi quần áo cho tiệm giặt ủi. Từ một cô gái con nhà giầu có, chỉ có việc đi học và khi lớn lên Tuyền chỉ biết có phấn trắng bảng đen mà thôi, nay phải đứng suốt ngày, đôi chân rã rời, hơi nóng của bàn ủi làm nám đen da mặt Tuyền. Có những buổi chiều sau giờ làm việc Tuyền lê tấm thân xác mệt mỏi trở về nhà, Tuyền ngồi lặng nhìn Thụy thiêm thiếp ngủ, nước mắt rơi Tuyền cũng không hay, Tuyền khóc cho chàng, khóc cả cho thân phận của nàng.

Mỗi ngày qua đi Tuyền thấy Thụy sa sút hẳn và nàng cũng tàn tạ thêm, Tuyền không dám nhìn vào gương, đôi lúc quá buồn Tuyền lang thang trên những con đường kỷ niệm nơi Thụy và nàng vẫn cùng nhau dạo bước, Nàng nhớ vô cùng những buổi chiều Thụy và nàng đã cùng ngắm hòang hôn xuông dần trên bãi biển và mơ đến ngày gia đình nhỏ bé của họ tràn ngập tiếng cười của con trẻ.

Một buổi chiều cuối thu, trên quãng đường ra bãi đậu xe, nhìn lá vàng rơi xào xạc, Tuyền đi chậm lại để nghe tiếng bước chân mình bước trên lá, hồn nàng chùn xuống, bỗng một chiếc lá rơi trên vai áo nàng, nàng không cầm được nước mắt khi liên tưởng đến Thụy, đến cuộc sống của chàng nay cũng như chiếc lá vàng chỉ chờ một cơn gió nhẹ

Thụy càng ngày càng tiều tụy trông thấy, hai con mắt trũng sâu xuống như hai cái hố, chàng trông già đi như một ông cụ. Những lúc tỉnh táo chàng luôn luôn ân hận đã đưa Tuyền vào tình trạng khốn cùng này.

Tuyền trở thành một người y tá cho những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời chàng. Tình yêu đã cho nàng một sức mạnh để có thể đủ sức trông nom chàng, đủ sức chịu đưng những xót xa khi nhìn chàng quằn quại trên giường bệnh. Tuyền thức trắng đêm trong những giây phút cuối của đời chàng. Tuyền đã nắm chặt tay chàng và tiễn chàng bước về bên kia thế giới.

Ngày đưa tiễn chàng Tuyền trở về trong căn nhà lạnh. Trên bàn thờ Đàm có thêm một bức hình mới của Thụy. Từ đây hình bóng của Đàm và Thụy sẽ theo nàng mãi mãi trên đường đời.

Đất Mỹ là vùng đất hứa cho những ai thành công, với Tuyền, một thời, một thuở xa xăm Tuyền đã mơ được đặt chân lên đất Mỹ, ngày nay Tuyền đã đạt được giấc mơ đó, đã sống trên đất Mỹ, nhưng mơ ước của Tuyền đã đổi thay và vùng đất hứa của nàng là một nơi có Đàm và Thụy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến