Hôm nay,  

Thiên Đường Nơi Trần Thế

13/12/200700:00:00(Xem: 172831)

Tác giả: Dương Quỳnh Khanh

Bài số 2174-1966-741vb4121207     

*

Tác giả Dương Quỳnh Khanh vừa từ Việt Nam sang du lịch Mỹ thăm con gái. Sau ba tháng thăm đất nước hợp chủng, bài viết ngắn sau đây cho thấy cách nhìn trân trọng bà dành cho nươc Mỹ và người Việt ở Mỹ.

*

Sau bao năm cầu xin, tôi đã được hưởng một phép lạ do Chúa ban tặng. Đó là lần phỏng vấn thứ ba, tòa Tổng Lạnh Sự Mỹ ở Saigon đã chấp thuận cấp visa cho tôi đi Mỹ thăm con gái và con rể. Lần thứ ba này, con rể người Mỹ đứng ra bảo lãnh và kèm theo một thư cam kết.

Hai lần bị từ chối trước làm cho tôi nản lòng, vì lý do không có tài sản, không có gì ràng buộc với Việt Nam. Nay, nhờ con rể người Mỹ bảo lãnh, việc cam kết tôi không có lý do gì lưu trú tại Mỹ có vẻ đáng tin hơn.

Nhận được visa, tôi quýnh quáng không biết sẽ đem gì, mua gì làm quà cho con, rồi ngày đi đến nhanh.

Đặt chân trên đất Mỹ vừa đúng 12 giờ đêm ngày Chúa Nhật, làm thủ tục khám xét xong xuôi, hải quan phi trường cho phép tôi ở Mỹ sáu tháng.

Đẩy hành lý ra, gặp hai vợ chồng con gái đang đứng đón, lòng bồi hồi cảm động nhớ thương đã làm tôi bật khóc như một đứa trẻ.

Từ phi trường Los Angeles chạy về Oceanside nơi con tôi ở đúng 2 tiếng lái xe. Trên đường về ban đêm, xe nối đuôi xuôi ngược, đèn sáng đỏ chạy dài trên con đường có dạ quang như dải lụa đen đính kim tuyến. Nhờ đèn nên quang cảnh ban đêm thật đẹp, bên ngoài trời về đêm không khí dễ chịu.

Hai tiếng giản dị

Nước Mỹ, nơi mà người ta thường gọi là Thiên Đường, là một đất nước tự do đã cưu mang gần hai triệu người Việt, trong đó có con gái, em gái tôi.

Thiên Đường, hai tiếng giản dị vậy mà có một sức hút lạ kỳ. Với những người phải sống trong cảnh bất công, tù ngục thì nước Mỹ đúng là một thiên đường ở ngay trên  mặt đất. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đặt chân đến vì đó là một nơi xa vời vợi, người dân bình thường, không họ hàng, không thân thích, không ai bảo lãnh có tiền cũng khó mà tới được.

Nhớ lại 32 năm về trước, bao triệu người ra đi bỏ lại đằng sau tất cả những gì đã có, bỏ lại họ hàng, anh em, cha mẹ, bạn bè, họ đã tìm đủ mọi cách ra đi, tìm cái sống trong cái chết. Để có thể lên đường tìm tự do, tìm thiên đường, họ đã phải đánh đổi nhiều thứ, từ làm mồi cho cá biển tới thân bị tù tội, nhà cửa bị tịch thu.

Hành trình của người Việt tìm tự do còn tiếp diễn nhiều năm sau này. Biết bao xương cốt thuyền nhân Việt vẫn nằm sâu dưới đáy biển, dưới lòng sông. 

Những đồng đô la quí giá

Gần hai triệu người dân Việt giờ đây đã an cư lạc nghiệp tại xứ Mỹ. Ngay từ buổi đầu, khi tới được nước Mỹ, hầu hết họ đều nghĩ tới những thân nhân còn lầm than ở quê nhà, ai nấy phải làm lụng vất vả dè sẻn để gửi tiền về quê hương giúp cha mẹ, anh chị em. Khi ổn định họ lại tìm cách bảo lãnh cha mẹ, anh em, vợ con đến xứ sở an toàn đầy đủ nhưng không kém phần vất vả.

Còn nhớ, những ngày khốn khó ở quê nhà, khi nhận được những đồng đô la quý giá từ tay con gái tôi gởi về tôi cảm động lắm. Con gái tôi gởi tiền về cho gia đình không bao giờ than vất vả khó nhọc, nhưng tôi được nghe nhiều người kể về xứ sở xa xôi đó. Sáng sớm tinh mơ, cơm đùm cơm nắm mang theo để ăn trưa, chiều tối về ăn cơm nhà, ai cũng như ai tằn tiện chính bản thân, để rồi mỗi lúc thân nhân quê nhà cần tiền thì sẵn sàng gởi về giúp đỡ, không đắn đo, không than thở.

Đồng dola từ Mỹ gửi về quê nhà quý giá vô cùng, vì đó là quá trình lao động mồ hôi nước mắt của thân nhân mình, nó nâng đỡ nhiều gia đình khó khăn hoặc nâng đỡ hỗ trợ nhiều cơ quan từ thiện, từ chùa chiền cho đến nhà thờ.

Nhưng cũng do đồng đô la này, lòng tham đã làm cho nhiều gia đình bất hòa. Tại Việt Nam, người nhận từng giành giựt hơn thua, kẻ ít người nhiều, đâm ra giận hờn từ bỏ nhau. Tại Mỹ cũng có nhiều cảnh ngộ, vợ chồng chia tay cũng vì gởi không đồng đều giữa hai gia đình nội ngoại.

Đồng dola quý giá nhưng cũng gây ra lắm cảnh đau lòng, nguyên nhân chỉ là do con người ích kỷ mà ra. Người nhận được dola vui vẻ bao nhiêu thì thân nhân ở Mỹ phải nỗ lực vất vả bấy nhiêu.

Hôm nay tôi có mặt ở đất nước này thuộc diện du lịch thăm con, được con chở đi chơi nhiều nơi, nhận thấy đúng là xứ sở văn minh tiến bộ mà làm biết bao người thèm muốn, nó sạch đẹp làm sao! Ngoài đường phố không có trẻ em, thanh niên, thiếu nữ đi nghểu nghến, chỉ có nhà hàng ăn, quán bar, shop, mới thấy họ ăn uống, mua sắm ở nơi đó mới thấy mặt trẻ em, ngày thường cha mẹ tất bật, các trẻ nhỏ đều vào trường vào lớp, chúng không quấy rầy cha mẹ

Xã hội Mỹ luôn tạo điều kiện cho con người biết tự lập, tự vươn lên không ỷ lại, không dựa dẫm. Dù cha mẹ giàu có, mười tám tuổi trở lên tự lập thân, tự tìm việc chúng có thể trở thành cô bán hàng, hay cậu thanh niên bưng bê phục vụ cho khách, làm đủ mọi nghề. Ở đây người Phi, người Mễ, người Việt rất chịu khó, không việc gì họ từ, miễn là kiếm được việc, kiếm được tiền, họ gởi về giúp thân nhân, giúp đất nước mỗi năm hàng trăm triệu dola. Đồng dola đã quý, lòng người nhân ái càng quý hơn. Nước Mỹ là đất hợp chủng, gồm đủ mọi sắc dân. Đất nước nào bị thiên tai, chính phủ Mỹ, dân Mỹ đều sẵn sàng giúp đỡ từ tiền bạc, áo quần, thực phẩm cho đến thuốc men.

Ba tháng ở thiên đường

Vùng con tôi ở là một thành phố trên đồi cao và gần biển, những con đường rộng thênh thang chia nhiều làn xe thẳng tắp chạy dài hoặc quanh co uốn lượn chẳng khác nào màng nhện nhưng có lớp lang thứ tự. Hè ở đây khí hậu nóng như Việtnam.

Hai hôm sau con tôi nghỉ phép, chở tôi đi chợ. Đến các gian hàng, các cửa hiệu, tôi như choáng ngợp, nó rộng rãi to lớn, hàng hóa nhiều vô kể, trang trí bày biện ngăn nắp hấp dẫn, mải mê ngắm nhìn chọn lựa, tôi như người dân quê ra tỉnh, sự quê mùa bộc lộ rõ nét của người mới tạm nhập cư.

Đến hôm nay tôi ở đúng 3 tháng, các con chở đi chơi nhiều nơi.

Đứng trên cao nhìn bao quát biết bao danh lam thắng cảnh, nơi nào cũng bao phủ bởi màu xanh cây cỏ, hoa lá tươi mát. Nhà cửa khắp nơi xây cất gần giống nhau màu sắc trang nhã, bên trong thiết kế tiện nghi, thuận lợi.

Hiện nay người Việt tại Mỹ cần cù chăm chỉ, ăn nên làm ra thành đạt được sống trong tự do nhân quyền, họ đã khẳng định nước Mỹ là quê hương thứ hai, không thấp thỏm lo âu bị ai tước đoạt tài sản, không lo sợ khống chế tự do nhân quyền do đó họ sống thật bình yên.

Tôi chưa thấy bóng dáng thiên đường trên cao nhưng đất nước nào giàu có, dân sống sung sướng lạc quan, không sợ hãi, không lo âu thì đó là thiên đường.

Nhìn người mà ngẫm đến ta, lòng cứ quặn đau, đi chơi mà niềm vui không trọn vẹn. Biết đến bao giờ những nước lạc hậu bảo thủ, trong đó có nước tôi, thoát khỏi cảnh bất công, đói nghèo để được hưởng một chút thiên đường nơi trần thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,310,766
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.