Hôm nay,  

Nhớ Mẹ

02/12/200700:00:00(Xem: 236035)

Tác giả: Nguyễn Trần Phương Dung

Bài số 2164-1956-732vb821207

*

Tác giả sinh năm 1972. Rời Việt Nam năm 10 tuổi. Định cư tại Mỹ. Tốt nghiệp Management Information System. Hiện là cư dân Florida. Công việc: Program Manager, phụ trách về "Đào Tạo Tài Năng" (Talent Development) cho công ty Cisco. Nguyễn Trần Phương Dung đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là loạt tự truyện cô viết về mẹ.

*

Mới đó mà sắp đến ngày giỗ 100 ngày của mẹ tôi. Thời gian trôi quá mau. Tưởng chừng như mới hôm qua khi vừa từ sở đặt chân vô nhà, chưa kịp cởi đôi giầy, tôi nhận cú điện thoại của ba:

- Mẹ con không được khỏe. Con lên trông mẹ giúp ba.

Tôi hôn con vội vã rồi quay qua nói với Thy:

- Ba nói mẹ không khỏe. Để em chạy lên trên đó xem sao.

Linh tính chuyện chẳng lành, anh buột miệng:

- Anh Hải vừa đi làm về. Em gọi đi chung lỡ có chuyện gì có anh có em...  

Cho đến bây giờ anh vẫn không hiểu sao đã nói câu này với tôi lúc đó. Buổi chiều anh đi làm về, mẹ còn nói chuyện với anh. Chỉ cho anh mấy cái bánh ít mua cho cháu, mẹ thì thầm: 'Ba mày la tao cứ tha về những thứ không ai ăn...  Rồi mẹ cười và theo ba về nhà riêng. Không một dấu hiệu gì là sắp ra đi.

Vậy mà chỉ 2 tiếng đồng hồ sau, mẹ bắt đầu ho lên từng cơn và than mệt. Thấy bà có vẻ đau đớn và khác thường, Ba gọi cho tôi rồi kêu xe cấp cứu mặc dù trong lòng nghĩ không biết ông có quá lo xa không vì mẹ còn rất tỉnh táo. Bà bảo: 'Ông cởi giùm tôi sợi dây chuyền không thôi lát nữa vô nhà thương họ cũng bắt cởi'.

Ba cởi sợi dây, bỏ vào hộc tủ, ngó ra ngoài cửa sổ xem xe cứu thương đã đến chưa, quay trở lại thì thấy mẹ đã nằm yên ngay ngắn trên giường, mắt nhắm nghiền, tay buông xuôi.

Tôi không thể tả được cái cảm giác kinh ngạc và lo sợ tột cùng khi nhận được cú điện thoại thứ hai của ba:

- Mẹ chết rồi con ơi!

Ba tôi nói vỏn vẹn 5 chữ rồi òa khóc và cúp phone. Tôi hoang mang lập lại lời mình vừa nghe cho anh tôi đang lái xe bên cạnh. Con đường giờ đi làm về kẹt cứng. Anh tôi cố len lỏi tìm cách chạy nhanh hơn. Tôi run rẩy gọi lại số phone ba mẹ nhưng đường dây bị bận. Hai anh em ngồi bên nhau lòng như lửa đốt.

Rồi chúng tôi cũng đến được khu chung cư. Xe vừa dừng là tôi xô cửa chạy như bay vào căn hộ 2 phòng của ba mẹ, suýt nữa đâm sầm vào bà property manager và ông cảnh sát đang đứng nói chuyện phía chân cầu thang.

Bước qua cánh cửa, tim tôi thắt lại. Mẹ nằm bất động dưới đất, xung quanh là 5, 6 người paramedic lực lưỡng đang cố cứu tỉnh bà. Ba tôi thì đứng xớ rớ bên cạnh. Thấy tôi ông mếu máo lắc đầu:

- Không xong rồi con ơi.

Toi dìu ông qua ghế sofa:

- Ba phải bình tĩnh để người ta cứu mẹ.

1 phút, 5 phút, rồi 10 phút trôi qua...  Nhóm paramedics tiếp tục nhồi tim mẹ, cố dành bà lại từ tay tử thần. Tôi bắt đầu hoảng và bật khóc: 'Cứu mẹ con đi Chúa ơi...'.

Mấy phút sau một người trong nhóm kêu lên:

- A. Hình như tôi nghe được nhịp tim.

Cha con tôi mừng rỡ nhào chạy lại. Tìm được nhịp tim rồi. Chúa cho mẹ sống lại rồi! Những người paramedics bỏ mẹ lên băng ca rồi quay sang chúng tôi dặn dò:

- Tim bà đã đập trở lại nhưng tình trạng vẫn còn rất nguy kịch, phải đem mẹ vào nhà thương gấp để điều trị. Xe cứu thương sẽ hụ còi chạy xuyên qua các đèn đỏ. Đừng chạy theo mà bị đụng xe chết. Ráng bình tĩnh chạy từ từ vô nhà thương rồi gặp...  

*

24 tiếng đồng hồ sau đó trôi qua như một giấc mơ. Mẹ vào phòng cấp cứu. Tôi gọi cho các anh chị báo tin. Tất cả lần lượt có mặt đầy đủ ngoại trừ một chị vừa có con - chúng tôi sợ chị xúc động nên không dám cho hay. Bác sĩ order CAT scan cho mẹ. Chúng tôi lo âu chờ đợi. Kết quả trở lại khả quan:

- Không bị chảy máu trong người, dấu hiệu tốt! Nhưng tim ngừng đập quá lâu, phải chờ 24-72 tiếng nữa mới biết ảnh hưởng ra sao với khối óc. Bây giờ nên thay phiên vào gặp, nói chuyện và giúp bà ra khỏi cơn mê...  

Nhưng mẹ đã không tỉnh lại mặc cho cha con tôi lay gọi, kêu khóc. Rồi họ chuyển mẹ vào Intensive Care Unit (ICU). Các cô chú em ba hay tin kéo đến ngồi chật hành lang. Đến khoảng 12 giờ đêm, anh em tôi bàn với nhau:

- Không biết mẹ bất tỉnh bao lâu mà ICU chỉ cho 2 người vào thăm một lần. Để chuẩn bị cho đường dài, nên chia phiên để lúc nào cũng có người bên mẹ.

Anh Hải tình nguyện ở lại với ba vì người nhất định không chịu rời mẹ. Số còn lại bịn rịn kéo nhau về. Anh hai tôi nói sẽ có mặt lúc 5 giờ sáng. Tôi và anh kế hẹn vô trước 8 giờ.

Về đến nhà, tôi vào phòng làm việc gửi email lên sở cho biết ngày mai sẽ không đi làm. Gửi thêm mấy cái email cho vài người bạn thân cho biết tin và xin cầu nguyện.

Gần 2 giờ sáng, tôi leo lên giường với bộ đồ đã mặc cả ngày. Thy vẫn còn thức. Anh ôm tôi vỗ về:

- Đừng khóc. Mẹ không sao đâu.

Tôi mệt mỏi cố dỗ giấc ngủ nhưng nhắm mắt cứ chập chờn thấy hình ảnh mẹ nằm bất động với bao nhiêu máy móc, dây nhợ chung quanh.

Không biết bao lâu sau, khi tôi bắt đầu mơ màng thì chuông điện thoại lại reng. Tôi bật dậy chụp lấy ống nghe. Giọng của anh tôi bên kia đầu dây:

- Dung hở" Tim mẹ ngừng đập thêm một lần nữa. Bác sĩ vừa cứu lại xong. Thông báo cho các anh chị khác rồi lên ngay.

Tôi hốt hoảng gọi cho bà chị ở cách nhà tôi mấy con đường:

- Mẹ không xong rồi. Sửa soạn nhanh lên. 5 phút nữa em sang đón. Gọi cho chị Thủy giùm em. Bảo chỉ kêu anh Sơn lên đón. Đừng lái xe một mình.

Cú điện thoại thứ hai:

- Anh Danh hở" Lên nhà thương với mẹ ngay. Gọi cho Hoàng giùm em.

Rồi tôi lấy chìa khóa và ra khỏi nhà. Freeway lúc 5 giờ sáng vắng tanh. Tôi vừa lái xe vừa tự hỏi không biết có nên gọi cho người chị vừa có con biết không"

Bước vào phòng ICU, nhìn mẹ thoi thóp mặc dù đang được máy thở giúp, tôi nghẹn ngào:

-  Mẹ sao rồi ba"

- Hồi 2 giờ rưỡi ba vào thăm. Ba gọi thì thấy mẹ con nhướng mắt lên. Ba mừng quá gọi thêm mấy lần nữa, lần nào mẹ con cũng nhướng mắt như nghe ba nói. Ba chạy ra kêu Hải. Anh con vào gọi, mẹ cũng có vẻ như nghe. Ai ngờ nửa tiếng sau thì máy móc hú ầm lên. Bác sĩ y tá vô đây mười mấy người.Ai đi ra cũng lắc đầu. Họ chê rồi con ơi...  

Tôi đau xót nói:

- Ba, mình cho chị Liên biết bây giờ chứ"

Ba tôi rớt nước mắt:

- Ừ. Về đưa chị con lên. Cho chị con gặp mẹ lần cuối...  

Anh kế tôi về chở chị. Tôi đi tìm vị bác sĩ trưởng phòng ICU.

- Xin cho biết tình trạng của mẹ tôi"

- Còn phải chờ kết quả của vài cuộc thử nghiệm nữa, nhưng tình hình không được khả quan lắm. Cho dù óc bà không bị hư, tim cũng có vấn đề. Với thuốc men và máy trợ, tim bà vẫn ngừng đập sáng nay...  

Tôi hỏi dù không mấy hy vọng vào câu trả lời:

- Mẹ tôi đã ổn định (stable) rồi chứ"

Vị bác sĩ trẻ nhìn vào mắt tôi:

- Chúng tôi đang trông chừng bà. Tôi sợ rằng tim bà sẽ ngừng đập nữa. Cô có muốn chúng tôi cứu lại bà không"

Dù đã chuẩn bị tinh thần, tôi cũng không thể tin được những gì mình đang nghe. Tôi buồn bã:

- Vâng. Chúng tôi còn chờ một người trong gia đình. Và còn một việc phải làm cho bà nữa...  

Rồi tôi lặng lẽ bỏ ra ngoài gọi Cha đến xức dầu - nghi thức cuối cùng của người Công Giáo.

Sau khi cùng vị linh mục và gia đình đọc kinh phó dâng mẹ cho Chúa và xin được ơn chết lành, tôi trở lại bên vị bác sĩ thở dài:

- Chúng tôi đã sẵn sàng. Nếu tim mẹ tôi ngừng đập, chúng tôi sẽ để bà đi...  

Vị bác sĩ gật đầu như tán đồng quyết định của gia đình tôi. Ông bảo:

- Chúng tôi cần làm siêu âm tim của bà. Cách làm hơi xâm phạm (invasive procedure). Tôi cần cô ký giấy authorization form chấp thuận.

Tôi nhắm mắt lại, tội mẹ quá, cả đời đau đớn phần xác. Nhưng còn nước còn tát, tôi gật đầu:

- Xin tiếp tục điều trị cho mẹ tôi. Hãy giữ cho bà thoải mái.

Vị bác sĩ vỗ vai tôi trấn an:

- Đừng lo. Bà sẽ không cảm thấy đau đâu...  

Sau đó họ đuổi cha con tôi ra ngoài để có chỗ làm việc. Chúng tôi ngồi ngoài hành lang chờ đợi. Mấy tiếng đồng hồ trôi qua dài như mấy thế kỷ. Ba kêu anh em tôi về tắm rửa nghỉ ngơi nhưng không ai nỡ bỏ đi. Khoảng 2 giờ chiều vị bác sĩ cho gọi tôi.

- Vừa có kết quả siêu âm. Dường như không có một sự chuyển động nào trong tim mẹ cô và trái thận của bà cũng đã hết làm việc. Tôi thành thật xin lỗi...  

Vị bác sĩ tiếp tục nói nhưng tôi không còn tiếp thu được nữa. Mãi một lúc sau tôi mới khẽ hỏi:

- Bao lâu nữa"

- Khó nói lắm. Có thể vài ngày. Có thể bất cứ lúc nào...

Họ hàng và bạn bè thân thuộc lục đục kéo đến thăm mẹ tôi lần cuối. Luật ICU chỉ cho 2 người vào thăm một lần, mỗi lần không được quá 5 phút. Thấy đông quá, ba khuyên tôi về nhà tắm rửa, luôn tiện chở bà chị dâu - cũng vừa mới sinh con - về nhà nghỉ. Chạy về gần tới nhà thì phone tay reng:

- Dung. Quay lại ngay. Bác sĩ nói mẹ sắp đi.

Tôi vội vã vòng xe lại phóng như điên về hướng nhà thương. Vô tới phòng ICU thì thấy gần 20 người đang quây quần bên giường mẹ. Tôi len vào đứng ở chân giường. Nhịp tim mẹ đang xuống dần. Ba đang vuốt tóc mẹ. Các anh người xoa tay, người vuốt chân mẹ. Các chị ôm mẹ khóc rưng rức...

Cô tôi lau nước mắt, lấy tràng hạt ra bảo tôi:

- Mình đọc kinh cho mẹ đi cháu.

Rồi chúng tôi vừa khóc, vừa đọc kinh, vừa theo dõi nhịp tim mẹ trên máy. Đọc hết một chuỗi cũng là lúc nhịp tim mẹ rớt xuống dưới 20. Nhịp tim mẹ chạy lên chạy xuống mấy lần như lưu luyến không muốn rời xa. Rồi nhịp tim ngừng hẳn. Thế là hết. Mẹ đã ra đi vĩnh viễn. Để lai bao nhiêu cơn bịnh tật và đau đớn thể xác. Để lại bao nhung nhớ tiếc thương cho chồng con.

*

Vậy mà cũng đã gần 100 ngày. Thời gian như ngừng trôi khi mình mãi ngóng chờ. Thời gian qua vun vút khi mình chẳng trông đợi. 24 tiếng đồng hồ đợi chờ kết quả của các cuộc thử nghiệm, bất lực đứng nhìn mẹ chết dần dần dài như vô tận. Nỗi mất mát mất mẹ sau 100 trăm ngày còn nguyên như mới hôm qua.

Mỗi tối, trong không gian vắng lặng của ngôi nhà khi mọi người đều đã ngủ yên, những kỷ niệm với mẹ lại ùa về trong ký ức. Tôi thấy mẹ loay hoay trong cái bếp nhỏ xíu của căn nhà nhỏ ở Sàigòn. Tôi nhớ lần bị ghẻ cái chân, chạy thuốc tây thuốc ta hoài không khỏi, mẹ nghe lời người ta mách, bán tín bán nghi dẫn tôi vào gặp một ông thầy Tàu dùng bùa chú vẽ vào lưng tôi để chữa cái bịnh 'giời đái'. Tôi ứa nước mắt sờ cái sẹo nơi cỗ bàn tay phải - kỷ niệm của một lần nghịch ngợm nhảy lên một miếng đất ướt ở bên đảo tị nạn Bi-đông, trượt chân té vào một miếng thiếc rách toạc một miếng da máu chảy đầm đìa. Mẹ phải dẫn lên văn phòng y tá trại xin thuốc đỏ và bông gòn băng bó vết thương. Trên đường về còn mua cho một ly chè nhãn ăn cho quên đau.

Tôi nhớ những năm tháng đầu khi mới đến Mỹ - cùng mẹ đi hái ớt, cắt trái cây mỗi mùa hè để thêm chi tiêu cho gia đình. Tôi nhớ sức khỏe suy yếu của mẹ vì bị đau thận và buồn phiền trong thời gian gần đám cưới của tôi. Tôi nhớ mẹ phải đau đớn đi lọc máu một tuần 3 lần mấy năm liền. Tôi nhớ niềm hy vọng của buổi chiều Thứ Sáu Tuần Thánh chở mẹ vào nhà thương chuẩn bị thay thận. Tôi nhớ nụ cười rạng rỡ của mẹ khi tôi sanh đứa con gái - 'Con bé giống con hồi nhỏ như đúc'. Tôi nhớ mẹ khóc tủi 2 tuần trước khi mất khi nói về bà ngọai và những buồn khổ hồi còn trẻ. Tôi nhớ không được nói chuyện với mẹ vào ngày cuối vì hôm đó dậy muộn, khi sửa soạn xong ra ngoài thì mẹ đã ra công viên đi bộ với các bà hàng xóm. Tôi nhớ hình ảnh mẹ nằm sóng soài bất tỉnh trên đất. Tôi nhớ nét mặt bình thản như ngủ của mẹ lúc nằm trong quan tài. Tôi nhớ nỗi đau xé ruột lúc quan tài đậy nắp...

Và trên hết, tôi nhớ ray rứt những hy sinh va sự tận tụy yêu thương con cái của mẹ.

Mẹ ơi,

dù mẹ không còn trên dương thế

dù con không bao giờ đươc nhìn thấy mẹ nữa

mẹ luôn ở trong trái tim con

 hôm nay...  

  mãi mãi...  

Con yêu mẹ.

April 2006

Ý kiến bạn đọc
06/09/201719:18:50
Khách
Cảm động quá! ...Lạy Chúa! Xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến