Hôm nay,  

Câu Chuyện Computer

29/11/200700:00:00(Xem: 152903)
  • Tác giả :

Người viết: TDN

Bài số 2163-1731vb5991107

Bài số 2163-1955-731vb5281107

*

Bài sau đây do PNT, một tác giả quen thuộc của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ gửi tới. PNT giới thiệu người mà ông giới thiệu nguyên văn như sau: “TDN là một người bạn cùng lớp ở Đại Học Sư Phạm cách đây 40 năm. Trong email qua lại, anh có gửi cho tôi một câu chuyện cười ra nước mắt về computer. Tôi gửi đến Việt Báo với sự đồng ý của anh”.  Theo bài viết cho thấy, tác giả bài viết đang là một giáo sư đại học.

*

Sau nhiều chuyện không thể kể ở tuổi 'gần trời xa đất' (sic) như hiện nay, tôi phát hiện cái chân lý sơ đẳng sau đây:

- Trên đời này, không có phụ nữ thì chết, mà có phụ nữ cũng chết!

(Tóm lại, cánh đàn ông chúng ta trước sau gì cũng chết, mà cái chết đó thì không ăn nhập gì đến sự có mặt của phụ nữ hay không!)

Tôi phát hiện chân lý đó là nhờ cái computer của tôi!

(Mừng quá! Vào đề được rồi! Cứ loay hoay với 'phụ nữ' hoài như máy bay không bãi đáp, sợ kéo dài cái nhập đề vài trang thì không ai đăng bài của mình cả!)

Cái computer tôi có một điều giống như phụ nữ: có nó cũng chết, mà không có nó cũng chết. Và sau đây là những 'cái chết không được báo trước' mà nó tạo cho tôi trong những ngày vừa qua.

Tôi là một người làm việc mỗi ngày ít nhất là 6 giờ trên computer. Tôi có một máy với đủ mọi chức năng cần thiết (và không cần thiết) để làm việc. Ngoài cái computer ra, tôi cũng có hai đứa con chuyên viên về computer nữa. Vì thế, tôi rất an tâm làm việc. Có chuyện gì thì tôi réo con tôi!

Cách đây một tuần, đang làm việc ngon lành, bỗng mũi tên con chuột đứng bất động. Làm cách nào nó cũng đứng yên... Tôi khởi động máy trở lại, mũi tên vẫn trơ ra đó. Tôi rút con chuột ra, moi lại con chuột cũ gắn vào, mũi tên vẫn nằm yên. Tôi khởi động lại với tâm trạng của một thí sinh xem bảng kết quả. Ơ rê ka! Nó cử động rồi. Tôi vừa mừng vừa lo. Tay soạn thảo văn bản là bụng cứ hồi hộp không biết nó đứng lại lúc nào. Nó không đứng nữa! Tôi làm việc ngon lành được nửa giờ bỗng dưng máy tắt cái cụp rồi khởi động trở lại. Mèn ơi! Như vậy là nửa giờ rút ruột viết ra những lời tâm huyết của mình bỗng tan theo... vi tính. Tôi có biết trước đâu mà xeo (save) văn bản!

Màn hình hiện lên trở lại, tôi vào word và mừng quýnh lên vì thấy xuất hiện bản nháp mà máy tự động xeo lại! Tôi bật ra và thấy rằng không mất bao nhiêu, chỉ có chừng bảy tám phút cuối cùng là máy chưa kịp lưu lại. Khổ nỗi là chính bảy tám phút đó tôi ghi những câu 'độc đáo' mà bây giờ quên mất rồi. (Không biết các bạn thì sao, chứ riêng tôi, những câu bị xóa luôn chứa đựng những tư tưởng hay nhất của mình!)

Tôi tiếp tục làm việc trong hồi hộp. Cứ đánh hết một câu là tôi xeo ngay. Lâu lâu, máy lại restart mà không hề báo trước. (Yêu cầu máy tôi phải báo trước khi định tắt thì cũng như yêu cầu vợ tôi báo trước khi nào bà đổi ý! Ví dụ như có lần... "Thôi! Lạc đề rồi!" Vợ tôi nhắc!). Nhưng không sao! Tôi học cách thích nghi với cái đỏng đảnh của máy. Chỉ cần nhớ phải xeo liên tục mà thôi. Ác một cái là khi nào tôi nhớ xeo thì hình như mọi chuyện đều ổn, nhưng nếu tôi quên xeo một thời gian thì cứ y như là cái máy tôi nổi giận và... restart!

Sống trong tình trạng phập phồng đó vài ngày, bỗng hôm nọ, tôi muốn in một văn bản. Tôi click print! Chẳng có gì xảy ra cả, nhưng có tiếng nói rất ngọt ngào thốt lên từ loa: 'Printer not responding!' Đọc vào bản error thấy nó bảo cắm điện vào máy hoặc xem lại các dây nối từ CPU ra máy in. Tôi đi lòng vòng, tắt điện rồi bật điện, kiểm tra lại các đầu dây. Máy in vẫn lặp lại điệp khúc: 'Printer not responding!'

Tôi điện thoại qua tiệm internet của con tôi: 'Sang đây gấp, máy (tôi nói thật nhỏ) ba mắc nạn.' Thằng nhỏ tưởng ba nó mắc nạn, ba chân bốn cẳng chạy đến! Tôi chỉ cho nó tình trạng khốn khổ khốn nạn của tôi.

- Để con coi!

Nó lại loay hoay như tôi lúc nãy mà không kết quả gì. Nó xóa driver của máy in đi. "Ê kìa, xóa đi rồi làm sao mà in!" - "Không sao, Windows sẽ tìm ra máy in và install driver lại cho đúng". Nó cho máy restart. Windows chẳng tìm lại gì cả. Con tôi rất căng thẳng trước cái nhìn 'căm hờn' của tôi. Nó nói nho nhỏ: "Đợi tí." Nó rút flash drive ra, gắn vào lỗ USB, bấm gì đó loạn xạ rồi phán lên một cách đắc thắng: "Tìm ra bệnh rồi!" Tôi mừng khấp khởi, mỉm cười hỏi:

- Vậy hả" Sao vậy"

- Hỏng đường USB rồi!

- Sửa lâu không"

- Không sửa được! Chip USB hỏng rồi, không còn hiểu đường I/O nữa.

Tôi sùng bố ... (bố con tôi là tôi!) bèn la lên:

- Mày nói tiếng của con người được không" Mày tưởng tao là vượn hả" Đường I Ô là cái đường gì"

- À, I/O là input và output. Nghĩa là tín hiệu từ ngoài vào hay từ trong ra thì máy không hiểu được.

- Làm sao bây giờ"

- Thay mainboard!

- Thay menbo là thay làm sao"

(Xin lỗi các độc giả giỏi computer như con tôi - nhóm A - hoặc kém computer như tôi - nhóm B. Bắt đầu từ đây tôi dùng một số từ chuyên môn mà không biết đúng sai, vì tôi không bảo đảm là lặp lại đúng từ vựng mà con tôi đã dày công dạy dỗ. Nếu quí vị nhóm A thấy sai thì cũng đừng đính chính vì tôi không hiểu đâu. Còn nếu quí vị nhóm B không hiểu thì đừng hỏi tôi, vì chính tôi cũng không hiểu mình nói gì.)

- Mainboard hay motherboard là cái nền để gắn tất cả những thiết bị khác, đồng thời chuyển tín hiệu đến các bộ phận khác nhau trong và ngoài máy. Mainboard của ba không còn chuyển tín hiệu đến cổng USB. Thay nó là xong!

- Thay à" Bao nhiêu tiền"

- Độ chừng một trăm dollars.

Nói nói một trăm dollars nhẹ hều, cứ như là bỏ một dollar ra mua vé số! Tôi rét lắm! Nhưng phận làm cha mà! Phải bình tĩnh trước mặt con khi đối diện với mọi phong ba bão táp. Dù sao thì tôi cũng cố vớt vát, may ra...

- Hôm qua ba mới in được. Từ sáng giờ chưa động gì đến máy. Ba nghĩ là chắc trục trặc gì đó thôi! Kiểm tra lại kỹ xem!

Nó nhìn tôi với cái nhìn vừa 'trìu mến' vừa bực mình của một chân tu nhìn anh ngoại đạo (về kỹ thuật computer!). Trông bộ mặt nó, tôi nhớ lại chương trình TV mấy hôm trước. Trong vở kịch ấy, có đứa con gái độ 20 tuổi - nghĩa là con nít so với thằng con tôi - phán với cha mẹ một câu xanh rờn:

"Trời ơi! Cái thời buổi gì mà kỳ cục! Con cái nói thì cha mẹ không chịu lắng nghe mà cứ cãi lay lảy, lay lảy."

Tôi hồi hộp chờ nó phán: "Trời ơi! Cái thời buổi gì..." May quá, nó chỉ nói ngắn gọn:

- Con kiểm tra kỹ rồi.

Hú vía! Tôi thấy mình may mắn có một đứa con không 'rầy' cha, dù cha có 'lỗi phạm!' Mà tôi phải khoe với các bạn rằng con tôi hay lắm. Mỗi lần tôi lớn tiếng với nó, dù đúng dù sai, dù nó có lỗi hay không có lỗi, thì không bao giờ nó nói lại một lời nào cả. Nó chỉ ngồi gục đầu ra vẻ lắng nghe và tưởng tượng rằng tôi đang nói ... với người hàng xóm, và thế là tình cha con vẫn đẹp.

Tôi hay lạc đề quá! Già rồi sinh tật! Thôi trở lại cái computer của tôi. Tôi bảo:

- Bây giờ làm sao"

- Ba đưa con một trăm. Con đi mua mainboard. Ba cứ làm việc mà tạm không in gì. Tối nay con về, con thay cho ba, sáng mai ba ngủ dậy thì làm việc bình thường!

Có con chuyên viên computer sướng thế đấy! Người khác mà hỏng menbo thì có nước gọi điện thoại 'ầu ơ dí dầu' mời một anh chuyên viên đến. Gọi xong rồi ngồi chờ cho cổ dài ra như cổ cò, may ra anh ta đoái thương mà đến sửa chữa cho. Nhiều khi đang sửa, anh ấy bỗng nhớ có chuyện gì quan trọng (ví dụ như hẹn bạn đi uống cà phê) thế là anh bỏ đấy mà đi đến hôm sau, để mình chờ đợi mỏi mòn như 'hòn vọng phu!' Còn tôi thì... chỉ cần bấm bụng đưa một trăm cho con mình, rồi làm việc đến 10 giờ đêm. Máy tự động restart! Tôi không thèm xem xét gì nữa. Tắt máy, đi ngủ! Tôi hăm dọa nó: "Mai mày hết còn làm eo được tao!"

Sáng ngủ dậy, chưa kịp rửa mặt, tôi vội vàng chạy xuống thử máy! Làm gì có máy! Giữa nhà là thùng máy trống rỗng, với những thiết bị để lung tung. Tôi hoảng lên, réo thằng con xuống tra vấn cho ra lẽ!

- Sao chưa xong"

- Con mua mainboard mới, năng suất cao hơn, nên bộ nguồn không đủ điện cung cấp, vì thế nó không chạy.

- Vậy làm sao"

- Chút nữa con mua bộ nguồn mới về ráp vào. Ba đi dạy đi. Trưa về là xong cả thôi!

- Tại sao bộ nguồn hôm qua chạy, mà hôm nay không chạy"

Con tôi nhìn tôi với cặp mắt của một nhà đại thần học suy nghĩ cách giải thích mầu nhiệm Ba Ngôi cho một anh dự tòng! Sau mươi giây im lặng, nó đưa ra một câu giải thích làm tôi không chất vấn được gì thêm:

- Con không biết!

Qua cách nó trả lời, tôi hiểu là nó muốn nói: "Con có giải thích thì, với trình độ của ba, ba cũng chẳng hiểu gì đâu!" Tôi hỏi:

- Bộ nguồn bao nhiêu"

- Rẻ mà! Chừng 20 dollars! (Con cái thường xem cha mẹ mình là bà con với Bill Gates!)

Tôi đi dạy với một nỗi buồn rười rượi! Đang đứng lớp thì cell phone rung lên trong túi. Tôi lấy ra định tắt, nhưng thấy tên con tôi, tôi mừng quá quên cả lịch sự đối với sinh viên, phóng ra cửa hỏi: "Sao Quang""

- Máy chạy bình thường rồi! Con đang sử dụng để kiểm tra đây!

Tôi tắt điện thoại, mặt mày tươi rói. Sinh viên nhìn tôi chắc tưởng rằng tôi vừa trúng số, nhưng không tra hỏi gì. Tôi dạy học mà cứ mong hết giờ cho sớm.

Về đến nhà, tôi chạy ngay vào phòng để computer. Con tôi đang ngồi trên máy. Nó nhường chỗ cho tôi: "Ổn rồi ba! Ba làm việc đi!"

- Sao vậy" Thay bộ nguồn bao nhiêu"

- Không phải thay bộ nguồn! Phải thay card màn hình thôi!

- Gì nữa đây"

- À! Khi đi kiểm tra thì phát hiện không phải là vì nguồn, nhưng cái card màn hình của ba là 2x không đủ sức để chạy trên main mới, nên main không khởi động. Phải thay card 4x.

- Má ơi (Tôi nói trong bụng!). Vậy phải trả thêm bao nhiêu"

- Không trả gì cả! Con thay cái card 4x của máy con, và lấy cái card 2x của ba mà sử dụng!

Thấy chưa! Có con chuyên viên sướng thế đấy! Tôi không thèm rửa mặt ăn uống gì cả, nhảy lên máy để thử lại các chức năng: À in lại được rồi! Con tôi đi tắm, ăn trưa và chuẩn bị trở về tiệm internet của mình! Tôi hớn hở xem lại email, trả lời cho vài người bỗng... cụp! Chiếc máy tắt rồi khởi động lại. Tôi hét lên: "Quang! Máy của ba lại như hôm trước rồi!"

Con tôi lên.... Thôi, tôi không đi vào những chi tiết khốn khổ khổ khốn nạn nữa, vì cứ đà này chắc tôi phải viết một cuốn sách quá! Tôi sẽ nói vắn gọn cái con đường gian khổ còn lại.

Tóm lại, con tôi cho rằng cái card của nó cũ nên xài nóng máy thì nó restart. Phải đi mua card màn hình mới: 40 dollars! Nó về gắn lại nửa giờ là xong. Nó trở lại tiệm. Tôi làm việc được một giờ. Máy lại tắt, restart, rồi tắt, rồi restart, rồi tắt ngúm luôn! Tôi gọi thằng nhỏ về! "Thôi để con về cài đặt máy lại cho ba, có thể lỗi phần chương trình". Nó về xóa sạch ổ đĩa cứng (ổ C), thế là bao nhiêu địa chỉ email và bài vở cũng như chương trình tôi download trong mấy tháng qua bỗng trở về với hư vô. Trong quá trình cài đặt lại Windows, máy tắt nửa chừng. Nó định bệnh là hai con RAM không thích nghi với main. Thay RAM: 50 dollars. Thêm 40 phút cài đặt máy trở lại. Máy chạy tốt đến tối. Lại trục trặc. Tôi điện thoại kể lể với con tôi... Chỉ còn bộ nguồn thôi. Ngày hôm sau, lại phải thay bộ nguồn: 20 dollars. Nó gắn vào. Máy start, tắt, restart, tắt.... Tôi gợi ý: hay là công tắc"

- Dạ chỉ còn công tắc thôi. Máy mình thay tất cả mọi bộ phận mới rồi!

- Đi mua công tắc đi!

- Phải mua luôn thùng máy mới, vì công tắc dính liền với thùng. Không mua công tắc riêng được.

Thế là tôi có một cái thùng mới. Nghĩa là hiện giờ máy mới hoàn toàn. Không còn lý do gì mà không chạy nữa! Bật điện lên. Nó vẫn chứng nào tật nấy. Con tôi rút từng bộ phận ra để kiểm tra xem có phải vì bộ phận ấy là điện không vào chăng. Không thể nào được! Tức mình, nó rút ổ cắm điện ra, kiểm tra cầu chì, rồi kêu lên: "Nó đây rồi!"

- Gì vậy"

- Cái cầu chì của ổ cắm điện này cháy rồi!

Thì ra cái ổ cắm nối dài từ tường ra máy đã bị cháy cầu chì. Tôi không thể phát hiện, bởi vì cầu chì biến thành than nên dòng điện vẫn qua, và ngọn đèn đỏ vẫn báo là có điện. Lâu lâu, vì một lý do gì đó, dòng điện bị gián đoạn, thế là máy vi tính tắt và khởi động lại ngay: Đó là nguyên do làm hỏng mainboard và gây ra những trục trặc khác. Con tôi xách xe ra mua một ổ cắm khác với giá 2 dollars, thế là mọi chuyện ổn thoả cho đến hôm nay.

Suy nghĩ lại mà thấm thía. Nếu con tôi không biết gì về computer thì tôi đã đem máy đến tiệm và họ sẽ phát hiện ngay rằng máy chẳng hư hao gì cả! Từ rày về sau đừng có ai nói với tôi: "Có con chuyên viên computer là sướng nhé!". Nói như thế là 'mất đoàn kết' đó: đáng lẽ tôi chỉ mất 2 dollars vậy mà vì có đứa con chuyên viên, tôi lại mất gần 300 dollars.

Hôm nay, ngồi lại trên máy mà ức ức làm sao ấy. Thế nhưng tôi được giáo dục từ lâu là mọi việc dù vui dù buồn cũng phải có cái nhìn Phúc Âm, để phát hiện một ánh sáng mới.

Chúa ôi! Trường hợp này coi bộ khó đó nghen! Bị ngắt điện mà thấy ánh sáng thì phải là điều bất bình thường. Vậy mà điều bất bình thường đó vẫn xảy ra đấy!

Tôi thấy rằng vì hỏng một cách ngu si như thế mà tôi có một máy mới, và con tôi, nhờ nhặt lại những đồ đã thay, nên có thêm được một CPU để sử dụng tại phòng internet của mình.

Thì ra bác sĩ vi tính, như mọi bác sĩ khác, dù định bệnh sai thì cũng vẫn thu lợi.

Ý kiến bạn đọc
27/09/202119:54:39
Khách
Lâu lắm mới được đọc một bài viết vui, duyên dáng mà thấm thía.
Rất mong GS tác giả cho đọc thêm những bài viết khác nữa của ông. Xin cám ơn người viết và VB-VVNM.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến