Hôm nay,  

Rose Hills, Đồi Hồng

24/11/200700:00:00(Xem: 234761)

Người viết: Nguyễn Hữu Thời

Bài số 2158-1950-726vb7241107

*

Tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Tại Việt Nam tước 1975, ông từng là nhà giáo và quân nhân QLVNCH (Khóa 18 Thủ Đức). Hiện giúp việc cho Sypris Data System Los Angeles.

*

Nằm dọc theo xa lộ 605, cách thủ đô tỵ nạn Little Sài gòn hơn hai mươi miles, ngăn bởi đường xe lửa xuyên bang; xưa kia là những ngọn đồi chập chùng, cái cao, cái thấp với những bụi cây thấp lè tè, rậm rạp, giờ đây là một nghĩa trang dân sự vĩ đại có tên là Rose Hills. Rose Hills là một nghĩa trang rất rộng lớn và đẹp nhất nhì nước Mỹ. Người Việt thường gọi là Đồi Hồng, và những người lớn tuổi thân nhau, khi gặp nhau thường hỏi thăm, và đùa nhau "Độ rày anh có khỏe không"- Cảm ơn. Không được khỏe mấy anh ơi! Chắc tôi sắp lên ở Đồi Hồng rồi! Còn anh thế nào" Tôi cũng như anh. Chúng ta sẽ gặp nhau ở Đồi Hồng nhé!"

 Rose Hills được thành lập năm 1914, ban đầu chỉ là một nghĩa địa nhỏ rộng cỡ 18 mẫu tây trên vùng đất bằng nằm dưới chân đồi Rancho Paso de Bartolo và tên gọi là Whittier Heights Memorial Park .

Năm 1928, ban điều hành nghĩa địa quyết định phát triển rộng thêm. Họ mua được nhiều mẫu đất quanh vùng; đặc biệt là những ngọn đồi nằm dọc theo đường xe lửa xuyên bang.

Đến năm 1950, Rose Hills nới rộng tới 2500 mẫu . Hiện nay, Rose Hills vẫn còn tiếp tục phát triển, những ngọn đồi quanh vùng đều thuộc sở hữu của Rose Hills. Có những ngọn đồi vừa mới được mua còn nguyên với những bụi cây rậm rạp, hoang dã. Có nơi đang khai thác, xe ủi đất chạy tới, chạy lui ầm ĩ suốt ngày. Có ngọn đồi vừa hoàn thành, trồng cây cỏ xanh tươi, và sẵn sàng bán ra cho khách hàng, Giờ đây, diện tích của Rose Hills rộng cả trăm ngàn mẫu tây.

Xa hơn chút nữa, và gần kề xa lộ 605 là những ngọn đồi cao hơn, thuộc về thành phố Whittier, quanh sườn đồi là khu gia cư trong vùng, tuy không lớn và đẹp bằng nhà của những tài tử phim ảnh ở các đồi Hollywoods, Bervely Hills ngoại ô Los Angeles; nhưng giá bán khá đắt hơn nhà dưới đất bằng. Phía phải Rose Hills là trường Đại học Cộng đồng có tên là Rio Hondo College, trường được thiết lập trên ngọn đồi thấp, cây cối che khuất cả ngôi trường. Trường nổi tiếng có những môn học rất thực dụng như chữa lửa, hàn chì v&v&

 Hiện nay, Rose Hills có 600 nhân viên làm việc toàn thời gian, và chia làm ba ca: ca sáng, ca chiều, và ca đêm. Họ lặng lẽ, âm thầm hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, nhặm lẹ, không ồn ào, không tấp nập, nhân viên không ra vô cổng chính như những công sở khác ở Mỹ. Rose Hills có nhiều lối ra vào, và đặc biệt cổng chính chỉ dành cho xe tang, khách hàng đến mua đất, mua hoa, và có những dịch vụ cần thiết khác như bảo hiểm, đặt làm mộ bia v... v... .

Những người làm việc ở đây rất khả ái, nhẹ nhàng, thân mật, dịu dàng, họ có cái nhìn xa vắng, chia xẻ, tiếng nói nhỏ nhẹ với những người có dịch vụ tang chế đến với họ.. Họ như thông cảm nỗi mất mát đau buồn to lớn của một đời người khi thân nhân của khách hàng vừa mới vĩnh viễn ra đi; tìm đến họ để thu xếp việc chôn cất, ma chay. Họ sẵn sàng giúp đỡ, giải thích cặn kẽ, rõ ràng những nhu cầu cần thiết.

Lần đầu tiên vào thăm nghĩa trang Rose Hills, không ai nghĩ đó là nơi chôn cất những người đã khuất mà là công viên với những hàng cây thông thẳng tắp hai bên đường, mộ bia đặt nằm sát mặt đất, bãi cỏ xanh tươi. Đường được trải nhựa, lên dốc, xuống đồi, chỗ quanh co, khúc thẳng lối. Cảnh trí vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn, vừa trang nghiêm, vừa u-uẩn mông lung, xa vời...  như cảnh vùng cao nguyên, núi đồi miền Trung, miền Bắc Việt nam thời xa xưa; khi chưa có chiến tranh " cốt nhục tương tàn Nam Bắc", khi chưa có Cọng sản thống trị toàn cõi Việtnam.

Rose Hills còn có những vườn hoa hồng đủ màu sắc sặc sỡ, hoa nở quanh năm suốt tháng, có tiệm bán hoa, có gian hàng mua quà kỷ niêm, có đội xe tuần tiễu an ninh trang bị như xe cảnh sát suốt ngày đêm chạy tuần quanh các ngọn đồi, những người vào thăm mộ dù có ở lại trễ một mình vẫn cảm thấy an toàn, bảo vệ, có cafeteria, có bốn nhà cầu nguyện xinh đẹp, kiểu cọ có tên là: Rainbow Chapel, Hillside Chapel, Memorial Chapel và Valley Chapel rải rác ở các ngọn đồi, quanh nhà nguyện trồng đủ các loại hoa xinh đẹp, đủ các loại hoa đua nhau khoe sắc bốn mùa. Đặc biệt nơi cổng chính Rose Hills có vườn hoa hồng thật đẹp đủ màu trắng, hồng, đỏ, vàng chen lẫn với nhau.

Mặc dù Rose Hills không dành riêng đặc biệt cho một tôn giáo nào; nhưng để làm vừa lòng những khách hàng có thân nhân qua đời; muốn chôn gần những người theo cùng một tín ngưỡng, một tôn giáo; nên Rose Hills có những khu đất dành riêng cho những người quá vãng cùng một tôn giáo như: Cơ Đốc Giáo, Thiên Chúa, Đạo Mormons, Hồi Giáo. Riêng Phật Giáo và Cao Đài Giáo vì mới phát triển mạnh ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 21 nên ban Giám đốc đang nghiên cứu thành lập những khu đất dành riêng cho các tôn giáo nầy.

Rose Hills còn có nơi để thờ và gìn giữ những hài cốt đã đốt thành tro của những thân nhân người Mỹ gốc các nước Á châu như Việt nam, Nam hàn, Phi, Thái v... v... và các nước Tây phương; đem hài cốt thân nhân từ nơi cố quốc qua Mỹ để thờ phượng. Nói tóm lại Rose Hills là một nghĩa trang hiện đại, vĩ đại, tầm cỡ, rất đẹp, và có đủ dịch vụ từ A đến Z.

Nhìn cảnh trí ở Rose Hills làm ta cảm thấy vơi đi bớt phần nào nỗi mất mát, nỗi đau khổ, nỗi băn khoăn, lo lắng, nỗi cô đơn, buồn tẻ, chán nản trong lòng khi người thân yêu đã rời xa ta vĩnh viễn, không bao giờ trở lại, gặp lại nữa. Ở đời, ai ai cũng không tránh khỏi cái cảnh " Sinh, Lão Bệnh, Tử", " Sống Gởi Thác Về" mà. Thế hệ nầy qua đi, thế hệ khác tiếp nối tồn tại. Trái đất vẫn quay đều, và thời gian vẫn lặng lẽ âm thầm trôi.

Những người lớn tuổi hay những con cái biết lo xa cho cha mẹ khi tuổi già sức yếu, họ thường mua sẵn những lô đất ở Rose Hills để dành đó, mua những bảo hiểm cần thiết để khi cha mẹ hay thân nhân qua đời, họ khỏi phải bối rối, lo âu, lúng túng chạy mua đất, lo tiền chôn cất người thân. Mỗi năm giá bán những lô đất, những bảo hiểm chôn cất; cứ tăng theo thời gian không khác gì giá nhà chúng ta đang ở, không khác gì tiền thuế nhà, thuế đất hàng năm... 

 Tôi biết Rose Hills là vì tôi có nhiều thân nhân đã được chôn cất ở đây, và thường lên viếng mộ người thân vào dịp cuối tuần. Những ngày lễ như ngày "Mother Day, Father Day, ngày Chiến Sĩ Trận Vong, ngày Halloween, ngày Thanksgiving, lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, Rose Hills rộn rịp kẻ ra, người vào, xe cộ kẹt cứng, cờ xí, bông hoa đủ các màu sắc cắm đầy trên các ngôi mộ, xe cộ nối đuôi nhau tấp nập ra vào cổng chính như ngày hội lớn.. Đặc biệt nhất là ngày lễ Giáng Sinh, ta thấy trên nhiều mộ phần có hình Đức Chúa nằm trong máng cỏ, thấy hình Đức Mẹ Maria, thấy cây thập tự giá được trang trọng để trên những mộ phần của những người có Đạo, chung quanh mộ được rào bởi những thanh gỗ nhỏ sơn màu trắng; chen lẫn vào là những đóa hoa tươi đủ màu sắc...  những chong chóng quay tít theo chiều gió, và những bong bóng có hàng chữ " I Love You" bay lững lờ, chập chờn trên những phần mộ. Người viết nhìn vào cảnh đó thấy lòng mình lâng lâng; hài hòa, bao lo âu, phiền muộn hàng ngày tan biến vào cõi hư vô, và cảm thấy Thượng đế đang bàng bạc đâu đây trên bầu trời cao, và nghĩ đến câu người Mỹ thường nói "GOD BLESS AMERICA", và câu viết trên tờ giấy đô-la: "IN GOD WE TRUST .Người viết cũng nhớ lại lời ca trong một bản nhạc nổi tiếng: "Tôi là người ngoại Đạo nhưng tôi tin có Đức Chúa ngự trên Trời."

Ý kiến bạn đọc
23/08/201604:38:54
Khách
Tôi đã có lần đến viếng Rose Hills. Nghĩa địa ở Mỹ rất khác nghĩa địa ở Việt nam, đặc biệt mộ bia đặt sát mặt đất. Nếu ta lạc bước vào Rose Hills mà trời đã tối, ta không cảm thấy sợ; vì nghĩa trang mà người Mỹ xây dựng từa tựa như một công viên.
Bài viết của tác giả gây cho tôi một cảm nghĩ rất an bình khi được Chúa gọi về. Cảm ơn tác giả .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến